Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 12

lại chưa được quan tâm. Bộ luật dân sự đã có cách phân chia các trường hợp dẫn đến vô hiệu hợp đồng dân sự và cách xử lý các trường hợp hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên cần khẳng định, việc phân loại hợp đồng vô hiệu một phần hay toàn bộ chỉ nhằm xác định giá trị hợp đồng có tồn tại hay không chứ không phải là căn cứ để xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu.

3.3.1.4. Về biện pháp xử lý với hợp đồng không tuân thủ quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Khi hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật và rơi vào các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh. Việc đưa các bên trở về vị trí ban đầu trước hết được thực hiện thông qua việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được, trong trường hợp không thể thực hiện được việc hoàn trả sẽ áp dụng chế tài hoàn trả do được lợi không có căn cứ pháp luật và trong trường hợp có thiệt hại thì bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, việc hoàn trả về nguyên tắc được áp dụng dựa trên chế định sở hữu tài sản. Tài sản thuộc sở hữu của ai sẽ thuộc về người đó. Chế định được lợi không căn cứ pháp luật chỉ được áp dụng khi việc hoàn trả tài sản không thể thực hiện được. Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa việc hoàn trả bằng tiền và hoàn trả theo chế định được lợi không căn cứ pháp luật. Việc hoàn trả bằng tiền được hiểu là hoàn trả bằng giá trị tài sản còn hoàn trả do được lợi không có căn cứ pháp luật là hoàn trả giá trị tài sản một bên được hưởng từ hợp đồng vô hiệu. Chính vì vậy cần làm rõ các khái niệm này tránh việc hoàn trả bằng tiền đưa đến một hệ quả bất hợp lý là thừa nhận việc thanh toán hợp đồng và như vậy vô hình trung đã thừa nhận hợp đồng vô hiệu là có hiệu lực.

3.3.1.5. Về quy định hình thức của hợp đồng giao dịch là điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng

Việc quy định hình thức là điều kiện bắt buộc trong một số loại hợp đồng giao dịch là không hợp lý. Bởi lẽ, hình thức giao dịch thực chất chỉ là sự

thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch, còn việc công chứng chứng nhận hoặc chứng thực của UBND thực chất chỉ là xác nhận sự kiện pháp lý giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, tòa án là cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có sự kiện này. Việc quy định hình thức của hợp đồng phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký như Bộ luật dân sự 2005 hiện nay là chưa thực sự hợp lý, còn tạo khoảng cách giữa sự thống nhất ý chí thực và hiệu lực của giao dịch. Nhất là đối với các giao dịch và nhà đất có nhiều biến động về giá trị, công tác quản lý của nhà nước về loại tài sản này chưa tốt, nên việc quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng của loại tài sản này tạo nhiều lỗ hổng dẫn đến tranh chấp của các bên. Mặt khác, quy định về việc khắc phục hậu quả của hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức tại Điều 134 là chưa hợp lý. Quy định của Điều 134 chỉ có thể áp dụng được trong trường hợp mà cả hai bên từ khi tham gia hợp đồng vẫn giữ nguyên cam kết ban đầu, nhưng do lý do khách quan hoặc chủ quan mà các bên không thực hiện được đúng theo quy định về hình thức của pháp luật, chứ không áp dụng cho trường hợp mà một trong hai bên không thiện chí trong việc thực hiện những cam kết mua bán với nhau nữa. Như vậy, có thể khẳng định quy định như Điều 134 là không thiết thực trong quá trình giải quyết hợp đồng giao dịch vô hiệu.

3.3.2. Những đề xuất cụ thể trong việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

a. Cần loại bỏ những quy định có khả năng đưa đến tình trạng vô hiệu hợp đồng dân sự có hiệu lực.

Trước hết, theo chúng tôi cần sửa đổi quy định về nội dung "vi phạm điều cấm của pháp luật". Nội dung quy định trên là rất chung chung. Trên thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cụm từ "nội dung" và "điều cấm của pháp luật" dẫn đến sự không thống nhất trong cách giải thích và áp dụng pháp luật. Vì vậy cần làm rõ thế nào là vi phạm điều cấm của pháp luật. Trên

cơ sở các phân tích ở phần trên chúng tôi có một số đề xuất về vấn đề này như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Một là, cần làm rõ nội dung của cụm từ điều cấm của pháp luật trong yếu tố này. Điều cấm của pháp luật được hiểu là các quy phạm cấm đoán được ban hành trong các văn bản luật, văn bản dưới luật, các văn bản quản lí của cơ quan quản lý Nhà nước về từng lĩnh vực. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực ký kết hợp đồng dân sự vẫn hiểu pháp luật theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các quy phạm luật điều chỉnh mọi lĩnh của đời sống kinh tế xã hội. Cách hiểu này là phù hợp.

Hai là, cần làm rõ nghĩa hơn cụm từ nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật. Cần phân biệt giữa vi phạm điều cấm của pháp luật và trái pháp luật. Theo chúng tôi, trong trường hợp này nội dung của hợp đồng được hiểu là nội dung chủ yếu của hợp đồng, tức là những điều khoản mang tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản còn lại của hợp đồng. Do các hợp đồng khác nhau thì nội dung khác nhau nên nội dung nào trong hợp đồng được xem là nội dung chủ yếu là phụ thuộc vào từng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - 12

Ba là, cần mở rộng hơn nữa phạm vi các yếu tố là vô hiệu hợp đồng. Bộ luật dân sự quy định nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật là yếu tố làm cho hợp đồng không phát sinh hiệu lực - hợp đồng vô hiệu mà chưa đề cập đến yếu tố động cơ, mục đích của việc ký kết cũng như những biểu hiện biến tướng của hành vi lừa dối để ký kết hợp đồng. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp không tìm thấy bất kỳ một nội dung nào của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, song lại thấy động cơ và mục đích của các bên ký kết là lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để giao kết hợp đồng thu lợi hoặc chiếm dụng vốn của các đối tác. Ví dụ như việc mua bán nhà nhưng lại làm hợp đồng ủy quyền với nội dung bên được ủy quyền được bán nhà hoặc việc mua bán nhà đã ký hợp đồng nhưng các bên không làm thủ tục đăng ký

trước bạ sau đó khi cần bán cho người thứ ba lại lập văn bản hủy hợp đồng mua bán nhà ban đầu rồi lại lập hợp đồng mua bán nhà mới; thực chất các giao dịch này là để trốn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

Về nguyên tắc các hợp đồng nêu trên là vi phạm pháp luật do giả tạo, các bên vi phạm điều cấm của pháp luật, song áp dụng pháp luật như thế nào, căn cứ vào đâu để xác định những trường hợp này vô hiệu là rất khó.

Bốn là, cần có quy định về hình thức của hợp đồng đầy đủ hơn, phân biệt giữa hình thức hợp đồng và thủ tục ký kết hợp đồng đề từ đó xác định sự vô hiệu của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là cách thức biểu hiện nội dung của hợp đồng ra bên ngoài, thủ tục ký kết là những quy trình thủ tục mà người ký kết hợp đồng phải tuân thủ.

Hiện nay Bộ luật dân sự Việt Nam gộp thủ tục ký kết hợp đồng mà các chủ thể phải tuân thủ vào hình thức của hợp đồng. Theo quan điểm chúng tôi thì nguyên tắc tối cao của hợp đồng dân sự là sự tự nguyện bày tỏ ý chí. Trong một số trường hợp, các bên ký kết hợp đồng đã không tuân thủ một số quy định về thủ tục (không có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, thiếu ủy quyền hợp lệ) nhưng thực chất hợp đồng đã được thực hiện và ý chí của các bên tại thời điểm lập hợp đồng là mong muốn thực hiện hợp đồng nhưng vì một số lý do nào đó các bên chưa hoàn thành thủ tục ký kết. Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới hiện nay, thì thấy có những nước đòi hỏi một số các giao dịch khi giao kết phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định, nếu vi phạm hình thức theo luật định sẽ bị vô hiệu, trong đó đại diện là Cộng hòa Liên bang Đức. Pháp luật của Đức đưa ra những điều kiện về hình thức nếu không tuân thủ thì hợp đồng đó bị vô hiệu tuyệt đối. Việc quy định này nhằm bảo vệ những người không co kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ. Có những nước không coi hình thức là điều kiện xác định hiệu lực của giao dịch như Cộng hòa Pháp. Pháp luật Cộng hòa Pháp tuyệt đối tôn trọng quyền tự do của các bên khi tham gia vào giao dịch. Ngay

cả một số loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ hình thức nhất định nhưng khi các bên tham gia giao dịch không tuân thủ các quy định về hình thức thì cũng không bị coi là vô hiệu. Ở Trung Quốc cũng không coi hình thức của hợp đồng là điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, ví dụ, Điều 36 Luật hợp đồng của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:"Luật pháp, pháp quy hành chính quy định hoặc đương sự thỏa thuận lập hợp đồng bằng hình thức văn bản, nếu đương sự chưa áp dụng hình thức văn bản nhưng một bên đã thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu, đối phương chấp thuận, thì hợp đồng đó được thành lập" và Điều 37 Luật hợp đồng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định "Lập hợp đồng bằng hình thức giấy hợp đồng, nếu trước khi ký tên hoặc đóng dấu mà một bên đương sự đã thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu, đối phương chấp thuận, thì hợp đồng đó được thành lập". Như vậy, theo luật pháp Pháp và Trung Quốc thì vi phạm hình thức không là lý do để hợp đồng vô hiệu.

Theo chúng tôi đối với những trường hợp này, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng các cơ quan có thẩm quyền nên căn cứ vào ý chí thực sự của các bên và xem xét về mặt hình thức của hợp đồng (văn bản hay miệng) có tuân thủ không để coi hợp đồng có hiệu lực, không nên coi việc không tuân thủ thủ tục ký kết làm hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Việc quy định như Bộ luận dân sự 2005 hiện nay dễ dẫn đến tình trạng trục lợi của một số đối tượng, lợi dụng quy định của pháp luật để yêu cầu hủy hợp đồng đã ký kết, thậm chí đã được thực hiện trên thực tế. Nhất là trong tình trạng hiện nay khi mà thị trường bất động sản sôi động, giá trị nhà đất ngày càng tăng, do đó nảy sinh tranh chấp. Trong trường hợp này, tòa án lại đều tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không công bằng, không đảm bảo quyền lợi cho một bên trong giao dịch.

b. Sửa đổi bổ sung các quy định về xử lý tài sản trong hợp đồng dân sự vô hiệu

Khi xử lý hợp đồng vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hoàn trả khi hợp đồng vô hiệu được thực hiện dựa trên chế định

sở hữu và được lợi không căn cứ pháp luật. Khi thực hiện việc hoàn trả nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các bên, pháp luật hiện hành quy định vấn đề này chưa rõ ràng. Pháp luật quy định các bên phải trả cho nhau bằng hiện vật, trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, song việc hoàn trả bằng tiền giải quyết theo nguyên tắc nào lại không được làm rõ.

Vì vậy, trên thực tế thường các bên hiểu đó là việc thanh toán bằng tiền theo hợp đồng đã thỏa thuận. Song nếu hiểu theo cách này là vô hình chung chúng ta đã thừa nhận hợp đồng đã tuyên vô hiệu là có hiệu lực. Vì vậy, theo chúng tôi việc khôi phục tình trạng ban đầu được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau: Một là, trước hết các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được; Hai là, trường hợp nếu việc hoàn trả không thể thực hiện được bằng tài sản thì việc hoàn trả sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng chế định được lợi không căn cứ pháp luật; ba là, bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

c. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và các trường hợp hợp đồng vô hiệu

Pháp luật chỉ có thể có tác dụng khi nó được áp dụng vào cuộc sống, tạo thành những mối quan hệ pháp lý, thể hiện qua những hành vi pháp luật của những cá nhân, những tập thể nhất định. Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật là công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và quản lý các quá trình xã hội. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. Pháp luật dù có chặt chẽ, có hợp lý bao nhiêu mà không được đưa vào cuộc sống thì cũng chỉ là những con chữ vô nghĩa trên giấy mà thôi, nói cách khác pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được áp dụng vào cuộc sống. Còn thực tiễn áp dụng pháp luật giúp cho pháp luật đi vào cuộc sống và đồng thời qua đó bổ sung pháp luật cho hoàn chỉnh, phù hợp với cuộc sống thực tiễn. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về điều kiện

có hiệu lực của hợp đồng dân sự nói riêng chỉ thực sự có ý nghĩa khi có cơ chế áp dụng pháp luật thích hợp, hiệu quả.

Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật dù có chặt chẽ, hợp lý bao nhiêu thì cũng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, chồng chéo, những khoảng trống hoặc bất cập bởi sự đi trước của các quan hệ xã hội so với pháp luật, bởi sự không phù hợp của các quy định pháp luật với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Việc khắc phục sự chồng chéo giữa các văn bản luật được thực hiện bởi việc áp dụng nguyên tắc "tương tự": đạo luật tương tự, pháp luật tương tự và nguyên tắc vận dụng pháp luật ban hành sau cùng. Việc khắc phục xung đột quy phạm được giải quyết bằng cách xác định nguyên tắc áp dụng các quy định pháp luật ưu tiên đối với các quy phạm của các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn hoặc ưu tiên các quy định chuyên ngành so với các quy định chung.

Ở nhiều nước, các quyết định, bản án của tòa án được coi là nguồn của luật, song ở nước ta thì án lệ chưa được coi như nguồn luật điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã thừa nhận các tổng kết chuyên đề của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử như nguồn của luật. Bởi vì đó là những cơ sở, những căn cứ được rút ra nhiều trường hợp đã được khái quát như luật. Với nghĩa đó, những bản tổng kết chuyên đề và tổng kết hàng năm của Tòa án ở nước ta nhất thiết phải được coi như những nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật nước ta và vì vậy, cần xúc tiến việc tổng kết chuyên đề một cách thường xuyên hơn so với thực trạng tổng kết hiện nay.

Vì vậy, cần coi trọng nguyên tắc áp dụng tương tự trong vận dụng pháp luật và thừa nhận án lệ trong việc giải quyết tranh chấp dân sự.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ các nghiên cứu, trình bày trên đây, đề xuất trên chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng như những quy định về hợp đồng vô hiệu, xử lý hợp đồng vô hiệu theo hướng quy định cụ thể rõ ràng hơn nội dung của các điều luật. Mở rộng phạm vi dẫn đến vô hiệu hợp đồng do mục đích, động cơ giao kết hợp đồng là biến tướng của sự lừa dối.

2. Sửa đổi Điều 124, Bộ luật dân sự khoản 2: Phân biệt giữa thủ tục ký kết hợp đồng và hình thức hợp đồng, tránh tình trạng hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về "trình tự, thủ tục" ký kết.

3. Sửa đổi Điều 137, Bộ luật dân sự khi xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo nguyên tắc: trước hết là hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu việc hoàn trả không thực hiện được bằng tài sản thì sẽ thực hiện trên cơ sở áp dụng chế định được lợi không căn cứ pháp luật, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

4. Nâng cao việc tuyên truyền phổ biến pháp luật để giúp các chủ thể của pháp luật dân sự có kiến thức cơ bản để tự bảo vệ quyền lợi của mình khi giao kết hợp đồng, tránh việc giao kết hợp đồng vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giảm thiểu tranh chấp trong giao dịch dân sự.

5. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của cơ quan áp dụng pháp luật. Để thực hiện được việc này, trước hết cần nâng cao trình độ chuyên môn pháp luật của cán bộ công chức không chỉ tại cơ quan lập pháp mà còn tại các cơ quan áp dụng pháp luật.

6. Coi trọng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, thừa nhận án lệ trong giải quyết tranh chấp.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí