Những Hạn Chế, Vướng Mắc Và Nguyên Nhân 95652

nhiệm rất khó khăn vì không có ràng buộc về mặt cơ cấu; lợi ích của các thành viên trong tổ thiếu rõ ràng nên không được các thành viên coi trọng… Những hạn chế trên đã dẫn tới tình trạng giải quyết thủ tục phá sản xuất hiện nhiều vướng mắc, thiếu sót và tất yếu dẫn tới chậm trễ, phát sinh nhiều tiêu cực.

Sự hiện diện địa vị pháp lý của QTV đã giúp giải quyết hầu hết những hạn chế kể trên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong đó, đặc biệt đưa QTV tiệm cận với hoạt động của một nghề nghiệp độc lập đã tăng tính trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó thúc đẩy giải quyết nhanh các thủ tục phá sản trên thực tế.

Thứ tư, QTV đã tham gia tích cực vào hoạt đ ng ph c h i DN, giúp nhiều DN thoát được tình trạng phá sản và khôi ph c hoạt đ ng sản xuất, kinh doanh. Trước khi địa vị pháp lý về QTV được ghi nhận và thực hiện trên thực tiễn, với sự hiện diện của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, khả năng phục hồi của DN, HTX thông qua thủ tục phá sản là rất thấp. Điều này có một phần lớn nguyên nhân từ các phân tích trong hạn chế của Tổ này như ở trên và một phần đến từ tâm lý buông xuôi của DN, HTX khi nộp thủ tục phá sản. Tuy nhiên, với sự ra đời của QTV và vai trò của chủ thể này trong xây dựng kế hoạch và giám sát quá trình phục hồi của DN, HTX , tỷ lệ phục hồi này đã tăng lên đang kể và dần hình thành tâm lý ―hy vọng phục hồi thông qua thủ tục phá sản‖ cho các DN và HTX.

Sự hiện diện của QTV trong hoạt động xây dựng kế hoạch phục hồi và giám sát quá trình phục hồi vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện thông qua vai trò điều hành xây dựng kế hoạch phục hồi DN, HTX. Quyền và nghĩa vụ này trước hết tạo lập cho DN, HTX ý tưởng và niềm tin về sự phục hồi thay vì tâm lý buông xuôi khi đề nghị thủ tục phá sản. Đồng thời cũng giúp hiện thực hoá ý tưởng và niềm tin đó bằng một bản kế hoạch phục hồi chặt chẽ và có tính khả thi. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ giám sát quá trình thực hiện kế hoạch phục hồi của QTV đối với DN, HTX cũng đóng vai trò đảm bảo thực hiện đúng, đủ và hiệu chỉnh kịp thời những vướng mắc khi thực hiện thủ tục phục hồi trên thực tiễn.

Thứ năm, sự ra đời của QTV góp ph n giúp giảm tải công việc cho Toà án. Với vai trò là một thụ uỷ pháp lý, QTV gánh vác hầu hết vai trò quản lý và thanh lý tài sản cùng những thủ tục quan trọng khác tại DN, HTX đang trong tình trạng phá sản giúp cho Toà án nói riêng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung. Vai trò này không chỉ giúp cho giảm bớt các công việc cho Toà án, tách bạch vấn đề quản lý, thanh lý tài sản với các thủ tục tố tụng khác mà còn giúp cho vấn đề quản

lý, thanh lý tài sản khách quan hơn với vai trò là trung gian của QTV. Vai trò này hoàn toàn phù hợp với xu hướng thu hẹp sự hiện diện của nhà nước và tăng cường xã hội hoá các hoạt động quản lý. Nó không chỉ giúp làm giảm biên chế nhà nước mà còn giúp cho xã hội xác lập xu hướng hình thành nên một nghề mới với những giá trị hấp dẫn cho người hành nghề.

3.4.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, quy định pháp luật và thực hiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV cũng tồn tại những hạn chế, vướng mắc sau:

Thứ nhất, m t số vấn đề về địa vị pháp lý của QTV chưa được pháp luật hiện h nh quy định hoặc quy định chưa chi ti t dẫn t i thi u căn cứ thực hiện trên thực tiễn. Hạn chế này được biểu hiện dưới các nội dung sau:

- Các quy định của pháp luật về điều kiện và thủ t c đăng k h nh nghề QTV còn phức tạp. Các quy định hiện hành về các tiêu chuẩn hành nghề QTV còn mang tính chung chung và số lượng lớn. Bên cạnh đó, thủ tục để đăng ký hành nghề còn nhiều ràng buộc bất hợp lý. Chính những điều này đã khiến cho khả năng tiếp cận của nghề này còn hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

- Các quy định về trình tự, thủ t c hoạt đ ng của QTV chưa được ban hành. Mặc dù các cấu thành địa vị pháp lý của QTV đã được Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản liên quan ghi nhận cơ bản đầy đủ, song tính chi tiết của nó còn hạn chế. Một trong những thiếu sót quan trọng đó là việc chưa có bộ quy chế hành nghề hay cụ thể là chưa có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục hoạt động của QTV xuyên suốt thủ tục phá sản mà chỉ có một số quy định nằm tản mát ở các quy phạm về những nội dung của thủ tục phá sản. Hạn chế này khiến cho trên thực tế thi hành, các QTV bối rối với những thủ tục thực thi quyền và nghĩa vụ cụ thể.

- Quy định các n i dung thông tin về QTV đăng k h nh nghề còn chưa đ y đủ. Mặc dù Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định những nội dung phải công khai về QTV trong danh sách của Bộ Tư pháp ban hành, nhưng còn thiếu yêu cầu công khai nội dung về chuyên môn, nghiệp vụ hay thế mạnh của QTV. Cụ thể, mặc dù Luật Phá sản năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 nhưng các quy định của nó chỉ có giá trị thi hành trên thực tế kể từ khi Bộ Tư pháp ban hành danh sách QTV và DN quản lý, thanh lý tài sản. Từ đó, lực lượng QTV mới chính thức hiện hữu trong đời sống. Tuy nhiên, không phải sau khi Bộ Tư pháp ban hành danh sách QTV thì Thẩm phán dễ dàng trong việc chỉ định họ tham gia từng vụ việc. Danh

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 17

sách do Bộ Tư pháp ban hành chỉ nêu tên QTV, năm sinh… mà không có các thông tin cá nhân như địa chỉ sinh sống, lĩnh vực chuyên sâu, số điện thoại, email…để tiện việc lựa chọn và liên hệ. Trên cơ sở thu thập các thông tin về QTV thì thẩm phán cân nhắc, lựa chọn phù hợp với từng vụ việc như QTV chuyên sâu đến hàng không, hàng hải, tín dụng, luyện kim… Việc lựa chọn này rất quan trọng, đóng vai trò quyết định xem vụ việc phá sản có được tiến hành tốt nhất với thời gian nhanh nhất có thể hay không.

- Mặc dù pháp luật hiện h nh đã có những quy định về quyền chỉ định QTV của Toà án và quyền yêu đề xuất QTV của người n p đơn yêu c u mở thủ t c phá sản, nhưng chưa có các quy định chỉ dẫn giải quy t trường hợp mâu thuẫn giữa hai chủ th này trong lựa chọn QTV. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014 về chỉ định QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định QTV hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản. Song tại điểm b, khoản 2, Điều 45 của Luật này cũng quy định về việc đề xuất chỉ định QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trường hợp nếu Thẩm phán chỉ định một QTV không nằm trong danh sách đề xuất của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ giải quyết như thế nào? phương án giải trình của Thẩm phán ra sao? hay người nộp đơn có quyền và cơ chế nào để đảm bảo quyền không đồng ý với việc chỉ định này? chưa được hướng dẫn bởi bất kỳ văn bào nào. Chính vì thế, trên thực tế đã xuất hiện tình trạng không được tuân thủ triệt để, không tôn trọng quyền tự quyết của người nộp đơn và không có một văn bản nào để phủ nhận danh sách QTV cũng như việc giải thích tại sao lại chọn QTV này cho việc mở thủ tục phá sản đó. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện thời hạn chỉ định QTV nói riêng và các thời hạn khác trong thủ tục phá sản nói chung.

- Điều kiện về đạo đức của QTV đã được pháp luật về phá sản hiện hành nh c t i nhưng chưa có quy định c th . Tiêu chuẩn về đạo đức, ý thức trách nhiệm… là một trong những điều kiện để chỉ định QTV. Tuy nhiên, cho đến nay không có bất kỳ văn bản nào làm rõ các tiêu chuẩn để xác định đạo đức, tinh thần trách nhiệm… của QTV được chỉ định tham gia một thủ tục phá sản nhất định. Do đó, về cơ bản tiêu chuẩn này hiện nay mang tính định tính cao. Thực tế áp dụng vì không có tiêu chuẩn thống nhất nên cũng không có sự đồng nhất trong cách lý giải và thực hiện. Quyền quyết định trao cho cá nhân Thẩm phán, điều này cộng với hạn chế thứ năm dưới đây

đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên, đặc biệt giữa Thẩm phán, người nộp đơn yêu cầu phá sản và QTV nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết thấu đáo.

- Việc QTV từ chối tham gia thủ t c phá sản khi được chỉ định chưa có văn bản hư ng dẫn giải quy t. Điều 45 Luật Phá sản quy định sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán sẽ chỉ định QTV hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định QTV hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản từ chối tham gia vụ việc phá sản. Tuy nhiên, pháp luật về phá sản lại không có quy định trong trường hợp QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản từ chối tham gia thì bước tiếp theo là gì? Thẩm phán chỉ định người mới như thế nào?

Những thiếu hụt về mặt pháp lý này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hai nguyên nhân cơ bản gồm:

- Hiện thực khách quan biến đổi không ngừng, nhiều quan hệ kinh doanh, thương mại được thiết lập, các chủ thể có những hành vi vô tình hoặc cố ý làm phức tạp thủ tục phá sản nằm ngoài sự ghi nhận của pháp luật hiện hành. Tính đến thời điểm hiện tại, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực hơn 06 năm. Tuy đây không phải là một khoảng thời gian dài cho sự tồn tại của một đạo luật, nhưng với luật có nội dung phức tạp và tính chất phụ thuộc vào sự biến đổi của kinh tế thị trường thì con số hơn 06 năm cũng đã đủ để đặt ra những vấn đề mới, những vấn đề mâu thuẫn cần được nghiên cứu giải quyết, hoàn thiện. Đặc biệt, địa vị pháp lý của QTV lại là một vấn đề mới lần đầu được ghi nhận và thực hiện trên thực tế. Lịch sử cho thấy, những vấn đề mới, ở giai đoạn đầu luôn phải đương đầu với những mâu thuẫn. Tuy nhiên, mâu thuẫn là tiền đề của sự phát triển, do đó, nguyên nhân này hoàn toàn khách quan và tất yếu không thể tránh được.

- Năng lực xây dựng pháp luật về phá sản còn hạn chế. Vấn đề phá sản thuộc về tư duy tư bản, đặt trong điều kiện lịch sử và chính trị Việt Nam tính chất lượng này hoàn toàn không phải là một lợi thế. Chính vì thế, mặc dù trải qua 03 đạo luật về phá sản, nhưng những tư duy lập pháp liên quan đến vấn đề này vẫn chưa thực sự bao quát, logic và dự báo được trước tương lai. Đặc biệt, như phân tích ở trên, địa vị pháp lý của QTV là một vấn đề mới hoàn toàn thay thế cho định chế Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tính mới này khiến cho quá trình nhận thức về định chế này còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót. Ngoài ra, nguyên nhân bao trùm không thể chối cãi là vấn đề dự liệu các mối quan hệ pháp luật phát sinh trong tương lai thông qua các giả định mang tính dự phòng ở Việt Nam tương đối hạn chế. Vì vậy, rất nhiều văn bản

pháp lý phải chờ đến khi các quan hệ xã hội đó phát sinh trên thực tế mới có cơ sở tư duy cho việc sửa đổi, hoàn thiện.

Thứ hai, vấn đề đại diện trong ki m kê tài sản đã có quy định nhưng thi u cơ ch đảm bảo thực hiện. Theo quy định tại Điều 65, Luật Phá sản năm 2014, DN, HTX mất khả năng thanh toán phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của DN, HTX vắng mặt thì người được QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của DN, HTX thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của DN, HTX.

Trên thực tế, việc kiểm kê tài sản gặp rất nhiều khó khăn vì người đại diện của DN vắng mặt, người được QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản chỉ định thường là không chịu làm, hoặc không biết về tình hình DN, HTX nên thực hiện việc này rất khó khăn. Mặc dù, pháp luật có quy định về chế tài xử lý đối với việc không hợp tác về việc kiểm kê tài sản (xử phạt vi phạm hành chính), tuy nhiên chế tài này cũng không hiệu quả và khả thi do không có cơ chế đảm bảo thực hiện. Vấn đề nằm ở chỗ, QTV không thực thi được nhiệm vụ này do không có thông tin (chủ DN không bàn giao) – trường hợp này chính QTV cũng đang lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Toà án vì thế không thể xử phạt. Ở phía khác, đại diện DN không còn mặn mà với việc phá sản do tài sản không còn đáng kể hoặc tâm lý bỏ mặc sau thất bại về mặt quản trị, nên cố tình không hợp tác chuyển giao thông tin để QTV làm đại diện. Lúc này Toà án ra quyết định xử phạt cũng không có ý nghĩa với họ, thậm chí nhiều trường hợp không gặp được cả người đại diện này để tống đạt quyết định.

Thứ ba, kinh phí, thù lao cho QTV vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa kh c ph c được. Quy định của Luật Phá sản không đề cập đến vấn đề cung cấp thông tin về tổng thể của vụ việc cũng như tình hình của DN mở thủ tục phá sản cho QTV, điều này gây khó khăn cho QTV trong việc dự tính thời gian, công sức thực hiện vụ việc, dẫn đến khó xác định chi phí. Luật Phá sản quy định quyết định chỉ định QTV phải ghi nội dung về tạm ứng chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tham gia các vụ việc tại một số tòa án nhân dân các tỉnh - thành thì quyết định chỉ định QTV tham gia quản lý, thanh lý tài sản của DN bị buộc mở thủ tục phá sản đều không đề cập đến vấn đề này. Do đó, QTV tham gia vụ việc nếu muốn tạm ứng chi phí thì phải gửi văn bản đề nghị và nếu được chấp thuận thì phải khá lâu sau mới nhận được tiền. Cá biệt, có trường hợp được chỉ định QTV nhưng không nêu việc tạm ứng chi phí.

Mặc dù vậy, QTV vẫn thực hiện việc lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ DN mở thủ tục phá sản gửi về tòa án. Nhưng khi tòa án cấp trên quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản lại không đề cập đến việc thanh toán chi phí cho QTV. Có trường hợp QTV phải đi xác minh tài sản ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, thậm chí ở nước ngoài, lúc này phần tạm ứng chi phí đã không thể đủ. Việc bồi hoàn lúc này lại gặp khó khăn nếu thẩm phán không cho đấu giá, thanh lý tài sản đề bù đắp chi phí thực tế đó.

Việc tạo nguồn kinh phí để trả thù lao cho QTV cũng gặp nhiều khó khăn ở một số trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, theo khoản 1, khoản 2, Điều 63, Luật Phá sản năm 2014 quy định, sau khi Tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện nghĩa vụ bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Việc thực hiện bù trừ phải được sự đồng ý của QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản.

Như vậy, liên quan đến hoạt động bù trừ nghĩa vụ, QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản sẽ tham gia vào và phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi hoạt động bù trừ này diễn ra thì DN không còn tài sản, trong khi đó chi phí QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản lại được lấy từ giá trị tài sản của DN sau khi thanh lý. Như vậy, trường hợp này thì chi phí cho QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản sẽ được lấy từ đâu và giải quyết như thế nào chưa được pháp luật ghi nhận.

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại Điều 53, Luật Phá sản năm 2014 về tiến hành xử lý tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này, sau khi xử lý tài sản bảo đảm, DN không còn tài sản thì trường hợp này chi phí cho QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản sẽ được tính như thế nào và do ai chi trả không được ghi nhận, làm rõ.

Trường hợp thứ ba, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản ở mức độ không còn chi phí thực hiện thủ tục phá sản, hoặc còn nhưng mức chi phí này không đủ chi trả cho thủ tục phá sản nhưng chỉ đến khi kiểm kê hoặc bán tài sản mới phát hiện ra vì trị giá tài sản tại thời điểm định giá rất thấp thì cách chi trả kinh phí, thù lao cho QTV như thế nào cũng chưa được đặt ra giả thuyết để có quy định giải quyết.

Trên thực tế cho thấy, rất nhiều vụ việc phá sản kéo dài hàng năm, thậm chí cả chục năm có nguyên nhân chủ yếu từ việc giải quyết thù lao cho QTV. Nhiều QTV thực hiện xong đa số khối lượng công việc của thủ tục phá sản, nhưng khi phát hiện không có nguồn kinh phí chi trả chi phí cho QTV thì họ mất động lực hoàn thành

công việc, khiến cho thủ tục bị dở dang. Không những thế, với thực tế toà án lựa chọn QTV hay Doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản chủ yếu dựa vào quy mô của tài sản. Trường hợp tài sản nhỏ thì ưu tiên QTV và ngược lại. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân QTV khi hành nghề mặc định giải quyết những vụ việc tài sản phá sản nhỏ. Với phương pháp tính chi phí QTV dựa trên tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản phá sản thì tài sản phá sản nhỏ đồng nghĩa với chi phí của QTV cũng nhỏ. Điều này đã tạo ra cản lực rất lớn trong việc xem QTV là một nghề độc lập, vì cốt lõi của một nghề là phải có thu nhập ổn định và đủ phục vụ cuộc sống tối thiểu từ nghề đó. Những người hành nghề QTV không mặn mà với công việc do thu nhập không cao (không đáp ứng tiêu chuẩn đủ phục vụ cuộc sống tối thiểu), cộng với thiếu cơ chế đảm bảo (không đáp ứng tiêu chuẩn ổn định) thì tất yếu họ không xem đây là một nghề. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phá sản của Bộ Tư pháp cho biết, tính đến tháng 4/2020, cả nước có 270 QTV hành nghề [48]. Đây là một con số rất khiêm tốn.

Thứ tư, QTV không được thực hiện trực ti p quyền áp d ng biện pháp khẩn cấp trong tình huống cấp thi t đ bảo toàn tài sản phá sản mà chỉ có quyền đề nghị thẩm phán áp d ng nên mất đi tính kịp thời của hành vi. Trên thực tế, mặc dù đã tham gia thủ tục phá sản, song đại diện các DN, HTX vẫn còn tồn tại tâm lý thanh lý, chiếm đoạt tài sản của công ty để phục vụ trả nợ riêng hoặc làm của riêng. Các hành vi này đã được pháp luật ghi nhận cho phép chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, tuy nhiên do thủ tục gồm một chuỗi hành vi: QTV có văn bản đề nghị thẩm phán xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp; thẩm phán xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp; QTV tiếp nhận quyết định và thực hiện các biện pháp khẩn cấp. Quy trình này mất rất nhiều thời gian, do đó tính ―khẩn cấp‖ của hành vi đã không được đảm bảo. Trên thực tế, thời gian thực hiện thủ tục trên đủ để các chủ thể thực hiện hành vi tẩu tán tài sản hoàn thành hành vi của mình. Trong khi đó, trong quá trình đợi quyết định từ thẩm phán, QTV không được tự ý có các hành vi nhằm chấm dứt hoặc đình chỉ hoạt động tẩu tán tài sản của chủ DN nên đã dẫn tới việc tài sản đã bị thanh lý. Mặc dù sau đó, các chủ thể này có thể bị chế tài, song là không đáng kể, không đủ răn đe để các chủ thể chấm dứt ý định về hành vi. Chính việc này đã làm phức tạp hơn thủ tục phá sản. Có rất nhiều vụ việc phá sản phải tạm đình chỉ nhiều năm do chưa thu hồi được tài sản đã bị tẩu tán, chiếm đoạt trong giai đoạn này, hoặc chưa thể giải quyết tranh chấp phát sinh

đối với tài sản bị tẩu tán do hoạt động mua đi, bán lại sau hành vi tẩu tán khiến nhiều chủ thể tham gia vào tranh chấp.

Thứ năm, vấn đề sự hiện diện của QTV trong thủ t c phá sản chưa cao. Mặc dù số lượng vụ việc phá sản có sự hiện diện của QTV tăng theo từng năm, tuy nhiên so với tổng số thủ tục phá sản với số lượng các DN, HTX dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh lại không lớn. Mặc dù đã có hiệu lực hơn 06 năm, tuy nhiên, đây không phải là một khoảng thời gian đủ dài để nhà làm luật và xã hội có đầy đủ nhận thức về QTV. Điều này không phải chỉ đơn thuần xuất phát từ năng lực tư duy về vấn đề đó, mà còn có nguyên do từ văn hoá và sự thích ứng, chuyển biến của tâm lý và niềm tin về QTV của các chủ thể. Lịch sử đã chứng minh rằng, các định chế mới luôn gặp những khó khăn trong ghi nhận pháp lý và thực thi. Chính vì thế, đây được xem là một nguyên nhân khách quan mang tính tất yếu của địa vị pháp lý của QTV.

Bên cạnh đó, trên thực tế, còn tình trạng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, thậm chí cả DN phá sản, không phối hợp với QTV trong việc xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động, lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, đặc biệt là thu hồi và ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của DN phá sản. Điều này gây khó khăn trong hoạt động quản lý, thanh lý tài sản của QTV. Thậm chí, có tình trạng QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc từ chối khi được thẩm phán chỉ định tham gia vụ phá sản.

Nguyên nhân của thực tiễn này phần lớn đến từ tính phổ biến và hiệu lực, hiệu quả của Luật phá sản năm 2014 không cao. Theo số liệu năm 2019, chỉ số phá sản DN của Việt Nam đạt 38 điểm (so với điểm của năm 2018 là 34,93). Mặc dù tăng 11 bậc so với năm 2018 nhưng chỉ số này của Việt Nam vẫn đứng ở vị trí rất thấp trên thế giới (122/190 nền kinh tế) với thời gian trung bình là 05 năm để giải quyết 01 vụ việc phá sản. Tỷ lệ thu hồi nợ chỉ đạt 21,3%; chi phí giải quyết phá sản DN lên tới 14.5%; kết quả giải quyết phá sản DN chỉ đạt 0 điểm (do hầu hết các trường hợp đều bị tuyên bố phá sản và phải thanh lý, không phục hồi được); chất lượng của khuôn khổ pháp lý về phá sản DN chỉ đạt 8,5/16 điểm[48]. Điều này cho thấy, địa vị pháp lý của QTV trong môi trường pháp lý Việt Nam còn khiêm tốn, đặc biệt so với các quốc gia có định chế này trên thế giới.

Thứ sáu, thi u sự thống nhất trong quản l nh nư c về QTV. Luật Phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định tòa án là cơ quan trực tiếp chỉ định, thay

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí