Triển Khai Hoạt Động Truyền Thông Giáo Dục Nâng Cao Nhận Thức, Thái Độ, Hành Vi Nói Không Với Bạo Lực Gia Đình Cho Nam Giới Tuổi Vị Thành Niên Tại

- Xây dựng các nội dung đặc trưng, đặc thù và kĩ năng cho người tuyên truyền hướng tới việc truyền thông được tất cả các đối tượng nam giới trong đó bao gồm người dân tộc thiểu số đồng bào vùng sâu vùng xa.

4.3.2.6 Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi nói không với bạo lực gia đình cho nam giới tuổi vị thành niên tại trường học từ hệ trung học phổ thông trở lên

Mục đích: Đây là phương pháp phòng chống BLGĐ ngay từ đầu giúp thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết cho nam giới đang trong độ tuổi vị thành niên về các nội dung liên quan đến bất bình đẳng giới, mối quan hệ quyền lực, các kiến thức liên quan đến BLGĐ. Hiểu biết và nhận thức được càng sớm thì nguy cơ sử dụng bạo lực của nam giới sau khi trưởng thành lập gia đình sẽ càng thấp. Từ đó nhận thức của nam giới tham gia và sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ sẽ đạt được hiệu quả cam kết lâu bền.

Nội dung:

- Truyền thông trực tiếp thông qua các hoạt động ngoại khoá của nhà trường và yêu cầu bài thu hoạch cá nhân. Mục tiêu diễn ra tại tất cả các trường trung học phổ thông, trường nghề, Cao Đẳng, Đại học trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.

- Tuyên truyền thông qua giờ học kỹ năng sống tại các trường hệ trung học phổ thông.

- Tổ chức truyền thông dưới hình thức các cuộc thi, văn nghệ, hài kịch nhân ngày gia đình Việt Nam. Mục tiêu diễn ra tại tất cả các trường trung học phổ thông, trường nghề, Cao Đẳng, Đại học trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.

- Lồng ghép giảng dạy trực tiếp vào nội dung môn học giáo dục công dân ở hệ trung học phổ thông và môn xã hội học đại cương hay văn hoá đại cương ở hệ Cao Đẳng, Đại học.

Cách thức thực hiện:

Đối với các cơ quan của Chính phủ :

- Ban hành các chỉ thị thông tư về: “ Tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền cho học sinh sinh viên về phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình trong môi trường học đường.”

- Trưng cầu ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực bạo lực gia đình để bổ sung và xây dựng các nội dung liên quan đến bạo lực gia đình lồng ghép trong các môn học cho học sinh hệ trung học phổ thông và sinh viên cao đẳng đại học.

- Định hướng đào tạo cho đội ngũ giảng viên các kiến thức liên quan đến bạo lực gia đình để lồng ghép trong các môn học hiệu quả và thiết thực.

Đối các ban ngành liên quan trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh:

- Xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp và dễ nhận diện với đối tượng là nam giới tuổi vị thành niên.

- Học tập các chuyên gia trong nước và quốc tế về các kỹ năng tuyên truyền và làm việc với nhóm nam giới tuổi vị thành niên.

- Bổ sung và xây dựng các nội dung liên quan đến bạo lực gia đình lồng ghép trong các môn học cho học sinh hệ trung học phổ thông và sinh viên cao đẳng đại học.

Tiểu kết chương 4

Lựa chọn tỉnh Quảng Ninh là địa bàn nghiên cứu, tác giả đã có quá trình điều tra khảo sát kỹ lưỡng về thực trạng các dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ. Căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất ứng dụng CTXH nhóm trong thực nghiệm mô hình CLB nhóm nam giới tiên phong tại xã Quảng Thành – huyện Hải Hà.

Việc thực nghiệm mô hình CLB nhóm nam giới tiên phong nhằm cung cấp dịch vụ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và giảm thiểu hành vi bạo lực với vợ cho nam giới GBL tại cộng đồng thông qua phương pháp CTXH nhóm với kết quả thu được chính là minh chứng rò nét cho thấy các thành viên CLB là nam giới GBL đã tiếp thu tốt các nội dung CLB hướng tới, có khả năng thực hiện kỹ năng giám sát và hạn chế hành vi bạo lực của mình, hoàn toàn có khả năng lan toả nhận thức thái độ không bạo lực đến với cộng đồng và huy động kết nối được sự tham gia của nam giới GBL trong cộng đồng tham gia mô hình CLB nói riêng và các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nói chung nhằm giảm thiểu BLGĐ. Kết quả tích cực của thực nghiệm là cơ sở để luận án đề xuất việc nhân rộng tổ chức hoạt động CLB nam giới tiên phong ở tỉnh Quảng Ninh.

Từ kết quả của nghiên cứu lý luận và thực trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ:

(i) Nhân rộng mô hình câu lạc bộ Nam giới tiên phong tại tỉnh Quảng Ninh

(ii) Tăng mức đầu tư hỗ trợ cho công tác phòng chống bạo lực gia đình.

(iii) Xây dựng các nội dung hỗ trợ trong từng dịch vụ CTXH phù hợp với nhu cầu của nam giới và xu thế của thời đại.

(iv) Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới. (iv)Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và quảng bá các loại hình dịch vụ CTXH đến với nhóm nam giới.

(v) Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và quảng bá các loại hình dịch vụ CTXH đến với nhóm nam giới

(vi) Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi nói không với bạo lực gia đình cho nam giới tuổi vị thành niên tại trường học từ hệ trung học phổ thông trở lên.

KẾT LUẬN

Bạo lực đối với phụ nữ là một trong những vấn đề nghiêm trọng của toàn xã hội, ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nam giới gây bạo lực với phụ nữ không phải là một vấn đề cá nhân giữa một người nam giới và một người nữ giới mà nó là một vấn đề của toàn xã hội. Bạo lực có thể được hạn chế, có thể được xoá bỏ chính bởi những người đàn ông. Họ là những nhân tố ―tạo ra‖ thì cũng có thể là nhân tố ―loại trừ‖. Ngày nay xã hội đang ngày càng nhận thức rò rằng nam giới và trẻ em trai có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt bạo lực, không những trong mối quan hệ riêng của mình mà còn trong cả cộng đồng bởi nam giới chính là đối tượng chủ yếu gây ra hành vi bạo lực. Trong vài thập kỉ qua, cùng với các chương trình can thiệp và phòng ngừa bạo lực, nhiều nơi trên thế giới đã và đang đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình. Vai trò tham gia của nam giới trong việc phòng chống và giảm thiểu BLGĐ đã được khẳng định trên nhiều diễn đàn quốc tế và ngay tại Việt Nam. Trên phạm vi rộng khắp, nhiều dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu bạo lực gia đình đã được triển khai.

Ngành và nghề công tác xã hội tuy mới ra đời nhưng đã chứng tỏ được tầm quan trọng, ảnh hưởng và đóng góp của mình với xã hội thông qua những phương pháp tác nghiệp đặc thù. Sau khi Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội của Chính phủ ra đời năm 2010 ngành công tác xã hội đã được triển khai rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực của đời sống trong đó nổi bật với các dịch vụ công tác xã hội nhằm phòng chống và giảm thiểu bạo lực gia đình. Trong những năm gần đây, xu hướng triển khai các dịch vụ công tác xã hội với nam giới được đẩy mạnh và mở rộng ở hầu hết các quốc gia phát triển. Không nằm ngoài quy luật đó, công tác xã hội với nam giới trong phòng chống và giảm thiểu bạo lực gia đình đã đang được quan tâm và từng bước được xây dựng phát triển ở Việt Nam. Thực tế hiện nay cho thấy, chưa có các nghiên cứu nào đánh giá về dịch vụ CTXH với nam giới trong việc phòng chống và giảm thiểu BLGĐ tại Việt Nam mang tính toàn diện, hệ thống về lý luận và thực tiễn. Do đó, nghiên cứu về dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ là hướng tiếp cận mới mẻ và cấp thiết hiện nay.

Kết quả nghiên cứu đã khái quát một số vấn đề cơ sở lý luận liên quan về dịch vụ CTXH đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình. Trong đó

chỉ ra các khái niệm liên quan về bạo lực gia đình, hình thức bạo lực gia đình, công tác xã hội và dịch vụ CTXH với bạo lực gia đình. Đặc biệt làm rò khái niệm, nhận thức, thái độ, biểu hiện hành vi, đặc điểm tâm lý và các giai đoạn thay đổi hành vi của nam giới gây bạo lực. Để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu BLGĐ, luận án đã làm rò những nội dung hoạt động của 5 dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực tiêu biểu hiện nay và các lý thuyết được ứng dụng trong nghiên cứu. Luận án cũng đã khái quát về mặt lý luận những yếu tố ảnh hưởng đến đến khả năng tham gia của nam giới đến các dịch vụ CTXH và chất lượng của các dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình.

Nghiên cứu góp phần làm rò thực trạng bạo lực của nam giới với vợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới góc nhìn của nam giới. Kết quả cho thấy tình trạng bạo lực diễn ra trên cả 4 nhóm bạo lực với đa dạng các hành vi khác nhau, trong đó hành vi bạo lực tinh thần là dạng bạo lực nam giới sử dụng nhiều nhất sau đó đến bạo lực kinh tế, bạo lực thể xác và ít nhất là hành vi bạo lực tình dục.

Vận dụng các lý thuyết về nhận thức - hành vi, hệ thống, nhu cầu và thân chủ trọng tâm, luận án đã phân tích và xác nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố nhân khẩu - xã hội và chính sách đối với hành vi bạo lực gia đình của nam giới với phụ nữ cũng như ảnh hưởng của các yếu tố đối với nhu cầu và thực tiễn tham gia dịch vụ CTXH của nam giới gây bạo lực gia đình. Đánh giá về thực trạng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, luận án đã tập trung làm rò được các vấn đề : (1) nam giới có hiểu biết cao nhất với dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức trong PCBLGĐ rồi đến dịch vụ hỗ trợ việc làm, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân và thấp nhất là CLB nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ; (2) Nam giới có nhu cầu sử dụng nhất về dịch vụ CLB nhóm nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ; (3) Nam giới khi tham gia sử dụng 5 dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ đều đánh giá các dịch vụ này không đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều này đặt ra yêu cầu cần thay đổi nội dung và cách thức hoạt động để nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; (4) Nam giới sử dụng dịch vụ đều không thực sự đánh giá tích cực về cách thức triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ; (5) Nhìn chung nam giới đã sử dụng dịch vụ có đánh giá

thấp về hiệu quả của cả 5 dịch vụ CTXH với nam giới GBL mang lại cho họ. Trong đó loại hình dịch vụ CTXH được đánh giá tích cực nhất là dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức, sau đó tới dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ tâm lý cá nhân, dịch vụ hỗ trợ việc làm và cuối cùng là CLB nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ. Do vậy, cần nâng cao chất lượng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ hơn nữa; (6) Nam giới đều cho rằng yếu tố thuộc về nam giới là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng tiếp cận và quá trình sử dụng dịch vụ của nam giới với các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ, sau đó tới yếu tố gia đình, yếu tố về vai trò năng lực của nhân viên CTXH, yếu tố về chính sách pháp luật của nhà nước, yếu tố tài chính và sau cùng là yếu tố thuộc về cộng đồng.

Dựa vào kết qủa thăm dò nhu cầu tham gia của nam giới với dịch vụ công tác xã hội tại tỉnh Quảng Ninh và kết quả tích cực của các mô hình câu lạc bộ nam giới gây bạo lực đã và đang triển khai trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, luận án đã thực nghiệm mô hình CLB nam giới tiên phong với một số nội dung mới trên cơ sở thực tiễn của CLB nam giới tiên phong tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà. Thực nghiệm mô hình này thu được những kết quả tích cực và có hiệu quả đã cho thấy có thể nhân rộng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ



TT

Tên tác giả, tên bài viết, tên tạp chí và số của tạp chí, trang đăng bài viết, năm xuất bản


1

Hoàng Tuyết Mai ( 2017) ― Dịch vụ công tác xã hội : Kinh nghiệm của các nước trên thế giới‖, tạp chí Lao động và xã hội số 556 từ 01 – 15/8/2017, tr.29-30


2

Hoàng Tuyết Mai ( 2019 ) ―Tổng quan nghiên cứu về các dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trên thế giới‖, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số 1/2019, tr.58 - 66


3

Hoàng Tuyết Mai ( 2019) ― Các dịch vụ công tác xã hội với nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trên thế giới và tại Việt Nam‖, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Công tác xã hội Việt Nam: Thực tiễn - Hội Nhập - Phát triển, trường ĐHKHXH-NV-ĐHQG TP.HCM.


4

Hoang Tuyet Mai (2021), ―Domestic violence against women from the perspective of men perpetrating violence in practice in Quang Ninh province (Vietnam)‖.

RC06-VSA International Conference 2019 with theme 'The Family in Modern and Global Societies: Persistence and Change


5

Hoang Tuyet Mai (2021), ―Access to social work services for domestic violent men in Quang Ninh province, Vietnam: level and influences‖, Science, Technology and Education. 2021. № 3 (78). Pp. 68-78.

DOI: 10.24411/2312-8267-2021-10306. ISSN 2312-8267 (Print), ISSN 2413-5801


6

Hoang Tuyet Mai (2021), ― Domestic violence against women from the perspective of men perpetrating violence in practice in Quang Ninh province (Vietnam).‖ Экономика. Социология. Право ( "Economy. Sociology. Law"), 31/3/2021. Astrakhan. Publishing House of the Center for Contemporary Arts "Academy of Business", Saratov 2021. Pp 3-16.

ISBN: 978-5-907385-31-3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Tuyết Ánh (2017), Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội.

2. Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hữu Minh, Hoa Hữu Vân (2013), Bạo lực gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng, chống ( Phân tích số liệu điều tra năm 2012). Nxb Lao động.

3. Trần Tuyết Ánh (chủ biên), Nguyễn Hữu Minh, Phạm Quốc Nhật, Trần Thị Hồng, Lỗ Việt Phương, Hà Thị Minh Khương 2015. Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

4. Australian Aid, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ Lao động thương binh và xã hội, UNFPA (2020), Kết quả điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 - Hành trình để thay đổi, 2020

5. Báo Quảng Ninh, Quảng Ninh toàn cảnh 2018, tháng 10 – 2018

6. Báo Quảng Ninh, Quảng Ninh toàn cảnh 2019, tháng 10 – 2019

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội Vụ (2013)Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội & Unicef VietNam for every child, tài liệu hướng dẫn thực hành(Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở), Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội, 2017.

9. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch ( 2010 ), Báo cáo Tổng kết Mô hình phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008 – 2010.

10. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( 2012 ), Điều tra thực trạng BLGĐ, đề xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểu BLGĐ trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016.

11. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( 2013 ), Nghiên cứu “ Các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam”.

12. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( 2013 ), Tổng hợp số liệu thống kê về số vụ BLGĐ trên toàn quốc ( từ 2009 – 6 tháng đầu năm 2013).

13. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( 2014 ), Điều tra thực trạng dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí