17
gian dài. Vì bất kỳ sự chênh lệch và khác biệt nào đều nảy sinh cơ chế “xin-cho” và độc quyền gây ra sự méo mó chính sách thuế thu nhập. Bản chất thuế thu nhập cần phải công bằng, hiệu quả và minh bạch.
- Nguyên tắc 2: Điều chỉnh chính sách thuế thu nhập phải gắn với chủ trương và chính sách phát triển kinh tế từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập không nhằm tận thu mà phải góp phần nuôi dưỡng nguồn thu.
Mặc dù xây dựng các chính sách thuế phải đảm bảo bao quát nguồn thu nhưng cũng đòi hỏi phải đáp ứng yêu cẩu gắn với các chủ trương chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử. Việc xây dựng các chính sách ưu tiên, miễn giảm thuế cũng dựa trên nguyên tắc cân đối tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổng số huy động vào ngân sách Nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua là chỉ tiêu định hướng quan trọng để từ đó xác định cơ cấu thu cho từng loại thuế trong đó có thuế thu nhập. Trong khi cân đối liên ngành lại cần điều chỉnh theo chính sách phát triển kinh tế của đất nước tùy từng lĩnh vực và ngành nghề. Chế độ thu sẽ khác nhau giữa các lĩnh vực công nghệ cao, vùng đặc biệt khó khăn…
- Nguyên tắc 3: Điều chỉnh thuế thu nhập phải bao quát nguồn thu. Tất cả các nguồn thu nhập đều được xác định làm cơ sở tính thuế. Nếu có xét khoản giảm trừ hay ưu đãi cần có chính sách riêng chứ không nên đưa bất kỳ loại thu nhập nào vào diện không được điều chỉnh. Đã là thu nhập thì nên được điều chỉnh bởi chính thuế thu nhập và vì vậy điều chỉnh chính sách thuế thu nhập phải bao quát hết các nguồn thu nhập.
Khi xây dựng chính sách thuế thu nhập sẽ bao quát tất cả các ngành và lĩnh vực nền kinh tế để đảm bảo bao quát nguồn thu. Trong trường hợp các ngành và lĩnh vực đó không phát sinh thu nhập hay được miễn thuế thu nhập thì số thuế xác định sẽ bằng không. Điều đó có nghĩa là không thể xây dựng chính sách theo tình hình phát sinh thu nhập mà phải xây dựng trước và bao quát toàn bộ nguồn thu.
- Nguyên tắc 4: Điều chỉnh chính sách thuế phải đảm bảo tính linh hoạt. Không nên xây dựng một chính sách thuế áp dụng chung cho các loại đối tượng hay các loại thu nhập.
Mặc dù điều chỉnh chính sách thuế cần sự ổn định và minh bạch những cũng phải linh hoạt đáp ứng sự vận động và biến đổi của kinh tế thị trường và của từng
18
giai đoạn lịch sử. Thậm chí, sự linh hoạt còn cho phép các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương tham gia một cách tích cực và hiệu quả khi xây dựng và thực thi chích sách thuế thu nhập. Các quốc gia phát triển thường nới rộng biên độ linh hoạt cho các bang và tiểu bang, vùng miền hay địa phương lựa chọn và thực thi chính sách thuế thu nhập nhưng vẫn trong khuôn khổ của chính sách thuế thu nhập chung của quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 1
- Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 2
- Nguyên Tắc, Phương Pháp Và Quy Trình Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập
- Yêu Cầu “Hỗ Trợ Các Nước Đang Phát Triển Và Kém Phát Triển”
- Điều Chỉnh Mức Giảm Trừ Chung Của Một Số Quốc Gia
- Thực Trạng Điều Chỉnh Thuế Thu Nhập Trong Điều Kiện Việt Nam Là Thành Viên
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Quán triệt các nguyên tắc đó, khi điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cần phải có phương pháp phù hợp.
1.1.3.2. Phương pháp điều chỉnh thuế thu nhập
- Phương pháp điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp:
Xét về cách thức tác động, có phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương thức điều chỉnh gián tiếp. Khi phát sinh những thu nhập bất thường của những nhóm lợi ích trong xã hội thì có thể ban hành chính sách điều chỉnh trực tiếp đối với các nhóm đối tượng đó để thu thuế. Nếu sử dụng các chính sách điều chỉnh nguồn gốc sinh ra các loại thu nhập bất thường có thể điều chỉnh lại mức sinh lời của từng loại thu nhập của các hoạt động kinh tế sinh ra. Thông thường áp dụng điều chỉnh trực tiếp đối với thu nhập cá nhân và điều chỉnh gián tiếp đối với thu nhập doanh nghiệp. Vì bản thân cá nhân có những phát minh sáng chế, thu tiền bản quyền, thừa kế vv… mang tính đột xuất nên điều chỉnh chính sách trực thu. Đối với các doanh nghiệp khi lợi dụng những kẽ hở trong các chính sách kinh tế, những lợi ích bất thường do khai thác tài nguyên
… nên điều chỉnh gián tiếp làm cho thu nhập trở lên hài hòa và hợp lý hơn. Thu thuế thu nhập gián tiếp hay trực tiếp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tâm lý, ý thức và trình độ của bộ máy quản lý thuế… Vì vậy, các quốc gia phát triển thường sử dụng chính sách thuế trực thu nhiều hơn gián thu vì ưu điểm là công bằng hơn, chính xác hơn nhưng cũng dễ bị phản ứng hơn. Ngược lại, các nước kém phát triển hoặc hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện sẽ lựa chọn thu thuế thu nhập gián tiếp nhiều hơn.
- Phương pháp hành chính và phi hành chính:
Xét về biện pháp áp dụng: Có phương pháp hành chính và phi hành chính. Những biện pháp hành chính có thể là điều chỉnh thủ tục và thể lệ kê khai, nộp thuế
19
còn các biện pháp phi hành chính tập trung vào chế độ và chính sách thuế thu nhập. Khi điều chỉnh thuế thu nhập cần chú trọng cả hai biện pháp điều chỉnh này cho phù hợp với đối tượng, tình hình và điều kiện thu và nộp thuế. Các biện pháp này thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm thuận lợi cho công tác quản lý thuế và đưa chính sách thuế vào cuộc sống dễ dàng hơn.
- Phương pháp chủ động và thụ động:
Xét về cách tiếp cận điều chỉnh: Phương pháp chủ động và phương pháp thụ động. Phương pháp chủ động đưa ra các chính sách thuế thu nhập điều chỉnh dựa trên các nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế. Khi ban hành hướng dẫn điều chỉnh các luật thuế thu nhập áp dụng cách này. Mặt khác, điều chỉnh chính sách thuế thu nhập nhằm sửa chữa và chỉnh lại những bất cập của thuế thu nhập thường là do những phát sinh trên thực tiễn xảy ra. Phương pháp chủ động hay thụ động thường giao thoa trong các chính sách điều chỉnh thuế thu nhập. Sử dụng cả hai phương pháp này sẽ có những chính sách điều chỉnh thuế thu nhập hợp lý hơn.
1.1.3.3. Quy trình điều chỉnh thuế thu nhập
Điều chỉnh chính sách thuế thu nhập phải dựa vào rất nhiều các khảo sát, các ý kiến để lựa chọn những nội dung phù hợp trước khi ban hành các văn bản điều chỉnh. Bản thân các chính sách thuế thu nhập luôn mang tính lịch sử nên trong những giai đoạn nhất định sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần xử lý. Vì vậy, theo định kỳ các cơ quan quản lý đều có những sơ kết hay tổng kết việc thực hiện chính sách thuế thu nhập nhằm điều chỉnh cho kịp thời. Mặt khác, những trường hợp có những bức xúc hay bất cập về chính sách thuế thu nhập thường được các cơ quan hữu quan thu thập thông tin để điều tra chỉnh lý. Dù xuất phát từ những nguồn khác nhau những quy trình để điều chỉnh chính sách thuế phải thống nhất và chuẩn tắc. Để điều chỉnh chính sách thuế thu nhập, Nhà nước cũng dựa vào các bước sau đây đề điều chỉnh thuế thu nhập:
- Bước 1: Tổng kết, sơ kết chính sách định kỳ hoặc thu thập các bất cập chính sách thuế thu nhập.
- Bước 2: Phân tích và đánh giá thực hiện chính sách thuế thu nhập.
- Bước 3: Xác định mục tiêu điều chỉnh, phương pháp và nội dung điều chỉnh.
20
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch và lộ trình điều chỉnh.
- Bước 5: Soạn thảo dự thảo văn bản điều chỉnh chính sách thuế thu nhập.
- Bước 6: Lấy ý kiến, hoàn chỉnh văn bản điều chỉnh.
- Bước 7: Trình cấp thẩm quyền ký duyệt và ban hành điều chỉnh chính sách thuế thu nhập.
Quy trình điều chỉnh chính sách thuế thu nhập thường phải có thời gian nhất định vì các chính sách được ban hành ra phải có thời gian kiểm chứng. Thời gian ban hành chính sách điều chỉnh thuế thu nhập tùy thuộc nhiều vào nội dung và phương pháp điều chỉnh. Các công cụ điều chỉnh cũng được sử dụng rất linh hoạt từ các công văn, chỉ thị đến các thông tư và quyết định. Các cấp được phân cấp ban hành cũng theo quy trình này để phân tích và ban hành văn bản đúng thẩm quyền. Các cơ quan liên quan cũng phối hợp và tham gia theo mức độ phân quyền theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập
PA1+P1
Tổng lợi ích xã hội- Đường khả thi sản xuất
PA0+P0
Đường giới hạn khả năng sản xuất
PA1*+P1*
Lợi ích doanh nghiệp-chi phí cá nhân, công cộng
Chi phí NN và cá nhân
Chi phí Chi phí cá NN&DN nhân và DN
P1
P0
Lợi ích cá nhân
Lợi ích Nhà nước
Lợi ích doanh nghiệp
P1*
PA1 PA0 PA1*
Hàng hoá công cộng
Lợi ích công cộng-chi phí cá nhân& doanh nghiệp
Hình 1.1: Tác động của điều chỉnh thuế thu nhập tới chủ thể (đánh giá tác động của chính sách RIA)
Nguồn: [30, trang 499-505 và 44, trang 129]
21
Trong quá chỉnh điều chỉnh tất yếu nảy sinh việc xác định mối quan hệ lợi ích và chi phí dẫn đến mỗi chủ thể tham gia trong chuỗi điều chỉnh đều có sự quan tâm khác biệt. Nếu chồng lấn giữa các lợi ích, giữa các chi phí sẽ dẫn đến sự đấu tranh và phản ứng nên mô hình phân tích tác động lợi ích-chi phí và đánh giá ảnh hưởng chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) là mô hình phân tích khá phổ biến hiện nay khi ban hành điều chỉnh bất kỳ một chính sách nào đó.
Đối với chính sách thuế thì mức độ tác động mạnh mẽ hơn và trực tiếp hơn. Do đó, để thấy rõ các lợi ích và chi phí của các đối tượng tham gia trong chuỗi điều chỉnh thuế thu nhập cần phải có những phân tích đánh giá tổng thể như sau:
Một là: Xác định các vấn đề ưu tiên dựa trên các tiêu chí rõ ràng;
Hai là: Xác định các mục tiêu của vấn đề;
Ba là: Lựa chọn các giải pháp để giải quyết từng vấn đề;
Bốn là: Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích chính cho từng vấn đề;
Năm là: Xác định các dữ liệu phân tích;
Sáu là: Xác định cách thức thu thập dữ liệu và tham vấn về phương pháp đó;
Bảy là: Thu thập, tập hợp dữ liệu và tham vấn;
Tám là: Đánh giá, phân tích các dữ liệu đã thu thập được;
Chín là: Nhóm nghiên cứu dự thảo thống nhất về cách diễn giải kết quả phân tích, thống nhất các giải pháp và kết luận;
Mười là: Viết báo cáo RIA.
Sau khi phân tích và đánh giá sẽ tập hợp toàn bộ các phương án điều chỉnh và cân đối các vùng chồng lấn để tìm phương án hiệu quả nhất với mục tiêu điều chỉnh như hình 1.3.
Giá cả hàng hóa cá nhân càng cao doanh nghiệp càng được lợi nhưng cá nhân và xã hội phải bỏ ra chi phí nhiều hơn và ngược lại. Khi Nhà nước có nhiều hàng hóa công cộng với giá cao thì nhiều người được hưởng nhưng chi phí cá nhân và doanh nghiệp cũng cao hơn. Như vậy, xét về trục dọc khi doanh nghiệp được hưởng lợi về giá khi điều chỉnh chính sách thuế thu nhập thì chỉ có doanh nghiệp có lợi hơn so với người tiêu dùng và Nhà nước, mặc dù gián tiếp khi doanh nghiệp phát triển cũng làm tăng đóng góp cho Nhà Nước và tăng phúc lợi cho người lao động. Nếu xét tác động điều chỉnh thuế thu nhập về phí trục ngang thì khi giá hàng
22
công cộng tăng số người được hưởng sẽ ít đi nhưng chi phí cá nhân và doanh nghiệp đóng góp cũng cao lên. Vì vậy, tác động điều chỉnh chính sách thuế thu nhập có tổng lợi ích xã hội cao nhất khi ở mức giá P0 +PA0 (phần diện tích của cả ba mầu xanh, đỏ, vàng đạt mức giới hạn đường khả thi sản xuất). Do đó, giá cả ngang bằng với sức chi trả của người dân và giá cả hàng hóa cá nhân phù hợp với hàng hóa công cộng luôn đem lại tổng lợi ích xã hội cao nhất khi điều chỉnh bất kỳ chính sách thuế thu nhập nào. Đó cũng là xu hướng quan trọng nhất hiện nay mà bất kỳ thể chế chính trị nào cũng cần phải quan tâm khi điều chỉnh chính sách thuế không được gây “sốc” hay “đột biến” về giá cả các hàng hóa công cộng như dịch vụ y tế, giá hàng hóa bình ổn khi kích cầu tiêu thụ…
1.2. Yêu cầu, điều kiện và lộ trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên WTO
1.2.1. Khái quát về WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế được thành lập năm 1994, là nơi đề ra những quy định điều tiết hoạt động thương mại của các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Tiền thân của WTO là hiệp định về thuế quan năm 1947 GATT. GATT là một hiệp định tổng hợp gồm 38 điều chứa đựng những quy định chung về thương mại hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về tổ chức thương mại thế giới, cần làm rõ một số vấn đề trọng tâm như mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức của WTO.
WTO có nhiệm vụ đưa ra khung thể chế chung nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa các nước thành viên thông qua các hiệp định và các công cụ pháp lý có liên quan. WTO có hai nhóm hiệp định chính là các hiệp định đa phương và các hiệp định nhiều bên. Hiệp định đa phương là những hiệp định mà mọi thành viên của WTO phải có nghĩa vụ thi hành và không có ngoại lệ. Hiệp định nhiều bên là những hiệp định chỉ ràng buộc pháp lý đối với những thành viên tham gia ký kết, và hoàn toàn không ràng buộc bất kỳ nghĩa vụ và quyền hạn nào đối với những thành viên không tham gia ký kết.
WTO có ba cơ quan chủ yếu là Hội nghị Bộ trưởng, Đại Hội đồng và Ban thư ký, trong đó Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng là các cơ quan có quyền ra quyết định (xem mô hình tổ chức của WTO tại Phụ lục 2).
23
Thành viên của WTO là các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ hải quan có quy chế tự trị về kinh tế. Đây là một điểm khác biệt với các thành viên Liên hiệp quốc chỉ là các quốc gia có đầy đủ quyền biểu quyết về chính trị. Mục đích của tổ chức thương mại thế giới là nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển và xóa bỏ dần các rào cản thương mại giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó, các vùng lãnh thổ hải quan cũng được phép gia nhập WTO. Hiện nay, WTO đã có 156 thành viên và Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Tổ chức thương mại thế giới ngày càng lớn mạnh, chiếm hơn 90% thương mại và đầu tư của thế giới. Các quốc gia làm quan sát viên đều phải bắt đầu đàm phám gia nhập trong vòng 5 năm kể từ ngày trở thành quan sát viên. Các nước và vùng lãnh thổ hải quan đã trở thành quan sát viên tính đến hết tháng 12/2007 là 30 nước do đó trong tương lai tổ chức thương mại thế giới sẽ luôn là tổ chức lớn nhất về kinh tế trên thế giới. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới là tham gia vào thị trường chung theo những qui định và luật lệ quốc tế.
1.2.2. Các yêu cầu điều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO
Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát cả một phạm vi rộng lớn các hoạt động thương mại, quốc tế. Các hiệp định đó liên quan đến thương mại hàng hóa, thương mại, dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư quốc tế, không loại trừ các hoạt động trong nông nghiệp, hàng dệt và may mặc, ngân hàng, vô tuyến viễn thông, mua sắm của chính phủ, các tiêu chuẩn công nghiệp, các quy định về vệ sinh thực phẩm, và trong các lĩnh vực khác. Tuy vậy, các nguyên tắc cơ bản, các nguyên tắc nền tảng của thương mại, kinh doanh toàn cầu được thiết kế xuyên suốt toàn bộ các hiệp định. Có thể nêu lên một số nguyên tắc cơ bản sau đây của các chính sách, quy tắc, luật chơi của thương mại, kinh doanh toàn cầu của WTO.
1.2.2.1. Yêu cầu “không phân biệt đối xử”
Yêu cầu “không phân biệt đối xử” là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, nó được thực hiện thông qua hai chế độ. Đó là chế độ đối xử tối huệ quốc và chế độ đối xử quốc gia.
Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc MNF (Most – favoured – nation treatment). Đối xử tối huệ quốc có nghĩa là
24
dành sự ưu đãi như nhau cho mọi đối tác, tức là không được phép phân biệt đối xử giữa các nước đối tác thương mại khác nhau.
Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia NT (National treatment). Nguyên tắc này có nghĩa là phải có sự đối xử bình đẳng giữa trong nước và nước ngoài, không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.
1.2.2.2. Yêu cầu “tự do hóa thương mại”
Thương mại ngày càng tự do có thể nói là mục tiêu mà GATT và WTO theo đuổi suốt quá trình hoạt động của mình. Tự do hóa thương mại không chỉ được quán triệt trong GATT và trong các hiệp định của WTO mà còn cả trong thực tiễn hoạt động của chúng. GATT và tiếp theo các hiệp định của WTO đã đưa ra các điều khoản và quy tắc rằng buộc và thúc đẩy các nước thành viên mở cửa thị trường. Đồng thời những vấn đề khác như thủ tục hành chính rườm rà và các chính sách hối đoái cũng được đưa ra xem xét để sửa đổi phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại.
1.2.2.3. Yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh công bằng
WTO tuân theo nguyên tắc tự do thương mại do đó một hệ thống kinh tế thị trường tự do luôn được đề cao. Tuy nhiên, còn có một số qui định chưa thể mang tính tự do như nhau bởi các thành viên của WTO có trình độ phát triển về kinh tế rất khác nhau, bao hàm cả các nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. Tổ chức thương mại thế giới vẫn cho phép duy trì thuế quan và các biện pháp bảo hộ trong trường hợp đặc biệt. Do đó, để yêu cầu này đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn, WTO cũng hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Theo WTO, trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc Chính phủ trực tiếp cung cấp tiền (cho không, cho vay với điều kiện ưu đãi, cấp thêm vốn), chính phủ bảo lãnh trả các khoản vay, Chính phủ hoãn các khoản thuế phải thu, Chính phủ cung cấp hoặc mua hàng hóa, dịch vụ với giá cả thuận lợi cho doanh nghiệp… Theo hiệp định SCM, các thành viên của WTO không bị bắt buộc phải bỏ tất cả các khoản trợ cấp mà chỉ cấm hoặc