Bước 1: Chọn tỉnh/thành
Bước 2: Chọn quận/huyện
Bước 3: Chọn trẻ vào mẫu NC
Quận Cầu Giấy
Thành phố
lớn
Hà
Nội
2 huyện: Hoài Đức, Quốc Oai
TP. Thái Bình
2 huyện: Tiền Hải, Quỳnh Phụ
TP. Hòa Bình
2 huyện: Kim Bôi, Lương Sơn
TP. Hội An
2 huyện: Điện Bàn, Thăng Bình
TP. Buôn Ma Thuột
2 huyện: Cư M‘gar, Cư Kuin
TX. Long Khánh
2 huyện: Long Thành, Vĩnh Cửu
TP. Cao Lãnh 2 huyện: Lấp Vò,
Thanh Bình
- Lập danh sách toàn bộ trẻ 18 –
30 tháng
tuổi tính
đến thời điểm điều tra tại mỗi quận/huyệ n
- Chọn ngẫu nhiên hệ thống 2000
trẻ/quận huyện
Vùng đồng bằng sông Hồng
Thái Bình
Trung du và miền núi phía Bắc
Hòa Bình
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Quảng Nam
Tây Nguyên
Đắk Lắk
Đông Nam Bộ
Đồng
Nai
Đồng Tháp
Đồng bằng sông Cửu Long
Sơ đồ 2.: Sơ đồ các bước chọn mẫu nghiên cứu định lượng
- Bước 1: Chọn Tỉnh/ thành phố
Khu vực thành phố lớn: Hà Nội
Vùng đồng bằng sông Hồng: Thái Bình
Trung du và miền núi phía Bắc: Hòa Bình
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: Quảng Nam
Tây nguyên: Đắc Lắc
Đông nam bộ: Đồng Nai
Đồng bằng sông Cửu long: Đồng Tháp
Các tỉnh nêu trên tương đối đặc thù cho khu vực thành phố và tỉnh thuộc 6 vùng sinh thái nước ta.
- Bước 2: Chọn quận/huyện và lập danh sách toàn bộ trẻ 18 - 30 tháng tuổi.
Tại mỗi thành phố/tỉnh được lựa chọn, 01 quận (khu vực thành phố) và 2 huyện (khu vực nông thôn) được lựa chọn ngẫu nghiên vào nghiên cứu. Tại mỗi quận/huyện được lựa chọn, danh sách toàn bộ các trẻ từ 18 - 30 tháng tuổi được lập bởi Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, sau đó được rà soát cập nhật bởi Trung tâm y tế quận/huyện và các trạm y tế xã/phường.
- Bước 3: Chọn trẻ 18 - 30 tháng tuổi vào mẫu nghiên cứu
Với thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Bình, do mỗi quận/huyện được chọn có tổng số trẻ 18 – 30 tháng rất lớn, nên chọn ngẫu nhiên 2.000 trẻ 18 - 30 tháng từ danh sách đã được lập tại mỗi quận/huyện ở bước 2. Tổng số 6.000 trẻ 18 - 30 tháng tuổi ở mỗi tỉnh được lựa chọn vào nghiên cứu.
Với các tỉnh còn lại (Hòa Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp, Đồng Nai và Đắk Lắk), do dân số thưa hơn nên đã chọn toàn bộ trẻ theo danh sách đã được lập ở bước 2 tại 3 quận/huyện nghiên cứu tại mỗi tỉnh để đảm bảo đủ 6.000 trẻ/tỉnh.
Toàn bộ cỡ mẫu tại 7 tỉnh/thành phố được lựa chọn là 42.000 trẻ 18 - 30 tháng.
Chọn mẫu nghiên cứu định tính
Chọn chủ đích các đối tượng điều tra định tính được trình bày trong bảng 2.1 “ Đối tượng và mẫu nghiên cứu định tính” trang 68.
Sau đây là bảng tóm tắt 03 giai đoạn của nghiên cứu này: (1) Sàng lọc tự kỷ và điều tra dịch tễ, (2) Khám chẩn đoán xác định tự kỷ, và (3) Điều tra định tính về rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp tự kỷ của gia đình có con tự kỷ.
Bảng 2. 2. Tóm tắt 03 giai đoạn nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu | Phương pháp TTSL | Cỡ mẫu | Công cụ TTSL | Người thực hiện | |
I | Sàng lọc bằng M- CHAT và điều tra dịch tễ học | Phỏng vấn định lượng | 40.243 trẻ và cha/mẹ hoặc NCS tại 21 quận huyện trên 7 tỉnh/thành | M- CHAT Bộ câu hỏi điều tra dịch tễ | NCS đi tổ chức, tập huấn, giám sát điều tra tại 6/7 tỉnhCán bộ y tế TYT/CTV DS |
II | Khám chẩn đoán xác định tự kỷ | Phỏng vấn, quan sát trẻ | Toàn bộ các ca dương tính M-CHAT (514 trẻ) và 1028 trẻ âm tính M-CHAT lọc ra từ giai đoạn I tại 7 tỉnh/thành | DSM- IV CARS | -Bác sỹ tâm thần, nhi; cán bộ tâm lý, Khoa Tâm thần – BV Nhi Trung ương; - NCS đi tổ chức, điều phối khám tại 7/7 tỉnh |
III | Điều tra định tính về rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp tự kỷ | Phỏng vấn sâu | - Các chuyên gia đánh giá; chẩn đoán tự kỷ: 04 giáo viên GDĐB/tâm lý, 04 cán bộ y tế; 16 cha mẹ và 04 ông bà có cháu tự kỷ tại 2 địa bàn: TP Hà Nội và Thái Bình | Các hướng dẫn PV sâu | NCS và giảng viên của ĐHYTCC |
Có thể bạn quan tâm!
- Khung Lý Thuyết Các Yếu Tố Liên Quan Đến Rlptk Ở Trẻ Em
- Rào Cản Từ Dịch Vụ Chẩn Đoán, Can Thiệp Rlptk
- Khung Lý Thuyết Các Rào Cản Về Cung Cấp, Tiếp Cận Dịch Vụ Chẩn Đoán, Can Thiệp Rlptk
- Phân Bố Trẻ Tham Gia Nghiên Cứu Theo Một Số Yếu Tố Cá Nhân Trẻ
- Kết Quả Sàng Lọc Rlptk Trẻ 18 – 30 Tháng Tuổi Bằng Bảng Kiểm M- Chat
- Mối Liên Quan Giữa Một Số Yếu Tố Trong Sinh Với Rlptk Ở Trẻ 18 – 30 Tháng Tuổi
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu
A. Công cụ thu thập số liệu định lượng và sàng lọc trẻ
Hai bộ công cụ chính được sử dụng trong giai đoạn sàng lọc trong nghiên cứu, gồm Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ em có chỉnh sửa M-CHAT và Bộ câu hỏi phỏng vấn về dịch tễ học tự kỷ ở trẻ em. Khi đưa vào quá trình thu thập số liệu, 2 bộ công cụ này được ghép lại và gọi là Phiếu điều tra dịch tễ học về tự kỷ ở trẻ em (Phụ lục 2). Bộ công cụ này được sử dụng để phỏng vấn bố/mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ và được chỉnh sửa sau khi thử nghiệm tại cộng đồng.
(1) Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ em có chỉnh sửa M-CHAT: gồm 23 câu hỏi phỏng vấn cha/mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ, được dùng để sàng lọc trẻ tự kỷ trong độ tuổi 18 - 30 tháng (xem chi tiết phụ lục 3).
(2) Bộ câu hỏi phỏng vấn về dịch tễ học tự kỷ ở trẻ em: Bộ công cụ này được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa vào tổng quan tài liệu và tham khảo một số nghiên cứu [1]. Bộ câu hỏi này gồm 5 phần được sử dụng để thu thập thông tin về thông tin cá nhân của trẻ, các yếu tố gia đình và môi trường, các yếu tố trước sinh, các yếu tố trong sinh và các yếu tố sau sinh. Bộ công cụ này đã được chỉnh sửa sau thử nghiệm và sử dụng vào thu thập số liệu dịch tễ học tự kỷ (xem chi tiết phụ lục 3).
B. Công cụ khám chẩn đoán RLPTK trẻ
- Sổ tay thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần IV (DSM-IV: đánh giá trẻ trên 3 lĩnh vực: suy giảm chất lượng tương tác xã hội, suy giảm chất lượng về giao tiếp; những kiểu hành vi, mỗi quan tâm và hoạt động thu hẹp, lặp lại, rập khuôn.
- Thang đánh giá tự kỷ thời thơ ấu rút gọn (CARS): gồm 15 câu cho 15 lĩnh vực, được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng để xác định mức độ tự kỷ. trẻ em.
C. Công cụ thu thập số liệu định tính
Các hướng dẫn PVS được phát triển dựa theo mục tiêu và các nội dung nghiên cứu chính. Nghiên cứu sinh đã phát triển 3 hướng dẫn PVS đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin theo chủ đề nghiên cứu của mục tiêu số 3.
- Hướng dẫn PVS chuyên gia chẩn đoán, can thiệp
- Hướng dẫn PVS cha/mẹ trẻ có con RLPTK
- Hướng dẫn PVS ông/bà có cháu RLPTK
2.6.2. Tổ chức thu thập số liệu
Điều tra định lượng
Số liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tại hộ gia đình. Quá trình thu thập số liệu được thực hiện bởi các cán bộ trạm y tế và y tế thôn bản/cộng tác viên dân số (theo khuyến nghị của luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hương Giang) [10].
Lựa chọn và tập huấn điều tra viên
Tại mỗi quận/huyện, có 15-20 điều tra viên được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Các điều tra viên được tập huấn về sàng lọc tự kỷ bằng công cụ M-CHATvà các kỹ năng phỏng vấn bộ câu hỏi phỏng vấn về dịch tễ học tự kỷ ở trẻ em.
Ngoài buổi tập huấn lý thuyết tại hội trường, điều tra viên còn được thực hành phỏng vấn thử tại cộng đồng theo từng nhóm dưới sự giám sát, hỗ trợ của cán bộ tập huấn.
Nghiên cứu sinh trực tiếp tập huấn cho điều tra viên tại 6/7 tỉnh thành. Ngoài ra, còn có các giảng viên của trường Đại học Y tế công cộng, có nhiều kinh nghiệm tập huấn điều tra tại cộng đồng tham gia hỗ trợ. Tất cả các cán bộ đi tập tập huấn ĐTV tại 7 tỉnh đã tham gia khóa tập huấn giảng viên về đặc điểm dịch tễ học tự kỷ và sàng lọc bằng công cụ M-CHAT do các bác sỹ chuyên ngành tâm thần nhi, Khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi Trung ương đào tạo.
Giám sát thu thập số liệu
Nghiên cứu sinh và các giảng viên trường Đại học Y tế công cộng - người trực tiếp tập huấn điều tra viên - thực hiện giám sát thu thập số liệu tại 7 tỉnh. Mỗi tỉnh có từ 3 – 5 cán bộ giám sát.
Giám sát hỗ trợ: thực hiện trong thời gian đầu thu thập số liệu. Các giám sát viên đi kèm với các điều tra viên theo nhóm tại cộng đồng để góp ý chỉnh sửa, rút kinh nghiệm điều tra. Sau 3 ngày đầu điều tra, các điều tra viên tại mỗi quận/huyện
tập trung tại hội trường Trung tâm y tế và nộp lại các phiếu đã điều tra được. Các giám sát viên trực tiếp đọc kiểm phiếu, góp ý, nhận xét cho từng cá nhân và họp tổng thể để rút kinh nghiệm chung. Sau buổi này, những điều tra viên còn yếu về kỹ năng điều tra được các giám sát viên đi kèm trực tiếp tại cộng đồng.
Giám sát kiểm tra: Các điều tra viên nộp phiếu theo tuần cho cán bộ điều phối là cán bộ Trung tâm y tế tại mỗi quận/huyện. Các phiếu này được các giám sát viên đọc, kiểm tra 100% phiếu và rút ngẫu nhiên 5% số phiếu của mỗi điều tra viên để phúc tra lại tại cộng đồng. Trong quá trình đọc kiểm phiếu và phúc tra tại cộng đồng, nếu phát hiện phiếu có các thông tin chưa logic, giám sát viên trả lại phiếu và đề nghị điều tra viên đi điều tra bổ sung. Với những điều tra viên khi bị phát hiện những lỗi không trung thực (không tới nhà phỏng vấn, phỏng vấn không hết phiếu và tự điền thông tin, …), bị dừng hợp đồng, hủy số phiếu đã thu thập và thay thế bằng điều tra viên khác.
Chẩn đoán xác định RLPTK
Tất cả các trẻ có kết quả phiếu M-CHAT dương tính (thực tế có 514 trẻ) được lập danh sách để chẩn đoán xác định tự kỷ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lựa chọn các trẻ âm tính M-CHAT tương ứng về tuổi, giới tính, địa bàn xã/phường và lập danh sách theo tỷ lệ trẻ dương tính: trẻ âm tính là 1:2.
Để chẩn đoán 01 trẻ có RLPTK hay không, mỗi trẻ cần được khám và đánh giá của 2 cán bộ đánh giá, gồm 01 bác sỹ tâm thần nhi và 01 chuyên gia tâm lý/giáo dục đặc biệt của khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi trung ương. Khám chẩn đoán tổ chức ngay tại 21 Trung tâm y tế quận/huyện của 7 tỉnh/thành. Dựa vào danh sách trẻ âm tính và dương tính M-CHAT đã lập, chúng tôi phối hợp với các Trung tâm y tế quận/huyện và trạm y tế để gửi giấy mời đến từng hộ gia đình để mời gia đình đưa trẻ đến khám theo ngày giờ cụ thể. Chúng tôi làm mù danh sách trẻ dương tính và âm tính M-CHAT với cán bộ chẩn đoán, với địa phương phối hợp tổ chức chẩn đoán và cả với gia đình trẻ để đảm bảo tính khánh quan và đạo đức trong nghiên cứu.
Các công cụ được sử dụng gồm DSM-IV để chẩn đoán xác định trẻ tự kỷ và CARS để xác định mức độ tự kỷ của trẻ. Thông tin về kết quả chẩn đoán xác định
tự kỷ cũng được ghi rõ trong phiếu trả kết quả khám của từng trẻ. Kết quả chẩn đoán được trả ngay cho gia đình tại buổi khám, kèm theo một số hướng dẫn cho cha mẹ về can thiệp hoặc theo dõi, đánh giá tiếp cho trẻ trong thời gian tới, cũng như cung cấp thông tin về nơi gia đình có thể đưa trẻ đi khám đánh giá/can thiệp về tự kỷ cho trẻ.
Điều tra định tính
Nghiên cứu sinh là người trực tiếp thực hiện 70% các cuộc phỏng vấn sâu ở 2 tỉnh/thành, ngoài ra còn có 01 giảng viên có nhiều kinh nghiệm làm nghiên cứu định tính của Trường Đại học Y tế công cộng và 02 giảng viên khác hỗ trợ thực hiện PVS.
Nghiên cứu sinh liên hệ với Hội cha mẹ có con tự kỷ tại các tỉnh để tiếp cận các đối tượng nghiên cứu định tính, hẹn thời gian và địa điểm phỏng vấn. Các cuộc PVS được thực hiện tại nơi có không gian yên tĩnh, do chính các đối tượng lựa chọn để cho họ thoải mái trò chuyện và bày tỏ quan điểm. Chỉ tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin khi đối tượng tự nguyện, thoải mái và sẵn sàng đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tại mỗi cuộc phỏng vấn có 2 người, 01 người làm điều khiển/dẫn dắt cuộc PVS, người còn lại hỗ trợ ghi chép các thông tin về những xúc cảm của đối tượng khi trả lời phỏng vấn như (im lặng, cười, khóc, lưỡng lự, trầm tư….) mà băng ghi âm không ghi nhận/truyển tải được.
Các cuộc PVS đều xin phép sự chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng và được phép ghi âm phỏng vấn, kèm sự giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, các tên hay định danh người được phỏng vẫn được thay đổi để đảm bảo tính khách quan và đạo đức trong nghiên cứu.
2.7. Biến số và các nội dung chính nghiên cứu
Biến số nghiên cứu định lượng
Biến phụ thuộc là tình trạng mắc RLPTK của trẻ được bác sỹ kết luận qua vòng sàng lọc bằng M-CHAT và khám chẩn đoán theo tiêu chí DSM-IV (xem chi tiết tại phụ lục 5).
Các biến độc lập theo nhóm biến số cá nhân, gia đình, yếu tố trước, trong và sau khi sinh của trẻ như sau: (xem chi tiết Phụ lục 1. Bảng biến số nghiên cứu)
- Tuổi, giới, khu vực sống, thứ tự con
- Các yếu tố gia đình như tuổi của bố và mẹ khi sinh trẻ, nghề nghiệp, học vấn của bố mẹ, tổng số con trong gia đình, tiền sử gia đình có người RLTK/RLTT/KTBS
- Các yếu tố nguy cơ trước sinh: tiền sử sảy thai/thai chết lưu/nạo hút thai của mẹ trước sinh trẻ, mẹ bị nhiễm virút như cúm, các vi rút khác (như sởi, rubella), đái tháo đường, sang chấn tâm lý, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, tiếp xúc hóa chất, hút thuốc lá chủ động/thụ động.
- Các yếu tố nguy cơ trong sinh như thời gian chuyển dạ, đẻ non, can thiệp sản khoa (mổ đẻ, foorcep, giác hút); con bị ngạt sau sinh; cân nặng khi sinh thấp.
- Các yếu tố nguy cơ sau sinh: trẻ bị vàng da bệnh lý sơ sinh, các bệnh lý và tổn thương não, sốt cao co giật/không nguyên nhân/động kinh.
Các nội dung chính điều tra định tính
Các nội dung chính của nghiên cứu gồm các rào cản trong tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp RLPTK từ: (1) gia đình trẻ RLPTK, (2) cộng đồng và xã hội, (3) dịch vụ chẩn đoán, can thiệp RLPTK.
Bảng 2.2 Các nhóm nội dung chính nghiên cứu định tính
Nội dung chi tiết | |
Gia đình trẻ | Nhận thức về sự phát triển của trẻ và về RLPTK |
Kinh tế gia đình và công việc của cha/mẹ | |
Sự chia sẻ của cha/mẹ | |
Sự ủng hộ và chia sẻ của các thành viên gia đình | |
Cộng đồng/ Xã hội | Nhận thức về RLPTK |
Sự cảm thông/ Kỳ thị | |
Các đoàn thể về RLPTK (Cha mẹ/ Nhà chuyên môn) | |
Dịch vụ chẩn | Sự sẵn có của dịch vụ |