Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch

Những phong tục, tập quán, sinh hoạt của cư dân địa phương như thêu ren, dệt thảm len, tơ tằm (Quảng Nam - Đà Nẵng), nghề chạm khắc đá ở chân núi Ngũ Hành (Quảng Nam - Đà Nẵng)... các bản dân tộc ở miền núi, nghề thủ công ở Hội An...cũng tài nguyên có giá trị hấp dẫn.

Duyên hải Nam Trung Bộ còn có 2 Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là đô thị Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.

5.5.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Nằm trên tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam, Vùng du lịch vùng du lịch Duyên hải Nam trung bộ có hệ thống giao thông chạy theo hai hướng Bắc - Nam (nối với vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ); Đông

- Tây (nối với vùng du lịch Tây Nguyên).

Cảng quốc tế Đà Nẵng thông thương với nhiều cảng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các cảng khác dọc theo bờ biển trong nước. Những hàng hóa vận chuyển cho nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng đều thông qua cảng này. Sân bay Đà Nẵng đã trở thành sân bay quốc tế là cửa ngõ thứ 3 của cả nước được trực tiếp đưa đón khách quốc tế. Hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ phát triển chủ yếu theo hướng song song với đường biển.

Hệ thống đường bộ có các quốc lộ 1A,19, 24, 25, 26, 27, 28. Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua các tỉnh của vùng. Vùng có các sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Tuy Hòa, Cam Ranh. Hệ thống cảng biển Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất, Kỳ Hà (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận).

Hệ thống đô thị: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương . Các thành phố tỉnh lỵ là Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Phan Thiết.

Vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch phát triển muộn nhưng khá hoàn thiện. Gần đây, nhiều khách sạn hiện đại, nhà hàng, khu giải trí đã được xây dựng rất nhanh chóng đáp ứng cho nhu cầu của ngày càng cao của khách du lịch, tập trung chủ yếu ở các đô thị Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Mũi Né, Ninh Chữ.

5.5.4 Các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

5.5.4.1 Sản phẩm du lịch đặc trưng

Là du lịch biển đảo, du lịch tham quan di tích, hệ thống di sản kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn, du lịch MICE.

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 16

5.5.4.2 Các địa bàn hoạt động chủ yếu

- Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, HộiAn, Mỹ Sơn….

- Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, đầm Ô Loan, Nha Trang, Cam Ranh.

- Bình Thuận gắn với đảo Phú Qúy, biển Mũi Né…


5.5.5 Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch

5.5.5.1. Điểm du lịch quốc gia

1. Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông, gồm 6 ngọn núi quây quần thành một cụm. Đó là: Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn và hai quả núi nhỏ liền kề nhau với tên gọi Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Đường lên Thuỷ Sơn đá xếp thành bậc dẫn tới chùa Tam Thái ở lưng chừng núi thờ Phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa là hang động lớn nhất và nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn là động Huyền Không. Cách ngày nay 10 thế kỷ, động Huyền Không là nơi thờ các vị thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật giáo, của người Chàm. Chân núi Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh xảo, nổi tiếng từ lâu đời, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn.

2. Quần đảo Hoàng Sa

Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải lý.Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.

Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một sốđảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống.

Nằm phía đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á. Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10m: đảo Hoàng Sa 9m, Linh Côn 8.5m, Hữu Nhật 8m, Quang Ảnh 6m. Riêng đảo Bạch Quy (Bàn Thạch) đạt độ cao 15m. Phần lớn các đảo có diện tích nhỏ hẹp dưới 1km2: đảo Quang Ảnh (Tiền) 0.7km2, Hữu Nhật 0.6km2, Hoàng Sa 0.5km2, Quang Hoà (Đun Can) 0.5km2, Duy Mộng 0.5km2, đảo Đá 0.4km2, riêng đảo Phú Lâm diện tích đạt 1.5km2.

3. Khu đền tháp Mỹ Sơn

Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách thị xã Hội An khoảng 40 km. Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có 71 đền tháp, 32 bi ký, lưu giữ nhiều tư liệu quí nhưng chưa được khai thác, nghiên cứu đầy đủ.

Những đền tháp ở Mỹ Sơn tuy không cái nào còn nguyên vẹn nhưng vẫn là cứ liệu tốt nhất để khám phá quá trình phát triển kỳ diệu của nghệ thuật Chăm. Bảy thế kỷ phát triển tại đây đã đem lại cho nghệ thuật Chăm nhiều kiệt tác có thể so sánh với tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của thế giới.

4. Đảo Lý Sơn

Với diện tích khoảng 9,97km² huyện đảo Lý Sơn bao gồm 2 đảo là đảo Lớn (Cù Lao Ré) và đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) thuộc địa phận xã Quảng Ngãi. Huyện đảo Lý Sơn có 5 ngọn núi. Đứng trên đỉnh các ngọn núi này nhìn xuống, du khách sẽ thấy cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ với một bên là vách núi sừng sững, một bên là trời biển bao la. Lý Sơn còn là nơi lý tưởng để khám phá hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng với những đàn cá tung tăng bơi lội hay những

dải san hô sặc sỡ sắc màu…Người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản và trồng hành, tỏi, được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”.

Ngoài di tích văn hóa - lịch sử (các di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh), Lý Sơn còn chứa đựng một kho tàng sống động các truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu về quần đảo Hoàng Sa; nhiều hiện vật bằng đá, gốm sứ Chăm, Đại Việt,... khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xa xưa.

5. Trường Lũy

Trường Lũy là một công trình kiến trúc độc đáo, hùng vĩ có chiều dài khoảng 130km, cao 5m, chân đáy có nơi rộng 6m, bề mặt rộng 3m với hàng trăm bảo (đồn binh) xếp bằng đá. Thành Lũy này trải dài suốt 34 xã, thị trấn của tám huyện của tỉnh Quảng Ngãi là Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, Đức Phổ và huyện An Lão (tỉnh Bình Định). Di tích Trường Lũy được bắt đầu xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XV và cơ bản được hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX, đây là công trình kiến trúc độc đáo, hùng vĩ, phía Tây lũy chạy dọc gần hết chiều dài Đông Trường Sơn.Năm 2005 các nhà nghiên cứu thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ và Viện Khảo cổ học đã phát hiện và chính thức bắt tay khảo sát, nghiên cứu Trường Lũy này. Sau 5 năm miệt mài nghiên cứu, mãi đến tháng 4/2010 các nhà khảo cổ mới chính thức công bố kết quả nghiên cứu của mình.

6. Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa có trên 100 hòn đảo và bãi san hô, với diện tích vùng biển rộng 410.000 km2. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3 km2 được chia làm 8 cụm đảo, đảo cao nhất là Song Tử Tây cao 4-6 m so với mực nước biển. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây (phía bắc) đến đảo An Bang (phía nam) khoảng 280 hải lý

Trên thềm san hô của quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc biển có giá trị dinh dưỡng cao. Với vị trí ở giữa biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá, đồng thời sẽ là địa điểm du lịch hấp dẫn

Đây là quần đảo san hô điển hình mà không phải đảo nào ở Việt Nam cũng có. Môi trường ở đây rất trong lành, hầu như còn nguyên sơ, chưa bị tác động nhiều của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Loại hình du

lịch: thể thao; du lịch sinh thái biển để nghiên cứu, trải nghiệm các giá trị về hệ san hô; du lịch cắm trại; du lịch tàu biển để các tàu biển du lịch

7. Đảo Phú Quý

Là huyện đảo duy nhất của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 65 hải lý về hương Đông Nam, Phú Quý sở hữu nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, có thể phát triển nhiều lọai hình du lịch đặc thù như sinh thái, tham quan, dã ngọai, thể thao, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa bản địa. Đối với loại hình du lịch sinh thái biển kết hợp với tham quan các đảo và câu cá giải trí. Các di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa Linh Quang, Vạn An Thạnh, các danh lam thắng cảnh miếu Bà Chúa, mộ Thầy, chùa Linh Sơn, chùa Linh Bửu; các lễ hội Rước sắc Thầy và Cầu Ngư. Thăm quan các làng nghề tại Phú Quý cũng là nét hấp dẫn thú vị. Làng nghề mang tính đặc trưng như nghề nuôi cá lồng bè xã Tam Thanh, nghề đan gùi, đan võng xã Ngũ Phụng và nghề lặn ốc xã Long Hải.

5.5.5.2. Khu du lịch quốc gia:

1. Bán đảo Sơn Trà

Đó là một khối núi gồm ba hòn nhô lên, là hòn Nghê, hòn Mỏ Diều và hòn Cổ Ngựa. Bán đảo hình như một chiếc nấm gọi là bán đảo Sơn Trà. Bán đảo này cùng với núi Hải Vân tạo thành vũng Đà Nẵng. Núi Sơn Trà cao 693m, rừng mọc xanh um, trong rừng nhiều khỉ, hươu, nai và một số loài động vật khác. Bán đảo Sơn Trà với cảnh trí đẹp, tục truyền rằng Tiên hay xuống vùng này nên người xưa còn gọi núi này là núi "Tiên Sa".

Từ chân núi Sơn Trà chạy dài về phía nam là dải cát dài 15km gồm những bãi biển đẹp: Nam Ô, Mỹ Khê Bắc, Mỹ An, Non Nước.

2. Khu du lịch Bà Nà

Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa - Suối Mơ cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía tây, có đỉnh núi Chúa cao 1487m. Khí hậu có tính cận nhiệt, ôn đới mát mẻ quanh năm, buổi chiều thường có nhiều mây. Bà Nà có hệ động thực vật phong phú, đa dạng bởi nơi đây hội tụ hệ sinh thái của Bắc và Nam Trường Sơn. Bà Nà là khu du lịch nghỉ núi hấp dẫn với nhiều dịch vụ, có cáp treo đầu tiên ở Đông Dương, có chùa chiền, miếu cổ linh thiêng. Bà Nà được ví như Sa Pa ở miền Trung.

3. Cù Lao chàm

Cù Lao Chàm cách biển Cửa Đại 15 km, gồm 8 đảo là Hòn Lao, Dài, Mồ, Khô Mẹ, Khô Con, Lá, Tai, Ông. Nhiều du khách sau khi thăm thú phổ cổ Hội An thường tới cụm đảo này để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của thiên nhiên.

Trên đảo có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm là nơi giới thiệu lịch sử, phong tục tập quán cũng như sản vật biển. Chùa Hải Tạng xây dựng năm 1758 tại chân núi phía tây đảo Hòn Lao. Giếng cổ Chăm hay Xóm Cấm có tuổi đời 200 năm với kiến trúc mang đặc trưng giống nhiều giếng Chăm khác ở Hội An. Chợ Tân Hiệp nằm sát cầu cảng, kế bên bến cá Bãi Làng. Chợ chia làm hai phần riêng biệt, khu trong bán nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân, khu ngoài bán hải sản và đồ lưu niệm.

Ngoài ra, đảo Yến, miếu tổ nghề Yến, bãi Đá Chồng cũng là những điểm đến nhiều du khách ghé qua. Những ai thích ngụp lặn trong làn nước xanh trong thì bãi Xếp, bãi Ông, bãi Làng là điểm lý tưởng. Các lễ hội có Lễ hội cầu ngư, Lễ giỗ tổ nghề Yến.

4. Bãi biển Mỹ Khê

Biển Mỹ Khê thuộc Quảng Ngãi, cách cảng Dung Quất 16km. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.

5. Bán đảo Phương Mai

Nằm cách thành phố Quy Nhơn 8km về phía đông bắc nơi có hệ sinh thái phong phú với nhiều loại động thực vật quí và nhiều thắng cảnh đẹp đến đây du khách có thể Ngắm bình minh và phong cảnh thủy mặc tuyệt trần trên cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, lặn xuống biển chiêm ngưỡng những rạng san hô đầy màu sắc, thưởng thức một số món hải sản ngon, tham gia trò chơi giàu cảm xúc trượt cát, khám phá những bãi biển đẹp hoang sơ. Dọc biển Nhơn Lý - Cát Tiến đang được quy hoạch trở thành tuyến du lịch quốc gia và đồi cát Phương Mai.

6. Vịnh Xuân Đài

Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Vịnh Xuân Đài rộng khoảng 130,45km2, trong vịnh có nhiều núi, đảo và bán đảo tạo ra nhiều lớp không gian, đưa khách tham quan khám phá từng lớp, từng lớp một. Phía tây là những dãy núi cao trùng điệp. Hướng đông là những cồn, bãi cát trắng, mịn, sóng

êm như bãi Từ Nham, bãi Bình Sa, bãi Ôm… và nhiều vũng nhỏ, gành đá có hình dáng độc đáo. Hình ảnh đặc trưng với những rừng dừa xanh ngát, thấp thoáng làng chài; mặt biển xanh lấp lóa ánh mặt trời; những vạt lưới rớ màu đỏ quạch nổi bật trên mặt vịnh, bờ bãi trở nên huyền ảo. Vì vậy không phải ngẫu nhiên, vịnh Xuân Đài được Sách kỷ lục Top Việt Nam xếp vào Top 10 vịnh đáng ngắm nhất Việt Nam.

7. Khu du lịch Bắc Cam Ranh

Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh quy mô khoảng 2.200 ha, nằm trên địa phận huyện Cam Lâm và TP.Cam Ranh; phía bắc giáp núi Hòn Trọc, phía nam giáp sân bay quốc tế Cam Ranh, phía tây có đầm Thủy Triều, phía đông là bờ biển dài khoảng 15 km.

Theo các chuyên gia, một trong những giá trị làm nên nét đặc sắc của khu du lịch này là cảnh quan tự nhiên. Bãi biển ở đây thoải dài, rộng 150 - 250 m, cát trắng mịn, nước biển trong xanh hầu như quanh năm, phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển và các hoạt động thể thao biển (lướt ván, du thuyền…). Đầm Thủy Triều diện tích khoảng 12.000 ha, cảnh quan đẹp, phù hợp với nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái đầm - vịnh.

Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh phù hợp với một số loại hình du lịch chính như: nghỉ dưỡng biển (tắm biển, thể thao biển, thể thao trên cát...), du lịch sinh thái (núi, biển, đầm, vịnh, cồn cát, làng quê), du lịch tàu biển (tham quan cảnh quan đầm, vịnh), du lịch chữa bệnh (tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, tắm thảo dược); du lịch văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo và thương mại...

8. Bãi biển Ninh Chữ

Thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, có chiều dài 10km, bờ biển hình vòng cung, cách thị xã Phan Rang 5km về phía đông. Ninh Chữ là bãi tắm đẹp, xung quanh là rừng dương và các núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú... rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng quanh năm.

9. Mũi Né

Thuộc địa phận thành phố Phan Thiết, Mũi Né là tên một làng chài và cũng là một điểm du lịch quen thuộc. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão, là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý tưởng dành cho du khách. Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành, như bãi Ông

Ðịa, bãi Trước và bãi Sau.Ðến Mũi Né, du khách có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoại kết hợp săn bắn, câu cá, chơi golf...

Tại Mũi Né còn có Ðồi Cát, nơi từ bao năm qua đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển và cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như suối Tiên, lầu Ông Hoàng, tháp Chàm Pô-Sha-Nư. Dọc bãi cát ven biển là các làng du lịch, các khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao, giải trí.

5.5.5.3. Đô thị du lịch

1. Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ daknan, nghĩa là vùng nước rộng lớn.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m . Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh, gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, phía đông là bờ biển trải dài, bằng phẳng, nước biển trong xanh, không gian rộng thoáng rất thích hợp cho du lịch biển. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như nhà thờ Con Gà,...các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.

Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa quốc tế được tổ chức liên tục từ năm 2008. Vào tháng 5 năm 2012, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi Dù bay quốc tế. Ngoài ra thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là vườn quốc gia Bạch Mã, và di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường di sản miền Trung.

2. Phố cổ Hội An

Thị xã Hội An có diện tích 60 km2, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc đồng bằng ven biển Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí