Tầm Quan Trọng Của Việc Làm Với Người Khuyết Tật

tâm lý NKT. Chị N. T. N. (NKT) chia sẻ: “Theo tôi việc làm rất quan trọng với NKT. Nhờ có việc làm mà tôi bớt phụ thuộc gia đình, bớt mặc cảm vì bị khuyết tật, bớt tụi thân khi mọi người thương hại vì nghĩ tôi vô dụng. Nhờ có việc làm mà tôi cảm thấy tự tin vào bản thân hơn khi bị khuyết tật”.

Biểu đồ 2.5. Tầm quan trọng của việc làm với người khuyết tật


120

100

80

60

40

20

0

Giảm mặc cảm, Được giao tiếp Không phụ thuộc Không bị coi là Có cơ hội để Tiếp thu kinh tự ti về bản thân với nhiều người kinh tế gia đình vô dụng khẳng định mình nghiệm sống


84%


72%


50%


51%

100%

41%

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Điều này phù hợp với ý kiến của CBNV khi cho rằng nếu không có việc làm thì NKT sẽ sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh cũng như mặc cảm, tự ti về khuyết tật của bản thân. Ngược lại, có việc làm sẽ giúp NKT không phụ thuộc kinh tế gia đình (100%), không bị coi là vô dụng (84%), giảm mặc cảm, tự ti về bản thân (72%), có cơ hội để khẳng định mình (50%) và 41% cho rằng được giao tiếp với nhiều người (Biểu đồ 2.5). Như vậy, khi có việc làm NKT không còn phụ thuộc kinh tế gia đình mà còn tìm thấy giá trị của bản thân, cũng như có cơ hội khẳng định mình với gia đình và xã hội.

2.2.2. Nhu cầu việc làm của người khuyết tật

Việc làm có ý nghĩa quan trọng với NKT, vì thế việc chọn lựa các nhu cầu được hỗ trợ thể hiện sự mong đợi của NKT trong quá trình tìm kiếm việc làm. Kết quả biểu đồ 2.6 phần nào phản ánh mối quan tâm lớn nhất của NKT khi tìm kiếm việc làm là được nâng cao trình độ, được đào tạo tay nghề, được cơ sở đào tạo giới thiệu việc làm sau học nghề, được cơ sở đào tạo tham vấn, tư vấn việc làm phù hợp với dạng tật cũng như cung cấp thông tin cụ thể về việc làm mà NKT sẽ chọn. Đây là những nhu cầu mà NKT mong đợi ở mức độ cao (trên 80% ý kiến được chọn). Ngoài ra, những nội dung khác cũng được NKT quan tâm

chọn lựa nhưng ở mức độ thấp là được trợ giúp pháp lý (40%), chăm sóc sức khỏe (35%).

Biểu đồ 2.6. Nhu cầu cần được hỗ trợ của người khuyết tật


100


80


60


40


20


0

Chăm sóc sức Tham vấn, tư vấn Giới thiệu việc Học văn hóa, học Cung cấp thông Trợ giúp pháp lý khỏe việc làm làm nghề tin việc làm


35%


94%


92%


88%


87%

40%

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Quan điểm của CBNV cũng cho rằng nhu cầu cần thiết của NKT khi tìm việc là cần nâng cao trình độ, cần có chuyên môn nghề, cần được tư vấn việc làm phù hợp, cần được giới thiệu việc làm sau đào tạo. Cụ thể 93,3% CBNV cho rằng NKT cần được học văn hóa, học nghề, 86,7% được giới thiệu việc làm, 80% được cung cấp thông tin việc làm, 70% được tham vấn, tư vấn việc làm, 60% được trợ giúp pháp lý và 53,3% được chăm sóc sức khỏe. Điều này phù hợp với mong đợi của NKT trong mẫu khảo sát.

2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức

2.3.1. Thực trạng các loại hình dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ việc làm

2.3.1.1. Dịch vụ truyền thông về việc làm

Truyền thông về việc làm giúp NKT nắm các thông tin về cơ sở cung cấp dịch vụ, các chế độ chính sách việc làm được hưởng, các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp tuyển dụng NKT. Để đánh giá dịch vụ truyền thông về việc làm tại các cơ sở trên địa bàn quận Thủ Đức, nghiên cứu khảo sát ý kiến của NKT về chất lượng của việc cung cấp dịch vụ như sau:

Biểu đồ 2.7 cho thấy mức độ đánh giá của NKT về dịch vụ truyền thông dựa trên các nội dung khảo sát. Xu hướng chung cho thấy các nội dung được đánh giá ở mức độ không tốt hoặc mức độ tạm được chiếm phần lớn, trong khi số

người đánh giá tốt về các nội dung này rất nhỏ (chỉ dưới 10%). Nội dung mà NKT cho là chưa tốt với số ý kiến được chọn chiếm đa số là thông tin về cơ sở cung cấp DVVL (63%) và thông tin về doanh nghiệp tuyển dụng NKT (61%). Điều này cho thấy việc cung cấp dịch vụ truyền thông việc làm cho NKT của các cơ sở thực sự chưa tốt. Anh N. V. Đ (nhân viên cơ sở) chia sẻ: “Thông tin về doanh nghiệp tuyển dụng là một trong những khó khăn khi cung cấp DVVL cho NKT. Vì rất ít doanh nghiệp trên địa bàn quận muốn tuyển dụng NKT vào làm. Như vậy thì làm sao chúng tôi có nhiều thông tin về tuyển dụng để cung cấp cho NKT khi tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm phù hợp cho họ”. Như vậy, không chỉ riêng cơ sở gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin việc làm cho NKT, mà nguyên nhân còn đến từ phía các doanh nghiệp. Những điều này tạo nên rào cản lớn cho NKT trong việc tiếp cận các thông tin về dịch vụ hỗ trợ việc làm.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

9%

9%

7%

7%

Thông tin về chế Thông tin về cơ sở Thông tin về doanh Thông tin về cơ sở

độ, chính sách việc đào tạo nghề làm

nghiệp tuyển dụng cung cấp dịch vụ

NKT

việc làm

Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.7. Dịch vụ truyền thông về việc làm



35%











40%


61%


63%












56%


51%


32%


30%











Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 7


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự mờ nhạt của các cơ sở khi cung cấp dịch vụ truyền thông việc làm cho NKT, vì theo NKT kênh thông tin mà họ thường tiếp cận nhiều nhất là người thân và bạn bè (với 97%), trong khi chỉ 27% thừa nhận họ được thông tin từ cơ sở cung cấp DVVL, 26% cho rằng kênh truyền hình, truyền thanh có cung cấp thông tin cho họ. Anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Theo tôi việc cung cấp thông tin việc làm cho NKT của quận Thủ Đức chưa tốt. Đài phát thanh chỉ nói một chút về NKT hay những chính sách gì đó vào dịp tuyên truyền lễ, bình thường không đưa tin gì hết. Còn các nơi đào tạo, cung cấp dịch vụ không đưa tin, không có tờ bướm, tờ rơi thì sao chúng tôi biết để được

giúp đỡ. Nhiều khi tôi hỏi cán bộ xã hội họ còn không biết cơ sở đó nằm ở đâu. Chúng tôi mong việc cung cấp thông tin cho NKT được tốt hơn”.

Như vậy, các nội dung được khảo sát cho thấy công tác truyền thông cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức còn hạn chế. Các kênh truyền thông chưa truyền tải nhiều thông tin cho NKT cũng như chưa phong phú về cách thức truyền thông cho NKT. Còn thiếu sự kết nối giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ với nhau trong cung cấp thông tin đến NKT, vì thế NKT không biết trên địa bàn quận có những cơ quan, tổ chức nào hỗ trợ họ về DVVL. Đây là điều mà những nhà quản lý cần quan tâm trong quá trình cung cấp DVVL cho NKT.

2.3.1.2. Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm

Tham vấn, tư vấn việc làm là cách thức hỗ trợ NKT tự tin hơn vào bản thân, giải tỏa được những cảm xúc, những băn khoăn về việc chọn nghề, học nghề, nắm rõ chính sách về đào tạo cũng như chọn lựa nghề phù hợp sau khi đào tạo. Chỉ khi hoạt động tham vấn, tư vấn việc làm được thực hiện tốt thì NKT mới tự tin tham gia vào các hoạt động hỗ trợ việc làm khác. Kết quả khảo sát 100 NKT cho thấy có 62% cho biết họ đã được tham vấn, tư vấn việc làm và 38% nói rằng họ không được tham vấn, tư vấn việc làm.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Tư vấn học nghề, Tư vấn chế độ, Hỗ trợ về tâm lý, kỹ

chọn nghề phù hợp chính sách ưu đãi năng xin việc làm

dạng tật việc làm


Tốt Tạm được Không tốt

Biểu đồ 2.8. Dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm




29%









48.4%


66.1%




56.5%










41.9%




24.2%


14.5%






9.7%

9.7%


(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Biểu đồ 2.8 chỉ ra 62% NKT đã nhận được dịch vụ tham vấn, tư vấn việc làm. Tuy nhiên, phần đông số họ cho rằng dịch vụ tư vấn, tham vấn vẫn còn chưa tốt, hoặc chỉ tạm được (90%). Chỉ khoảng 10% số người được khảo sát đồng ý và đánh giá tốt cho các dịch vụ này. Trong 3 nội dung, việc hỗ trợ về tâm lý và kỹ

năng xin việc được đánh giá thấp nhất, với hơn 2/3 số NKT được khảo sát đánh giá không tốt. Điều này tương tự với dịch vụ tư vấn về chế độ, chính sách ưu đãi việc làm với gần 50% đánh giá không tốt. Anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Theo tôi dịch vụ này chưa tốt khi hỗ trợ NKT. Bạn bè, gia đình tôi khi nói chuyện về học nghề, làm việc sao cũng được vì họ không biết chuyên môn. Còn cán bộ tại cơ sở cung cấp dịch vụ thì phải được đào tạo, phải biết cách hỗ trợ NKT, phải biết về chính sách mà chúng tôi được hưởng, phải biết về nơi tuyển dụng NKT, phải biết hỗ trợ các kỹ năng cần thiết khi xin việc… như thế với giúp NKT chúng tôi có được việc làm”.

Trong số 38 NKT không được tham vấn, tư vấn việc làm, 76,3% cho rằng vì họ tự tạo việc làm nên không cần tham vấn, tư vấn và 23,7% trả lời vì bị khuyết tật không muốn đi làm nên không cần tham vấn, tư vấn việc làm. Đây là điều mà các cơ sở cung cấp dịch vụ cần lưu tâm để có cách thức hỗ trợ phù hợp khi cung cấp DVVL cho NKT.

Như vậy, hoạt động tham vấn, tư vấn việc làm trên địa bàn quận Thủ Đức chưa đáp ứng nhu cầu của NKT. CBNV còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về thị trường lao động, thiếu kỹ năng tham vấn cho đối tượng cũng như thiếu các kỹ năng xã hội cần thiết để hỗ trợ cho NKT trong quá trình cung cấp DVVL. Điều này đòi hỏi CBNV phải được đào tạo về chuyên môn, phải có kiến thức về tham vấn và phải hiểu được đặc điểm tâm lý của đối tượng hưởng lợi.

2.3.1.3. Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề

Học văn hóa, học nghề là một trong những chiến lược giúp NKT có cơ hội tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm để có thể tự nuôi sống và giảm bớt gánh nặng từ gia đình. Tìm hiểu dịch vụ hỗ trợ học văn hóa, đào tạo nghề sẽ giúp cho các cơ sở có những điều chỉnh và giải pháp tốt trong việc giúp đỡ NKT trên địa bàn quận Thủ Đức. Kết quả khảo sát 100 NKT cho thấy có 83% số NKT được hỏi cho rằng được hỗ trợ đào tạo văn hóa và nghề, 17% số họ chưa nhận được sự hỗ trợ từ dịch vụ này.

Đối với dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề có 3 nội dung được khảo sát là: Hỗ trợ nâng cao kiến thức, hỗ trợ đào tạo tay nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng xã

hội. Biểu đồ 2.9 phản ánh sự đánh giá của những NKT đối với các nội dung hỗ trợ như sau: Đầu tiên là đánh giá về việc hỗ trợ nâng cao kiến thức, gần 3/4 số người trả lời đánh giá dịch vụ này ở mức độ tạm được, và số còn lại đánh giá ở mức độ tốt (26,5%). Hỗ trợ đào tạo tay nghề cũng nhận được những đánh giá không mấy khả quan, khi hơn 1/2 số người trả lời đánh giá ở mức chưa tốt (56,6%) và ở mức tốt chỉ 27,7%. Chị N. T. N. (NKT) chia sẻ: “Không phải ai cũng có trình độ văn hóa cao để học tại các trường đào tạo nghề cho người bình thường. Vì thế những NKT vận động như tôi, như mấy bạn câm điếc cần có cơ sở đào tạo riêng nằm ở quận để chúng tôi theo học. Hiện nay có một cơ sở đào tạo nghề cho chúng tôi thuộc Sở Lao động nằm ở quận 3, nhưng xa thế sao chúng tôi có thể đi học đây”.

Như vậy, thiếu các cơ sở hỗ trợ đào tạo nghề theo nhóm khuyết tật trên địa bàn quận Thủ Đức đã làm NKT mất đi cơ hội tiếp cận việc làm khi không được chuẩn bị về chuyên môn, tay nghề. Thực tế ở quận Thủ Đức cũng có cơ sở cung cấp DVVL cho 2 nhóm khuyết tật này (khuyết tật vận động, nghe và nói) nhưng không đáp ứng nhu cầu cộng đồng mà chỉ hỗ trợ cho NKT diện tập trung theo quy định vì không có nơi cư trú ổn định. Anh L. Đ. P. H. (cán bộ quản lý cơ sở) chia sẻ: “Trung tâm có chức năng hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm cho NKT theo nhiều dạng tật khác nhau. Tuy nhiên trung tâm không có chức năng hỗ trợ NKT ở cộng đồng mà chỉ tập trung vào NKT được tập trung theo diện không có nơi cư trú ổn định. Hoạt động đào tạo nghề của trung tâm hướng đến lao động trị liệu cho NKT sống tại trung tâm là chính chưa hướng nhiều đến việc đào tạo nghề nhằm giúp NKT tìm được việc làm khi họ hồi gia, hòa nhập cộng đồng”.

Hỗ trợ đào tạo kỹ năng xã hội là nội dung nhận được những nhận xét tiêu cực khi có gần 3/4 số người trả lời cho rằng dịch vụ này chưa tốt, và số còn lại đánh giá tạm được, với 26,5%. Như vậy, hỗ trợ đào tạo kỹ năng xã hội không nhận được bất kỳ một nhận xét tích cực nào của những NKT. Điều này cho thấy sự thiếu xót của các cơ sở, cơ quan trong việc đào tạo các kỹ năng xã hội cho NKT, bởi ngoài kiến thức, chuyên môn tay nghề thì kỹ năng xã hội cũng góp phần đem lại thành công khi NKT tìm việc, đi làm cũng như duy trì công việc ổn

định. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi cơ sở cung cấp dịch vụ phải có những CBNV được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, trong đó CTXH là một trong những ngành hướng đến mục tiêu này. Có như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo cho NKT theo yêu cầu hiện nay của thị trường tuyển dụng. Anh H.

V. D. (NKT) chia sẻ: “Cơ sở đào tạo nghề cho NKT còn thiếu tập trung đào tạo kỹ năng mềm cho chúng tôi như các trường đào tạo nghề cho người bình thường. Như thế làm sao chúng tôi có thể tự tin ra trường xin được việc làm theo yêu cầu tuyển dụng. Chúng tôi mong được cải thiện điều này khi đào tạo nghề cho chúng tôi để chúng tôi tìm được việc sau khi học xong”.

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Hỗ trợ nâng cao kiến thức

Hỗ trợ đào tạo tay Hỗ trợ đào tạo kỹ

nghề

năng xã hội

Tốt Tạm được Chưa tốt

Biểu đồ 2.9. Dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề












73.5%


56.6%



73.5%












15.7%








26.5%


27.7%


26.5%



(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tháng 12/2018)

Với số NKT (17%) chưa từng tham gia để nhận sự hỗ trợ về học văn hóa, dạy nghề thì 47,1% cho rằng vì cơ sở đào tạo ở xa nên không đi học được, 29,4% cho biết vì bị khuyết tật không đi làm nên không đi học và 23,5% thừa nhận vì không có người đưa rước nên không đi học được. Điều này cũng phù hợp với thực tế khi địa phương thiếu cơ sở đào tạo nghề chuyên biệt cho NKT, vì thế việc phải đi học xa là một trở ngại để NKT có thể nâng cao kiến thức, tay nghề.

Như vậy, hoạt động đào tạo văn hóa, dạy nghề trên địa bàn quận Thủ Đức chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu học văn hóa của NKT, còn 2 nội dung đào tạo nghề và kỹ năng xã hội thì chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT vì còn thiếu cơ sở cung cấp DVVL theo từng dạng tật. Thêm vào đó, khi cung cấp DVVL cho NKT, ngoài việc cung cấp kiến thức tay nghề còn phải cung cấp cho họ những kỹ năng xã hội cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng đưa ra.

2.3.1.4. Dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực

Giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực là phương cách hỗ trợ NKT theo hướng phục hồi chức năng. Hoạt động này góp phần quyết định tính ổn định công việc của NKT cũng như giúp họ nối kết với những dịch vụ cần thiết trong quá trình tìm việc. Kết quả khảo sát cho thấy 62% NKT nhận được dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực và một tỷ lệ không nhỏ đã không tiếp cận được dịch vụ này (38%). Dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm và kết nối nguồn lực được xem xét ở 3 khía cạnh: Giới thiệu việc làm phù hợp, kết nối với nhà tuyển dụng và kết nối với các dịch vụ khác. Kết quả khảo sát về nội dung này được trình bày trong biểu đồ 2.10 như sau:

Xu hướng chung trong những đánh giá của NKT đối với dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực chính là những hạn chế mà các cơ sở, cơ quan cung cấp dịch vụ cần phải khắc phục. Đầu tiên là đánh giá của NKT đối với nội dung giới thiệu việc làm phù hợp, gần 1/2 người trả lời (45,2%) đánh giá không tốt, trong khi chỉ 14,5% đánh giá tốt, số còn lại chỉ dừng lại ở mức đánh giá tạm được. Điều này lặp lại với đánh giá về nội dung kết nối với nhà tuyển dụng, tỷ lệ phần trăm những NKT đánh giá không tốt chiếm khá cao với 61,3%, trong khi số người NKT nhận định là tốt chỉ chiếm có 9,7%. Kết nối với các dịch vụ khác cũng nhận được những đánh giá tương tự, với 67,7% đánh giá ở mức tạm được, chỉ có 9,7% người được hỏi ghi nhận ở mức tốt và 22,6% NKT nhận định là chưa tốt. Những đánh giá này phù hợp với thực tế, rằng công việc dành cho NKT không nhiều, vì thế để giới thiệu cho NKT một công việc phù hợp không phải dễ dàng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ.

Việc cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực không chỉ là thách thức cho các cơ sở cung cấp dịch vụ mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp cũng như từ phía NKT. Trong đó, nỗ lực từ các cơ sở cung cấp dịch vụ trong việc kết nối là quan trọng. Anh N. P. L. (NKT) chia sẻ: “Muốn giúp NKT có được việc làm, cán bộ phải nắm được thị trường lao động, phải biết chỗ nào muốn tuyển dụng NKT, phải biết yêu cầu của họ là gì, phải trao đổi cụ thể với nhà tuyển dụng để kết nối chúng tôi với họ, chứ không phải chỉ giới thiệu cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023