Bảng Thống Kê So Sánh Diện Tích Trồng Lúa Ở Thủ Dầu Một Với Các Tỉnh/vùng Khác Ở Nam [91;41].

CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỦ DẦU MỘT

1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thủ Dầu Một nguyên là một dãy đất hợp nằm dài trên 200 cây số, từ Đông Bắc đến Tây Nam trên cuối rặng Hoành Sơn của trung tâm Cao Nguyên đi dốc, hơi xuống đồng bằng thấp của Nam phần, giữa 2 lưu lượng của sông Bé phía Đông và sông Sài Gòn phía Tây. Do một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương kí ngày 2 tháng 12 năm 1910, ranh giới của tỉnh được xác định lại từ ngày 15 tháng 9 năm 1911 như sau:

Phía Bắc, giáp với tỉnh Kratié1 từ đường thung lũng Fonlé chạm đến một

khúc quanh của sông này về hướng Đông. Nơi đây có một con đường xuyên về phía Bắc và Tây Bắc, thông đến giao điểm của Preck - Chrieu với Quốc lộ 13. Đường ranh theo sông Preck - Chrieu đến tận nguồn và tiếp với một đường thẳng đi hơi song song với vĩ tuyến 12 đến Preck - Jerman. Dài theo sông này đến tận nguồn rẽ sang phía Đông Nam đến ngã ba sông Dok - Hoyt đi theo trở lên sông Dok - Hoyt đến tận nguồn của sông này.

Phía Nam, giáp tỉnh Gia Định bởi một đường ranh giới với sự thỏa thuận vô điều kiện, chạy dài từ Tuy An thông ra sông Sài Gòn tại ngã ba của rạch Gò Dưa.

Phía Đông, do một đường ranh nhân tạo từ làng Tuy An đi cập ven đồi dài theo lưu vực sông Đồng Nai thẳng với thung lũng của suối Bà Phổ Hiền. Tại đây, đường ranh ấy đi dọc theo con lộ địa phương số 1, cong theo sông Bé lên phía thượng lưu sông Phước Hòa, tại đây chạy theo lưu vực sông đến tận nguồn.

Phía Tây, giáp với sông Sài Gòn tạo thành đường thiên nhiên với các tỉnh Gia Định, Tây Ninh và Kompong - Cham (Cao Miên) [82;12].

Diện tích toàn tỉnh lúc bấy giờ độ khoảng 500.000 mẫu gồm có cả phần đất mới khắc phục ở phía bắc Bù Đốp và phía đông Dok - Hoyt (số liệu năm 1911). Vị trí của tỉnh Thủ Dầu Một có bề dài nhưng không có bề ngang: từ Tây


1Kratie là một tỉnh ở phía đông Campuchia.

Nam đến Đông Bắc trên 200 cây số mà từ Đông sang Tây nơi rộng nhất không quá 40 cây số [93;1].

1.1.2. Địa thế - địa chất

Tỉnh Thủ Dầu Một thuộc miền Đông Nam Bộ, tổng thể là một vùng cao nguyên, độ cao trung bình không quá 180 thước, địa hình mang nhiều yếu tố đặc trưng của miền trung du với địa hình đồng bằng, đồi núi thấp, địa thế chia làm hai vùng riêng biệt:

Vùng phía nam có thổ nhưỡng và hình thể giống như các miền khác ở Nam Kỳ là vườn tược, ruộng rẫy được bao phủ bởi đồng bằng chiếm khoảng 1/6 diện tích tỉnh. Tại trung tâm Phú Cường chủ yếu là đất sét pha cát (Argilo - siliceux) khá phì nhiêu do nước sông Sài Gòn và nhiều con rạch bồi đắp hàng năm, đặc biệt là vùng tại xã Thuận Giao (Lái Thiêu) có nhiều đất sét trắng dùng để làm nguyên liệu sản xuất gốm.

Vùng phía bắc là đồi núi thoai thoải nằm giữa sông Sài Gòn và sông Bé, toàn rừng và đồn điền cao su liên tiếp nằm trên các đồi, đất xám ít phì nhiêu ở phía Nam vì mặt đất không giữ được lâu bền lớp phân thiên nhiên sau khi được khai phá nên trồng trọt kém phát triển so với phía Nam, từ Bến Cát trở lên là đất đỏ được ngăn cách bởi các thung lũng nhỏ hẹp hay các con suối nhỏ.

1.1.3. Sông ngồi - khí hậu

Như đã nói, Thủ Dầu Một thuộc miền Đông Nam Bộ nằm ở vĩ tuyến thấp, nhiệt độ và độ ẩm ổn định, được bao bọc bởi các con sông lớn.

Sông Sài Gòn là ranh giới thiên nhiên của tỉnh về phía Tây Tỉnh lỵ, bắt nguồn từ một vùng đồi cao (cao độ 150m - 157m) thuộc quận Lộc Ninh, tỉnh Bình Long. Sông dài 261,9km chảy qua các tỉnh Bình Long, Tây Ninh theo hướng Đông Bắc Tây Nam rồi mới vào địa phận tỉnh Thủ Dầu Một tại phía Bắc của hợp lưu sông Sài Gòn và sông Prek-Chak-Ân-Chang (tỉnh Kampot ở Campuchia). Phần thượng lưu của sông chỉ là dòng suối nhỏ, bề ngang không tới 20m, uốn khúc ở nhiều nơi. Khi qua Tỉnh lỵ Phú Cường (cách nguồn 209,5km), lòng sông rộng hơn 200m rồi kéo dài đến ranh giới với tỉnh Gia Định (cầu Vĩnh Bình) sau khi đã chảy qua Bà Lụa, An Sơn và Lái Thiêu với những vườn cây trái xanh tươi hai bên bờ. Sông Sài Gòn mang lại nhiều nguồn lợi thiên nhiên cho

tỉnh Thủ Dầu Một. Ngoài việc bồi đắp phù sa cho các đồng bằng Bến Cát, Phú Hòa, Lái Thiêu,… sông Sài Gòn là thủy lợi huyết mạnh của tỉnh nhất là khúc sông từ Bến Súc trở xuôi, thường được dùng chuyên chở cao su, từ các vùng trong tỉnh về đô thị Sài Gòn.

Sông Bé là ranh giới ngăn cách với tỉnh Biên Hòa, “sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét” [5;78]. Sông Bé có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều khúc có đá ngầm, ghềnh thác rất nguy hiểm nên không thuận lợi cho quá trình vận chuyển giao thông đường thủy như sông Sài Gòn. Tuy nhiên đây là một con sông đã góp phần không nhỏ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dòng sông Bé đã trở thành chiến hào thiên nhiên góp phần ngăn chặn bớt đi mức độ càn quét, đánh phá của kẻ thù vào các căn cứ địa của ta. Ngoài 2 sông lớn ra còn có những kênh rạch và suối nhỏ, trong đó:

Sông Thị Tính, bắt nguồn từ đồi Cam Xe chạy ngang qua vùng Bến Cát đổ ra sông Sài Gòn tại cầu Ông Cộ, đem lại nhiều phù sa màu mỡ cho đồng bằng Bến Cát, cung cấp một lượng nước lớn để sản xuất nông nghiệp, dài trên 25 cây số, ở đây có nhiều đồng lúa xanh tươi hơn là những vườn trái cây vì đất bị ngập nước chỉ thích hợp cho trồng lúa. Các vùng canh tác quan trọng: cây thị Phú An, An Điền, xóm Mương Đào…[82;14].

Suối Bến Trúc, đây là con suối người dân chủ yếu khai thác cát, hàng năm cung cấp trên 800 tấn cát, được bắt nguồn từ xã Chánh Phú Hòa của Bến Cát chảy qua Thái Hòa đến giáp với rạch Thị Tính.

Suối Ông Thiềng, ngoài việc cung cấp lượng nước dồi dào, suối này cũng cung cấp hàng năm khoảng 400 tấn cát trắng. Con suối được bắt nguồn từ xã Phú Chánh (Châu Thành) chảy qua xã Tương Bình Hiệp và Chánh Hiệp.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một còn có nhiều con sông, con rạch như: sông Bà Lụa, rạch Bình Nhâm, Vĩnh Bình, suối Bà, suối Bến Học, suối Đá, suối Cát,… rải rác tại các vùng đồng bằng ăn thông ra sông Sài Gòn. Nhìn chung, hệ thống các con sông, con suối, đã góp phần lớn về mặt giao thông và nhất là cung cấp một nguồn nước ổn định cho nông nghiệp phát triển.

Về mực nước trung bình, ít bị ngập lụt, “giếng nước ở vùng đất cao, mực nước sâu từ 20 đến 35 thước, ở vùng đất thấp từ 2 đến 10 thước và vùng bưng mùa nắng thì khô, mùa mưa nước lên cao từ 6 tấc đến 1 thước 50” [82;15].

Cùng với sông ngồi, khí hậu nơi đây giống với các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, khí hậu vùng này mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: gió Nam mùa mưa, gió Bắc mùa lạnh, gió chướng mùa nóng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. Thường thường, 2 năm đều có mưa dầm liên tiếp từ 2 đến 5 ngày, cũng có năm mùa mưa kéo dài tới gần cuối tháng chạp mới chấm dứt.

Nhiệt độ, mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng Giêng dương lịch từ 170C -

200C; mùa nóng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch từ 300C - 350C. Độ ẩm trung bình 76% - 80% trong khoảng cách dịch chuyển từ 66% - 86%. Lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2000mm.

1.1.4. Đặc điểm kinh tế

Đã từ rất lâu mỗi khi nhắc đến vùng đất Thủ Dầu Một, người ta chỉ nhớ đến thức ăn ở Lái Thiêu là nem và trái cây ngọt cùng với bánh bèo nổi tiếng ở vùng An Thạnh (chợ Búng). Và cũng không ít người nhắc đến người đẹp Bình Dương mà dường như chúng ta quên hẳn dòng sông Sài Gòn quanh co soi mình chảy qua những vùng rừng xanh trùng điệp, quên hẳn những đồn điền xa tắp, quên cả những nhà máy đường quan trọng của miền Đông và lắm khi quên đi những tác phẩm sơn mài nổi tiếng khắp năm châu. Hiện nay, nhiều người đã quên nơi đây đã từng quyết định không nhỏ đến cục diện chiến trường khi chiến tranh diễn ra. Lúc bấy giờ, Thủ Dầu Một còn là những khu tị nạn chiến tranh quan trọng với một vài trung tâm thương mại phồn thịnh, dẫu chiến trường sôi bỏng nhưng chính lúc đó Thủ Dầu Một tự khoác lên cho mình bộ mặt mới để vươn mình phát triển trên nhiều phương diện.

Do có một địa thế đặc biệt là rừng rậm, chồi và vườn tược nối tiếp nhau qua những vùng đất khi xuống thung lũng lúc lên đồi, nên các ngành trồng cây ăn trái, cây kỹ nghệ, ngành tiểu thủ công nghệp và đặc biệt là các đồn điền có điều kiện phát triển. Trong đó, vùng hướng Nam toàn là vườn tược, ruộng rẫy bao phủ một đồng bằng độ 1/6 diện tích của tỉnh. Vùng hướng Bắc gồm toàn rừng và đồn điền cao su liên tiếp nhau.

1.1.4.1. Nông nghiệp

Mặc dù trên địa phận tỉnh Thủ Dầu Một có hệ thống sông ngòi chằng chịt và có rất nhiều kênh, rạch, suối nhỏ rải rác tại các vùng đồng bằng ăn thông ra sông Sài Gòn rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên do rừng rậm nối tiếp nhau chiếm nhiều diện tích đất đai. Bởi vậy, ngành nông nghiệp đặc biệt là lúa gạo khó phát triển. So sánh diện tích trồng lúa ở Thủ Dầu Một với các tỉnh/vùng khác ở Nam kỳ, cùng thời điểm:

Tỉnh

Diện tích ruộng lúa

Diện tích tự nhiên

Tỷ lê ( diện tích ruộng lúa/diện tích tự nhiên)

Bà Rịa

12.175

54.400

22%

Bạc Liêu

92.114

710.000

12%

Bến Tre

98.191

136.400

71%

Biên Hòa

35.222

577.500

6%

Cần Thơ

189.757

230.200

83%

Châu Đốc

39.000

275.000

15%

Chợ Lớn

93.067

106.900

90%

Đồng Tháp

Mười

50.643

380.000

13%

Gia Định

56.703

178.000

32%

Gò Công

46.627

53.000

90%

Hà Tiên

1.485

170.000

0,8%

Long Xuyên

80.103

270.000

28,5%

Mỹ Tho

109.579

236.500

47%

Rạch Giá

154.700

596.000

28%

Sa Đéc

74.364

152.200

50%

Sóc Trăng

198.438

293.900

71%

Tây Ninh

30.551

651.500

4,7%

Thủ Dầu Một

13.510

279.200

5%

Trà Vinh

141.540

169.000

91%

Vĩnh Long

89.740

122.200

77%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 3

Bảng 1.1. Bảng thống kê so sánh diện tích trồng lúa ở Thủ Dầu Một với các tỉnh/vùng khác ở Nam [91;41].

Qua số liệu cho thấy, diện tích trồng lúa của Thủ Dầu Một đứng hàng thứ

18. Trong khi đó diện tích tự nhiên của tỉnh đứng hàng thứ 7 trên tổng số 20 tỉnh/vùng Nam kỳ. Diện tích đất trồng lúa ở Thủ Dầu Một vẫn còn ở tỉ lệ thấp so với diện tích đất tự nhiên, chiếm 5% diện tích tự nhiên. Qua các giai đoạn tiếp theo diện tích trồng lúa có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp ở Nam Kỳ. Căn cứ vào báo cáo thống kê ngày 29 tháng 3 năm 1956 những tháng cuối cùng trước khi giải thể tỉnh Thủ Dầu Một của tỉnh trưởng như sau: toàn tỉnh diện tích có thể canh tác lúa gạo là 25.000 mẫu nhưng chỉ mới đi vào sản xuất 20.000 mẫu còn bỏ hoang 5.000 mẫu, trước năm 1945 sản xuất 19.400 tấn mỗi năm. Theo thống kê, ước tính sản xuất trung bình 1ha là 1.200kg.

Sản xuất trung bình mỗi ha (Kg)

Tổng số

sản xuất (lúa)

Tổng số

sản xuất (gạo)

Số gạo tiêu thụ trong tỉnh

(tấn)

Giá tối thiểu 100kg

Giá tối đa 100Kg

Mùa

(tấn)

Chiêm

(tấn)

Mùa

(tấn)

Chiêm

(tấn)

1.200

20.000

160

14.000

112

62.000

550$

750$

Bảng 1.2. Bảng thống kê nông sản (lúa gạo) năm 1956 của tỉnh Thủ Dầu Một

[93;11].

Tổng số nhà máy sản xuất lúa gạo toàn tỉnh là 26, sản xuất trung bình khoảng 29.000 tấn/năm. Hằng năm, không xuất khẩu lúa gạo ra bên ngoài mà phải mua thêm từ các nơi khác về 500 tấn/ tháng [93;11]. Như vậy, sản lượng làm ra không đáp ứng nhu cầu cho dân chúng trong tỉnh. Nguyên nhân, trong giai đoạn này chiến tranh xảy ra triền miên, dân chúng bỏ làng di cư tránh nạn, ruộng đất bỏ hoang vì thế quá trình sản xuất lúa gạo bị giảm sút nghiêm trọng. Trước tình hình đó, tỉnh trưởng tỉnh Thủ Dầu Một đề xuất kiến nghị như sau: xin cho dân chúng tự khai khác các vùng thuộc đất của Quốc gia sau khi sản xuất lâu dài có hiệu quả sẽ cấp bằng khoán vĩnh viễn; đất có chủ nhưng không khai thác, xin tạm thời trưng dụng để cấp cho nông dân canh tác; xin thành lập hợp tác xã nông nghiệp.

Do điều kiện tự nhiên qui định nên việc sản xuất lúa gạo không được khả quan nhưng trái lại các loại nông sản khác có điều kiện phát triển ở cạnh các

vùng đất cao, có những thung lũng, đất thấp, ứ đọng nước khiến cho các loại hoa màu phụ phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của người dân và đem ra bên ngoài các tỉnh lân cận.

Về ngũ cốc: ngoài lúa có bắp, sắn, các loại khoai (khoai lang, mì, môn,…) các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu đen, đậu nành, đậu ván, đậu đũa, đậu phọng,..).Về các loại rau: bầu, bí, mướp, dưa, cà tím,…)

Cây ăn trái: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mãng cầu, thơm, dừa, dâu, cam, quýt, chanh, xoài, bưởi, mít, chuối, ổi, vú sữa,…

Cây kỹ nghệ: ở Thủ Dầu Một cây cao su đặc biệt được chú trọng, chiếm diện tích lớn và đem lại nguồn lợi cao, toàn tỉnh trước năm 1945 có 44.000ha sản xuất được 31.000 tấn. Tính đến tháng 3 năm 1956 toàn tỉnh có tất cả 70 đồn điền, diện tích trồng, tỉa 40.000ha, sản xuất được 25.000 tấn. Chính điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và truyền thống sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là những nhân tố quan trọng, làm cho nơi đây sớm trở thành một trong những trung tâm phát triển cây cao su khi người Pháp bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ngoài cao su, mía cũng là một loại cây quan trọng được trồng tại các vùng dọc theo sông Sài Gòn (Lái Thiêu) với tổng diện tích trồng 1.000ha, thu hoạch hàng năm là 30.000 tấn [82;12]. Ngoài ra, thuốc lá là một loại cây được trồng nhiều ở Thủ Dầu Một chiếm sản lượng cũng khá cao.

Về lâm sản: rừng ở Thủ Dầu Một chiếm một diện tích khá quan trọng, tập trung ở phía Bắc của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh rất ít các loại gỗ quý hiếm, có các loại gỗ thông thường như: bằng lăng, huỷnh, gỗ mật, chai, dầu, vên vên, cám, săng đá, chiêu liêu. Trong những năm nước nhà vừa giành lại được chính quyền, tình trạng sản xuất gỗ của tỉnh có nhiều khả quan, số lượng gỗ cung cấp cho tỉnh dồi dào nhờ việc vận chuyển khai thác gỗ từ trong rừng ra bến thông qua các con sông, suối trên địa bàn tỉnh, lúc bấy giờ Quốc lộ 13 và thủy lộ sông Sài Gòn là những đường chuyên chở chính. Nhưng trải qua những biến cố lịch sử từ năm 1945 đến năm 1954 rừng bị tàn phá nặng nề, nhiều khu rừng bị Nhật khai phá nặng nề từ năm 1945 và cuộc đại di cư 1954, nhiều khu rừng tốt tươi tại Bến Cát

được khai hoang làm nơi định cư cho đồng bào di cư ở phía Bắc vào. Sau đó, vì nhu cầu an ninh nhiều khu rừng tiếp tục được khai phá nên diện tích lâm sản bị sụt giảm so với trước đây. Theo số liệu thống kê vào tháng 2/1956, trên địa bàn tỉnh diện tích rừng bảo hộ: 1.410km2; rừng cấm 1.008km2; rừng được khai thác là 100km2. Tại thời điểm này số lượng khai thác gỗ rất cao, sản lượng không chỉ đáp ứng trong tỉnh nhưng trong tương lai tình trạng khai thác gỗ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và chưa có chính sách khắc phục kịp thời.

Loại

Số lượng

sản xuất

Số lượng

bán ra

Số xí nghiệp

chuyên môn

- Cây danh mộc

- Cây sẻ rồi

- Cây củi chụm

- Than củi

- Tre

- Mây

69.258.441m3

751.000m3

46.193.760m3

20 tấn 4.876.100site 438.700 ngàn sợi

19.548.866m3

551.879m3

20.000.000m3

12.700 tấn

-

-

Trại cưa máy 19 Trại cưa tay10 Lò than 18

Lò gạch 11 Lò gốm máy 2 Lò gốm tay 55 Lò đường máy18

Lò đường trâu kéo 30

Bảng 1.3. Bảng thống kê lâm sản (lâm sản kiểm soát) của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956 [93;13].

Trong chăn nuôi, chủ yếu tập trung nuôi các loại gia súc: bò (Bù Đóp, Lộc Ninh, Phú Hòa, An Mỹ,…); trâu thì hầu hết ở quận nào cũng có nuôi ít nhiều để làm ruộng; nuôi heo thường chăn nuôi theo hộ gia đình, mỗi nhà nuôi một vài con thường nuôi nhiều ở các đồn điền, Lộc Ninh và Dầu Tiếng nuôi nhiều. Chăn nuôi chỉ đáp ứng trong địa bàn tỉnh không có buôn bán ra bên ngoài.

Loại

Tổng số

(con)

Dùng để

sanh con

Dùng để

canh tác

Làm thịt

Bán ra

ngoài

Giá bán

TB

6.500

1000

5500

600

Không

5.000$/B

bò kéo

Trâu

7.500

-

7.350

150

Không

4.000$/1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023