Sản Phẩm Du Lịch Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu Của Vùng

phương đã khôi phục lễ hội Chọi trâu, thường được tổ chức vào mùng 10 tháng Tám, cũng rất hấp dẫn đối với khách du lịch.

Ưu thế nổi bật của Đồ Sơn là rất gần thành phố Hải Phòng (18km) và cách thủ đô Hà Nội không xa nên bên cạnh loại hình nghỉ mát, tắm biển còn có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại hình nghỉ ngắn ngày (cuối tuần), hội nghị, thể thao để có thể tận dụng khả năng khai thác phục vụ du lịch quanh năm.

2. Thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long được thành lập năm 1993, thành phố Hạ Long là đô thị loại I, có diện tích 271,95 km². Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía tây, Hải Phòng 60 km về phía tây nam, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía đông bắc. Tài nguyên đã tạo nên thành phố du lịch chính là vịnh Hạ Long. Gần thành hố còn nhiều khu, điểm du lịch lớn khác là Quan Lạn, Cô Tô, Vân Đồn. Hạ Long là thành phố du lịch biển lớn nhất phía bắc nước ta với hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch phát triển. Vịnh Hạ Long tạo nên sức hút du lịch của tỉnh và nước ta.


BÀI ĐỌC THÊM


Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà (Hải Phòng), phía đông là biển cả, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km.

Địa hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ dạng núi, trong đó 989 đảo có tên 980 đảo chưa có tên. Đảo của Vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá tạo nên phong cảnh ngoạn mục với nhiều hình thù và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 với 788 đảo, trong đó 460 đảo có tên và 328 đảo chưa có tên.


Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 13

Hạ Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm biểu hiện bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm 22,8oC. Lượng mưa trung bình trong năm 2000 mm. Từ tháng 3 đến tháng 8 thời tiết mùa hạ nóng ẩm. Mùa đông kéo dài tới 4 -5 tháng, thời tiết lạnh. Giữa hai mùa chính đó có hai mùa chuyển tiếp của thời tiết là mùa xuân ấm và ẩm, còn mùa thu mát mẻ khô ráo.

Vẻ đẹp thiên nhiên

Nói đến Hạ Long, trước hết phải nói vẻ đẹp thần tiên của đá và nước. Trong một vùng biển không lớn có tới 1.969 hòn đảo lớn nhỏ mọc lên. Từ Bãi Cháy nhìn ra xa, ở giữa là một trũng biển hình cánh cung rộng lớn bao la nước biếc. Phía đông và tây nam là những vùng biển đảo rộng lớn xen kẽ những luồng lạch quanh co uốn khúc. Từ trên máy bay nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ với muôn vàn đảo đá. Có chỗ các đảo đá quây quần, tụ lại xúm xít chen chân đứng. Có chỗ thì các đảo đá lại cách xa nhau tạo nên bức tranh biến hình sinh động. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của tạo hoá, hàng ngàn đảo đá vôi tĩnh lặng vô tri trở thành những hình tượng sống động với những tên gọi thân thuộc của con người như hòn Trống Mái, hòn Rùa, hòn Ông Sư, hòn Lư Hương, hòn Mái Nhà, hòn Con Cóc,...và còn rất nhiều đảo có hình dáng quen thuộc nữa mà sự cảm nhận của mỗi người, ở mỗi góc độ lại khác nhau. Biển của hạ Long bốn mùa mang một màu xanh thẳm. Những cây phong lan và các loài cây cỏ mọc trên núi từ kẽ đá vươn ra, đơm hoa rực rỡ. Thú vị nhất khi thăm Hạ Long là ngồi trên thuyền buồm. Con thuyền như lao tới “bức tường thành” bằng đá ngăn trước mặt, nhưng khi tới gần, những bức tường đá như mở ra cho con thuyền lách qua. Cảnh cũ khép lại, cảnh mới lại hiện ra. Con đường quanh co ấy tưởng chừng không bao giờ dứt.

Đôi khi du khách bắt gặp đàn cá heo thăm vịnh. Chúng hiền lành, thân thiện bơi từng đàn cặp hai bên thuyền, biểu diễn những đường bơi kỳ diệu.Vẻ đẹp thực sự của Hạ Long không chỉ phơi bày ở hình dáng, sắc nước, mây trời mà còn ẩn chứa trong lòng các đảo đá, một hệ thống hang động vô cùng phong phú tập trung ở vùng trung tâm của di sản. Động Thiên Cung mang dáng dấp hiện đại, trang nhã, hang Đầu Gỗ dáng khoẻ khoắn và hoành tráng, hang Sửng Sốt kín đáo âm thầm,... và còn vô số các hang động đẹp khác gắn liền với các truyền thuyết, những câu chuyện dân gian như hang Trinh Nữ, hồ Động Tiên,... mỗi hang động là một lâu đài kiến trúc nguy nga và kỳ công của tạo hoá.

Giá trị địa chất


Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực đã tạo nên các ngấn sâu làm tăng thêm vẻ kỳ dị độc đáo của địa tầng karst. Vịnh Hạ Long hiện đại ra đời là kết quả của quá trình tiến hoá địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là sự hình thành tầng đá vôi dày trên 1000m vào các kỷ Cac bon - Pecmi (340 - 240 triệu năm trước), sự hình thành bồn trũng Hạ Long vào kỷ Neogen (26 - 10 triệu năm trước). Quá trình karst hình thành đồng bằng đá vôi tích cực nhất vào kỷ Đệ Tứ - Pleixtoxen (2triệu - 11 nghìn năm) và biển tiến vào kỷ Holoxen. Vì thế, vịnh Hạ Long được coi là một bảo tàng địa chất tự nhiên vô giá được gìn giữ đến 300 triệu năm. Các hang động phổ biến có tuổi 11.000 - 7000 năm trước. Những hang động không chỉ là những lâu đài của tạo hoá mà còn là bằng chứng sinh động về qua trình xâm thực của mực nước biển, sự bào mòn hay ngưng đọng qua các kỷ địa chất.

Giá trị đa dạng sinh học

Các kết quả nghiên cứu cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Ngài ra, vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù, không nơi nào có được.

Giá trị văn hoá lịch sử

Các nghiên cứu đã khảng định hạ Long là cái nôi của loài người cổ đại và đã tạo ra nền văn hoá Hạ Long. Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - một thương cảng cổ nổi tiếng vào giữa thế kỷ XII, có núi Bài Thơ - lưu bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Đằng - những chiến công lẫy lừng chống giặc ngoại xâm thời Ngô Quyền và thời nhà Trần.

Gắn liền với trung tâm buôn bán sầm uất nhiều công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người buôn bán và dân bản xứ là những ngôi chùa của đạo Phật và nhà thờ Thiên chúa giáo. Trên đảo Cống Đông có tới 4 ngôi chùa, trong đó chùa Lấm là ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp và lớn.

Một số thắng cảnh trong vịnh Hạ Long

Đảo đầu Gỗ, hòn Trống Mái, đảo Tuần Châu, đảo Bồ Hòn, đảo Ti Tốp, đảo Đầu Bê, đảo Hang Trai, đảo Ngọc Vừng, đảo Quan Lạn, đảo Ba Mùn, đảo

Cống Đỏ, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, động Mê Cung, động Tam Cung, động Kim Qui, hang Trinh Nữ - hang Trống, hang Hanh, hang Luồn, hang Bồ Nâu, hồ Ba Hầm, Bãi Cháy, bãi tắm Ti Tốp, bãi tắm Ba Trái Đào, bãi tắm Quan Lạn, núi Bài Thơ,...

Với những giá trị đặc biệt như vậy, năm 1994 Vịnh Hạ Long đã được UNESCO chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, khảng định giá trị mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai bởi giá trị địa chất, địa mạo.

Đảo Cát Bà

Khu du lịch Cát Bà là toàn bộ thắng cảnh trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, cách Hà Nội 150km về phía đông. Đảo Cát Bà rộng trên 100 km2. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi có đường bờ biển khúc khuỷu và có nhiều đảo nhỏ bao quanh với nhiều bãi biển đẹp như Dương Gianh, Cát Cò, Cát Dứa và có nhiều bãi san hô rộng lớn như các bãi Vạn Hà, Ánh Thảm, phong cảnh đẹp. Khí hậu Cát Bà mát mẻ, trong lành rất thích hợp với hoạt động du lịch.

Thế giới động thực vật ở đây vô cùng phong phú. Biển có nhiều đặc sản quý như các loài cá ngon, sò huyết, sò lông, nhiều hải sản mỹ nghệ như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển.

Vườn quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha được thành lập năm 1986, bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với hơn 600 loài thực vật, với nhiều cây quý như báng, gội nếp, săng lẻ, kim giao cùng nhiều loại động vật rất có giá trị như voọc đầu trắng, voọc quần đùi, cầy giông, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn...

Cát Bà là vùng đất trù phú, đã được khai phá từ lâu đời. ở đây đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới, di tích văn hoá Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Năm 2004, vườn quốc gia Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.



BÀI ĐỌC THÊM


Di sản hỗn hợp thế giới Danh thắng Tràng An

Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo,

khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch đã được UNECO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Đến thăm quan khu du lịch sinh thái Tràng An, du khách sẽ được trải nghiệm từng cung bậc cảm xúc, khám phá cội rễ xa xăm của sự sống nhân loại, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh tuý cùng bầu không khí thanh như lọc và tự hào với những nét vàng son của lịch sử in đậm trong thế núi, dáng sông ở buổi đầu sơ khai của quá trình dựng nước của ba triều đại vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành và vua Lý Thái Tổ. Khu du lịch sinh thái có 9 tuyến du lịch đường thuỷ và 2 tuyến du lịch đường bộ. Nhưng hiện nay, mới đưa vào khai thác phục vụ khách đến thăm quan du lịch một tuyến du lịch đường bộ và một tuyến du lịch đường thuỷ.

Tuyến du lịch đường bộ

Với chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 đèo vào đền Trần. Du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy, có độ cao so với mặt nước suôi khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.

Tuyến du lịch đường thuỷ kết hợp với leo núi

Theo tuyến này, du khách sẽ được ngồi thuyền qua 12 hang động, 3 điểm tâm linh theo một lộ trình khép kín, với thời gian hơn 3 tiếng đồng hồ. Từ bến thuyền trung tâm, đến đền Trần, qua các hang Địa Linh, hang Tối, Hang Sáng, hang Nấu Rượu, du khách lên thuyền và leo gần 500 bậc đá vào dâng hương tại đền Trần, sau đó lại tiếp tục xuống thuyền qua hang Nấu Rượu đến hang Sính, Hang Si, hang Ba Giọt, hang Seo, qua hang Sơn Dương và sau đó lên thăm quan phủ Khống, chùa Báo hiếu, rồi tiếp tục lộ trình đến hang Khống, hang Trần, hang Quy Hậu và trở về điểm xuất phát.


5.4 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

5.4.1 Khái quát

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông - Tây; Diện tích 51.524,6 km2; Dân số 10.092,9 nghìn người; mật độ 196 người/km2; Dân tộc có người Kinh, Khơ Mú,

Ơ Đu, Sán Dìu, H’Mông, Chứt, Bru -Vân Kiều, Lào, Pa Cô, Tà Ôi, Nùng, Xtiêng, Xơ Đăng… Phía bắc giáp với tỉnh Sơn La, Ninh Bình, phía nam giáp Đà Nẵng, Quảng Nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Biển Đông.

Đây là mảnh đất đầy khó khăn và biến động trong suốt chiều dài lịch sử, có lẽ không một vùng nào trên đất nước ta lại có nhiều nét tương phản sâu sắc và đạt nhiều "cực trị" như vùng này, cả về tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội và lịch sử.

5.4.2 Tài nguyên du lịch

Hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp đã tạo cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo và đa dạng, khoảng 4/5 diện tích của vùng hẹp, độ dốc lớn. Phía Tây là dãy núi Trường Sơn kéo dài suốt từ bắc đến nam của vùng, với độ cao trung bình 600 - 800m. Dãy núi này chạy song song với biển và có nhiều nhánh núi vươn ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, tạo nên những cảnh đẹp của đèo Ngang, đèo Hải Vân. Vùng có chiều ngang hẹp nhất nước, có nơi chỉ 60 km, phía tây là dãy Trường Sơn nên đồng bằng nhỏ hẹp nằm sát ven biển phía đông, có nhiều cồn cát và đụn cát lấn sâu vào đất liền, bờ biển nhiều đầm, phá. Địa hình đa dạng đã tạo nên những thắng cảnh, những khu du lịch có giá trị như Bạch Mã cùng nhiều bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)… Đặc biệt là dạng địa hình núi đá vôi và hệ thống hang động ở Phong Nha- Kẻ Bàng- một di sản thế giới; nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như: sông Hương, phá Tam Giang, cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), núi Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)…; các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa), Pù Huống, Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế)…

Khí hậu của vùng này rất phức tạp và khắc nghiệt nhất nước ta. Dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đã trở thành những bức tường ranh giới khí hậu thực sự, tạo nên những tính chất khí hậu khác biệt giữa Nghệ Tĩnh và Quảng Bình, giữa Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng. Đặc điểm khí hậu có mùa đông lạnh, nhưng khác với hai miền Bắc và Nam, mùa mưa của vùng lại vào thời kỳ mùa đông. Mùa hạ có gió phơn - gió Lào khô, nóng. Vùng cũng ảnh hưởng nhiều thiên tai do lũ lụt, bão.

Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình, nên đã tạo cho sông ngòi của vùng này ngắn và dốc tạo nên cảnh đẹp của sông Hương, sông Kiến Giang... Một lớp phủ thực vật rừng phong phú với nhiều loại gỗ quý như gụ, táu. Dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ dại dưới

rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rừng là cả một thế giới động vật còn được bảo tồn với nhiều loại quý hiếm. Vùng có hai vườn quốc gia có giá trị cảnh quan và bảo tồn là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn quốc gia Bạch Mã.

Nét đặc sắc, đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã tạo cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ một tiềm năng du lịch phong phú, có giá trị thu hút khách cao và phát triển đủ các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao đến nghiên cứu khoa học...

Sông Gianh là chiến tuyến trong suốt thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh non một thế kỷ. Mặc dù là giới tuyến quân sự tạm thời nhưng sông Bến Hải cũng mất 20 năm là ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đây là vùng tuyến đầu phải chịu đựng nhiều mất mát và bị tàn phá nặng nề với các di tích hùng tráng và đau thương như: Đường mòn Hồ Chí Minh, Đường 9 - Khe Sanh, Thành Quảng Trị, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương,...

Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh sống của cộng đồng 25 dân tộc thiểu số Việt Nam điển hình là Thái, Mường, Chứt, Pa Cô, Cơtu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều...với các bản sắc văn hóa đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kho tàng văn hóa dân gian, ẩm thực… hệ thống di tích cách mạng gắn liền với hai cuộc kháng chiến của dân tộc…là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hết sức có giá trị đối với hoạt động du lịch.

Vùng Bắc Trung Bộ có đường biên giới với CHDC Lào với hệ thống các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính quan trọng bên cạnh hệ thống cửa khẩu là các khu kinh tế cửa khẩu tiêu biểu là Lao Bảo, Cầu Treo, các chợ đường biên là tiềm năng to lớn phát triển du lịch biên giới.

Những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị gồm Kinh thành Huế, đường mòn Hồ Chí Minh hay địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang Trường Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị… Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Cuông (Nghệ An), lễ hội điện Hòn Chén (Thừa Thiên - Huế); đặc biệt Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm một lần đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.

Khu vực này còn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Thành nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam. Đây cũng là quê hương

của nhiều danh nhân nổi tiếng Việt Nam như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn... các vua nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh...

5.4.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Nằm trên tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc - Nam, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có đầy đủ điều kiện phát triển mạng lưới giao thông vận tải với tất cả các hệ thống giao thông từ đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không. Hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ phát triển chủ yếu theo hướng song song với đường biển. Quốc lộ 1A với chất lượng đường tương đối tốt. Đường quốc lộ số 9 từ Quảng Trị đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo để thông qua Xavăn Nakhet của Lào. Đường sắt xuyên Việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch chủ yếu trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch kể cả đường sắt và đường ô tô. Tuyến đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển giao thông, kinh tế, du lịch của vùng.

Vùng có hệ thống đường bộ là các quốc lộ 1A, 7, 8, 9, 49, Đường Hồ Chí Minh; Tuyến đường sắt Bắc - Nam; các sân bay Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên Huế); Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), cảng Cửa Lò (Nghệ An), cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế).

Hệ thống đô thị loại 1 có Vinh và Huế, các đô thị loại 3có Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà.

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch phát triển muộn. Cùng với việc cải tạo, nâng cấp các khách sạn có từ trước, hệ thống các khách sạn mới được phát triển khá nhanh chóng tập trung tại các thành phố và các khu du lịch biển như Sầm Sơn, Cửa Lò, Vinh, Đồng Hới, Huế...

5.4.4. Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của vùng

5.4.4.1 Sản phẩm du lịch

Du lịch di sản, du lịch biển đảo, du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa, lịch sử, lối sống địa phương; du lịch biên giới gắn với các cửa khẩu; du lịch tham quan nghiên cứu sinh thái.

5.4.4.2 Các địa bàn trọng điểm du lịch của vùng

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí