Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 2

1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Điều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của điều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Từ thời phong kiến khi thuế được coi như những khoản địa tô, bổng lộc gắn liền với các vùng lãnh thổ đến ngày nay thuế được coi là khoản huy động thu nhập vào ngân sách để chi tiêu chung cho các mục tiêu quốc gia đã có khá nhiều luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, hai trường phái ngày nay còn đang tranh luận mạnh mẽ về coi trọng thuế trực thu hay thuế gián thu. Nếu coi trọng thuế gián thu thì hệ thống thuế đánh nhẹ vào người chịu thuế nhưng đánh nặng vào người nộp thuế. Ngược lại, nếu coi trọng thuế trực thu thì hệ thống thuế tập trung đánh thuế vào người chịu thuế. Khi người chịu thuế chính là người nộp thuế tất yếu có những phản ứng mạnh mẽ đối với chính sách thuế. Khi lựa chọn việc đánh thuế thu nhập và coi hệ thống thuế thu nhập là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia đòi hỏi có nhiều cải cách về điều chỉnh thuế thu nhập. Việc điều chỉnh thuế thu nhập phải tính đến những căn cứ khoa học và thực tiễn mới đảm bảo phát huy ưu thế của thuế thu nhập. Vì vậy, ngoài các khái niệm cơ bản về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập, khi nghiên cứu cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập cần nghiên cứu sâu về các lý thuyết kinh tế học liên quan đến các khái niệm về “độ trễ của thuế”, “gánh nặng thuế”, “thuế Ramsey”… để từ đó phân tích tác động của thuế thu nhập đối với từng nhóm lợi ích trong xã hội. Thông qua hàng hóa và môi trường kinh doanh cũng gây ra các hiện trạng “méo mó” của thuế.

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt buộc Việt Nam phải thực thi các cam kết về thuế. Quá trình điều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tuy đã đạt những thành công bước đầu nhưng cùng với xu hướng điều chỉnh thuế thu nhập của các nước thành viên WTO và các nước trên thế giới cho thấy thuế thu nhập của Việt Nam cần tiếp tục điều chỉnh. Hơn nữa, cơ cấu nguồn thu Ngân sách của Việt Nam trước đây chủ yếu dựa vào dầu thô và thuế gián thu nên có những điểm yếu nhất định. Khi có những đòi hỏi quốc tế về tránh đánh thuế hai lần thì thuế thu nhập của Việt Nam tỏ ra khá bất lợi vì số thuế thu được qua các loại thuế trực thu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Mặt khác, nhu cầu chi tiêu để phát triển kinh tế xã hội lại gia tăng không

2

ngừng, gây sức ép lên hệ thống quản lý thuế của Việt Nam. Mục tiêu vừa đảm bảo thu đúng, thu đủ nhưng vẫn phải dưỡng được nguồn thu mà không vi phạm các quy định và cam kết của WTO là công việc không đơn giản. Vì vậy, đề tài: “Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO” là hoàn toàn cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 đã có rất nhiều bài tham luận về chính sách thuế của Việt Nam. Điển hình là luận án TS của tác giả Quách Đức Pháp bàn luận về thuế như là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tác giả đưa ra những khái niệm, các vận dụng và vai trò điều tiết của Nhà nước về thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là công cụ cần phải sử dụng hơn là các biện pháp ngắn hạn nhằm thu ngân sách. Các quan niệm về điều tiết vĩ mô lúc đó còn đang tranh luận khá nhiều nên cuốn sách “thuế- công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà Nước” của tác giả Quách Đức Pháp do Nhà xuất bản xây dựng phát hành năm 1999 đã khẳng định thành công của công cụ thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa luận bàn sâu về chính sách thuế thu nhập của nước ta lúc bấy giờ.

Tiếp sau đó có tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân làm đề tài nghiên cứu về thuế giá trị giá tăng áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên cũng chưa đi sâu phân tích về chính sách thuế thu nhập của Việt Nam.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 2

Tác giả Tạ Văn Lợi cũng đề cập đến hoàn thiện công cụ thuế trong quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh đã luận giải sâu về các lý thuyết thuế mới như thuế Ramsey, gánh nặng thuế vv… nhưng trọng tâm luận giải phương pháp mới về đánh thuế chi phí thay cho đánh thuế doanh thu gia tăng.

Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Vương Thị Thu Hiền về “ Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO” đã phân tích và đánh giá những hạn chế của hệ thống chính sách thuế hiện hành khi gia nhập WTO và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong điều kiện giá nhập WTO. Luận án chủ yếu tập trung phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chưa đi sâu phân tích và đề xuất nhiều về giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.

3

Đề án đổi mới chính sách thuế của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính tập trung vào các cuộc cải cách chính sách thuế nhưng mang tính hệ thống tổng quát và triển khai theo các đề án cụ thể của từng đợt cải cách. Không riêng gì thuế thu nhập mà còn thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu vv… được cải cách toàn diện. Tuy nhiên, luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành từ năm 1991 và qua ba lần điều chỉnh thuế suất từ 32%, 28% và 25% thì thuế thu nhập cá nhân mới được ban hành năm 2009 và đang trong quá trình điều chỉnh nên vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu về tác động của thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, những điều bất cập của thuế thu nhập bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam chưa được xem xét cặn kẽ dưới giác độ hệ thống.

Mặt khác, việc thực thi các cam kết của WTO trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO vẫn có điều kiện Việt Nam chưa là nền kinh tế thị trường trong vòng 12 năm là một bất lợi lớn khi có tranh chấp bán phá giá trong thương mại. Vấn đề đáp ứng ngay các cam kết đơn thuần về thuế đã có nhiều nghiên cứu và bình luận nhưng những nghiên cứu sâu về điều chỉnh thuế thu nhập vừa đảm bảo các thiếu hụt nguồn thu do cắt giảm trên 10.600 dòng thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt còn đặt ra vấn đề vừa phải điều chỉnh thuế thu nhập của nước ta phải đạt yêu cầu quốc tế trong hội nhập và thúc đẩy nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển sớm hơn lộ trình 12 năm đã cam kết nhằm đưa nước ta được hưởng toàn phần và đầy đủ hơn những quy chế thương mại của WTO. Mặc dù, Việt Nam được ưu đãi theo quy chế các nước đang phát triển nhưng cũng tối đa trong lộ trình 3-7 năm và đến 2014 Việt Nam sẽ phải đối chọi với thực tế cạnh tranh bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức thương mại thế giới.

Từ những tổng quan tình hình nghiên cứu như nói trên, có thể nói đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu luận án này là không trùng lắp với những đề tài, luận án đã được nghiên cứu và công bố trong thời gian gần đây. Nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung nhiều vào tính hệ thống của riêng loại thuế thu nhập, các tác động và ảnh hưởng của nó. Các cách điều chỉnh và lộ trình điều chỉnh phù hợp với cam kết của Tổ chức thương mại thế giới.

4

3. Mục đích, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là đề xuất những giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO một cách có hệ thống, khả thi và tuân thủ các nguyên tắc của WTO.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên của WTO. Kinh nghiệm điều chỉnh và xu thế điều chỉnh thuế thu nhập của các nước trên thế giới, các bài học rút ra cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO. Áp dụng các phương pháp đánh giá tác động của quá trình điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam. Rút ra các kết luận về bài học thành công và những vấn đề cần đặt ra để tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO. Tổng hợp một cách có hệ thống quá trình điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO, đánh giá thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong thời gian tới.

- Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn đặt ra cho Việt Nam trong điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO và dựa trên những mục tiêu và quan điểm điều chỉnh thuế thu nhập, luận án sẽ đưa ra hệ thống các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.

Để đạt được mục đích và hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sẽ đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thế nào là hệ thống thuế thu nhập, bản chất, vai trò và nội dung như thế nào?

- Hệ thống thuế thu nhập của Việt Nam hiện nay theo trường phái nào? Sau khi là thành viên chính thức WTO Việt Nam có quyết tâm điều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết không?

- Các chính sách và cơ chế điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu theo cam kết chưa?

- Việt Nam đã cam kết thực thi về thuế khi là thành viên WTO những nội dung gì? Đạt mức độ nào? Còn vấn đề gì cần tiếp tục thực hiện.

5

- Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO như thế nào?

- Tác động và ảnh hưởng của các điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam ra sao?

- Quan điểm và mục tiêu điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO là gì?

- Để tiếp tục điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020 theo các cam kết của WTO cần có những giải pháp gì?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.

Phạm vi nghiên cứu: Điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO.

- Luận án tập trung nghiên cứu 2 luật thuế quan trọng nhất của loại thuế này là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, “hệ thống thuế thu nhập” được gọi tắt và được hiểu là “thuế thu nhập”.

- Luận án cũng tập trung nghiên cứu điều chỉnh chính sách thuế thu nhập, không đi sâu nghiên cứu về quản lý thuế của Việt Nam. “Điều chỉnh thuế thu nhập” trong luận án này được hiểu là “điều chỉnh chính sách thuế thu nhập”.Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu về: Nội dung điều chỉnh thuế thu nhập; Phương pháp điều chỉnh thuế thu nhập; Quy trình điều chỉnh thuế thu nhập; Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập.

Thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 đến nay. Đồng thời đi sâu nghiên cứu giai đoạn trước và sau năm 2007- thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân loại, sắp xếp, so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá để rút ra những nhận xét phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp toán kinh tế, mô hình phân tích SPSS trên cơ sở dữ liệu điều tra của 300 doanh nghiệp và cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập…Việc khảo sát và đánh giá chủ yếu phân tích các tác động của điều

6

chỉnh thuế thu nhập khi có sự điều chỉnh thuế từ mức TNDN 28% xuống 25% và TNCN khi đưa vào áp dụng và áp mức giảm trừ gia cảnh. Do đó, mẫu điều tra được thiết kế chủ yếu để nghiên cứu tác động của việc điều chỉnh thuế và thăm dò ý kiến về xu thế nên điều chỉnh thuế thu nhập theo hướng nào. Từ những kết quả đó mới sàng lọc và so với yêu cầu của WTO đã cam kết. Tác giả không đặt mục tiêu điều tra tất cả các nội dung và câu hỏi nghiên cứu trong một đợt điều tra ngắn hạn này. Các số liệu điều tra sẽ được sử dụng kiểm chứng kết quả nghiên cứu chủ yếu về tác động của điều chỉnh thuế thu nhập.

- Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp quy nạp, ngoại suy để dự báo các tác động và ảnh hưởng của các điều chỉnh thuế thu nhập. Đánh giá lợi ích và chi phí cho một số giải pháp để xác thực tính khả thi của giải pháp.

6. Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO tác giả đã có những ý tưởng mới về việc áp dụng các cơ chế tín dụng thuế, tránh thuế chồng lên thuế … Luận án có quan điểm rõ ràng về việc chuyển dần hệ thống thuế Việt Nam nặng về gián thu hiện nay sang hệ thống thuế nặng về trực thu với hai loại thuế thu nhập chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, những đóng góp đó là:

- Thứ nhất là: Qua việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập, các nội dung điều chỉnh, phương pháp và quy trình điều chỉnh thuế thu nhập, luận án đề cập đến các mô hình tác động thuế, đồ thị hóa các tác động và luận giải chính sách thuế thu nhập là ít bị méo mó nhất khi thu thuế. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều chỉnh thuế thu nhập dưới dạng so sánh tổng thể gánh nặng thuế trên cá nhân, doanh nghiệp và sản phẩm. Tác giả chắt lọc kinh nghiệm điều chỉnh thuế thu nhập của các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam để rút ra những bài học cần thiết khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết đối với WTO.

- Thứ hai là: Trên cơ sở các phân tích sâu về điều chỉnh thuế thu nhập khi Việt Nam là thành viên WTO, tác giả đóng góp về các phân tích ứng dụng đồ thị hóa các tác động khi áp dụng thuế thu nhập. Từ đó, có những đánh giá về thực trạng, rút ra kết luận về những bài học thành công cũng như những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh và nguyên nhân của những hạn chế đó.

7

- Thứ ba là: Sau khi tổng hợp các mục tiêu tổng quát và cụ thể điều chỉnh thuế thu nhập đến 2020 của Chính phủ, tác giả đề xuất 5 quan điểm riêng về điều chỉnh thuế thu nhập để làm cơ sở đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về nội dung điều chỉnh, về phương pháp và quy trình điều chỉnh, đồng thời đề xuất những giải pháp bổ trợ nhằm hỗ trợ thực hiện thành công các nhóm giải pháp đã đề xuất.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viết tắt và các đồ thị, các phần mở đầu và kết luận, danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm ba chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên Tổ chức thương mại thế giới

Chương 2: Thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới

Chương 3: Giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới

8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ĐIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


1.1. Thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập

1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập

1.1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập

Để hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập. Hiện nay trên thế giới còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập tuỳ theo mục đích của các nhà nghiên cứu.

Đại diện cho lý thuyết về sự bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu nhập là G.Schamt coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung cho một người nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hai nhà kinh tế Anh là R.M.Haig và H.C. Simons (còn gọi là định nghĩa Haig- Simons) cho rằng thu nhập là tổng đại số của các giá trị thị trường, các quyền lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định [30].

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul.A.Samuelson thì thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) [30]. Thuật ngữ “tiền” ở đây được hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán.

Qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy chung nhất thì thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân hoặc pháp nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022