30km về phía nam, phía tây và bắc giáp huyện Điện Bàn, phía nam giáp huyện Duy Xuyên và phía đông là Biển Đông.
Hội An có 7 km bờ biển, ở đây có bãi tắm Cửa Đại là một trong những bãi tắm sạch đẹp của Việt Nam. Thị xã có 5 phường và 7 xã. Các xã nông thôn chủ yếu là sản xuất nông - ngư nghiệp, một số xã có nghề thủ công như mộc, đồ đồng, gốm,... Xã đảo Tân Hiệp với diện tích tổng thể khoảng 15 km2, gồm 7 hòn đảo với địa hình chủ yếu là núi. Cù Lao Chàm có đặc sản yến sào.
Cư dân Hội An chủ yếu là người Kinh và người Hoa. Mô hình kinh tế của thị xã là: Du lịch - dịch vụ - thương mại, ngư - nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Các di tích quan trọng: Cầu Nhật Bản (Lai Viễn Cầu); Hội quán Phước Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam, Hội quán Trung Hoa; Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Diệp Đông Nguyên; Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Trương, Nhà thờ tộc Nguyễn, Nhà thờ tiên hiền Minh Hương; Quan Công Miếu, Văn Thánh Miếu, Miếu Nam Diêu; Lăng Cá Ông, Mộ thương gia người Nhật; Giếng đá, Giếng Bá Lễ; Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch, Bảo tàng Văn Hoá Sa Huỳnh; Bãi tắm Cửa Đại, Cù Lao Chàm; Nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề làm đèn lồng, nghề trồng rau ở Trà Quế.
3. Nha Trang
Thành phố biển Nha Trang có diện tích 238km2, cách Hà Nội khoảng 1450 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 450 km. Vịnh Nha Trang được đánh giá là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới. Vịnh sâu, nước và trời luôn trong xanh như Địa Trung Hải. Nha Trang hội tụ được nhiều yếu tố nhiên nhiên thích hợp cho du lịch, đó là nắng, cát và biển. Bãi biển Nha Trang có cảnh quan đẹp, bãi cát trắng trải dài 7 km, uốn cong ôm lấy vịnh biển, dải rừng dừa xanh ngắt viền quanh bãi biển, ngoài khơi là dãy đảo nhấp nhô trên sóng như hòn Tre, hòn Ngọc Việt..., phía tây là những dãy núi điệp trùng. Khí hậu quanh năm nắng ấm, ít mưa, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23oC, lượng mưa dưới 1500mm, rất thích hợp cho hoạt động du lịch. Vì thế, Nha Trang đã sớm trở thành khu du lịch biển lớn và hấp dẫn.
Biển Nha trang giàu hải sản bậc nhất nước ta với những đặc sản nổi tiếng: cá thu, tôm hùm, cá ngựa, sao biển, tổ yến,... trong lòng vịnh có nhiều rạn san hô. Nhiều di tích, thắng cảnh có ý nghĩa tham quan: tháp Bà-Ponaga, Thành cổ Nha Trang, Cầu xóm Bóng, Viện Hải dương học,...
Du lịch Nha Trang đã và đang phát triển mạnh mạnh mẽ, những hòn đảo cũng trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như trên đảo hòn Tre, hòn Ngọc Việt. Các dịch vụ vui chơi giải trí mới đã hình thành như đua thuyền, lướt ván, dù kéo, lặn biển,...
4. Phan Thiết
Phan Thiết là thành phố biển, trung tâm kinh tế và văn hóa của tỉnh Bình Thuận, với các địa danh nổi tiếng như Mũi Né và Mũi Kê Gà, Phan Thiết là điểm đến lý tưởng cho những người mê du lịch biển. Ngoài ra trong nội thành Phan Thiết còn có khu phố Tây với không gian văn hóa đặc sắc theo phong cách châu Âu. Một số điểm tham quan đáng chú ý khác khi du lịch Phan Thiết là Trường Dục Thanh, Lầu Ông Hoàng, nhà Mộng Cầm (người tình của Hàn Mặc Tử), đồi cát Mũi Né, làng chài Mũi Né, Tháp Chàm, Chùa Núi Tà Cú…
Có thể bạn quan tâm!
- Điểm Du Lịch Quốc Gia, Khu Du Lịch Quốc Gia, Đô Thị Du Lịch
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Và Địa Bàn Hoạt Động Du Lịch Chủ Yếu
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 19
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 20
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
BÀI ĐỌC THÊM
Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Sau nhiều thế kỷ Mỹ Sơn bị lãng quên. Tình trạng hoang phế của Mỹ Sơn được một toán lính Pháp phát hiện vào năm 1895. Số liệu thống kê đầu thế kỷ XX cho thấy ở Mỹ Sơn có 71 đền tháp, chia ra thành các nhóm (từ A đến O). Từ năm 1945 chiến tranh xảy ra liên tiếp. Mỹ Sơn lại bị lãng quên trở thành hoang phế. Bom đạn và mưa gió đã tàn phá những công trình nghệ thuật vô giá của nhân loại. Hầu hết các đền tháp bị phá huỷ hoặc không còn nguyên vẹn. Số liệu điều tra hiện trạng còn lại 31 đền tháp có tường cao từ 1m trở lên, nhiều nhóm đền tháp đã trở thành phế tích.
Sau khi Việt Nam thống nhất, nhiều tổ chức, cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đến đây nghiên cứu, cứu chữa, ngăn chặn thảm hoạ sụp đổ những kiệt tác còn lại của Mỹ Sơn.
Sự hình thành đền tháp Mỹ Sơn
Mỹ Sơn là thánh đô chính của vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Vì thế, Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục trong bảy thế kỷ (TK VII - TK XIII).
Công việc xây dựng đền tháp Mỹ Sơn bắt đầu từ thế kỷ IV dưới triều vua Bradravarman. Theo quan niệm của người Chăm, đền thờ thần là nơi thâm
nghiêm, nơi cầu đáo thần linh, người dân bình thường không được lui tới, chỉ có những tu sĩ Bà La Môn, những người thuộc tầng lớp quí tộc Chăm mới được đến và cử hành lễ.
Phần lớn các đền thờ ở Mỹ Sơn được xây dựng trong thế kỷ X. Các công trình đó đã đạt đến đỉnh cao về kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật.
Từ cuối thế kỷ XII đến đầu XIII, vương quốc Chămpa nhiều lần bị vương quốc Kh’me xâm chiếm, đền tháp bị đốt phá. Dưới triều vua Jaya Paramesvaravarman II, năm 1220 quân Kh’me rút khỏi vương quốc Chămpa, các đền tháp Mỹ Sơn được tu sửa lại và tiếp tục xây dựng đến cuối thế kỷ XIII.
Đặc điểm kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn
Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng theo cùng nguyên tắc là chia thành cụm. Kết cấu mỗi cụm gồm có một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa cụm đền tháp) tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng, có hai cửa thông nhau theo hướng đông - tây; đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời; các công trình làm nơi chuẩn bị lễ vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ,... Những tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch. Đặc điểm đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, do vậy nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công trình phụ.
Các đền tháp được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dăm; móng, tường, mái được ghép bằng gạch và những chi tiết trang trí bằng đá. Hầu hết các di vật bằng đá ở đây đều sử dụng đá sa thạch (cát kết). Các viên gạch và các chi tiết đá được xếp khít với nhau, giữa chúng không nhìn thấy mạch vữa. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt nhưng trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm mà sự liên kết tạo nên những công trình bề thế ấy không bị lún, nứt hay đổ vỡ (loại trừ bom đạn chiến tranh), hầu như không có hiện tượng rêu bám phủ lên mặt ngoài tường tháp, trong khi đó những mảng tường gạch mới được phục chế vào những năm cuối thập kỷ XX đã bị rêu bám rồi. Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính giữa các viên gạch, giữa các chi tiết bằng đá ở Mỹ Sơn là gì.
Sau khi tường tháp đã hình thành, những người thợ điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú,... lên thân tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nền nghệ thuật khác ở khu vực.
Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có kết cấu ba phần chính: đế, thân và mái.
- Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục. Phần đế này thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng gạch hoặc đá phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật (Kala), thuỷ quái (Makara), hay các vũ nữ, nhạc công,...
- Thân tháp: theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh. Thân tháp được ghép hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày (trên dưới 1m), chiều cao mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả, cửa sổ, đường gờ, hoa văn, hình người, hình thú,... Những cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm nổi các hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp Mỹ Sơn có cửa chính quay về hướng đông (hướng của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa quay hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây (hướng mà các vị vua Chămpa thường chọn cho mình khi rời cõi trần để về với sự thanh cao). Mặt phía trong lòng tháp để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt chính giữa đền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
- Mái tháp: Mái tháp tượng trưng cho thế giới thần linh, thường cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Nhiều đền tháp, tầng trên thường mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử,... các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
Giá trị văn hoá lịch sử
Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng từ nghệ thuật Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản địa ngày càng đậm nét và
tính dân tộc ngày càng khảng định, tạo nên vẻ độc đáo và sức hấp dẫn kỳ lạ.
Nếu so sánh, các di tích ở Mỹ Sơn không đồ sộ, kỳ vĩ như di tích ở Angkor Wat (Campuchia), không phong phú, đa dạng như di tích ở Pagan (Myanma),... nhưng đền tháp ở Mỹ Sơn được hình thành phát triển sớm, liên tục suốt bảy thế kỷ, trong khi đó các công trình nghệ thuật nói trên được xây dựng sau Mỹ Sơn nhiều thế kỷ (Angkor Wat từ TK IX - XV, Pagan từ TK XI – XIII).
Tháng 12/1999, UNESCO công nhận khu đền tháp Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới của Việt Nam tại Quảng Nam.
BÀI ĐỌC THÊM
Hội An có một quá trình lịch sử và văn hoá từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp Phố, Hoài Phố, Hội An,... Từ hơn 2000 năm trước trên mảnh đất này đã tồn tại và phát triển nền văn hoá Sa Huỳnh muộn.
Từ thế kỷ thứ II đến XIV Hội An thuộc đất Chămpa, với tên gọi Lâm Ấp Phố, là cảng thị phát triển thu hút nhiều thương gia Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi vật phẩm.
Do những biến động lịch sử, trong khoảng thời gian vài thế kỷ, vùng đất này có những đổi thay, nhịp độ phát triển đã chững lại, Hội An bị quên lãng sau những cuộc giao tranh. Nhờ môi trường sông nước thuận lợi, cộng với nhiều yếu tố ngoại sinh khác, từ thế kỷ XVI đến XIX, đô thị - thương cảng Hội An đã hồi sinh và phát triển thịnh vượng. Từ năm 1558 khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam (1570) cùng con trai là chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở mang đất đai, xây thành đắp luỹ, phát triển kinh tế Đàng Trong. Hội An được chọn là nơi giao thương với người nước ngoài và trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất vào bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á thời đó. Những chiếc thuyền buồm thường đậu kín cảng Hội An. Các thuỷ thủ và thương gia từ Nhật bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Inđônêxia, Thái Lan tấp nập vào ra. Hàng hoá trao đổi ở đây rất
phong phú như vải vóc, lụa là, trà xanh, ngà voi, sáp ong, gốm sứ, thuốc bắc, đường mật, đồ sơn mài, ngọc trai, lưu huỳnh, chì...
Từ nửa cuối thế kỷ XIX do đoạn sông Thu Bồn nối với biển bị bồi cạn dần, tàu bè ra vào khó khăn làm cho thương cảng quốc tế này suy thoái và mất hẳn. Hội An mất vai trò thương cảng để nhường chỗ cho Đà Nẵng, cảng mới được người Pháp mở. Những thương gia giàu có người Hoa, Việt chuyển nơi định cư vào lập nghiệp ở Sài Gòn (Chợ Lớn) hoặc ra Đà Nẵng, để Hội An yên tĩnh với những ngôi nhà cổ kính rêu phong. Người dân nơi đây ý thức được và quyết tâm giữ gìn những vốn quí của cha ông để lại từ bao đời nay để giữ lấy một từ “Cổ”. Hội An rất tự hào với danh hiệu cao quí “Di sản văn hoá thế giới”.
Đặc điểm kiến trúc
Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết mới làm lại từ đầu thế kỷ XIX, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Khí hậu gió mùa nhiệt đới, lũ lụt, những lần giao tranh, đốt phá vào thế kỷ XVIII đã san bằng Hội An với những dãy phố người Nhật, người Hoa,... sau đó Hội An hồi sinh, thương nhân chỉ còn người Việt, người Hoa. Ngày nay dấu vết bến cảng, cầu hàng, đường phố vẫn còn tuy rằng có cái đã mờ xa.
Bảng thống kê địa bàn thị xã năm 1999 có 1360 di tích đưa vào danh mục bảo tồn của nhà nước và địa phương. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng.
Mỗi góc phố, ngôi nhà hay mỗi công trình kiến trúc ở Hội An đều thể hiện rõ nét cổ kính. Du khách có thể nhận ra dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu xanh và cây cỏ; những mảng tường bám mốc, xưa cũ; những bức chạm khác về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ,... Dường như thời gian đã ngưng lại, đông cứng tại một khoảnh khắc xa xưa và tồn tại đến hôm nay.
Một thực tế cho thấy, nơi đây hẳn đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm,... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc như thế.
Nhà cổ ở Hội An là một bộ phận quan trọng trong quần thể kiến trúc đô thị cổ. Mô hình chung trong kiến trúc các ngôi nhà thường theo kiểu hình ống,
mặt tiền hẹp khoảng 6m chiều ngang, nhưng chiều sâu khá dài. Nhà chia thành nhiều nếp, nếp trước (mặt tiền) thường là nơi buôn bán, giao dịch; tiếp đến là khoảng sân trời; nhà cầu, có chức năng nối nhà trước với nhà sau; nhà sau, là nơi chứa hàng và sinh hoạt của gia đình và cuối cùng là khoảng sân và cửa thông ra đường phố phía sau hoặc bờ sông.
Kết cấu chính của nhà là bộ khung chịu lực bằng gỗ, liên kết với nhau bằng mộng và chốt. Nhà được bao quanh bằng tường gạch ở bên ngoài, bên trong là vách gỗ; mái lợp ngói âm dương; nền lát gạch hoặc đá. Các ngôi nhà cổ đều có “Mắt cửa”, đó là hai cái núm gỗ tròn nằm trên cánh cửa chạm hình âm - dương, bát quái, mặt hổ, rồng,... Trang trí nội thất trong các nhà cổ (nhà phố) rất cầu kỳ và đẹp mắt. Kiểu nhà này trước kia rất phổ biến ở các khu phố buôn bán ở Hà Nội, Huế.
Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 40km bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống này là động Khe Ry và động Én, nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển. Các hang động trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Nằm gần động Phong Nha còn có động Tiên Sơn (hang Khô hay Phong Nha thượng).
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mực nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam - bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong các núi đá, lúc lại hiện lên trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.
Giá trị đa dạng sinh học
Bước đầu ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có mạch gồm 152 họ, 511 chi, 876 loài. Trong đó có 38 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. Số liệu thống kê cho biết có 113 loài thú lớn, trong đó có 35 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN. Một phát hiện rất quan trọng ở Vườn quốc gia này là có 3 loài thú là sao la, mang lớn và mang Trường Sơn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu.
Giá trị lịch sử văn hoá
Trong động Phong Nha đã lưu lại dấu tích của người Chăm, của người Việt cổ. Động Phong Nha còn là căn cứ kháng Pháp của vua Hàm Nghi sau
biến cố kinh đô Huế thất thủ vào cuối thế kỷ XIX, cùng một số văn thần ra chiếu Cần Vương.Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều địa danh lịch sử thời chống Mỹ như phà Xuân Sơn, hang Thanh niên xung phong, đường 20 Quyết thắng, Đường mòn Hồ Chí Minh…
Cư dân ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng gồm các nhóm tộc người Sách, Rục, Arem, Mã Liềng. Cuộc sống, phong tục của cư dân nơi đây làm tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch ở khu Di sản thiên nhiên thế giới này.
5.6 Vùng du lịch Tây Nguyên
5.6.1 Khái quát
Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Diện tích 54.640,6 km2, dân số 5.214,2 triệu người, mật độ 95 người/km2 . Tây Nguyên có vị trí đặc biệt là tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia, nơi có “ Ngã ba Đông Dương”, thuận lợi phát triển du lịch chung “ ba quốc gia một điểm đến ”
5.6.2 Tài nguyên du lịch
Tây Nguyên là vùng cao nguyên lớn nhất nước ta. Cao nguyên có độ cao trung bình trên 600m, với bề mặt lượn sóng và xếp tầng nên có nhiều hồ và thác nước đẹp như hồ Lắk, Biển Hồ, hồ Xuân Hương, thác Đa Nhim, thác Yaly, thác Cam Ly, thác Prenn... trong đó hai thác lớn đã thành nhà máy thuỷ điện. Địa hình cao, mềm mại đã tạo nên những phong cảnh đẹp của những vùng đồi, núi, thung lũng, hồ nước, sông suối, tiêu biểu là khu du lịch nổi tiếng Đà Lạt ở độ cao 1500m, khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng đang được qui hoạch xây dựng. Khí hậu cao nguyên mùa hạ không nóng, mùa đông không lạnh, quanh năm mát mẻ, dễ chịu rất thích hợp cho du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Nguồn tài nguyên sinh vật ở đây còn gìn giữ được phong phú nhất nước ta với các vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Bidoup Núi Bà và các khu bảo tồn thiên nhiên khác.
Tây Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba- na, Mơ nông, Cơ-tu, Xtiêng, Xơ đăng...được gọi chung là các dân tộc Tây Nguyên. Các dân tộc Tây Nguyên có nền văn hoá Tây Nguyên đậm đà bản sắc, hết sức độc đáo và được gìn giữ tốt. Đó là những bản trường ca, những sử thi, những điệu múa hát khoẻ khoắn cùng các nhạc cụ độc đáo như đàn T’rưng, Krôngput. Các lễ hội ở Tây Nguyên hết sức lạ lùng và lôi cuốn như lễ Đâm trâu,