đương sự và bị Tòa án tuyên vô hiệu. Bộ luật dân sự quy định thời gian để các bên đương sự hoặc người có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu. Đối với từng trường hợp mà pháp luật quy định thời hạn nhất định để Tòa án tuyên một hợp đồng dân sự vô hiệu.
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định nếu hết thời hạn đó chủ thể mất quyền khởi kiện. Việc quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự. Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra. Hơn nữa, các căn cứ phát sinh quan hệ dân sự do thời gian làm cho quá trình chứng minh phức tạp. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án cần phải tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để xác định sự thật khách quan nên nếu thời gian đã qua đi quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm tính chính xác.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là hai năm kể từ ngày hợp đồng được xác lập đối với các trường hợp hợp đồng vô hiệu do chủ thể ký hợp đồng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; do bị nhầm lẫn, bị lừa dối đe dọa, do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình, do không tuân thủ về hình thức.
Đối với các hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không hạn chế.
Nếu như trước đây Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 145) quy định thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức là không hạn chế thì nay Bộ luật dân sự 2005 (Điều 136) quy định thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng dân sự vi phạm về hình thức là hai năm. Việc quy định của Điều 136, Bộ luật dân sự 2005 theo quan điểm chúng tôi là phù hợp hơn. Bởi hợp đồng dân sự do các chủ thể ký kết vi phạm điều
cấm pháp luật và đạo đức xã hội thì không bất kể thời gian bao lâu không thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với trường hợp vi phạm về hình thức, mà sau hai năm các bên chủ thể không ai có ý kiến nào khác thì tức là ý chí của các bên là tự nguyện nhất trí thực hiện hợp đồng. Việc quy định như điều 136, Bộ luật dân sự 2005 là phù hợp góp phần ổn định trật tự trong giao dịch dân sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những nghiên cứu về thực trạng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng chúng qua việc xét xử của các TAND, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích Và Nội Dung Của Hợp Đồng Dân Sự Không Trái Pháp Luật, Đạo Đức Xã Hội
- Người Tham Gia Giao Kết Hợp Đồng Hoàn Toàn Tự Nguyện
- Nhận Xét Đối Với Quy Định Của Pháp Luật Về Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Và Thực Tiến Áp Dụng
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 12
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
1. Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự đã có nhiều đóng góp trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham giao hợp đồng giao dịch, góp phần thúc đẩy các quan hệ giao dịch dân sự phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể cũng như bảo đảm trật tự an toàn pháp luật chung.
2. Bên cạnh những thành công của pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu, Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan vẫn có những hạn chế nhất định. Đó là việc các quy định còn chưa thống nhất trong việc điều chỉnh cùng một vấn đề. Nội dung quy định của các điều luật chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp khi phát sinh. Các biện pháp xử lý hợp đồng vô hiệu còn rất chung chung, chưa làm rõ sự khác nhau trong xử lý vô hiệu do vi phạm các điều kiện khác nhau. Vấn đề về đại diện giao kết hợp đồng, hình thức, chủ thể… còn quy định chưa rõ ràng cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc áp dụng pháp luật cũng như giải quyết tranh chấp.
3. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như trong công tác, ngoài những đánh giá trên chúng tôi còn một số nhận xét là quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và xử lý hợp đồng vô hiệu chưa thực sự phù hợp, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể, trong nhiều trường hợp còn tạo cơ hội cho những người làm ăn gian dối, lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tiêu cực, trục lợi. Việc quy định thiếu rõ ràng dẫn đến sự không thống nhất trong việc giải thích và áp dụng các quy định pháp luật trong việc ký kết hợp đồng dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
Chương 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VI PHẠM CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VI PHẠM CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
Sự ra đời của Bộ luật dân sự Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý để Tòa án thuận lợi trong việc xét xử các vụ án dân sự nói chung, các thẩm pháp và cán bộ làm công tác pháp luật cũng đỡ lúng túng khi áp dụng pháp luật. Trong những năm vừa qua theo báo cáo của ngành Tòa án, thì TAND đã giải quyết một số lượng khá lớn về các vụ án dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng, góp phần lớn trong việc bảo vệ quyền dân sự cho các chủ thể khi bị xâm phạm, mang lại sự công bằng, tạo niềm tin về an toàn cho các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Bộ luật dân sự còn nhiều bất cập có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: như trên thực tế đời sống dân sự rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Do đó, khi làm luật các nhà làm luật không thể lường hết được mọi tình huống có thể xảy ra, thêm vào đó do trình độ của các thẩm phán nhận thức và áp dụng các quy định pháp luật trong các vụ án cụ thể còn nhiều sai sót. Trên thực tế có không ít những vụ án cụ thể còn nhiều những sai sót, có những vụ án qua nhiều lần xét xử vẫn không đúng pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng TANDTC, tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự cụ thể như sau:
Do công tác thống kê của chúng ta chủ yếu mang tính chất chung chung, chưa mang tính khoa học nên số liệu thống kê còn chưa phản ánh hết tình hình áp dụng pháp luật trên thực tế. Mặt khác, với thực tế công tác trong cơ quan áp dụng pháp luật, thường xuyên được tiếp xúc với các giao dịch dân sự, chúng tôi thấy tình hình các giao dịch vô hiệu tồn tại rất nhiều, các báo cáo tổng kết các ngành vẫn không thể hiện được đầy đủ tình hình thực tiễn, chưa kể đến cán bộ làm công tác thống kê có thể bị nhầm lẫn về số liệu hay nhầm lẫn về loại việc, về thẩm quyền mà không được kiểm tra kịp thời. Do vậy, theo quan điểm chúng tôi, ngoài việc nghiên cứu sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp với diễn biến giao dịch dân sự phức tạp, chúng ta cũng cần phải thường xuyên phân tích đánh giá diễn biến giao dịch dân sự trong đời sống thực tế một cách khoa học chính xác. Từ đó tìm ra phương án khắc phục để hạn chế những giao dịch vô hiệu, đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia giao dịch dân sự, tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ
Khi xây dựng pháp luật về hợp đồng, mỗi quốc gia đều quan tâm tới việc xác định các điều kiện có hiệu lực cũng như vô hiệu của hợp đồng. Có thể nói đó là một trong những vấn đề quan trọng trong chế định hợp đồng. Có quốc gia bằng các quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng để từ đó xác định những trường hợp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trở thành vô hiệu. Ngược lại, có quốc gia chỉ quy định các yếu tố xác định vô hiệu hợp đồng và bằng phương pháp loại trừ xác định các hợp đồng có hiệu lực. Cũng có quốc gia quy định một cách đầy đủ các điều kiện có hiệu lực cũng như vô hiệu một cách cụ thể.
Bộ luật dân sự Việt Nam tiếp cận theo hướng thứ ba, nghĩa là quy định cả điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng như những trường hợp hợp đồng vô hiệu. Song do không có sự quy định rõ ràng cụ thể nên trong nhiều trường hợp cách giải thích và áp dụng pháp luật là không thống nhất. Vì vậy, trong một số trường hợp các quy định của pháp luật dân sự chưa phát huy được hết giá trị điều chỉnh các quan hệ dân sự trên thực tế.
Các quy định về hợp đồng dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng như các trường hợp vô hiệu trong Bộ luật dân sự 2005 được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định của Bộ luật dân sự 1995, là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam. Mặc dù vậy sau một thời gian thi hành, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự đã phát sinh nhiều điểm chưa hợp lý để thật sự phát huy hiệu quả điều chỉnh, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như giữ vững sự ổn định của trật tự an toàn pháp lý. Thậm chí, một số quy định hiện hành của Bộ luật dân sự 2005 còn tiềm ẩn, tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng những quy định của pháp luật để trục lợi, không đảm bảo quyền lợi, mục đích ban đầu của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng.
Vì vậy, với tư cách là người nghiên cứu pháp luật, lại hoạt động trong cơ quan áp dụng pháp luật, được tiếp xúc thường xuyên với các hợp đồng dân sự trên thực tế chúng tôi thấy cần đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự cũng như quy định về hợp đồng vô hiệu để hệ thống pháp luật có sự thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về giao dịch dân sự. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật một cách có hệ thống, thường xuyên với người dân, cũng cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ trong các cơ quan áp dụng pháp luật có chiều sâu, thống nhất cách giải thích các khái niệm của Bộ luật dân sự để góp phần
thống nhất pháp luật trong việc áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp trong đời sống dân sự.
3.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
3.3.1. Hoàn thiện lý luận về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
3.3.1.1. Về khái niệm hợp đồng vô hiệu
Từ các phân tích trên chúng tôi đưa ra đề xuất cần phải hoàn thiện khái niệm hợp đồng vô hiệu. Để khắc phục những hạn chế hiện có về hợp đồng vô hiệu thì khái niệm hợp đồng vô hiệu cần phải có các nội dung sau:
Một là, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có giá trị về mặt pháp lí. Sự vô hiệu của hợp đồng không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên chủ thể.
Hai là, sự vô hiệu của hợp đồng được xác định ngay tại thời điểm hình thành hợp đồng, kể cả trường hợp hợp đồng đó đã hoặc đang được thực hiện.
Ba là, về nguyên tắc một hợp đồng không đủ điều kiện quy định của pháp luật có hiệu lực khi được khắc phục các khiếm khuyết sẽ chỉ được coi là có hiệu lực kể từ thời điểm các khiếm khuyết được khắc phục chứ không phải kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
3.3.1.2. Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Bộ luật dân sự Việt Nam quy định hậu quả pháp lý đối với các hợp đồng vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (hợp đồng vô hiệu) là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một hợp đồng phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu hợp đồng vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác, thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
Về nguyên tắc chung, hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch. Cho nên, nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được thực hiện toàn bộ hay một phần, thì các bên không được tiếp tục thực hiện hợp đồng và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại (Điều 137, Bộ luật dân sự). Theo chúng tôi, quy định như Điều 137 là còn chưa hợp lý, cần có cách giải quyết thống nhất và thuyết phục. Nếu hiểu khái niệm khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, là trả nguyên cho nhau những gì đã nhận thì chỉ áp dụng khi các quyền dân sự mà các bên chuyển giao cho nhau còn được các bên nắm giữ nguyên vẹn, chưa có sự biến đổi nào cả, nhưng nó không phù hợp khi quyền dân sự mà các bên chuyển giao không còn "nguyên vẹn" như: giá trị căn nhà biến động về giá cả hoặc đồng tiền trượt giá, có sự thay đổi về hình dạng bên ngoài hay nội dung bên trong của vật… mà sự biến đổi này không được cân nhắc xem xét khi giải quyết vụ án là bất hợp lý. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, khi giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu chúng ta nên tính đến sự trượt giá của đồng tiền để đảm bảo sự công bằng cho các bên đương sự.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta cũng cần khẳng định hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu không phải là những khái niệm đồng nghĩa. Xử lý hợp đồng vô hiệu thực chất là một nội dung trong hậu quả pháp lý mà thôi.
3.3.1.3. Về phân loại hợp đồng vô hiệu
Mặc dù khoa học pháp lý vẫn thừa nhận cách phân loại hợp đồng vô hiệu căn cứ vào tính chất trái pháp luật của hợp đồng vô hiệu để phân chia thành hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối. Song về mặt lý luận cũng như pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng cách phân chia này