Nhân Rộng Mô Hình Câu Lạc Bộ Nam Giới Tiên Phong Tại Tỉnh Quảng Ninh

4.3.2 Các giải pháp

4.3.2.1 Nhân rộng mô hình câu lạc bộ nam giới tiên phong tại tỉnh Quảng Ninh

Mục đích : Xây dựng thêm được nhiều mô hình câu lạc bộ nam giới tiên phong hoạt động hiệu quả hướng tới thành lập mô hình câu lạc bộ nam giới tiên phong có mặt tại khắp các địa bàn hành chính ở cấp phường/xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung & cách thức thực hiện :

Nội dung hoạt động của CLB được tiến hành như trên mục 4.2 đã trình bày.

Khuyến nghị về cách thức thực hiện dành riêng cho Sở LĐTBXH, UBND các quận/huyện, phường/xã dựa trên các bài học kinh nghiệm từ thí điểm mô hình CLB nam giới tiên phong tại xã Quảng Thành, Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh.

Sự phối hợp đa ngành:UBND tỉnh Quảng Ninh có vai trò chủ chốt trong hướng dẫn và hỗ trợ Sở LĐTBXH điều phối hiệu quả để các ban ngành đoàn thể liên quan cùng tham gia thành lập và triển khai mô hình CLB nam giới tiên phong. Các ban ngành đoàn thể liên quan bao gồm: Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công an và các tổ dân phố/ thôn khu dân cư.

Phân bổ ngân sách cho phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới: Sở LĐTBXH cần vận động để được phân bổ ngân sách từ các chương trình, đề án quốc gia và ngân sách địa phương tạo điều kiện và bố trí cán bộ, kinh phí cho các mô hình CLB hoạt động có hiệu quả. Hằng năm tổng kết đánh giá và nhân rộng Mô hình điển hình.

Tận dụng các dự án và hoạt động sẵn có:Áp dụng và nhân rộng mô hình phù hợp với địa phương; chỉ đạo thực hiện truyền thông rộng rãi trên địa bàn về phòng chống BLGĐ và hướng mạnh tới đối tượng nam giới; trong các hoạt động về PCBLGĐ, huy động sự tham gia đông đảo của nam giới và trẻ em trai, khuyến khích vai trò chủ trì của nam giới và trẻ em trai trong các hoạt động nhằm giảm thiểu BLGĐ; chỉ đạo Hội Nông dân, công đoàn tích cực huy động hội viên, đoàn viên tham gia mô hình. Một số các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới có thể gắn với hoạt động của CLB nam giới tiên phong. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 20 mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới được triển khai tại 14 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và 68 CLB hôn nhân gia đình và bình

đẳng giới đang hoạt động. [8]. Đây chính là nguồn lực để thành lập được CLB nam giới tiên phong tại các địa bàn trên toàn Tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Huy động các nguồn lực: Sở LĐTBXH, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên và UBND các cấp cần hợp tác để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc khối tư nhân. Một mô hình phù hợp để nhân rộng ở các địa bàn khác nhau là mối quan tâm không chỉ của các tổ chức quốc tế, mà của cả Bộ LĐTBXH, Trung ương Hội Nông dân và Trung ương Hội LHPN Việt Nam. Bên cạnh đó, Sở LĐTBXH có thể điều chỉnh mô hình để có CLB nam giới tiên phong tại công sở, huy động nguồn ngân sách xã hội hoá từ khối tư nhân trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp của họ.

Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn riêng cho mô hình câu lạc bộ nam giới: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn riêng cho mô hình, ngoài những nội dung dành cho nam giới, cần có những nội dung tìm hiểu về phụ nữ và trẻ em để nam giới hiểu hơn về tâm lý, quyền của phụ nữ và trẻ em; Mời chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng tổ chức hoạt động cho Ban chủ nhiệm, thành viên nòng cốt; xây dựng quy trình can thiệp, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới đồng bộ, thống nhất và giám sát, dự sinh hoạt định kỳ ít nhất 2 lần/năm/CLB để kịp thời nắm bắt và chuyển tải chính sách, quy định mới, kinh nghiệm và giải đáp các vấn đề bình đẳng giới ở cơ sở thông qua các thành viên CLB.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 24

Nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo mô hình câu lạc bộ: Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên sâu cho Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệmCLB; Giao lưu, đối thoại học hỏi kinh nghiệm giữa các CLB; Tuyên truyền đến cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn tỉnh về bình đẳng giới và phòng chống BLGĐ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

4.3.2.2 Tăng mức đầu tư hỗ trợ cho công tác phòng chống bạo lực gia đình

Mục đích: Có nguồn kinh phí để mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực nói riêng bằng nhiều hoạt động khác nhau.

Nội dung: Hiện tại nam giới khó tiếp cận và tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ cũng như chất lượng của các dịch vụ CTXH với nam giới gây bạo lực còn rất nhiều hạn chế. Mà trong đó nguyên nhân chủ yếu được

các lãnh đạo ban ngành có liên quan đánh giá đều đến từ việc nguồn ngân sách chi cho các hoạt động PCBLGĐ còn thiếu và không ổn định. Nguồn kinh phí hạn chế hiện nay cho công tác PCBLGĐ chỉ đủ để hỗ trợ cho các hoạt động hướng tới nhóm nữ giới là nạn nhân chính của BLGĐ nên để hỗ trợ được cho cả nhóm nam giới gây bạo lực nữa thì càng khó khăn hơn. Do đó muốn đẩy mạnh chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới GBL cũng như khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ thì cần nhất là tăng mức đầu tư cho công tác PCBLGĐ trên cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Tất cả các hoạt động muốn triển khai được hiệu quả đều cần đến việc tăng mức đầu tư hỗ trợ cho công tác phòng chống bạo lực gia đình như:

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan, nhân viên CTXH, cộng tác viên các lĩnh vực liên quan tại cộng đồng như pháp lý, văn hoá, công tác xã hội…

- Chi trả mức trợ cấp cơ bản cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan, cộng tác viên các lĩnh vực liên quan tại cộng đồng khi phụ trách mảng phòng chống BLGĐ này thay vì làm kiêm nhiệm hay không công. Từ đó sẽ gắn được trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho từng người tránh sự đùn đẩy và lảng tránh công việc.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông quảng bá về các dịch vụ CTXH hỗ trợ cho nhóm đối tượng là nam giới tại cộng đồng dân cư, cơ quan xí nghiệp, trường học…nhằm tiếp cận được tối đa nam giới biết đến các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ.

- Phát triển và mở rộng đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng đặc biệt với đối tượng là nam giới

- Thành lập các CLB nam giới tiên phong ở hầu hết các phường/xã trên toàn tỉnh hướng đến đảm bảo mỗi phường/xã sẽ có ít nhất 1 CLB nam giới tiên phong nhằm giảm thiểu BLGĐ.

- Xây dựng nội dung các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ một cách bài bản và chuyên nghiệp đáp ứng được tối ưu nhu cầu của nam giới tham gia sử dụng dịch vụ.

Cách thức thực hiện:

Đối với các cơ quan Chính phủ :

- Đề nghị bổ sung mục chi cho sự nghiệp gia đình và PCBLGĐ vào hệ thống mục chi của ngân sách nhà nước

- Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác PCBLGĐ cho các địa phương

Đối với tỉnh Quảng Ninh:

- Chính quyền nên tăng mức đầu tư từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác PCBLGĐ cho các cấp xã phường và ban ngành liên quan.

- Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hoá để chi cho công tác PCBLGĐ hướng tới 1 xã hội văn minh nam giới nói không với bạo lực trong gia đình.

- Các ban, ngành nên xây dựng cụ thể các đề án thu chi ngân sách cho công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ rò ràng minh bạch trên tinh thần tích kiệm hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và dựa trên sự trưng cầu ý kiến từ phía người dân.

4.3.2.3 Xây dựng các nội dung hỗ trợ trong từng dịch vụ CTXH phù hợp với nhu cầu của nam giới và xu thế của thời đại

Mục đích: Nhằm thu hút được sự tham gia đông đảo của nam giới sử dụng các dịch vụ CTXH cũng như nâng cao chất lượng kết quả của quá trình nam giới sau khi tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Nội dung:

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ cao nam giới có nhu cầu tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Trong đó câu lạc bộ nhóm nam giới GBL thu hút được sự mong mỏi của nam giới nhất, tiếp đó là dịch vụ tư vấn pháp lý, tham vấn hỗ trợ tâm lý cá nhân, dịch vụ truyền thông vận động giáo dục nâng cao nhận thức và cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ việc làm. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn chỉ ra thứ bậc các nhu cầu của nam giới sử dụng các loại hình hoạt động chương trình. Các hoạt động trong từng dịch vụ đã được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Đây là một nguồn khảo sát hữu ích cho các nhà xây dựng nội dung chương trình ưu tiên triển khai các hoạt động nào trước và sau. Căn cứ vào kết quả điều tra để xây dựng và triển khai các dịch vụ hỗ trợ cấp thiết tại cộng đồng cùng các hoạt động chương trình cụ thể của từng dịch vụ để thu hút được số lượng nam giới tham gia đông đảo.

Cách thức thực hiện:

Đối với các cơ quan Chính phủ :

- Ban hành các thông tư chỉ thị với các địa phương trên cả nước về việc:

―Tăng cường triển khai các dịch vụ hỗ trợ cho nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ‖

Đối với các ban ngành có liên quan trong lĩnh vực PCBLGĐ tại địa phương:

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, học tập các quốc gia trên thế giới hay ngay tại các địa phương đạt được những thành tựu nổi bật trong việc triển khai các dịch vụ CTXH hỗ trợ nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ để xây dựng nội dung các hoạt động chương trình cụ thể của từng loại hình dịch vụ CTXH với nam giới.

- Tổ chức các buổi toạ đàm, đối thoại giữa các lãnh đạo phụ trách các mảng dịch vụ CTXH hỗ trợ nam giới như pháp lý, lao động việc làm, tâm lý…để xây dựng thống nhất các nội dung hỗ trợ cho nam giới gây BL và cách thức kết nối giữa các dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng.

- Thiết kế và in ấn các tài liệu hướng dẫn cán bộ các cấp triển khai và cung ứng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ.

4.3.2.4 Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới

Mục đích: Hình thành và nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm phụ trách mảng PCBLGĐ đặc biệt liên quan trong việc triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới. Từ đó giúp họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng giúp họ linh hoạt và chủ động trong quá trình làm việc với đối tượng là nam giới gây bạo lực.

Nội dung: Hiện nay hầu hết các cán bộ có trách nhiệm liên quan phụ trách mảng PCBLGĐ đều là kiêm nhiệm, họ không được đào tạo bài bản cũng như có đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc với nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ nên việc triển khai các nhiệm vụ được giao về lĩnh vực này chủ yếu theo cảm tính và thông qua kinh nghiệm sống. Ngay cả đến đội ngũ nhân viên CTXH và mạng lưới cộng tác viên thuộc trung tâm CTXH cũng chưa được đào tạo dài hạn và đầy đủ trong lĩnh vực BLGĐ đặc biệt là làm việc với nam giới gây bạo lực. Các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm trong công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới như:

- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn ngắn hạn tại địa phương cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan việc triển khai các dịch vụ CTXH nhằm PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nói riêng. Theo định kỳ 1 năm 2 lần tập huấn ngắn hạn ( 1 – 2 ngày )

- Cử cán bộ có trách nhiệm liên quan và nhân viên CTXH đi học tập các khoá dài hạn về làm việc với nam giới gây bạo lực do các tổ chức quốc tế và phi chính phủ tổ chức như của CSAGA, HAGAR Việt Nam, CCHIP…

- Cử cán bộ có trách nhiệm liên quan và nhân viên CTXH đi học hỏi mô hình hoạt động các dịch vụ CTXH nhằm PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nói riêng tại các quốc gia nổi bật có thành tích PCBLGĐ trên thế giới và tại Việt Nam. Ví dụ như tại Hàn Quốc thành công với mô hình nâng cao nhân phẩm cho nam giới GBL với trung tâm tư vấn, hỗ trợ về tư pháp, giáo dục hành vi đào tạo riêng cho các nam giới gây bạo lực. Bất cứ nam giới nào ghi nhận có hành vi bạo lực sẽ được chuyển vào trung tâm đào tạo trong vòng 2 tuần. Hay tại Việt Nam nổi bật tại Thành phố Đà Nẵng rất thành công trong việc ứng dụng mô hình nam giới tiên phong đạt hiệu quả tích cực đang được áp dụng tại gần như tất cả các địa bàn phường, xã tại Đà Nẵng.

- Thực hiện các chương trình đào tạo lại đội ngũ nhân viên xã hội tại các cơ sở xã, phường, tại các trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, các thành viên ban hoà giải địa phương, cộng tác viên CTXH – văn hoá – pháp lý về trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm việc với nam giới.

Phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại các cơ sở giáo dục nói chung, đặc biệt là các trường đại học có đào tạo cử nhân công tác xã hội. Tại các cơ sở này cần thiết kế và đưa vào khung chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học các chuyên đề chuyên sâu về công tác xã hội với nam giới gây BL, giáo dục gắn với tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, qua đó bước đầu hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này. Tăng cường thời lượng thực hành công tác xã hội để hình thành kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Cách thức thực hiện:

Đối với các cơ quan chính phủ :

- Tổ chức thường xuyên theo quý các khoá tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan, nhân viên CTXH trên cả nước.

- Tổ chức các hoạt động hội nghị sinh hoạt chuyên đề nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giữa các địa phương trên cả nước trong công tác triển khai các hoạt động PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nói riêng.

- Lưu thông và phát hành đầy đủ các ấn phẩm tài liệu làm việc với nam giới gây BL đến tất cả các ban ngành liên quan trong lĩnh vực PCBLGĐ và tới được tay tất cả đội ngũ cán bộ có trách nhiệm và nhân viên CTXH trên cả nước.

- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ làm việc với nam giới gây BL áp dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH trên cả nước

- Bổ sung, điều chỉnh khung chương trình đào tạo ngành công tác xã hội với các chuyên đề chuyên sâu trong trợ giúp cho nhóm nam giới gây BL.

Đối với các ban ngành có liên quan trong lĩnh vực PCBLGĐ tại địa phương:

- Tổ chức tập huấn chuyên đề cho đội ngũ cán bộ có trách nhiệm liên quan, nhân viên CTXH thông qua việc mời chuyên gia đến giảng dạy, nói chuyện, cung cấp các bài học về kiến thức và kỹ năng làm việc với nhóm nam giới gây BL.

- Tổ chức các hoạt động hội nghị sinh hoạt chuyên đề nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giữa các ban ngành đoàn thể, phường xã về việc triển khai các hoạt động PCBLGĐ nói chung và các dịch vụ CTXH với nam giới nói riêng.

- Bổ sung, điều chỉnh khung chương trình đào tạo ngành công tác xã hội với các chuyên đề chuyên sâu trong trợ giúp cho nhóm nam giới gây BL.

4.3.2.5 Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và quảng bá các loại hình dịch vụ CTXH đến với nhóm nam giới

Mục đích: Nâng cao nhận thức cho nam giới về các vấn đề liên quan đến định kiến giới, bạo lực giới và bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu các hành vi bạo lực trong gia đình, cộng đồng. Đặc biệt tăng khả năng hiểu biết, tiếp cận và sự tham gia của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ hiện nay đang được triển khai.

Nội dung :

- Xây dựng các tài liệu, ấn phẩm có nội dung nhằm thay đổi thái độ nâng cao nhận thức hành vi về bạo lực gia đình dành riêng cho nhóm nam giới – đối tượng chính gây BL.

- Tổ chức các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi bạo lực phụ nữ, thay đổi quan niệm và thái độ cũng như cách ứng xử với phụ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và hạnh phúc hôn nhân gia đình cho đối

tượng nam giới. Đặc biệt kết hợp cùng việc giới thiệu, quảng bá và huy động sự tham gia của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

- Truyền thông trên các ấn phẩm báo chí, website, truyền hình, báo đài, các trang mạng xã hội về các nội dung liên quan đến phòng chống BLGĐ và các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ đang được triển khai hỗ trợ nam giới.

Cách thức thực hiện :

Đối với các cơ quan chính phủ :

- Ban hành các thông tư chỉ thị với các địa phương trên cả nước về việc

―Tăng cường sự tham gia của nam giới trong các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới‖

Đối với các ban ngành có liên quan trong lĩnh vực PCBLGĐ tại địa phương:

- Truyền thông trực tiếp tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp có số lượng công nhân nam quy mô lớn dưới hình thức của buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nam giới nhằm phòng chống và giảm thiểu BLGĐ. Mục tiêu tuyên truyền được ở tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Truyền thông trực tiếp tại gia đình với nam giới thông qua các hoạt động như hoà giải, quản lý ca, tham vấn cho nạn nhân BLGĐ.

- Truyền thông trực tiếp tại từng địa bàn phường xã trước hết với sự huy động tham gia đầy đủ của tất cả cán bộ công nhân viên chức nam giới đang công tác trong các cơ quan ban ngành đoàn thể. Sau đó nhiệm vụ của những người tham dự sẽ tuyên truyền lại cho những nam giới xung quanh nơi mình sinh sống và làm việc. Mục tiêu hoạt động tuyên truyền này sẽ được diễn ra ở tất cả các địa bàn phường xã trên toàn Tỉnh Quảng Ninh.

- Tham vấn nhóm hay thành lập các CLB có nam giới tham gia để cung cấp thông tin.

- Phát tờ rơi, sách, tài liệu, áp phích treo trên các phương tiện giao thông và điểm lưu thông đường bộ, trên các phương tiện thông tin đại chúng về các dịch vụ CTXH hỗ trợ với nam giới gây BL.

- Tổ chức các buổi toạ đàm, đối thoại giữa các lãnh đạo phụ trách các mảng dịch vụ CTXH hỗ trợ nam giới như pháp lý, lao động việc làm, tâm lý…thông qua các buổi tuyên truyền, sinh hoạt CLB cho nam giới.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí