Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Địa Danh Học

Đông - Tây trong nghi lễ và ảnh hưởng nền văn hóa Pháp như trong hệ thống thờ phượng có cả văn hào Vitor Hugo. Chính sắc thái phong phú với tinh thần “hỗn dung tôn giáo” của đạo Cao Đài đã được cư dân vùng đất “mở” Thủ Dầu Một đón nhận nhiệt tình” [91;266].

- Đạo Tin Lành: tôn giáo này không mấy phát triển trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một. Ngôi giáo đường đầu tiên xây cất đơn sơ mái lợp ngói, vách ván, tọa lạc tại ấp Chánh Nhì, xã Chánh Hiệp nằm bên phải Quốc lộ 13. Năm 1961, một giáo đường mới được thành lập tại ấp Bông Dâu, xã Phú Cường, bên trái Quốc lộ 13, sát cầu Bà Hên, thay thế ngôi giáo đường trước đã quá cũ kĩ.

Tóm lại, các đoàn thể tôn giáo trong địa bàn tỉnh đã giúp đỡ chính quyền rất nhiều trong việc giúp đỡ dân chúng, nâng cao đời sống và xoa dịu những vết thương chiến tranh của họ.

1.2.3. Y tế - giáo dục

1.2.3.1. Y tế

Theo nguồn tài liệu Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một năm 1910 để chăm lo sức khỏe cho dân chúng trong làng thì “Một y sĩ mỗi tuần đi thăm sức khỏe cho dân toàn tỉnh, nhân viên này cũng coi việc y tế trong trại giam Ông Yệm. Tại Phú Cường có một bệnh viện do một dì phước Pháp trông coi, giành cho dân chúng trong bản sứ. Nhân viên của bệnh viện ngoài bà giám đốc trên còn 2 dì phước nữa một Việt và một Pháp cùng với một nam y tá biết tiêm chủng” [29;216].

Công tác y tế dân vận trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm và phát triển hơn nhiều so với thời gian mới thành lập tỉnh, vào những năm cuối với danh xưng là tỉnh Thủ Dầu Một, đưa ra các chính sách thường xuyên nhằm giúp đỡ dân chúng nông thôn, để phát thuốc và điều trị các bệnh thông thường hoặc giới thiệu bệnh nhân với các bệnh viện. Các cơ sở y tế ở hương thôn, tại các ấp tân sinh, đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương xây cất được các bệnh xá hộ sinh, chẩn y viện và trạm y tế. Tuy nhiên, vì tình hình an ninh chính trị, nhiều trạm y tế không hoạt động được. Đối với các cơ sở y tế ở quận đã giúp dân chúng ở các quận xa, mà đường giao thông tới tỉnh khó khăn rất nhiều trong lúc bị bệnh hoặc sinh đẻ. Đặc biệt, bệnh viện Phú Cường là một bệnh viện lớn được xếp vào

hàng nhất được thành lập vào năm 1908, tọa lạc trên một ngọn đồi với diện tích 5 mẫu, sau đổi thành bệnh viện Thủ Dầu Một rồi bệnh viện Bình Dương và từ năm 1970 đổi tên lại là bệnh viện Phú Cường. Trải qua các thời kì, bệnh viện không ngừng phát triển về mọi mặt: cơ sở, trang bị, nhân viên và tầm hoạt động.

Ngoài các cơ sở y tế chuyên phục vụ thuốc tây y, thì ngành đông y cũng có điều kiện phát triển, ưa chuộng nhất là đồng bào thôn quê. Ngành đông y tại địa phương đã có một quá trình hoạt động lâu dài và đã gây được nhiều niềm tin trong dân chúng. Đây là nơi tập trung nhiều danh y Hoa - Việt, nhiều nhà thuốc đông y như Võ Văn Vân2 từ lâu đã nổi tiếng khắp các tỉnh về ngành cao đơn hoàn tán.

1.2.3.2. Giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Trước khi bị Pháp đô hộ, giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của nền giáo dục Nho học ở Trung Quốc, với nội dung giảng dạy và học tập chủ yếu dựa trên quan điểm của Nho gia, từ chương trình, sách vở, phương pháp học đến cách thức thi cử. Sau khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, về mặt khách quan trong quá trình cai trị người Pháp đã vô tình đưa vào miền Nam một nền học mới, lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu và dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục mới này được thiết lập trước hết nhằm mục tiêu đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và có chút kiến thức về văn minh phương Tây để làm công chức phục vụ cho chính phủ thuộc địa, sau đó cũng nhằm đồng hóa người dân bản xứ để biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa.


Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 5

2Nhà thuốc Võ Văn Vân sinh năm Giáp thân (1884), nguyên quán tỉnh Quảng Bình, sống được 61 tuổi. Cụ qua đời ngày 28 tháng 5 năm 1945 tại số nhà 62, Lý Thường Kiệt, Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Mộ phần đặt tại ấp Gò Dầu, Chính Nghĩa. Gia đình họ Võ từ miền Trung vào sinh sống tại Lái Thiêu, ông theo học nghề thuốc với thầy Trần Trọng Cảnh (người miền trung), sau đó chuyển lên chợ Thủ hành nghề bán thuốc. Nhờ uy tín và tay nghề ông tạo dựng cơ sở được nhiều người biết đến, năm 49 tuổi ông được công nhận hai chức danh liền đó là Đông Y sĩ và Đông Dược sĩ. Nhà thuốc Võ Văn Vân được thành lập và bắt đầu hoạt động năm 1933 [27;226].

Đối với người Pháp, Thủ Dầu Một trong giai đoạn xâm chiếm là một vị trí chiến lược quan trọng và trong thời kì cai trị vì nơi đây là một vùng khai thác kinh tế đáng kể với tài nguyên phong phú về cao su và lâm sản. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó khi biết rằng người Pháp chiếm Thủ Dầu Một từ 1861 mà mãi đến năm 1906 mới thiết lập ở đây một trường tiểu học. Do nhu cầu khai thác cao su, người Pháp thiết lập ở Lai Khê một viện khảo cứu quan trọng với nhiều chuyên viên, nhà nghiên cứu cùng các trang thiết bị và hoạt động có tầm quốc tế. Cho đến lúc rời khỏi Việt Nam (1954), họ chưa bao giờ thiết lập tại Thủ Dầu Một ngôi trường trung học công lập nào. Tuy nhiên, so với các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, Thủ Dầu Một vẫn có những nét đặc thù đáng nói về phương diện văn hóa giáo dục nhất là từ ngày nước nhà giành lại chủ quyền độc lập. Trước đây, tuy không có nhiều cơ sở giáo dục, đầu năm 1936 mới có trường trung học tư và mãi đến năm 1955 mới có trường công lập đầu tiên nhưng nhờ ở gần thủ đô Sài Gòn và nhờ dân chúng có tinh thần hiếu học nên trình độ dân trí ngày một nâng cao. Một đặc điểm chú ý là ngoài ngành học phổ thông, Thủ Dầu Một đã có ngành học chuyên nghiệp từ rất lâu đời. Sự có mặt của ngành này nói lên một vài sắc thái của địa phương. Có thể thấy, từ rất lâu Thủ Dầu Một vốn sản xuất nhiều lâm sản cho đến nay vẫn nổi tiếng là quê hương của ngành sơn mài, đồ gốm và nghề trồng cây ăn trái. Các trường chuyên nghiệp đã bắt nguồn và ảnh hưởng đến các sinh hoạt kinh tế văn hóa địa phương. Hệ thống các cơ sở giáo dục đầu tiên và đặc biệt tại tỉnh Thủ Dầu Một:

Về trường tiểu học: gồm có trường tiểu học Cộng đồng Nam Châu Thành (1905), trường tiểu học Cộng đồng Nữ Châu Thành (1928) và trường tiểu học Cộng đồng An Mỹ.

Về trường chuyên nghiệp: trường chuyên nghiệp xưa nhất là trường Bá Nghệ (1901 - 1930) sau đổi thành trường kỹ nghệ Thực hành (1930 - 1964). Với mục đích thực dụng là khai thác kinh tế, thực dân Pháp đã nắm ngay thế mạnh của Thủ Dầu Một về tự nhiên và chú trọng khai thác kỹ năng, tay nghề của người bản xứ. Năm 1901, Pháp đã thành lập trường Mỹ Nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (École d’art indigène de Thu Dau Mot), dạy đủ thứ nghề truyền thống, đa dạng

về nghệ thuật nên thường gọi là trường Bá Nghệ. Trong đó, chủ yếu đào tạo thợ thủ công mỹ nghệ như mộc, chạm gỗ, cẩn ốc xà cừ, đúc đồng và trang trí,… Ngoài ra, còn có trường thực hành Nông Lâm Nghiệp Bến Cát được thành lập theo Nghị định ngày 10/12/1917 với mục đích đào tạo Đốc công Giám thị cho các đồn điền nông nghiệp, nghề làm vườn cảnh, nuôi tằm,…[86;336-338].

Về trường trung học: những trường trung học tư thục phổ thông đầu tiên: trường trung học Cao Anh Việt (1936 - 1945); trường trung học Tân Ánh Mai (1938 - 1945). Trường trung học công lập đầu tiền trên địa bàn tỉnh là trường Trịnh Hoài Đức (1955) được xây cất do chương trình viện trợ của Hoa Kì. Sau đó có trường An Mỹ cũng được thành lập năm 1955 nhưng phải học nhờ cơ sở của trường tiểu học Cộng đồng An Mỹ. Trường trung học kỹ thuật là trường Mỹ Nghệ thực hành được xây cất từ năm 1917 gọi là trường nghề. Có thể thấy, nền giáo dục Tây học được truyền vào Việt Nam xuất phát từ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, nền giáo dục này đã đào tạo ra lớp trí thức mới chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, làm cầu nối chuyển tải các giá trị tích cực của văn hóa phương Tây vào Thủ Dầu Một.

Do lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất, đất đai ở Thủ Dầu Một đa dạng, chủ yếu là đất đỏ Bazan và đất xám, thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, dầu,… Chính những vùng đất rộng lớn, màu mỡ của Thủ Dầu Một đã thu hút sự chú ý của thực dân Pháp trong chiến lược khai thác thuộc địa, chiếm đoạt đất đai để lập các đồn điền nông nghiệp. Nếu như cây cao su là đại diện cho chế độ khai thác tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp thì cây dầu chính là nét đặc trưng, là biểu tượng của vùng đất, là xuất phát điểm của lịch sử tên gọi Thủ Dầu Một trong lịch sử.

1.3. Một số vấn đề lý luận về địa danh học

1.3.1. Khái niệm

Địa danh là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, có nguồn gốc và ý nghĩa riêng, nằm trong đối tượng của bộ môn từ vựng học. Bên cạnh việc nhận biết, hiểu rõ những đặc điểm ngôn ngữ trong các phương thức cấu tạo của hàng loạt tên gọi, địa danh còn cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho nhiều ngành khoa học

khác như dân tộc học, địa lý học, lịch sử học, khảo cổ học, văn hóa học. Vì vậy, công việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa và có giá trị rất lớn. Giống như một “đài kỷ niệm”, nghiên cứu địa danh có thể giúp phác thảo được bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của một tộc người, một dân tộc; về sự giao thoa, tiếp xúc, bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hóa của một địa bàn trong những giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Không những góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ, nghiên cứu địa danh còn phản ánh những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển tiếng Việt.

Địa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học,... Xét về bản chất cấu tạo, địa danh là một đơn vị từ ngữ, có chức năng định danh sự vật, do đó, địa danh là một bộ phận của từ vựng và vì vậy, trước hết, là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Trong tác phẩm Địa danh học là gì?, A.V.Superanskaja đã xác định: “Địa danh học là một chuyên ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xuất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo nên địa danh” [70;13]. Địa danh học là gì?. Đinh, Lan Hương dịch, Nguyễn, Xuân Hòa hiệu đính. Hà Nội; 3. Tác giả giải thích “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất, từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi” [70;13]. Tác giả Lê Trung Hoa sau khi phân loại địa danh theo các đối tượng địa lý (theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên) và theo nguồn gốc ngữ nguyên của địa danh, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trước địa danh ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó: sông Hương, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), vùng Ba Vì, thành phố Cần Thơ, đường Nguyễn Du…” [40;18]. Đối với tác giả Nguyễn Văn Âu tiếp cận địa danh theo góc độ địa lý - văn hóa và quan niệm: “Địa danh học (toponymie) là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương” [4;5]. Trong luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 1996, Nguyễn Kiên Trường viết: “Địa

danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [79;16]. Như Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cho rằng địa danh là “tên các miền đất (nom de terre)” [2;268]. Có thể thấy, mỗi tác giả đều có cách hiểu, cách lý giải khác nhau về khái niệm địa danh. Thực tế, vấn đề định nghĩa địa danh cho đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi, không thống nhất, mỗi nhà nghiên cứu đều tùy theo phương pháp tiếp cận mà đưa ra những định nghĩa khác nhau.

1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của địa danh

Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu ý nghĩa, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh. Bên cạnh đó, nghiên cứu địa danh học còn cần phải chỉ ra được các phương thức đặt địa danh và phân tích cách cấu tạo địa danh, phát hiện những nguyên nhân chi phối sự ra đời, hành chức và tiêu vong của địa danh. Như vậy, đối tượng của địa danh học chính là địa danh. Như đã trình bày ở trên, địa danh bao gồm các đối tượng tự nhiên và các đối tượng nhân tạo. Địa danh học cũng nghiên cứu tên riêng nhưng liên quan đến một vùng lãnh thổ nhất định và có tính bền vững. Như đã nói ở trên, địa danh học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của địa danh; tức là lấy những từ, ngữ được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các công trình xây dựng, các vùng lãnh thổ về không gian hai chiều làm đối tượng nghiên cứu.

1.3.2. Phân loại địa danh

Năm 1976, Trần Thanh Tâm trong bài viết “Thử bàn về địa danh Việt Nam” đã chia địa danh Việt Nam thành sáu loại: 1. Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2. Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3. Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử; 4. Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu; 5. Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế; 6. Loại đặt theo sinh hoạt xã hội [74;60-71].

Tiếp theo là cuốn “Địa danh học Việt Nam” của Lê Trung Hoa. Dựa vào hai tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên (tức là theo đối tượng) và tiêu chí ngữ nguyên, tác giả đã phân địa danh thành những loại sau: Theo đối tượng gồm có:

1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (còn gọi là địa danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo gồm có ba loại: địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, địa danh hành chính và địa danh vùng (không có ranh giới rõ ràng). Theo ngữ nguyên gồm có: 1. Địa danh thuần Việt;

2. Địa danh Hán Việt; 3. Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Tày, Thái, Mường…); 4. Địa danh ngoại ngữ (chủ yếu là địa danh gốc Pháp, ngoài ra còn có gốc Indonesia, Malaysia) [39;15-16]. Nguyễn Văn Âu phân địa danh theo ba cấp: loại, kiểu và dạng. Trong đó, có 2 loại (tự nhiên và kinh tế - xã hội), 7 kiểu (thủy danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố và quốc gia) và 12 dạng (sông ngòi; hồ đầm; đồi núi; hải đảo; rừng rú; truông, trảng; làng, xã; huyện, quận; thị trấn; tỉnh; thành phố và quốc gia) [4;5-6].

Cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường có nhiều điểm đáng lưu ý, mang tính hợp lý, có tiêu chí rõ ràng có thể áp dụng cho mọi vùng địa danh. Dựa vào hai tác giả này, chúng tôi phân loại địa danh Đồng Nai theo hai tiêu chí sau: Theo đối tượng, dựa vào tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên, có hai nhóm địa danh: 1. Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (địa danh chỉ địa hình); 2. Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo. Ở nhóm thứ hai này, chúng tôi lại chia thành ba loại nhỏ hơn là địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh chỉ công trình xây dựng); địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng (địa danh vùng) và địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính).

1.3.3. Phương thức định danh

Đi theo khuynh hướng của ngôn ngữ học, người ta nghiên cứu địa danh ở ba bình diện: bình diện nghiên cứu cấu tạo (tức là nghiên cứu địa danh ở mặt đồng đại); bình diện nghiên cứu “nghĩa” của địa danh, tức là mỗi địa danh cho chúng ta biết cái gì; và bình diện nghiên cứu nguồn gốc địa danh. Cả ba bình diện nghiên cứu này tất yếu đều có liên quan đến phương thức định danh vì mỗi một địa danh đều được xác lập theo nguyên tắc đặt tên nhất định. Phương thức định danh là phương pháp đặt tên cho đối tượng [50; ]. Các nhà nghiên cứu địa danh

cho rằng, địa danh mang trong mình hai thông tin: đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (núi, sông, xã, huyện…) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung, và nó có ý nghĩa nào đó (khả năng phản ánh hiện thực) thể hiện qua tên riêng. Trong hai loại thông tin trên, mỗi loại đều có vai trò của riêng mình: thông tin đầu giúp con người nhận biết đối tượng một cách tổng quát, còn thông tin thứ hai nhằm xác định đối tượng cụ thể. Định danh, về bản chất, là nhằm trả lời câu hỏi người ta dựa vào đâu và bằng cách nào để đặt tên cho đối tượng để mỗi địa danh ra đời ít nhiều đều có “tính lý do” của nó. Thao tác định danh gồm: xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) cho đối tượng (ví dụ: làng, thôn, cầu, bãi, khu du lịch…), và lựa chọn những nét riêng để xác lập thành tố riêng (tên riêng) cho đối tượng. Với hai thao tác này, việc định danh phải lựa chọn từ ngữ nào, ký hiệu nào để làm phương tiện, xuất phát từ tính chất điển hình của đối tượng hoặc tâm thức chủ quan của chủ thể định danh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023