Dịch vụ hiện có đáp ứng được nhu cầu của cha mẹ trẻ không? Loại dịch vụ, phương pháp can thiệp và người cung cấp Nhân lực (Đào tạo và năng lực chuyên môn) Cơ sở vật chất, trang thiết bị |
Khả năng tiếp cận được của dịch vụ Địa điểm cung cấp dịch vụ có dễ tiếp cận được không? Khoảng cách địa lý Phương tiện giao thông Thời gian đi lại |
Giá thành Giá thành của dịch vụ có phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả của cha mẹ trẻ không? Các chi phí trực tiếp Các chi phí gián tiếp (các chi phí đi lại, thời gian và thu nhập bị mất đi và các chi phí không chính thức khác) |
Sự đầy đủ, phù hợp của dịch vụ Cách thức tổ chức cung cấp dịch vụ có đáp ứng mong đợi của cha mẹ trẻ không? Cách thức tổ chức, cung cấp Đáp ứng mong đợi của cha mẹ trẻ RLPTK Thời gian cung cấp dịch vụ |
Sự chấp nhận được của dịch vụ Các dịch vụ có được cha mẹ trẻ chấp nhận không? Sự phù hợp với các hướng dẫn, quy định Sự tin tưởng của cha mẹ trẻ RLPTK vào người cung cấp dịch vụ |
Có thể bạn quan tâm!
- Rào Cản Từ Dịch Vụ Chẩn Đoán, Can Thiệp Rlptk
- Khung Lý Thuyết Các Rào Cản Về Cung Cấp, Tiếp Cận Dịch Vụ Chẩn Đoán, Can Thiệp Rlptk
- Sơ Đồ Các Bước Chọn Mẫu Nghiên Cứu Định Lượng
- Kết Quả Sàng Lọc Rlptk Trẻ 18 – 30 Tháng Tuổi Bằng Bảng Kiểm M- Chat
- Mối Liên Quan Giữa Một Số Yếu Tố Trong Sinh Với Rlptk Ở Trẻ 18 – 30 Tháng Tuổi
- Mức Độ Kinh Tế Gia Đình Và Công Việc Của Cha Mẹ
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu định lượng phục vụ cho mục tiêu 1 và 2: được làm sạch, đánh mã theo tỉnh, huyện, xã và gán cho mỗi trẻ một mã cá nhân (ID cá nhân) duy nhất gồm 07 ký tự, được tạo ra từ mã tỉnh (01 ký tự), mã huyện/quận (01 ký tự), mã xã/phường (02 ký tự) và mã trẻ trong từng xã/phường (03 ký tự) để tiện khâu kết nối dữ liệu giữa điều tra sàng lọc với các phiếu khám chẩn đoán ở vòng sau.
Các dữ liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm thiết kế trên Epidata 3.1. Các bộ nhập liệu được thiết kế với tệp kiểm tra thông tin ngay khi nhập để khống chế các sai số khi nhập liệu. Các bộ số liệu được kết nối theo mã ID cá nhân trẻ. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả phân tích được trình bày theo mục tiêu nghiên cứu gồm các phân tích:
+ Phân tích mô tả: sử dụng phân tích mô tả tần số, tỷ lệ đối với các biến định tính; sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn hoặc trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất đối với các biến định lượng.
+ Phân tích thống kê suy luận: Thống kê suy luận được thực hiện qua ước tính 95%CI và kiểm định giả thuyết. Kiểm định thống kê Khi bình phương được sử dụng trong việc so sánh các tỷ lệ. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được sử dụng. Phân tích đơn biến, biến phụ thuộc được sử dụng để phân tích là biến tình trạng trẻ tự kỷ hay không tự kỷ để phân tích với các biến độc lập gồm biến thông tin chung của trẻ, nhóm biến số về gia đình trẻ, nhóm biến số
trước, trong và sau khi sinh của trẻ. Phân tích đa biến, sau khi phân tích đơn biến, số liệu được phân tích theo mô hình hồi đa biến cho biến phụ thuộc là tình trạng tự kỷ của trẻ. Các biến độc lập phụ thuộc vào tổng quan nghiên cứu và kết quả phân tích đơn biến.
Số liệu định tính phục vụ cho mục tiêu 3: Các băng PVS được gỡ băng, đọc kỹ mã hóa số liệu theo từng nội dung và phân tích theo các chủ đề của mục tiêu nghiên cứu số 3 về những rào cản trong tiếp cận dịch vụ của cha/mẹ trẻ có con tự kỷ. Phần mềm NVivo 10 được sử dụng để quản lý và phân tích số liệu định tính.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
Điều tra định lượng được thực hiện theo Quyết định thông qua số 319/2016/YTCC-HD3 ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y tế công cộng.
Điều tra định tính được thực hiện theo Quyết định số 33/2019/YTCC-HD3 ngày 12 tháng 2 năm 2019 Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y tế công cộng.
Nghiên cứu dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của các đối tượng, vì vậy các đối tượng hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể về mục đích nội dung nghiên cứu.
Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.
Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không sử dụng cho các mục đích khác.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 1. Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo một số yếu tố cá nhân trẻ
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Tỉnh/TP | ||
Hà Nội | 5.501 | 13,7 |
Thái Bình | 5.883 | 14,6 |
Hòa Bình | 5.893 | 14,6 |
Quảng Nam | 5.539 | 13,8 |
Đồng Tháp | 5.600 | 13,9 |
Đồng Nai | 5.922 | 14,7 |
Đắk Lắk | 5.905 | 14,7 |
Nhóm tuổi trẻ | ||
18-23 tháng | 17.193 | 42,7 |
24-30 tháng | 23.050 | 57,3 |
Giới tính trẻ | ||
Nam | 21.345 | 53,0 |
Nữ | 18.898 | 47,0 |
Khu vực sống | ||
Thành thị | 9.976 | 24,8 |
Nông thôn | 30.267 | 75,2 |
Thứ tự con trong gia đình | ||
Thứ nhất | 17.109 | 42,5 |
Thứ hai | 17.427 | 43,3 |
Thứ ba trở lên | 5.707 | 14,2 |
Tổng | 40.243 | 100,0 |
Số trẻ đã tham gia nghiên cứu tại mỗi tỉnh dao động từ 5.500 trẻ đến 5.900 trẻ. Số trẻ em ở độ tuổi 24 – 30 tháng chiếm 57,3% và số trẻ em trai chiếm 53,0%. Các đối tượng của nghiên cứu chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (75,2%). Phần lớn trẻ tham gia nghiên cứu là con thứ nhất (42,5%) và con thứ hai (43,3%), trong khi con thứ ba chiếm 14,2%.
Bảng 3. 2. Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo một số yếu tố gia đình
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | Yếu tố | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Tuổi mẹ khi sinh trẻ | Tuổi bố khi sinh trẻ | ||||
Dưới 20 tuổi | 2.694 | 6,7 | Dưới 20 tuổi | 664 | 1,6 |
20-29 tuổi | 25.34 | 63,0 | 20-34 tuổi | 30.942 | 76,9 |
30-34 tuổi | 8.386 | 20,8 | 35-45 tuổi | 7.45 | 18,5 |
Từ 35 tuổi trở lên | 3.684 | 9,2 | Từ 46 tuổi trở lên | 535 | 1,4 |
Không rõ/ Không trả lời | 139 | 0,3 | Không rõ/ Không trả lời | 652 | 1,6 |
Học vấn của mẹ | Học vấn của bố | ||||
Tiểu học/ THCS | 14.178 | 35,2 | Tiểu học/ THCS | 14.392 | 35,8 |
THPT | 14.098 | 35,0 | THPT | 14.412 | 35,8 |
Trung cấp/ Cao đẳng | 6.412 | 16,0 | Trung cấp/ Cao đẳng | 5.388 | 13,4 |
Đại học/ Sau đại học | 5.399 | 13,4 | Đại học/ Sau đại học | 5.372 | 13,4 |
Không rõ/ Không trả lời | 156 | 0,4 | Không rõ/ Không trả lời | 679 | 1,7 |
Nghề nghiệp của mẹ | Nghề nghiệp của bố | ||||
Làm ruộng | 8.608 | 21,4 | Làm ruộng | 9.403 | 23,4 |
CNV nhà nước | 5.312 | 13,2 | CNV nhà nước | 4.809 | 11,9 |
CNV tư nhân | 10.218 | 25,4 | CNV tư nhân | 8.611 | 21,4 |
Tự do | 11.295 | 28,0 | Tự do | 16.137 | 40,1 |
Khác | 4.779 | 11,9 | Khác | 629 | 1,6 |
Không rõ/ Không trả lời | 31 | 0,1 | Không rõ/ Không trả lời | 654 | 1,6 |
GĐ có người rối loạn thần kinh | GĐ có người Khuyết tật bẩm sinh | ||||
Có | 1.441 | 3,6 | Có | 547 | 1,4 |
Không | 38.594 | 95,9 | Không | 39.641 | 98,5 |
Không rõ/ Không trả lời | 208 | 0,5 | Không rõ/ Không trả lời | 55 | 0,1 |
GĐ có người Rối loạn tâm thần | |||||
Có | 628 | 1,6 | |||
Không | 39.557 | 98,3 | |||
Không rõ/ Không trả lời | 58 | 0,1 | |||
Tổng | 40.243 | 100,0 | Tổng | 40.243 | 100,0 |
Tuổi của mẹ khi sinh trẻ chủ yếu ở nhóm 20 – 29 tuổi (63%); 9,2% mẹ sinh trẻ ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên. Tuổi của bố khi sinh trẻ chủ yếu ở nhóm 20 – 34 tuổi (76,9%), có 1,3% ông bố sinh trẻ ở 46 tuổi trở lên. Phần lớn bố/mẹ trẻ trong nghiên cứu có học vấn tiểu học/THCS và THPT (35,2% và 35,0% cho học vấn của mẹ; 35,8% và 35,8% cho học vấn của bố). Có tới 3,6% trẻ có người thân (gồm ông/bà nội ngoại, cha/mẹ, cô/dì ruột, chú/bác ruột, anh/chị/em ruột của trẻ) mắc rối loạn thần kinh (RLTK), 1,6% trẻ có người thân mắc rối loạn tâm thần (RLTT) và 1,4% có người thân mắc khuyết tật bẩm sinh (KTBS).
Bảng 3. 3. Phân bố trẻ theo một số yếu tố trước sinh trẻ của mẹ
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Có sảy thai trước mang thai trẻ | 2.216 | 5,5 |
Có thai chết lưu trước mang thai trẻ | 787 | 2,0 |
Có nạo phá thai trước mang thai trẻ | 1.067 | 2,7 |
Mang thai trẻ này có hỗ trợ sinh sản | 208 | 0,5 |
Có nhiễm cúm khi mang thai trẻ | 1.697 | 4,2 |
Có nhiễm vi rút khác khi mang thai trẻ | 154 | 0,4 |
Thường xuyên tiếp xúc hóa chất khi mang thai trẻ | 256 | 0,6 |
Thường xuyên hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động khi mang thai | 2459 | 6,1 |
Có nhiễm độc thai nghén | 92 | 0,2 |
Có đái tháo đường thai kỳ | 140 | 0,4 |
Có tiền sản giật khi mang thai | 45 | 0,1 |
Có sang chấn tâm lý khi mang thai | 307 | 0,8 |
Có bi tăng huyết áp khi mang thai | 240 | 0,6 |
Có 5,5% bà mẹ đã từng sảy thai, 2% từng bị thai chết lưu và 2,7% từng nạo phá thai trước khi sinh trẻ này.
Trong quá trình mang thai trẻ, có 4,2% bà mẹ từng bị cúm; 0,4% từng mắc các vi rút khác (rubella, sốt xuất huyết, viêm não); 0,6% có tiếp xúc hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật hoặc các hóa chất khác); 6,1% bà mẹ thường xuyên hút thuốc lá chủ động hoặc bị động khi mang thai; 0,2% bị nhiễm độc thai nghén (do NVYT kết luận), 0,4% bị đái tháo đường thai kỳ (do NVYT kết luận), 0,1% bị tiền sản giật, 0,8% bị sang chấn tâm lý và 0,6% bị tăng huyết áp.
Bảng 3. 4. Phân bố trẻ theo một số yếu tố trong khi sinh
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Hình thức sinh | ||
Can thiệp y tế (mổ/ forcept/giác hút) | 12.760 | 31,7 |
Đẻ thường | 27.483 | 68,3 |
Thời gian chuyển dạ | ||
Bất thường (>24 giờ) | 780 | 1,9 |
Bình thường (≤24 giờ) | 35.086 | 87,2 |
Không rõ/ Không trả lời | 4.377 | 10,9 |
Tuổi thai khi sinh | ||
Thiếu tháng (≤37 tuần) | 2.086 | 5,2 |
Đủ tháng (38-41 tuần) | 37.340 | 92,8 |
Già tháng (≥42 tuần) | 440 | 1,1 |
Không rõ/ Không trả lời | 377 | 0,9 |
Cân nặng khi sinh | ||
Thiếu cân (<2500g) | 1.307 | 3,3 |
Đủ cân (≥2500g) | 38.773 | 96,3 |
Không rõ/ Không trả lời | 163 | 0,4 |
Ngạt khi sinh | ||
Có | 348 | 0,9 |
Không | 39.486 | 98,1 |
Không rõ/ Không trả lời | 409 | 1,0 |
Số trẻ trong lần sinh này | ||
Đa thai | 601 | 1,5 |
Đơn thai | 39.642 | 98,5 |
Tổng | 40.243 | 100,0 |
Có 31,7% trẻ được sinh có can thiệp y tế (mổ đẻ, dùng kẹp forcept hoặc giác hút), 1,9% trẻ được sinh từ cuộc chuyển dạ bất thường (chuyển dạ trên 24 giờ). Tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng (≤37 tuần) là 5,2% và sinh già tháng (≥42 tuần) là 1,1%. Tỷ lệ trẻ sinh thiếu cân (<2500g) là 3,3%; bị ngạt khi sinh là 0,9% và đa thai trong lần sinh trẻ này là 1,5%.
Bảng 3. 5. Phân bố trẻ theo một số yếu tố sau sinh
Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) | |
Vàng da sơ sinh bệnh lý | 619 | 1,5 |
Suy hô hấp mức độ nặng | 167 | 0,4 |
Xuất huyết não/màng não sơ sinh | 25 | 0,1 |
Chấn thương sọ não | 21 | 0,1 |
Viêm não/ Viêm màng não | 40 | 0,1 |
Co giật do sốt cao | 480 | 1,2 |
Co giật không nguyên nhân | 70 | 0,2 |
Động kinh | 36 | 0,1 |
Có 1,5% trẻ trong nghiên cứu bị vàng da sơ sinh bệnh lý, 0,4% bị suy hô hấp mức độ nặng. Tỷ lệ trẻ có một số bệnh lý não gồm xuất huyết não/màng não sơ sinh là 0,1%, chấn thương sọ não là 0,1% và viêm não/ viêm màng não là 0,1%. Có 1,2% trẻ từng bị co giật do sốt cao và 0,2% từng bị co giật không rõ nguyên nhân. Có 0,1% trẻ bị động kinh (đã được NVYT kết luận) trong nghiên cứu.
3.2. Đánh giá kết quả sàng lọc và chẩn đoán RLPTK ở trẻ em 18-30 tháng bằng công cụ M-CHAT và DSM-IV
Nghiên cứu đã sàng lọc thành công được 40.243 trẻ 18-30 tháng tại 7 tỉnh/thành phố trên tổng số mẫu 42.551 trẻ (tỷ lệ tham gia đạt 94,6%), trong đó có 514 trẻ dương tính với M-CHAT. Giai đoạn chẩn đoán RLPTK, chúng tôi đã mời 100% (514 trẻ) trẻ dương tính với M-CHAT và 1028 trẻ âm tính M-CHAT (theo tỷ lệ trẻ dương tính: trẻ âm tính với M-CHAT là 1:2 và tương ứng với nhóm tuổi, giới tính và địa bàn xã/phường) đến các trung tâm y tế quận/huyện để các chuyên gia khoa Tâm thần- Viện Nhi trung ương đến khán chẩn đoán. Kết quả đã khám chẩn đoán RLPTK trên 1282 trẻ (gồm 495 trẻ dương tính và 787 trẻ âm tính M-CHAT). Tổng số trẻ mắc RLPTK trong nghiên cứu là 305 trẻ, chiếm tỷ lệ 0,758% hay 7,58‰.