Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 12

- Về các dịch vụ liên quan đến SHCN bao gồm các thủ tục pháp lý như đại diện, tư vấn cần phải được mở rộng và nâng cao về chất lượng. Tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh dịch vụ đại diện, tư vấn sở hữu công nghiệp theo hướng nới lỏng chính sách pháp luật. Ngoài ra cần nâng cao trình độ đội ngũ làm tư vấn, đại diện SHCN; mở rộng mạng lưới SHCN; củng cố và phát huy vai trò của hội sở hữu công nghiệp Việt Nam và các hội quần chúng nghề nghiệp khác.

Mở rộng, nâng cao các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ liên quan đến quyền SHCN nói chung, sáng chế nói riêng là một trong những biện pháp góp phần thúc đẩy hoạt động bảo hộ sáng chế ở Việt Nam có hiệu quả qua đó hạn chế những thiếu sót còn tồn tại trong hệ thống pháp luật.

Thứ tư, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế

Xuất phát từ lý do sáng chế chỉ được bảo hộ khi đáp ứng tính mới trên phạm vi toàn cầu nên việc hợp tác trao đổi thông tin dữ liệu càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Việt Nam còn có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hộ sáng chế, hợp tác về đào tạo nâng cao trình độ… Do đó, việc tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về mọi mặt của lĩnh vực SHTT là đòi hỏi hết sức cấp bách. Trong tương lai, việc hợp tác cần mở rộng theo hướng:

Duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác đã có. Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong việc hoàn thiện hệ thống bảo hộ quyền SHTT đối với sáng chế.

Mở rộng hợp tác với các đối tác mới, đa phương hóa các quan hệ, hợp tác không chỉ với các nước cụ thể mà với cả các nhóm nước, các khối và tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia như Trung Quốc và các quốc gia ASEAN. Hơn nữa, Việt Nam cần đặt mối quan hệ với tổ chức SHTT thế giới WIPO lên hàng đầu.

Thứ năm, cần phải đầu tư vật chất thích đáng cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào những công việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Nhà nước cần có kế hoạch rõ ràng về việc đầu tư tài chính cho việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Bởi vì, hoạt động này không thể thực hiện được nhanh chóng “một sớm một chiều” và nó đòi hỏi sự góp sức của nhiều cá nhân, tổ chức khác chứ không phải chỉ cơ quan lập pháp như: giảng viên các trường đại học, cán bộ sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ như cơ quan bản quyền, cơ quan sở hữu trí tuệ, quản lý thị trường, hải quan, cảnh sát kinh tế, cán bộ Toà án…

Thứ sáu, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật hữu trí tuệ. Chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về vai trò sở hữu trí tuệ và pháp luật hữu trí tuệ, chúng ta mới có được pháp luật sở hữu trí tuệ tốt. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cũng khẳng định vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng là mấu chốt để nâng cao chất lượng của pháp luật sở hữu trí tuệ và hiệu quả thực thi trong chiến lược hành động của mình. Đồng thời, cần nâng cao trình độ pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của các cán bộ xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng.

Thứ bảy, cần đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong những công việc nhằm hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Phải coi việc hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ không chỉ là việc của các cơ quan lập pháp mà phải coi đó là việc của toàn dân, của các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các đại diện sở hữu trí tuệ, những người sáng tạo… Chỉ như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta mới thực sự khuyến khích sự sáng tạo, là cơ sở pháp vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và có tính khả thi cao.

Trên đây là những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

còn tồn tại trong hệ thống pháp luật bảo hộ sáng chế cũng như hoạt động bảo hộ đối tượng này trên thực tế. Nếu tất cả các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc thì hiệu quả hoạt động này sẽ nâng cao rõ rệt. Mong rằng trong tương lai không xa, các hạn chế trong hệ thống pháp luật cũng như tồn tại trong quá trình thực thi hoạt động bảo hộ sáng chế sẽ sớm được khắc phục và ngày càng khởi sắc, bắt nhịp với sự phát triển chung của thế giới.


Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 12

Kết luận chương 3

Trên cơ sở các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ tại chương 2, tại chương 3, luận văn đánh giá ở mức độ khái quát nhất thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế với những kết quả đạt được trong việc đăng ký và cấp bằng độc quyền sáng chế. Đặc biệt bên cạnh đó, trong chương 3 luận văn tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chính các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, cũng như các giải pháp khắc nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc đăng ký, cấp bằng sáng chế như: Tăng cường hiệu quả của hệ thống cơ quan có thẩm quyền; Nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền công nghiệp đối với sáng chế; Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao các hoạt động bổ trợ, hợp tác quốc tế.


KẾT LUẬN


Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Một sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó mới được cấp bằng độc quyền sáng chế. Có thể nói, các điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được xây dựng trên cơ sở có sự phù hợp, chọn lọc từ các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế theo chuẩn mực quốc tế và pháp luật của các quốc gia có các quy định về sở hữu trí tuệ tiến bộ trên thế giới. Đây có thể được xem là một nỗ lực của Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi chúng ta tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trong những năm gần đây, số lượng bằng độc quyền sáng chế đã trở thành tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia. Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với hoạt động sáng tạo, khuyến khích sáng tạo ra sáng chế, coi sáng chế là tài sản chiến lược. Song song với đó thì các hoạt động liên quan đến bảo hộ sáng chế cũng được quan tâm, đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Bên cạnh những mặt tích cực mà các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế mang lại, còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mang tính chất toàn diện khắc phục. Việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ sáng chế phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức của các chủ thể và sự sáng suốt trong quá trình lập pháp của các nhà lập pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Nhà nước và pháp luật Việt nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Công an nhân dân Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Quế Anh (2002), Về việc thực thi Hiệp định Việt nam - Hoa kỳ, NXB Chính trị Quốc gia.

3. Nguyễn Thị Quế Anh (2004), “Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, “về Việt nam học lần thứ 2”, TP. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Quế Anh (2009), “Xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí khoa học pháp lý, (2), tr.44-50.

5. Bộ Khoa học Công nghệ (2007), Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

9. Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sĩ (2002), Các điều ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, Hà Nội.

10. Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ (2014), Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ, Nxb Khoa học kỹ thuật.

11. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12. Lê Trung Đạo (2009), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Tài Chính.

13. Lê Thị Nam Giang (2009), Cân bằng lợi ích của xã hội và lợi ích của chủ sở hữu trong bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, Tạp chí Khoa học pháp lý

14. Trần Văn Hải (2010), “Những bất cập trong quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan”, Tạp chí Luật học, (7).

15. Hàn Quốc, Luật Sáng chế.

16. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Hoa kỳ, Luật Sáng chế.

18. Trần Trung Kiên (2006), Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Trần Trung Kiên (2007), “Cuộc chiến giữa công nghệ sinh học và các điều khỏan loại trừ khả năng bảo hộ sáng chế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7).

20. Liên minh Châu Âu (1993), Công ước sáng chế.

21. Lori Pressman, (1997), Sử dụng hệ thống bảo hộ sáng chế ở tầm chiến lược, kinh nghiêm của Học viện Công nghệ Massachu setts.

22. Trần Hoài Nam (2007), Chỉ dẫn áp dụng Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23. Lê Nết (2004), Quyền sở hữu công nghiệp, Nxb Đại học Quốc Gia HCM.

24. Lê Nết (2006), Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

25. Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nxb Giáo dục Việt Nam.

26. Nhật Bản, Luật Sáng chế.

27. PCT (1970), Hiệp ước hợp tác về sáng chế.

28. Hoàng Phê (chủ biên) (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

29. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

30. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

31. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009, Hà Nội.

32. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền SHTT, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

33. TRIPs (1994), Hiệp ước các khía cạnh thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

34. Trung Quốc, Luật Sáng chế.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội.

36. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Tư pháp.

37. Việt Nam – Hoa Kỳ (Năm ?), Hiệp định Thương Mai.

38. WIPO (2005), Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: Chính sách, pháp luật và áp dụng, (Bản tiếng Việt).

39. Vũ Thị Hải Yến (2006), “Các qui định của Hiệp định TRIPS về bảo hộ chỉ dẫn địa lý”, Tạp chí Luật học, (11).

II. Tài liệu trang Web

40. www.sida.org.vn.

41. www.usvtc.org.

42. www.jpo.gov.jp.

43. www.google.com.

44. www.findlaw.com/01topics/23intellectprop/index.html.

45. www.hg.org/intell.html.

46. http://dir.yahoo.com/government/law/intellectual_property/.

47. www.bitlaw.com.

48. www.bl.uk/collections/patents.html.

49. www.intellectual-property.gov.uk.

50. www.ipmall.fplc.edu.

51. www.european-patent-office.org.

52. www.wipo/treaties.

53. www.wto.int.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí