Quan Niệm Về Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới


đã đến gần với khái niệm KKTCK nhưng chưa chỉ rõ nó phản ánh những quan hệ kinh tế nào.

- Thứ hai, KKTCK là tổ chức kinh tế hoạt động trong một không gian kinh tế - xã hội tại các vùng cửa khẩu biên giới, xác định về phạm vi ranh giới cụ thể. Đó là không gian kinh tế mở, được xét trên hai phương diện: một mặt, mở cửa giao lưu kinh tế, khoa học – kỹ thuật, đầu tư kinh doanh với quốc gia có cùng chung biên giới; mặt khác, mở cửa tăng cường liên kết kinh tế với các ngành, các vùng, các miền của cả nước. Như vậy, KKTCK xét về địa kinh tế, vừa có ảnh hưởng lan tỏa vừa có sự hội tụ của một trung tâm, đầu mối kinh tế. Đồng thời, việc xây dựng phát triển các KKTCK ở nước ta hiện nay không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có tác động tích cực đến các mặt của đời sống chính trị - xã hội; giữ vững an ninh nơi biên giới và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Sự phát triển KKTCK gắn liền với quá trình đô thị hóa và hình thành các khu đô thị ở vùng cửa khẩu biên giới. Xu hướng phát triển các khu kinh tế hiện đại trên thế giới hiện nay theo mô hình thành phố - trung tâm kinh tế; vừa tổ chức các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, dịch vụ vừa tổ chức đời sống xã hội của bộ phận dân cư sinh sống trong các khu kinh tế nói chung và KKTCK nói riêng. Ý kiến thứ hai cho rằng: “KKTCK có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống”, đó chỉ là những quy định của cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập KKTCK phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, phạm vi, tính chất hoạt động của KKTCK. Song về cơ bản KKTCK là không gian tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Thứ ba, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong các KKTCK lấy giao lưu kinh tế với các quốc gia có cùng chung biên giới làm nòng cốt: như là thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh, các loại hình dịch vụ. Có thể coi đây là đặc trưng cơ bản của KKTCK, phân biệt KKTCK với các KCN, KCX, khu công nghệ cao. Do tính đặc thù của các hoạt động kinh tế, đòi hỏi


phải có cơ chế, chính sách quản lý riêng cho các KKTCK. Chúng tôi đồng tình chia sẻ với các tác giả, các cơ quan nghiên cứu quan niệm này về KKTCK. Nhà nước quản lý các KKTCK bằng chiến lược, định hướng phát triển các KKTCK được thể hiện ở quy hoạch, kế hoạch của các cấp, các ngành và địa phương có cửa khẩu. Trên cơ sở đó ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với hoạt động kinh tế đặc thù của KKTCK. Cơ chế hoạt động của KKTCK phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đồng thời phù hợp với các thông lệ của luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế về thuế quan, tự do thương mại, xuất nhập khẩu… Các chính sách kinh tế được xem như là công cụ quản lý của Nhà nước. Bằng các chính sách XNX, chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư… để bảo vệ sản xuất trong nước, khuyến khích sản xuất mặt hàng này, hạn chế mặt hàng khác, điều tiết phân phối lại, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Tổ chức thực hiện các chính sách đó thông qua hoạt động của bộ máy phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng: quản lý thị trường với thuế vụ và hải quan. Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế tại KKTCK trong việc chấp hành các quy định của ngành, địa phương và pháp luật của Nhà nước.

- Thứ tư, KKTCK với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế, được Nhà nước lập ra nhằm mục đích nhất định. Ngay từ khi lập đề án xây dựng KKTCK đã xác định rõ mục đích cụ thể hoạt động của KKTCK là gì, phương hướng, mục đích phát triển của nó như thế nào, sẽ là khiếm khuyết, thiếu hoàn chỉnh nếu trong khái niệm KKTCK không thể hiện rõ mục đích hoạt động của KKTCK. Bởi vì, một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế là phải xác định đúng đắn, mục đích đạt được của hoạt động kinh tế đó trong cả quá trình hoặc từng giai đoạn nhất định. Các biện pháp, chính sách kinh tế cụ thể nhằm đạt được các mục đích đã xác định. Mục đích cơ bản, lâu dài hoạt động của KKTCK là thực hiện một cách có hiệu quả quan hệ kinh tế đối


ngoại và phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại địa phương có các cửa khẩu biên giới. Như chúng ta đã biết, chủ trương của Đảng ta trong hoạt động kinh tế đối ngoại là: chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực hiện các chủ trương trên hay nối liền các chủ trương thành hiện thực được tổ chức tự giác, thông qua hoạt động của KKTCK. Đồng thời ở nước ta cửa khẩu biên giới ở những nơi xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Mục đích xây dựng các KKTCK nhằm phát triển kinh tế

- xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Qua những phân tích trên về nội hàm khái niệm KKTCK, dựa trên sự kế thừa phát triển những quan niệm của một số nhà nghiên cứu. Tổng hợp lại theo quan điểm của tác giả về KKTCK như sau:

KKTCK biên giới là hình thức tổ chức kinh tế, phản ánh các quan hệ tổ chức – quản lý. Đó là không gian kinh tế - xã hội gắn liền với cửa khẩu biên giới, trong đó diễn ra các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh và các loại hình dịch vụ được thực hiện bằng các cơ chế, chính sách riêng, nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới.

Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 4

Cách hiểu này nêu rõ hai vấn đề cốt lõi của KKTCK biên giới:


1) KKTCK biên giới là một không gian lãnh thổ về kinh tế, đồng thời cũng là không gian lãnh thổ về dân cư;

2) KKTCK lấy hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới làm hoạt động chính.


Ba là, phân biệt giữa KKTCK với các KKT khác: qua phân tích, có thể nhận thấy các khái niệm về KKT tự do, KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu thương mại – công nghiệp, khu phi thuế quan, khu hợp tác kinh tế biên giới, khu giao lưu kinh tế biên giới, cửa khẩu, khu vực quanh biên giới, KKTCK... đều là các loại hình của KKT, chúng có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ sự khác nhau về mục đích, đối tượng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế, song về nội hàm thì đây là một khu vực không gian kinh tế với những chính sách ưu đãi riêng biệt nhằm khai thác các lợi thế so sánh, phát huy và kích thích phát triển kinh tế trên địa bàn, địa phương hoặc khu vực. Có thể nêu khái quát những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa KKTCK với các loại hình KKT khác như sau:

- Giống nhau là ở chỗ, chúng được thành lập trên cơ sở quyết định của cấp có thẩm quyền với một số cơ chế, chính sách ưu đãi; có một không gian kinh tế hoặc một vị trí xác định; đều nhằm mục đích là thúc đẩy kinh tế của địa phương, vùng hoặc cả nước phát triển.

- Khác nhau là ở chỗ, để thành lập KKTCK biên giới trước hết phải gắn với vị trí cửa khẩu; mục đích của KKTCK là ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp; trong đó quan trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ. Hoạt động KTCK chủ yếu là giao thương hàng hóa và du lịch qua cửa khẩu đất liền giữa hai nước (có thể đến cả nước thứ ba); thông qua phát triển kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới. Sự phát triển của KKTCK chịu sự tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên mậu của các nước láng giềng có chung đường biên giới.

1.1.1.2. Quan niệm về phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới


Phần trên đã phân tích làm rõ nội hàm khái niệm KKTCK. Bằng sự trừu tượng, KKTCK được xem xét trong trạng thái “tĩnh” mới có thể nhận biết được mặt bản chất, những thuộc tính vốn có quy định “nó là nó” để phân biệt KKTCK với các loại hình của KKT khác. Nếu như khái niệm KKTCK là gì, thì phát triển KKTCK là khái niệm phản ánh sự vận động biến đổi của nó diễn ra như thế nào. Cho nên phát triển KKTCK được xem xét trong trạng thái “động”.

Phát triển KKTCK là khái niệm phức tạp và còn khá mới mẻ, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy, hầu như chưa từng có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vận dụng phương pháp của kinh tế - chính trị Mácxít và những nguyên lý của kinh tế học phát triển, để xem xét sự phát triển KKTCK ở các khía cạnh sau đây:

Phát triển KKTCK, trước tiên đó là quá trình kinh tế được nhận thức tự giác, tổ chức không gian kinh tế thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia có cùng chung biên giới. Chúng ta biết, bất cứ quá trình kinh tế nào diễn ra đều chịu sự chi phối của các quy luật khách quan. Song tính khách quan của quy luật không đồng nghĩa với tự phát và khách quan không có nghĩa là không có sự tham gia của con người. Đặc điểm hoạt động của quy luật kinh tế thông qua hoạt động của con người và con người là thực thể có ý thức, nhận thức vận dụng tự giác, tổ chức hoạt động kinh tế phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế không được nhận thức vận dụng tự giác, thì quá trình kinh tế vẫn diễn ra nhưng mang tính tự phát như: “bàn tay vô hình” của A.Smith hay C.Mác cho rằng đó là “lực lượng đằng sau người sản xuất”. F.Anghen còn gọi đó là “bà chủ quỷ quái”, nhưng khi đã hiểu được bản chất của nó, thì có thể biến nó thành “cô đầy tớ trung thành, ngoan ngoãn”.

Do vậy, về nhận thức nếu cho rằng phát triển KKTCK là khách quan hay chủ quan, hoặc là thế này hoặc là thế kia ở hai thái cực đối lập nhau thì


đều là phiến diện. Theo cách hiểu như đã phân tích ở trên, phát triển KKTCK không còn là khái niệm trừu tượng nữa mà là quá trình kinh tế diễn ra trong hiện thực. Đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ và chất lượng hoạt động KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, năng lực, hiệu lực quản lý của Nhà nước, đường lối kinh tế đối ngoại, quan hệ với đối tác… Phát triển KKTCK là quá trình từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, đây là quá trình biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất hoạt động của KKTCK. Điều đó có nghĩa là, không thể áp đặt một hình thức tổ chức quản lý khi chưa đủ những điều kiện cần thiết.

- Phát triển KKTCK là sự mở rộng không gian kinh tế, tăng trưởng thương mại, kim ngạch XNK, tăng quy mô vốn đầu tư, tăng doanh thu các hoạt động dịch vụ: du lịch, tài chính ngân hàng, thương mại… Sự tăng lên về quy mô, tốc độ, sản lượng đó gắn liền với chuyển dịch hoàn thiện cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế. Như vậy, hiểu phát triển KKTCK không chỉ đơn thuần tăng thêm về lượng của các bộ phận, các yếu tố. Tuy nhiên phát triển KKTCK, trước hết phải là tăng trưởng thương mại, các dịch vụ, quy mô đầu tư, nếu không có tăng trưởng các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì không có phát triển. Song không phải tất cả mọi sự tăng thêm về quy mô, tốc độ, sản lượng đều là phát triển, mà phát triển KKTCK có nội hàm rộng hơn tăng trưởng các yếu tố hoạt động kinh tế. Thực chất sự tăng thêm quy mô, tốc độ, sản lượng là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành tức là thay đổi cấu trúc (cơ cấu kinh tế). Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Phát triển KKTCK được thực hiện trong thể chế kinh tế nhất định. Ở nước ta hiện nay, đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo đó, hoạt động kinh tế của các KKTCK vừa tuân theo


nguyên tắc thị trường vừa chịu sự quản lý của Nhà nước. Đảm bảo cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại cạnh tranh bình đẳng tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và những thông lệ quốc tế.

- KKTCK là hình thức tổ chức thực hiện các quan hệ kinh tế đối ngoại. Mục đích phát triển KKTCK là nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển không gian kinh tế - xã hội bền vững khu vực của cửa khẩu biên giới, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo về chủ quyền quốc gia.

Như vậy, phát triển KKTCK đó là quá trình nâng cao trình độ, mức độ, chất lượng hoạt động của KKTCK dựa trên những điều kiện tiền đề nhất định. Đó là sự mở rộng không gian kinh tế - xã hội, tăng trưởng thương mại, tăng thêm kim ngạch XNK, tăng doanh thu các loại dịch vụ… gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và phát triển bền vững khu vực cửa khẩu biên giới.

Khái niệm phát triển KKTCK biên giới như trên làm rõ hai vấn đề:

1) Nội dung phát triển KKTCK là phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế, không gian lãnh thổ về xã hội (dân cư) và hoạt động trung tâm là giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới.

2) Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của KKTCK liên quan đến cơ chế, chính sách, tổ chức, quản lý phù hợp với vùng biên giới.

1.1.2. Tính quy luật, điều kiện hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới

1.1.2.1. Tính quy luật hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới


Thứ nhất, trình độ phát triển càng cao của lực lượng sản xuất, nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng làm xuất hiện những hình thức tổ chức, trao đổi hoạt động kinh tế mới giữa biên giới các quốc gia.

Khi lực lượng sản xuất phát triển làm cho các mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia. Từ chỗ trao đổi tự nhiên trên cơ sở các sản vật sẵn có, thông qua các thời đại khác nhau, ngày nay cùng với xu thế phát triển chung thì sự trao đổi, buôn bán đó đã trở thành các hoạt động thương mại ở nhiều quy mô, tầng nấc khác nhau, từ trao đổi địa phương đến quy mô quốc gia, từ phạm vi nội bộ quốc gia đến giữa các quốc gia lân cận và xuyên quốc gia.

Qúa trình trao đổi hoạt động kinh tế giữa các nước có cùng biên giới cũng thay đổi, phát triển, kể cả nội dung, quy mô và hình thức tổ chức, từ thấp tới cao.

Về nội dung trao đổi, đầu tiên là trao đổi sản phẩm hàng hóa giữa biên giới các nước. Song trình độ lực lượng sản xuất phát triển cao, việc trao đổi không dừng lại ở trao đổi hàng hóa, mà còn trao đổi hoạt động dịch vụ, không chỉ hợp tác trao đổi thương mại (theo nghĩa hẹp) mà còn hợp tác sản xuất. Quy mô dung lượng hàng hóa dịch vụ và sản xuất ngày càng lớn, phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu về trao đổi hợp tác kinh tế biên giới ngày càng tăng, hình thức tổ chức hoạt động trao đổi vì thế ngày càng phát triển, từ chỗ trao đổi tự phát, sang trao đổi có tổ chức, từ chỗ trao đổi qua các điểm (chợ) biên giới rải rác trên dọc đường biên đến chỗ hình thành các tụ điểm qua cửa khẩu và phát triển thành KKTCK biên giới.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển KKTCK biên giới là quá trình có tính quy luật. Nó do yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội hóa sản xuất, của hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí