Mức Độ Năng Lượng Cần Thiết Cho Các Hoạt Động Chính:

- Năng lượng cần thiết đó sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất trong lòng tế bào và bị mất đi vì:

-Sự tỏa nhiệt.

-Sự hoạt động của cơ.

-Các phản ứng hóa học khi tiêu hóa, khi chuyển hóa. Do đó cần bù đắp lại bằng thức ăn hằng ngày.

1.2.1. Mức độ năng lượng cần thiết cho các hoạt động chính:

-Hoạt động sống trong điều kiện cơ sở: 1200 1500 Kcalo/ngày.

-Hoạt động bình thường: 1900 2000 Kcalo/ngày.

-Lao động nhẹ: 3 Kcalo/phút => 1440 Kcalo/8 giờ lao động.

-Lao động nặng: > 10 Kcalo/phút, nhưng không kéo dài 8 giờ mà từng thời gian ngắn, phần còn lại trong 8 giờ là lao động nhẹ.

Nói chung 1 người lao động nhẹ tiêu hao # 3000 Kcalo/ngày, lao động nặng # 4000 Kcalo / ngày. Phần lớn là thức ăn do Glucid cung cấp.

1.2.2. Tỷ lệ cân đối giữa các thức ăn cung cấp năng lượng:

Thức ăn hằng ngày cần phải có một tỷ lệ cân đối nhau, không nên ăn thứ này nhiều quá so với thứ kia.

Nếu tính khối lượng thì:

-Protid: 1

-Lipid: 1,7

-Glucid: 5

Nếu tính theo Calo trong khẩu phần thì:

-Protid: 13% tổng số Calo.

-Lipid: 22% tổng số Calo.

-Glucid: 65% tổng số Calo.

1.2.3. Giá trị năng lượng của thức ăn:

-1 gam Protid 4 Kcalo.

-1 gam Lipid 9 Kcalo.

-1 gam Glucid 4 Kcalo.

Không thể dùng đơn thuần 1 trong 3 thứ thức ăn kéo dài cho nhiều ngày.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯA THỨC ĂN VÀO CƠ THỂ NGƯỜI BỆNH :

2.1. Nuôi ăn qua đường miệng

- Chỉ định: cho người bệnh có khả năng nhai, nuốt và tri giác bình thường

- Những điểm cần lưu ý :

Cần cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cơ bản theo từng giai đoạn và phù hợp chế độ ăn bệnh lý

Chế biến thức ăn tươi và hợp vệ sinh

Hiểu tâm lý , có thái độ ân cần , có kiến thức về ẩm thực giúp bệnh nhân thoải mái và ăn ngon miệng

2.2. Nuôi ăn qua thông mũi dạ dày

- Chỉ định :

Người bệnh hôn mê

Tổn thương vùng hầu họng không nhai, nuốt được : gãy xương hàm, ung thư lưỡi , thực quản

Bệnh uốn ván

Người bệnh từ chối ăn hoặc ăn quá ít

- Những điểm cần lưu ý :

Phải chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới cho ăn

Cho ăn vào liên tục( tránh đưa bọt khí vào ), với áp lực nhẹ (ống cao hơn dạ dày 15

– 20cm)

Số lượng , loại thức ăn theo đúng y lệnh , mỗi lần không quá 300ml, nhiều lần trong ngày ( 6 – 8 lần / ngày )

Nếu dùng túi cho ăn , không lưu thức ăn trong túi quá 3 giờ / lần

Duy trì tư thế đầu cao cho người bệnh 30 phút sau ăn.

Săn sóc mũi miệng hằng ngày cho người bệnh.

Thay ống mỗi 5 ngày hoặc sớm hơn khi cần, khi thay ống nên đổi bên mũi đặt ống.

Không đặt ống trường hợp người bệnh viêm mũi hoặc chảy máu mũi.

2.3. Mở dạ dày ra da

- Chỉ định :

Trường hợp không ăn được qua đường miệng hoặc không đặt ống qua thực quản được : ung thư thực quản , bỏng thực quản

Trường hợp cần phải cho ăn bằng ống dài ngày ( trên 1 tháng )

- Những điểm cần lưu ý :

Phải săn sóc ống thông hằng ngày : vùng da quanh ống , vị trí ống thông , phát hiện sớm biến chứng

Tráng ống và che kín đuôi ống thông sau mỗi lần cho ăn

2.4. Nhỏ từng giọt vào hậu môn

Phương pháp này ít sử dụng vì khả năng hấp thụ kém, niêm mạc ruột dễ bị kích

thích

- Chỉ định: trường hợp cắt dạ dày, không thể nuôi bằng đường khác

- Những điểm cần lưu ý :

Phải thụt tháo sạch 1-2 giờ trước khi tiến hành nhỏ giọt qua hậu môn

Thức ăn lỏng , dễ tiêu, số lượng 100-200 ml/ lần, nhiệt độ 37- 400C

Cho chảy với áp lực thấp ( cách giường 30cm) , tốc độ trung bình 40giọt/ phút

Theo dõi phản ứng người bệnh : đau bụng , tiêu chảy ,.. để xử trí kịp thời

2.5. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch

Là phương pháp đưa vào máu các loại dung dịch mà cơ thể người bệnh có thể sử dụng ngay

- Chỉ định :

Không thể nuôi ăn bằng những đường khác

Hỗ trợ những trường hợp người bệnh suy nhược , ăn uống kém

Thay thế tạm thời khi không thể đưa thức ăn vào dạ dày

- Những điểm cần lưu ý :

Áp dụng kỹ thuật vô trùng khi thực hiện tiêm truyền

Không nên pha các thuốc khác vào dung dịch

Nên tiêm truyền vào tĩnh mạch , cho chảy tốc độ chậm theo y lệnh (30 giọt/phút)

Theo dõi sát người bệnh để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng trong và sau khi truyền


KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN BẰNG ĐƯỜNG MIỆNG


TT

NỘI DUNG


* Chuẩn bị người bệnh.

1

Xem y lệnh, báo cho người bệnh biết việc sắp làm.

2

Giải thích động viên để người bệnh yên tâm.


* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

3

Điều dưỡng đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.


* Chuẩn bị dụng cụ.

4

Mâm chữ nhật to, 1 khăn lông to, 2 khăn lông nhỏ.

5

Thức ăn theo y lệnh

6

Ly nước chín, chén , 2 muỗng, đủa.

7

Chậu nước sạch, nilon, túi đựng đồ bẩn, bồn hạt đậu.


* Kỹ thuật tiến hành

8

Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng dành cho y sĩ đa khoa - 16


9

Trải nilon cạnh giường, đặt chậu nước, lau mặt, rửa tay cho người bệnh và thấm khô.

10

Quàng khăn bông to trước ngực, cho người bệnh súc miệng.

11

Múc thức ăn ra chén, kiểm tra nhiệt độ của thức ăn.

12

Múc từng muỗng cho người bệnh ăn.

13

Động viên để người bệnh ăn hết khẩu phần, cho người bệnh uống nước.

14

Lau miệng, bỏ khăn quàng cổ, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.

15

Dặn người bệnh những điều cần thiết trước khi rời khỏi giường.


* Thu dọn dụng cụ

16

Thu dọn dụng cụ

17

Ghi phiếu chăm sóc.

KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN BẰNG ỐNG THÔNG QUA ĐƯỜNG MŨI



TT

NỘI DUNG


* Chuẩn bị người bệnh

1

Đối chiếu và giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.


* Chuẩn bị người Điều dưỡng.

2

Điều dưỡng đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay thường quy.


* Chuẩn bị dụng cụ.

4

Mâm chữ nhật to, 1ly thức ăn lỏng ấm, 1 ly nước uống, tube Levin , bơm tiêm nhựa 50cc, que gịn, túi nylon

5

Khăn lơng , tấm cao su, bồn hạt đậu , băng keo , ống nghe ( nếu cần), kim tây, găng tay sạch


* Kỹ thuật tiến hành

6

Cho người bệnh nằm đầu cao, mặc quay về điều dưỡng

7

Phủ vải cao su, khăn lơng chồng qua ngực, cổ bệnh nhân

8

Đặt bồn hạt đậu dưới cằm bệnh nhân

9

Cắt băng dính để cố định và đánh dấu ống thơng

10

Quan sát niêm mạc mũi - Dùng que gòn săn sóc mũi

11

Điều dưỡng rửa tay nhanh - Mang găng sạch

12

Đo ống thông : từ cánh mũi bên đặt đến dái tai đến mũi ức, đánh dấu

13

Nhúng đầu ống levine vào nước chín

14

Đưa ống thông nhẹ nhàng qua mũi vào dạ dày đến chỗ đánh dấu (Kiểm tra xem có cuộn ống trong miệng không)

15

Kiểm tra ống để xác định đã vào vị trí :


* Có 3 cách thử :


- Dùng ống tiêm rút thấy chất dịch vị chảy ra


- Cho đuôi ống vào ly nước không có bọt khí


- Dùng ống tiêm bơm hơi vào dạ dày, cùng lúc đặt loa ống nghe trên vùng dạ dày nghe có tiếng động


16

Cố định ống thông

17

Lắp vỏ ống tiêm 50 ml vào đuôi ống Levine .Đổ vào ống một ít nước chín

18

Khi nước đến đáy phễu , đỗ thức ăn từ từ v lin tục vào ống thông dđến khi hết. Theo dõi sắc mặt người bệnh.

19

Khi hết thức ăn, cho ít nước chín vào v nng cao ống để làm sạch ống

20

Bọc vải thưa vào đuôi ống, bẻ gập ống lại dùng dây thun cột và ghim vào giường về phía đầu bệnh nhân

21

Lau mũi và miệng cho bệnh nhân

22

Cho bệnh nhân nằm lại tiện nghi, đầu cao 30 pht (tránh trào ngược)

23

Dọn dẹp dụng cụ

24

Ghi hồ sơ

19

Khi hết thức ăn, cho ít nước chín vào v nng cao ống để làm sạch ống

20

Bọc vải thưa vào đuôi ống, bẻ gập ống lại dùng dây thun cột và ghim vào giường về phía đầu bệnh nhân

21

Lau mũi và miệng cho bệnh nhân

22

Cho bệnh nhân nằm lại tiện nghi, đầu cao 30 phút (tránh trào ngược)

23

Dọn dẹp dụng cụ

24

Ghi hồ sơ

TỰ LƯỢNG GIÁ

CÂU HỎI NHỎ (câu 1-8) :

1. Kể các đường nuôi dưỡng người bệnh

2. Nêu những chỉ định đặt ống nuôi ăn qua đường mũi

3. Nêu những chống chỉ định đặt ống qua đường mũi

4. Nêu những điểm cần lưu ý khi cho người bệnh ăn qua sond mũi

5. Trình bày những điểm cần lưu ý khi cho người bệnh ăn qua sond dạ dày ra da

6. Trình bày những điểm cần lưu ý khi nuôi dưỡng người bệnh bằng phương pháp nhỏ từng giọt vào hậu môn

7. Trình bày những điểm cần lưu ý khi nuôi dưỡng người bệnh qua đường tĩnh mạch

8. Trình bày 3 cách thử ống sau khi đặt ống thông dạ dày nuôi ăn cho người bệnh


CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT (câu 9 - 10):

9. Sau khi bơm thức ăn qua sond dạ dày ,cần cho người bệnh nằm đầu cao ít nhất :

A. 10 phút B. 15 phút

C. 30 phút D. 60 phút

10. Tư thế tốt nhất khi cho người bệnh ăn qua sond dạ dày là :

A. Nằm ngữa đầu thấp B. Nằm ngữa thẳng

C. Nằm đầu bằng mặt nghiêng D. Nằm đầu cao

Bài 15

KỸ THUẬT HÚT ĐÀM NHỚT CHO NGƯỜI BỆNH



MỤC TIÊU


1. Kể được mục đích , chỉ định và các phương pháp hút đàm nhớt

2. Trình được những điểm cần lưu ý khi hút đàm cho người bệnh

3. Tiến hành hút đàm nhớt cho người bệnh đúng quy trình


NỘI DUNG


1. MỤC ĐÍCH HÚT ĐÀM

1. Làm thông đường hô hấp

2. Lấy dịch nhầy xét nghiệm

3. Tránh các biến chứng ở hệ hô hấp do tắc đàm

2. CHỈ ĐỊNH

1. Người bệnh có nhiều đàm nhớt không tự khạc được

2. Hôn mê , tăng tiết đàm

3. Người bệnh hít phải chất nôn

4. Trẻ ngay sau sanh , hôn mê, động kinh

5. Người bệnh có mở khí quản, đặt nội khí quản, thở máy.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐÀM NHỚT

3.1 Hút thông đường hô hấp trên:

- Hút qua đường mũi hoặc miệng

- Chỉ định cho người bệnh có đàm nhớt nhiều mà không khạc được hoặc không nuốt được

3.2. Hút thông đường hô hấp dưới:

Áp dụng cho những người bệnh đang đặt nội khí quản hoặc có mở khí quản

- Hút đàm nhớt ở phế quản : ống vào sâu 20cm đối với người lớn hoặc đo từ đỉnh mũi tới trái tai rồi đo tiếp tới sụn giáp

- Nếu hút qua đường miệng thì đo từ cung răng đến giữa xương ức

- Đối với hút thông đường hô hấp dưới cần áp dụng kỹ thuật vô khuẩn để tránh nguy cơ nhiễm trùng khi hút đàm.

3.3. Kỹ thuật tiến hành

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí