Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 4








trâu cầy

Heo

30.000

2.000

-

28.000

Không

2.200$

1tạ: 100kg

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 4

Bảng 1.4. Bảng thống kê gia súc của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956 [93;20].

Còn về ngư nghiệp, trong thời kỳ kháng chiến, tình hình an ninh không ổn định, thủy lộ sông Sài Gòn có nhiều đoạn bị phong tỏa nên số cá đánh được không đủ cung ứng nhu cầu trong tỉnh. Hằng năm phải nhập thêm khoảng 400 tấn các loại cá biển từ Vũng Tàu, cá nước ngọt từ miền Tây và các loại cá khô. Chính vì thế, nhà nước phát động phong trào đào ao nuôi cá, lúc bấy giờ trong tỉnh có hai trung tâm dưỡng ngư tại xã Hưng Định (quận Lái Thiêu) nhờ có lượng nước cung cấp ổn định quanh năm và nhiều đường mương sẵn có từ các vườn trái cây, nông dân thường nuôi các loại cá chép, cá tra, cá sặc,… Nhìn chung trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh Thủ Dầu Một hình thành nhiều trại chăn nuôi và cả đào tạo cán bộ canh nông và kiểm lâm như ở Bến Cát có trại chăn nuôi và trường nông lâm nghiệp đào tạo kiểm lâm (Contolleur Forestier) và cán bộ canh nông. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã cho ra các mẫu sản phẩm khá tốt, từng trưng bày trong cuộc thi nông nghiệp khu vực ngày 26 tháng 5 năm 1895 [28; ].

1.1.4.2. Thủ công nghiệp

Tại Thủ Dầu Một, tình hình kinh tế phát triển một cách ổn định nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi và không xa cách Sài Gòn đáp ứng nhu cầu cung cầu cho kinh tế. Thuận lợi là thế nhưng khó khăn cũng không ít do chịu ảnh hưởng trầm trọng của tình hình an ninh chính trị ở địa phương Thủ Dầu Một. Tuy nhiên vẫn gặt hái được nhiều kết quả khả quan, một số ngành công, kỹ nghệ phát triển trong giai đoạn này là:

- Lò gốm: tập trung ở Lái Thiêu và Châu Thành với 56 lò gồm 28 lò trên 10 công nhân và 28 lò dưới 10 công nhân, tổng có trên 500 công nhân trong lò gốm, mỗi ngày sản xuất được 100 chậu, 30 cái lu và 1600 cái chén. Đồ gốm ở

Thủ Dầu Một không những thỏa mãn phần lớn nhu cầu trong địa bàn tỉnh mà còn đem đi bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn và có nhiều cơ sở nổi tiếng xuất khẩu sang nước ngoài.

- Ngành sơn mài: là một ngành đặc biệt, sở dĩ xuất hiện sớm và phát triển mạnh ở Thủ Dầu Một nhờ các yếu tố sau: Thủ Dầu Một vốn là một vùng đất có nhiều gỗ và có nhiều thợ chuyên môn về đồ gỗ, chạm trổ cần xà cừ; trường Mỹ Nghệ được thiết lập 1901 và có dạy về sơn mài và đồ gỗ; Thủ Dầu Một có nhiều người theo học trường cao đẳng Mỹ Nghệ Hà Nội, trở về địa phương dạy và làm nghề sơn mài. Theo thống kê năm 1956, trại sơn mài lúc bấy giờ tập trung ở quận Châu Thành, có 7 xưởng có số lượng công nhân trên 10 người và có 3 xưởng có số lượng công nhân dưới 10 người, số người làm việc trong nghành sơn mài khoảng 100 người.

- Nhà máy xay lúa: tập trung ở quận Châu Thành (1 nhà máy), Lái Thiêu (5 nhà máy), Bến Cát (4 nhà máy), Dầu Tiếng (3 nhà máy), Hớn Quản (2 nhà máy), mỗi xưởng đều có trên 10 công nhân làm trong nhà máy. Mỗi ngày, một nhà máy sản xuất được từ 1 đến 10 tấn với tổng số lượng công nhân trong ngành là 190 người.

- Lò gạch: Hầu hết các lò gạch đều có trên 10 công nhân lao động, duy nhất chỉ có một nhà máy gạch ở Bến Cát là có dưới 10 người còn lại là trên 10 công nhân với tổng số công nhân trong ngành là 120 người, trong đó: Châu Thành có 3 lò, Bến Cát có 3 lò, Dầu Tiếng có 3 lò, Hớn Quảng có 2 lò.

- Trại cưa: chia làm 2 loại là trại cưa máy, trại cưa tay. Đối với trại cưa máy trung bình mỗi trại cưa được 15 m3 trong một ngày. Toàn tỉnh có 17 trại cưa máy phân bố tập trung ở 5 quận, trong đó: Châu Thành (10 trại), Hớn Quản (3 trại), Lái Thiêu (2 trại), Bến Cát (1 trại), Dầu Tiếng (2 trại). Trại cưa tay có 11 trại, phân bố ở Châu Thành (6 trại), Bến Cát (3 trại), Hớn Quản (2 trại).

- Lò đường máy: tập trung ở 2 quận chủ yếu là Châu Thành (Bến Thế, Mỹ Đình) và Lái Thiêu (Vĩnh Phú, Phú Long, An Sơn) vì phần lớn mía được trồng nhiều ở 2 quận này, có tất cả 21 lò, trong đó có 11 lò có hơn 10 công nhân và 10

lò có dưới 10 công nhân. Ngành sản xuất đường, mang lại một lợi ích quan trọng cho tỉnh nhà nhờ các vườn mía dọc theo bờ sông Sài Gòn rải rác từ Nam lên Bắc.

1.1.4.3. Thương nghiệp

Mặc dù chịu ảnh hưởng và thiệt hại của chiến tranh nhưng Thủ Dầu Một vẫn là tỉnh có nhiều ngành kinh tế và quá trình trao đổi buôn bán cũng sôi nổi hơn bất cứ nơi nào khác. Các mặt hàng thường xuyên được xuất khẩu sang các tỉnh lân cận thậm chí sang nước ngoài như: cao su, đồ gốm, đồ gỗ, dầu phọng, dầu cao su, đường tán, thuốc lá, trái cây, hoa màu,… Còn các mặt hàng tỉnh phải nhập về để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân là: gạo, muối, đường cát trắng, sửa, nhiên liệu,…

Sỡ dĩ thương mại ở Thủ Dầu Một phát triển phần lớn nhờ vào hệ thống giao thông tương đối phát triển. Trước tiên có hệ thống đường bộ kéo dài, riêng quốc lộ 264.688 cây số, hệ thống đường liên tỉnh lộ có 277.126 cây số, hương lộ và đường trong tỉnh lộ nhiều, tuy một số nơi vẫn còn là đường đất và đường đá đỏ. Từ Thủ Dầu Một chạy đi các hướng sau: Thủ Dầu Một - Sài Gòn; Thủ Dầu Một - Lộc Ninh; Thủ Dầu Một - Dầu Tiếng. Hệ thống giao thông đường thủy, đường xe lửa cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển thương nghiệp ở tỉnh nhà. Trong đó, tuyến đường thủy: Sài Gòn - Thủ Dầu Một - Dầu Tiếng dài 90 cây số; tuyến đường Thủ Dầu Một - Bến Cát - rạch Thị Tính dài 25 cây số. Tuyến đường xe lửa đi qua: đi từ Sài Gòn - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh đoạn đường xây dựng dài 135km, đi qua trên địa bàn tỉnh là dài 120km, rất thuận lợi cho việc vận chuyển cao su ở phía Bắc Thủ Dầu Một về Sài Gòn cùng các lâm sản khác.

Về tình hình thương mại trong tỉnh, danh sách các nhà buôn có tên tuổi:


Quận Châu Thành

Lê Quan Quản

Thuốc tây.

Trần Tấn

Thuốc tây.

Trần Thị Liên

Kim hoàn.

Phan Thy

Kim hoàn.

Hiệp Thành

Kim hoàn.


Ba Chói

Kim hoàn.

Tín Thành

Kim hoàn.

Minh Đức

Kim hoàn.

Trí Phát

Phụ tùng xe hơi.

Trần Phuội

Máy radio, xe đạp.

Tứ Hải

Cà rem cây.

Thanh Lễ

Sơn mài.

Trần Hà

Sơn mài.

Sông Gianh

Sơn mài.

Phát Anh

Sơn mài.

Quận Dầu Tiếng

Đoàn Văn Liệu

Trại cưa máy và kim hoàn.

Vũ Văn Thanh

Cà rem cây.

Trần Thị Lãi

Trại cưa máy.

Nguyễn Văn Lý

Kỹ nghệ tầm tơ.

Trần Văn Quân

Nhà máy xay lúa.

Theo luật định chung, mỗi ngành đều có sự cạnh tranh và nhờ đó người tiêu thụ được mua hàng với giá cả phải chăng. Hơn nữa, những phú thương lớn ở tỉnh rất hiếm hoi và được nhà nước kiểm soát chặt chẽ nên không có nạn đầu cơ tích trữ để hà hiếp người dân.

Trên địa bàn tỉnh có 10 chợ lớn:


Chợ Phú Cường


Quận Châu Thành.

Chợ Tân Hóa (Phước) Khánh

Chợ Tương Bình Hiệp

Chợ Tân Thới

Quận Lái Thiêu.

Chợ An Thạnh

Chợ Mỹ Phước


Quận Bến Cát.

Chợ Bến Súc

Chợ Định Thành

Quận Dầu Tiếng.


Chợ Tân Lập Phú


Quận Hớn Quản.

Chợ Lộc Ninh

Trong số trên có chợ Phú Cường, thị trấn của Tỉnh lỵ. Tỉnh đang nghiên cứu xây cất lại chợ Tân Phước Khánh cho thêm đẹp và cho nền kinh tế vùng này được thêm phát triển. Mặc khác, nhằm mở mang thương mại, trong tỉnh đã đề nghị 3 cách sau: tăng gia sản xuất ở địa phương; khuếch trương đường giao thông; thu hút du khách đến tỉnh. Quan trọng tỉnh Thủ Dầu Một cần lập các Hợp tác xã nông nghiệp, lâm sản, trái cây, đường mía. Hơn nữa, cần mở đường Sài Gòn Châu Đốc, xuyên Đồng Tháp Mười đi ngang gò Bắc Chiên (Mộc Hóa). Khuyến khích du lịch trong tỉnh bằng cách sửa chữa đường giao thông đến các thắng cảnh, sữa chữa Châu Thành thêm vệ sinh, khuyến khích mở mang quán xá, khách sạn,… Bởi Thủ dầu Một có tiếng là một “tỉnh miệt vườn” nhất Nam Kỳ. Dân thành phố, Sài Gòn mà phần đông là người Âu rất thích đến đây nghỉ ngơi, thăm viếng, ăn uống đặc sản… cho nên việc nâng cấp đường là cần thiết.

1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

1.2.1. Dân số

Theo Grammont, tri huyện đầu tiên tại Thủ Dầu Một (1861) trong cuốn “Onze fmois de Sous prefecture en Basse Cochinchine” ước lược dân số mỗi xã của Thủ Dầu Một có từ 1000 đến 1500 dân. Sự biến thiên dân số của địa phương qua các lần thay đổi địa giới, cụ thể: Năm 1861 (năm người Pháp đánh chiếm Thủ Dầu Một, tỉnh này có 51 xã thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa cũ và 10 xã thuộc huyện Bình Long, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định dân số ước khoảng 60.000 đến 90.000 người. Quy mô dân số tỉnh Thủ Dầu Một phản chiếu tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ. Trong 15 năm đầu (1910 - 1925) dân số tăng từ 110.827 lên 126.730 người nhưng sau đó “do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của tỉnh” dân số tỉnh giảm nhẹ trong những năm 1932, 1933, 1943. Cụ thể năm 1931 là 177.259 người giảm xuống 172.042 người (1932), 159.425 người (1933), 146.600 người (1943) [91;146]. Theo tài liệu thống kê của Địa chí - Tỉnh Thủ

Dầu Một báo cáo vào tháng 3 năm 1956, dân số trong tỉnh là 179.674 người. Do vị trí địa lý đặc biệt nên tỉnh Thủ Dầu Một có nhiều sắc thái dân khác nhau. Cạnh người Việt chiếm số lượng là người Hoa, người Miên, người Pháp Kiều….


Đàn ông

Đàn bà

Tổng số

Số sinh năm 1955

Số tử năm 1955

Số dân di cư

tới

Việt

Nam

79.145

92.121

171.266

5.896

2.029

12.260

Hoa

Kiều

3.723

3.962

7.658

353

162

200

Miên

290

370

660

3

4

-

Pháp

Kiều

68

22

90

3

1

-

Bảng 1.5. Bảng thống kê dân số của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1956 [93;5].

1.2.2. Phong tục - tín ngưỡng - tôn giáo

Cũng như các vùng đất khác ở miền Đông Nam Bộ, vấn đề tín ngưỡng tại Thủ Dầu Một được tự do, các tôn giáo đều rất phát triển. Đó là tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh của cư dân Việt từ vùng Thuận Quảng, ra đời từ buổi đầu lập làng và tồn tại đến ngày nay. Tín ngưỡng thờ Nữ thần (Ngũ hành Nương Nương, Chúa Xứ Thánh Mẫu). Những người làm nghề thủ công truyền thống thờ tổ nghề: tổ nghề mộc, nghề gốm, sơn mài, tín ngưỡng thờ Thần nông. Hành trang mang theo của người Việt từ miền Bắc di cư vào Bình Dương đầu thế kỷ XX là tín ngưỡng thờ Tam Phủ, Tứ Phủ. Nhiều dòng họ lớn còn bảo lưu việc thờ ông tổ của dòng họ. Ngoài ra, tại sân đình còn hình thức bái vật giáo: thờ hổ, thờ rồng, hà bá là dấu ấn thời mở cõi [91;146].

Phong tục từ ngàn xưa vẫn được dân chúng giữ gìn và phát huy. Theo thông lệ, hàng năm cứ vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch người Việt gốc Hoa có tổ chức một buổi lễ long trọng gọi là lễ Kiệu Bà Thiên Hậu và cho đến nay lễ vẫn được diễn ra hằng năm quy tụ nhiều khách tứ phương về trong ngày lễ. Đoàn người dự lễ di chuyển vòng quanh thành phố Thủ Dầu Một vào buổi chiều gọi là

lễ rước Tào Kê. Dân chúng lập bàn hương tế trước nhà để nghênh đón bằng những tràng pháo hoa lẫn với tiếng chiêng trống của đoàn lân và giàng Tiều từ đô thành các nơi khác về. Quang cảnh rất ồn ào, náo nhiệt đặc biệt chỉ có ở Thủ Dầu Một - Bình Dương. Sinh hoạt tôn giáo tại đây được coi là sinh hoạt tinh thần thiết yếu đối với dân chúng, vào thời kì này ở Thủ Dầu Một tồn tại các tôn giáo sau:

- Phật giáo: phát triển rất sớm, xuất hiện các vị cao tăng đức độ và có danh tiếng như Thượng tọa Từ Vân (tăng thống Nam Kì 1920), Đại Ngạn Thiền sư, Gia Tiền Thiền sư,… Liên hệ giữa các tín đồ với nhà chùa cũng như giữa tăng lữ không được mật thiết, các sinh hoạt tôn giáo chính thường thu gọn vào việc cầu an, cầu siêu trong các dịp rằm, mùng một hay trong các ngày vía, ngày lễ của Phật giáo. Trong thực tế, đa số dân chúng tự nhận mình là con cháu nhà Phật không mấy khi đến chùa lễ bái. Họ cũng không được quy y Tam bảo và không hiểu rõ giáo lý kinh nhà Phật. Phật giáo thời kì này được chia ra nhiều nhánh khác nhau: Tịnh độ tông, Phật học Nam Việt, Lục hòa tăng, Bửu sơn kỳ hương, Thiền tông,… Sau cuộc cách mạng năm 1963, các môn phái này hợp nhất dưới danh nghĩa Phật giáo Việt Nam thống nhất. Hầu hết tại mỗi làng đều có một ngôi chùa và có rất nhiều ngôi chùa danh tiếng với kiến trúc đồ sộ trong giai đoạn này như chùa Hội Khánh, Tây Tạng, Thiện Đức (Châu Thành), nhưng về sau đều bị chiến tranh tàn phá. Sau một thời gian bị thực dân Pháp kiểm soát và hạn chế, những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo đã bùng lên ở Nam Kỳ. Đặc biệt, chùa Hội Khánh là trung tâm Chấn hưng Phật giáo của cả vùng Đông Nam kỳ. Những năm 1923 - 1926, chùa lập ra “Hội Danh dự” với sự tham gia của Hòa thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ Tú Cúc,… nhằm mục đích cổ vũ lối sống đạo đức, coi trọng danh dự và đề cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của số đông tín đồ Phật giáo ở Thủ Dầu Một. Đức tin Phật giáo cũng được lan tỏa cùng với sự ra đời của 13 ngôi chùa Phật giáo ở Lái Thiêu, An Thạnh, An Sơn, Tân Phước Khánh, Phước Hòa, Bình Chuẩn, Uyên Hưng,…[86;81].

- Công giáo: là tôn giáo có số tín đồ đứng thứ hai ở tại địa phương sau Phật giáo. Tôn giáo này có mặt tại Thủ Dầu Một từ rất sớm trước khi người Pháp

đánh chiếm Thủ Dầu Một (1861). Năm 1845, giáo sĩ Le Fevre trở lại Sài Gòn và đến ở tại Lái Thiêu. Làng Thiên chúa giáo Hưng Định từng bị thiêu hủy năm 1861. Như vậy, đạo Công giáo đã xuất hiện ở tỉnh Thủ Dầu Một trước năm 1845 và những vùng có tín đồ Công giáo đầu tiên là Hưng Định, Búng, Lái Thiêu,… cũng như các tôn giáo khác, trong giai đoạn đầu dưới thời nhà Nguyễn việc truyền giáo đã gặp nhiều khó khăn nhưng sau khi người Pháp chiếm được Thủ Dầu Một, tôn giáo này có điều kiện phát triển nhanh chóng. Do đó, các nhà thờ ở Lái Thiêu, Búng, Phú Cường, Dầu Tiếng được xây dựng. Năm 1936, tỉnh Thủ Dầu Một có khoảng 13.799 giáo dân. Năm 1940, nhà thờ Phú Cường kiên cố được xây dựng và đến năm 1945, toàn tỉnh Thủ Dầu Một có 11 giáo xứ [19;218]. Sự du nhập và phát triển của Công giáo làm cho đời sống tinh thần của cư dân thêm phong phú: “Với hệ thống giáo lý chặt chẽ, giàu tính nhân văn, thương yêu đồng loại, hay cứu giúp người khi hoạn nạn, khó khăn. Nên chỉ trong một thời gian ngắn, Công giáo đã nhanh chóng thu hút được đông đảo tín đồ và để lại dấu ấn về tín ngưỡng tôn giáo trên đất Bình Dương” [19;217]. Tại Thủ Dầu Một, “Ngày 12/01/1966 địa phận Phú Cường thành lập, do giám mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản, gồm giáo dân 4 tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Bình Long và Phước Long, chia ra 6 Hạt: Phú Cường, Lạc An, Tha La, Bình Long, Tây Ninh và Phước Thành” [82;20].

- Đạo Cao Đài: tại Thủ Dầu Một, đạo Cao Đài tức Đại Đạo Tam kì phổ độ ra đời năm 1926 và nhanh chóng lan rộng khắp Thủ Dầu Một, thuộc nhiều giáo phái như: Tòa Thánh Tây Ninh, phái Chơn Lý, phái Cao Đài Thống Nhất, phái Tiên Thiên. Trong đó, phái Tòa Thánh Tây Ninh có tín đồ chiếm đa số, thờ Thiên nhãn. Thánh thất của phái này tại Thủ Dầu Một tọa lạc tại Ngã tư Phú Văn (Phú Cường) ven Quốc lộ 13 được xây cất năm 1948 theo mô hình rút gọn của Tòa thánh Tây Ninh. Phái Chơn lý thuộc Tòa Thánh Định Tường, thành lập tại Thủ Dầu Một năm 1938 do vị phối sư đầu tiên, đạo danh là Thượng Nhồng Thanh cai quản. Phái Tiên Thiên có thánh thất Bồng Lai nằm tại Lái Thiêu, tu theo đạo tiên. Phái Cao Đài Thống Nhất có thánh thất nằm khoảng giữa xã Phú Long, Vĩnh Phú.“Đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa có sự hội tụ các yếu tố

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí