Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 2


Riêng tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam có 7 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) với 18 cửa khẩu quốc tế, quốc gia và 1.463 km đường biên giới, hiện đã có 8 KKTCK được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

Từ khi mở cửa biên giới, các KKTCK này đã trở thành vùng kinh tế động lực đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng; đặc biệt là hệ thống các cửa khẩu quốc tế tiếp giáp với Trung Quốc. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế, là một thị trường rộng lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng cũng tăng lên rất nhanh. Nước ta đã có quan hệ truyền thống lâu đời với Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Nam tiếp giáp với Việt Nam. Các tỉnh này đang trong thời kỳ bùng nổ phát triển, có nhu cầu tiêu dùng lớn, thị hiếu không cao, khoảng cách địa lý không xa nên chúng ta có nhiều điều kiện để mở rộng quan hệ kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.

Tuy vậy, việc phát triển các KKTCK ở Việt Nam nói chung và các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam nói riêng trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt những vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của các KKTCK, thì việc lựa chọn Đề tài "Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thứ nhất, các nghiên cứu ở nước ngoài: Nghiên cứu về phát triển các KKT, KKTCK nói chung, KKTCK biên giới Việt - Trung được nhiều tác giả


nước ngoài quan tâm, nhất là các nhà kinh tế học Trung Quốc. Có thể nêu lên một số công trình đã công bố của các tác giả sau đây:

Tác giả Mã Tuệ Quỳnh trong bài “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới, thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15 năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực trạng phát triển KTCK của tỉnh Quảng Tây; những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế thương mại biên giới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên giới, mở rộng quan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù tài liệu mới chỉ đề cập chủ yếu đến phát triển thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây, song cũng đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình tham khảo để phân tích đánh giá vai trò của các cửa khẩu biên giới trong quá trình phát triển các KKTCK cũng như tạo sự gắn kết, lan tỏa giữa các vùng, miền khác nhau để phát triển thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Tác giả Lưu Kiến Văn “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Trung - Việt. Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái”. Đã phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn nhiều bài viết đã đăng tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị của hai nước như: “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt”, báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, tổ chức tại Côn Minh tháng 6 năm 2008. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung –


Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 2

Việt; đưa ra những trở ngại chủ yếu của việc xây dựng đặc khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; kiến nghị một số chính sách mang tính chiến lược đối với các đặc khu hợp tác kinh tế…Song đây cũng chỉ là tài liệu mang tính tham khảo vì mới nghiên cứu, đưa ra những vấn đề chung nhất về các đặc khu hợp tác kinh tế; “Báo cáo nghiên cứu khả thi khu hợp tác kinh tế Lào Cai, Việt Nam - Hồng Hà, Trung Quốc” và “Nghiên cứu chiến lược khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung – Việt” của Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế mậu dịch quốc tế

- Bộ Thương mại Trung Quốc, báo cáo tại hội nghị Côn Minh tháng 2 năm 2009. Tài liệu đã phân tích sự cần thiết phải xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, nêu ý nghĩa và vai trò của khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới; xác định nội hàm và chức năng của khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới và đề xuất loại hình phát triển của khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới; kiến nghị về chính sách đối với khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới. Mặc dù tài liệu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khu hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới song đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển các KKTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy đây cũng là tài liệu quan trọng giúp tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Thứ hai, các nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề này đã có khá nhiều các tổ chức và học giả nghiên cứu, nhiều công trình được công bố và có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Có thể nêu lên một số công trình sau:

- Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam. TS Phạm Văn Linh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001; đã đề cập đến nhiều nội dung về phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam, phân tích vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, hội nhập và mở cửa kinh tế, thực trạng quá trình hình thành, phát triển và tác động của các KKTCK đến sự


phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của các KKTCK.

- Khuyến khích đầu tư thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000; đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến phát triển KKTCK; đánh giá vai trò, thực trạng phát triển thương mại tại các KKTCK; sự cần thiết phát triển thương mại tại các KKTCK; qua đó đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư thương mại vào các KKTCK. Mặc dù cuốn sách mới tập trung phân tích và đề xuất phát triển lĩnh vực thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu, song cũng đã gợi mở cho việc phân tích đánh giá và đề xuất phát triển nhiều nội dung, lĩnh vực khác tại khu vực KTCK.

- Một số chính sách và giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt - Trung. Đây là đề tài nghiên cứu cấp bộ, của Bộ thương mại, hoàn thành năm 2000; đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt – Trung, đánh giá hệ thống chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường thương mại khu vực biên giới Việt –Trung; trên cơ sở đó đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển thương mại khu vực biên giới Việt - Trung.

- Phương hướng phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung trong giai đoạn tới, trên Tạp chí Thông tin Kinh tế - Xã hội, số 1 năm 2003. Bài viết đã xác định vị trí, vai trò của một số cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới Việt - Trung và đưa ra một số ưu tiên trong định hướng phát triển KTCK trong thời gian tới.

- Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng của TS. Nguyễn Văn Lịch, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005, đã đi sâu phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây


dựng hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; phân tích tác động của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

- Các giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); đề tài cấp bộ do TS Nguyễn Văn Lịch chủ nhiệm, Hà Nội năm 2005, đã phân tích và làm rõ được vai trò của việc phát triển thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đánh giá được thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc; đề xuất quan điểm, dự báo và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc.

Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng tải trên các kỷ yếu hội thảo như Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” tại Lào Cai, tháng 11/2005; Kỷ yếu Hội thảo khoa học giữa Học viện Tài chính (Việt Nam) và Học viện kinh tế tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) “Kinh tế biên mậu Việt Nam – Trung Quốc triển vọng và giải pháp thúc đẩy”, tổ chức tại Hà Nội, 2006; Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Các giải pháp phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới” tổ chức tại Lào Cai tháng 12/2007…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về phát triển các KKTCK biên giới, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của các KKTCK, tình hình phát triển hoạt động thương mại tại các KKTCK. Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc


được đề cập nhưng chưa có hệ thống và là nhiệm vụ mà chủ đề luận án này cần giải quyết là:

- Khái niệm về KKTCK và phát triển KKTCK; nội hàm của các khái niệm này; những nội dung của phát triển KKTCK; vị trí, tầm quan trọng của các nội dung này trong quá trình phát triển KKTCK.

- Thực trạng phát triển KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay; thành tựu và hạn chế của phát triển KKTCK trong thời gian qua; nguyên nhân cản trở sự phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay.

- Quan điểm, phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KKTCK của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc những năm tới.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển KKTCK biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất các quan điểm, giải pháp đẩy mạnh sự phát triển KKTCK trong những năm tới.

3.2. Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển KKTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong giai đoạn 2005 đến 2010, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong những năm tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, vì phát triển KKTCK có phạm vi rộng, trong luận án này sẽ tập trung nghiên cứu phát triển KKTCK về không gian lãnh thổ kinh tế -xã hội và phát triển kinh tế tại các KKTCK trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ dưới tác động của hệ thống cơ chế chính sách, tổ chức quản lý tầm vĩ mô cũng như sự vận dụng của chính quyền địa phương đảm bảo cho sự phát triển KKTCK.

Về không gian: Hiện nay các tỉnh Việt Nam có biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc gồm 7 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên và Lai Châu. Tại 7 tỉnh này đã có 8 KKTCK. Trong phạm vi Luận án này sẽ lựa chọn 6 KKTCK đã và đang hoạt động tại 6 tỉnh để nghiên cứu. Cụ thể là: KKTCK Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn; KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai; KKTCK Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; KKTCK Thành Thủy, tỉnh Hà Giang; và KKTCK Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu.

Về thời gian: Luận án nghiên cứu phát triển các KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc từ khi nhà nước ta mở cửa biên giới đến nay, số liệu chủ yếu từ năm 2006 đến 2010; đưa ra quan điểm, định hướng phát triển các KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc giai đoạn đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của luận án là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học; đồng thời dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế để xem xét các vấn đề của đề tài.

Luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin tài liệu sơ cấp trên cơ sở phỏng vấn 301 cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương, cấp tỉnh và các doanh nghiệp tại các KKTCK.


Luận án tiến hành điều tra thu thập số liệu báo cáo từ các Ban quản lý KKTCK và tài liệu thống kê của các địa phương có liên quan. Luận án còn kế thừa các công trình, bài viết và sử dụng các tài liệu thứ cấp, các báo cáo của các địa phương có liên quan về phát triển hoạt động kinh tế tại các KKTCK.

Luận án sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia các nhà quản lý nhà nước các cấp và các doanh nghiệp tại các KKTCK.

6. Những đóng góp khoa học của luận án

Đóng góp quan trọng nhất của luận án là đề xuất ý tưởng phát triển KKTCK không chỉ dừng lại ở phát triển thương mại xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh mà phải xây dựng các KKTCK thành các đô thị vùng biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tổ chức giao lưu thương mại, phát triển du lịch, xúc tiến và thúc đẩy đầu tư, từng bước phát triển công nghiệp tại các tỉnh biên giới, vừa phát triển xã hội tại các vùng biên, đưa các cửa khẩu biên giới thành các tụ điểm dân cư đô thị, thành các vùng động lực của khu vực biên giới để củng cố quốc phòng, bảo vệ biên cương, lãnh thổ của đất nước.

Một số đóng góp cụ thể:

Thứ nhất, đã hệ thống hoá có bổ sung và phân biệt rõ các khái niệm về KKTCK và sự phát triển các KKTCK.

Thứ hai, khái quát được kinh nghiệm phát triển KKTCK của một số nước trên thế giới để khuyến nghị vận dụng cho phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc.

Thứ ba, đánh giá thực trạng phát triển KKTCK Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KKTCK này.

Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng phát triển các KKTCK biên giới Việt nam tiếp giáp với Trung Quốc theo hướng trở thành các đô thị biên giới để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa phát triển xã hội vừa đảm bảo củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí