Tên Gọi Thủ Dầu Một Qua Ghi Chép Trong Thư Tịch Cổ

CHƯƠNG 2

NGUỒN GỐC TÊN GỌI THỦ DẦU MỘT - Ý NGHĨA PHẢN ÁNH NHỮNG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC

2.1. Đôi nét về cây Dầu

2.1.1. Tên và nguồn gốc cây Dầu

Cây Dầu thuộc loại Dipterrocarpus, họ Dầu là một thứ lâm mộc, mọc rất nhiều ở miền Đông Nam Á. Cây dầu cũng mọc nhiều ở miền Nam Việt Nam và vùng đất Thủ Dầu Một là nơi trồng rất nhiều cây dầu, đây từng là nơi sản xuất và xuất khẩu gỗ nhiều của Nam Bộ. Ở Việt Nam, từ Huế trở vào Nam thường gặp các loại cây sau đây:

“- Dầu Song Nàng…….: Dipterrocarpus Dyerri.

- Dầu Con Rái………..: Dipterrocarpus Alatus.

- Dầu Mít…………….: Dipterrocarpus Artocarpifolius.

- Dầu Long…………...: Dipterrocarpus Intricatus.

- Dầu Trà Ben………...: Dipterrocarpus Obtusofolius.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Dầu Đồng…………...: Dipterrocarpus Tuberculatus” [80;1].

Trên địa bàn Thủ Dầu Một, cây dầu được trồng phổ biến thuộc loại Dầu Con Rái hay còn gọi là cây Dầu Rái có lõi màu đỏ nâu hơi pha vàng, dác màu xám lợt, tại mặt gỗ cắt ngang có chất dầu màu vàng lợt, mặt gỗ to nhám, sớ gỗ toàn sớ thẳng.

Địa danh Thủ Dầu Một: quá trình hình thành, ý nghĩa và các giá trị lịch sử 1900 - 1956 - 6

2.1.2. Khảo tả cây Dầu

Các loại cây dầu mọc ở rừng dầy (rậm) là những cây rất lớn. Có thể cao tới 40m và đường kính có thể đến 1.5m. Thân cây rất thẳng, hình viên trụ đều và trơn, chỉ mang một ít nhánh ở gần trên ngọn, mặc dù cây mọc đơn chiếc hay thành quần tụ lá cây lớn và cứng, có gân to, vỏ cây hơi mỏng, màu xám. Khi còn nhỏ, tán cây rậm và có hình chóp đều nhưng khi cây càng lớn tàn cây càng thưa dần và biến thành hình viên cầu (tròn) và khi già tàn cây chỉ gồm vài nhánh tỏa ngang ở trên ngọn.

Các loại cây dầu mọc ở rừng thưa thường nhỏ hơn loại dầu ở rừng dầy, thân cây kém đều đặn và ngắn hơn, lá cây lớn, vỏ dày, màu từ xám đến nâu sậm

và nứt nẻ trông giống vỏ cây thông 2 lá. Khi ở rừng thưa, thường hay bị cháy hàng năm nên lớp vỏ ở thân cây dầu có thể biến đổi và trở nên rất dầy, tàn cây cũng rậm hơn tàn cây ở rừng dầy.

Dầu Rái ưa đất ẩm sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, độ pH 4,5-5,5. Ưa sáng mạnh nhưng giai đoạn dưới một năm tuổi cần bóng che 50%. Tái sinh hạt mạnh ở độ tàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8 nhất là số lượng cây tái sinh ở cấp chiều cao IV và V (H 1,5-2,0m). Tài sinh chồi rất hiếm” [80;3].

2.1.3. Phương pháp trồng cây Dầu

Trồng cây bằng gốc (Stump), muốn trồng cây dầu cần lập vườn ươm, cây con ươm được 1 năm có thể đem trồng được. Trước khi trồng, cần cắt bớt lá và sén bớt rể con, để cây dễ dàng đâm tược và trổ lá non. Khi trồng cần bỏ một ít phân chuồng thì cây mọc nhanh và tốt hơn. Cây dầu chịu đất thịt, đất đỏ, đất sét pha cát, trồng cách nhau khoảng (3m x 3m) hoặc (4m x 4m). Đồng bào thôn quê thường trồng cây dầu xung quanh đình, chùa, miếu, ven đường để lấy bóng mát và gỗ.

Dưới thời Việt Nam Đệ II Cộng hòa, Nha Lâm vụ cho rằng cây dầu ở miền Đông Nam Bộ ngày một khan hiếm vì khai thác quá nhiều, gỗ dầu ngày một lên giá. Đồng bào các xã, ấp nên đến vườn ươm của các Hạt Lâm vụ xin cây dầu về trồng chung quanh nhà hoặc ở bên đường hay trên những đất hoang không canh tác được. Như vậy, sau này sẽ có gỗ để dùng vào việc xây cất, đem lại cho gia đình một nguồn lợi ích đáng kể cũng như là để của cho con cháu về sau [80;2].

2.1.4. Công dụng của cây Dầu

Không phải người tiêu thụ gỗ dầu nào cũng am hiểu rõ về cây dầu, họ thường không phân biệt được gỗ thuộc loại cây dầu nào để đóng bàn ghế, đồ trang trí, làm sườn nhà và các công trình kiến trúc không chịu được mưa nắng, người ta thường dùng tất cả các loại dầu nhưng ưa chuộng nhất là Dầu Long đến Dầu Mít, Dầu Trà Ben, Dầu Sơn, Dầu Con Rái và Dầu Song Nàng. Trong thực tế

chỉ có hai loại: Dầu Con Rái và Dầu Song Nàng là được khai thác nhiều và để bán trên thị trường vì kích thước lớn, dễ cưa bào và gỗ ít tỳ vết.

Nhìn chung, Dầu là một loại gỗ sản xuất rất nhiều ở Việt Nam đặc biệt khu vực miền Nam, trong đó phải kể đến vùng đất Thủ Dầu Một và một loại dầu đặc trưng được trồng nhiều là Dầu Con Rái, ngoài những tác dụng kể trên, Dầu Con Rái còn sản xuất ra một thứ nhựa cây là “dầu rái” hay “dầu trong” dùng để trét nón và trét ghe.

2.2. Nguồn gốc tên gọi Thủ Dầu Một

2.2.1. Tên gọi Thủ Dầu Một qua ghi chép trong thư tịch cổ

Trong lịch sử, Thủ Dầu Một là một tên gọi khác của thủ phủ huyện Bình An trước đây, đặt tại làng Phú Cường. Vấn đề này được đề cập rải rác trong các tác phẩm của Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn, Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Nguyễn Đình Đầu,… Đặc điểm cần lưu ý, trong thời kỳ đầu khai mở vùng đất mới và đặt phủ Gia Định, tại tổng Bình An xuất hiện một trung tâm dân cư phát triển khá mạnh về mọi mặt đó là thôn Phú Lợi. Cho đến cuối thế kỷ XVII, Phú Lợi thôn là một trong những điểm tập trung dân cư đông đúc ven sông Tân Bình. Nhận thấy tầm quan trọng của địa bàn thôn Phú Lợi đối với sự phát triển mọi mặt của tổng Bình An cũng như toàn vùng, chúa Nguyễn Phúc Chu đã quyết định lấy nơi này làm lỵ sở tổng Bình An. Năm 1808, vua Gia Long nâng huyện Phước Long thành phủ, nâng các tổng thành huyện, từ đó Phú Lợi thôn trở thành huyện lỵ Bình An: “huyện Bình An, công vụ giản dị, sở tại ở thôn Phú Lợi, tổng Bình Chánh, quy chế như huyện trước” [35;107]. Ở đây cho biết lỵ sở huyện Bình An đặt ở thôn Phú Lợi, Trịnh Hoài Đức cho chúng ta biết lỵ sở huyện Bình An nằm ở thôn Phú Lợi, về sau mới thuộc thôn Phú Cường.

Khảo sát ghi chép của Quốc Sử quán Triều Nguyễn trong Đại Nam Nhất Thống chí cập nhật danh xưng Dầu Một từ năm 1864: “Chợ Phú Cường: ở thôn Phú Cường huyện Bình An, tục gọi chợ Dầu Một, ở bên cạnh huyện lỵ, xe thuyền tấp nập” [73;80]. Ở đây, sách ghi chép là chợ Dầu Một mà không thấy Thủ Dầu Một, rất có thể đây là cách gọi thông thường cho các địa danh là chợ, thủ với cụm từ Dầu Một. Trong bài viết Thủ Dầu Một, một địa danh của Võ Nguyên

Phong, tác giả đưa ra nhận định cùng với một số học giả khác cho rằng: “Thủ Dầu Một phải có từ ngày thành lập huyện Bình An, vào năm 1808 khi vua Gia Long cho lập huyện Bình An từ tổng Bình An và đặt lỵ sở tại đây” [91;83].

Được biên soạn cuối đời Gia Long và hoàn thành ngay trong năm đầu tiên thuộc Tân triều Minh Mệnh (1820), bộ Gia Định Thành Thông chí của tác giả Trịnh Hoài Đức chứa đựng khá nhiều sự kiện liên quan đến tổng hay huyện Bình An, nhưng hoàn tàn chưa thấy sự xuất hiện của địa danh Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, khi viết về hành trang của Lý Tài, một trong những bộ tướng của Gia Long, nhân khi tường thuật cuộc tranh chấp giữa hai đạo quân người Hoa, quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân và quân Hòa Nghĩa của Lý Tài, đặt dưới trướng của Chúa Nguyễn vào khoảng 1775 - 1776 có nhắc đến đồn Dầu Miệt (Dầu Một): “Còn Lý-tướng-quân có ý muốn tôn lập Mục-vương, đã thông cảm cùng nhau từ lúc bị Tây-sơn lung lạc, nay được tin đích xác, bèn sai 4 thuộc tướng là Tân, Hổ, Hiền, Nam, đem binh bản bộ thẳng xuống bến Nghé để rước Mục- vương về đồn Dầu-một” [31;40]. Như vậy, thời điểm vào năm 1776 địa danh Dầu Một đã xuất hiện và khá phù hợp với các tư liệu khác về sau.

Từ những nguồn sử liệu trên, Ts. Nguyễn Văn Giác nhấn mạnh: “trước khi định danh Thủ Dầu Một, địa danh chính thức cho vùng đất trung tâm của tổng rồi huyện Bình An là Dầu Một, với khung niên đại vào khoảng nửa sau thế kỷ XVIII. Nhưng Dầu Một chỉ là tục danh, còn chính danh thì được ghi thành Băng Bột hoặc Băng Bọt”. Tra cứu Hoàng Việt Nhất thống Dư Địa chí (năm 1806), mô tả về khu vực “Đến rạch Mụ Lụa, rạch ở bờ bắc, rộng 10 tầm, chảy lên hướng bắc 2.400 tầm là hết. Hai bên bờ có ruộng vườn dân cư nhưng thưa thớt. 2.240 tầm, bên bờ bắc có vườn trầu cau, dân cư thưa thớt, đến đồn đạo Băng Bột, đồn ở bờ phía bắc, tục gọi là chợ Thủ Dầu Một, hai bên có quán xá rất đông đúc, chợ bán nhiều khoai, đậu, mít, dưa, dứa. Đồn này lệ đặt thủ ngự và lính canh lo canh gác và thu thuế mã la (cồng chiêng), mây nước của dân man và các thứ thổ sản vùng đầu nguồn” [30;307]. Căn cứ vào nguồn tài liệu này, năm

1806, địa danh Thủ Dầu Một đã xuất hiện và là tên gọi dân gian của đồn Băng Bột, tức thủ sở đạo Băng Bột3.

Khảo sát các ghi chép của người Pháp, năm 1863, đại úy Lucien de Grammont trong khi mô tả về Thủ Dầu Một, có giải thích về việc vì sao ông ta viết là Fou-Yen-Môt mà không là Thu-Dau-Môt, trong đó ông ta có chiết tự địa danh tiếng Việt này như sau “Thủ- qui signifie, garder, conserver, avoir; Dầu – huile; Một – un”, tạm dịch Thủ - có nghĩa là canh giữ, bảo tồn; Dầu - dầu; Một

- một”, tạm hiểu là thủ sở nơi cây dầu một. Chiết tự này khá phù hợp với ghi chép vào năm 1806 của Lê Quang Định. Trước đó vào năm 1828, theo bản đồ Map of the Kingdoms of Siam and Cochin China vẽ bởi John Walker có thể hiện điạ danh Tho-Dieu-Moe, vị trí tương ứng với Thủ Dầu Một ngày nay, phỏng đoán là tác giả muốn thể hiện địa danh “Thủ Dầu Một” [91;85].

Sau khi tra cứu các nguồn thư tịch cổ, có thể thấy địa danh Thủ Dầu Một chưa bao giờ được nhắc đến thay vào đó là những khảo tả vị trí tương xứng của địa danh này, cũng như tục danh Dầu Một đã xuất hiện và tồn tại rất lâu khi địa danh Thủ Dầu Một được sử dụng. Bàn về những ghi chép về tên gọi Thủ Dầu Một trong các thư tịch cổ, Ts. Nguyễn Văn Giác trong bài viết Lịch sử địa danh Thủ Dầu Một: những kiến giải mới, nhấn mạnh: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) là thư tịch có niên đại xưa nhất đề cập đến vùng đất trung tâm thuộc tổng Bình An cùng lúc hai tên gọi, gắn với hai chức năng: đồn Băng Bột/Băng Bọt và chợ/thủ Dầu Một. Hơn một thập kỷ sau, Gia Định thành thông chí (1819 - 1820) cũng vẫn gọi tên Băng Bọt/Băng Bột và Dầu Một tương ứng hai ngữ cảnh, gồm chợ và đồn. Đại Nam Nhất Thống chí (khoảng sau năm 1864) tiếp tục ghi nhận sự hiện hữu truyền danh Dầu Một [91;88].

2.2.2. Tên gọi Thủ Dầu Một qua những kiến giải mới

Ngoài những tài liệu trong thư tịch cổ, gần đây luận bàn về địa danh Thủ Dầu Một nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhiều công trình,

3Thủ sở đạo Băng Bột là thủ sở đặt rất sớm thời Chúa Nguyễn nằm dọc sông Sài Gòn ở thượng lưu, bao gồm thủ sở đạo Kiên Uy (Bến Súc), thủ sở đạo Băng Bột (Thủ Dầu Một) [91;85].

sách báo với những cách lý giải khác nhau: Trong kỷ yếu Hội thảo 300 năm phát triển Thủ Dầu Một - Bình Dương, Trương Chi - Tác giả bài viết “Thủ Dầu Một - Bình Dương, tên đất tên làng” đã đưa ra nhận định của cá nhân sau khi đưa ra các luồng quan điểm về vấn đề này trước đó của các nhà nghiên cứu, ông cho rằng: Nguồn gốc Thủ Dầu Một là do nguyên ngữ Campuchia Tuln Phombốt có nghĩa là “đỉnh đồi cao nhất” - Chỉ đỉnh đồi cao nằm ven sông Sài Gòn. Theo ông đây là cách giải thích chính xác nhất, qua thực tế kiểm nghiệm tên gọi Thủ Dầu Một đã có trước năm 1623 khi vùng đất này hoàn toàn do người Cao Miên làm chủ, trong đó Thủ Dầu Một là từ phiên âm, xuất phát do nhóm chữ Tuln Phombốt, đúng với ngôn ngữ chính thống của người Cao Miên, giống như Prei Nokor (Sài Gòn), Kantuoc (Cần Giuộc). Như vậy, ngoài sự chính xác nêu trên, giả thuyết này còn phù hợp về mặt lịch sử, địa dư của vùng đất Bình Dương xưa, đồng thời có căn cứ khoa học do sự thống nhất và đồng bộ cùng với 187 địa danh tên đất, tên làng khác của cả vùng Nam Bộ xưa mà Trương Vĩnh Ký đã ghi nhận từ năm 1875 [71;14]. Đồng tình với giả thuyết trên, sách địa phương chí tỉnh Bình Dương năm 1965, theo một số người thông thạo, trong ấy có một số người Việt gốc Miên cho rằng “Thủ Dầu Một xưa kia gọi là “Tuln Phom bốt” (có nghĩa là “đỉnh cao nhất vùng đồi”)” [82;5-6]. Ngoài ra, còn có một số tác giả đồng tình như Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ trong “Việt Nam Tự điển” đã cho rằng tên Thủ Dầu Một cũng có nguồn gốc từ tiếng Cao Miên “Thun Đoán Bôth” có nghĩa là “gò có đỉnh cao nhất”. Sách “Bình Dương miền đất anh hùng” chép là “Thun Đoán Bôth” với nghĩa là “gò có đỉnh cao nhất”. Thuyết này vừa mới xuất hiện có vẻ được nhiều người đồng ý, vì địa điểm tỉnh lỵ Thủ Dầu Một chính là nơi cao nhất trong các đồi ven tả ngạn sông Sài Gòn. Cũng không thể quên rằng, nhiều địa phương Miền Nam thường mang tên gốc Miên như Sóc Trăng, Trà Vinh hoặc đôi khi được Việt hóa như Kỳ Hôn, Bải Xài… Nếu quả thật hiểu như vậy, có phần không thỏa đáng về nguồn gốc, sự ra đời của địa danh Thủ Dầu Một. Sở dĩ tên Thủ Dầu Một được ghi bằng tiếng Campuchia hay được người Campuchia đọc theo tiếng Campuchia như các học giả đã đề cập cũng không có gì xa lạ. Bởi lẽ việc phiên âm và đọc tiếng nước ngoài theo tiếng người bản xứ là

một hiện tượng bình thường và đã xảy ra từ lâu trong quá trình giao lưu và vay mượn ngôn ngữ của các nước trên thế giới. Việc người Campuchia đọc Thủ Dầu Một thành Thun Doán Bôth với nghĩa là gò có đỉnh cao nhất, đơn thuần đó là cách đọc tên Thủ Dầu Một của người Campuchia, chứ không phải Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia [91;132].

Hiện nay, cách lý giải về tên gọi Thủ Dầu Một được nhiều người chấp nhận, tên gọi Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố: “Thủ” (từ Hán Việt có nghĩa là “giữ”) vì nơi đây có đồn binh để canh gác, “Dầu Một” là tên đất được cấu tạo theo cách: “Tên một loài thảo mộc + từ chỉ số lượng”. Theo khẩu truyền, vì đây là đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi “cây dầu một” nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời [56;187]. Hoặc cũng có cách lý giải khác nhưng cũng mang ý nghĩa thuần Việt, được ghép theo phương thức: thủ (đồn, trạm) + tên thực vật + số từ (từ chỉ số lượng).

Trong dân gian về tư liệu truyền miệng, nhà văn Sơn Nam có dẫn ra một truyền ngôn tại chỗ rằng: “Các vị bô lão còn kể lại: địa điểm chợ Thủ Dầu Một là bến xe trâu, thuận lợi để tắm trâu và rửa xe. Gần bến là quán trà Huế, quán cơm, lần hồi thành chợ. Ở mé sông (ngay dinh chủ tỉnh) thời xưa, có một cây dầu lớn, trốc gốc sau cơn bão, ngọn cây gây cản trở tận giữa lòng sông. Người Pháp phải huy động dân từ vùng lân cận đến làm xâu để giải tỏa, gốc to “đôi ba người ôm”. Ta thấy cây dầu này còn sống sau khi Pháp đến một thời gian dài” [29;336-337]. Bên cạnh đó, trong một biên khảo góp phần lý giải các vấn đề về xung quanh vùng đất Thủ Dầu Một, GS. Mạc Đường cho biết: “Theo một truyền khẩu thì địa danh Thủ Dầu Một xuất phát từ tên gọi của một đồn lính thời Nguyễn duy nhất đóng ở đầu sông để kiểm soát vùng Biên Hòa. Đồn này đóng trong một rừng cây dầu nên gọi địa điểm này là Thủ Dầu Một (tức là đồn lính đứng một mình trong rừng dầu ở địa đầu sông)” [33; 11].

Lý giải về địa danh Thủ Dầu Một, một bộ phận cư dân người Hoa rất lớn sinh sống trên địa bàn Thủ Dầu Một đã dùng tên “Thổ Long Mộc” (cây rồng đất: có thể hiểu đây là cây dầu rái hay dầu lông có chứa chất nhựa rất dễ cháy nổ gọi

là “mãnh hỏa du”, còn gọi là dầu chai dùng để trét thuyền, nhúm lửa, trét thùng cây, để chỉ vùng đất Thủ Dầu Một. Nghiên về cách lý giải này, học giả Vương Hồng Sển trong từ điển “Tiếng nói Miền Nam” cho rằng “người Campuchia gọi tên Thủ Dầu Một là “Chhocutal MucyDoem” (tiếng Campuchia Chhocutal là gỗ dầu; Mucy là một; Doem là cây) cũng có nghĩa là “cây dầu một”” theo đúng cách hiểu ở trên [68;645]. Theo cách ý giải này, tác giả Nguyễn Văn Ngoạn trong bài viết Tìm hiểu địa danh Thủ Dầu Một nhân kỉ niệm 120 năm ngày thành lập Tỉnh Thủ Dầu Một, cho rằng: dùng từ “Thổ Long Mộc” với nghĩa là cây rồng đất hoặc rồng đất dầu để chỉ tên gọi Thủ Dầu Một, thiết nghĩ đây chủ yếu liên quan đến mặt âm nhiều hơn là mặt nghĩa. Sở dĩ nói như vậy, vì thứ nhất âm thổ long mộc có âm gần giống với âm Thủ Dầu Một. Tác giả suy đoán rằng, có lẽ khi người Hoa sang làm ăn sinh sống và định cư tại Thủ Dầu Một, đã nghe người bản địa phát âm Thủ Dầu Một mà nghe thành Thổ Long Mộc, nghe sao thì nói và viết như vậy, nên từ đó thuật ngữ thổ long mộc xuất hiện. Thứ hai về mặt nghĩa, chưa thấy tác giả nào giải thích Thủ Dầu Một có nghĩa là cây rồng đất, hay rồng đất dầu. Tuy rằng ngày nay, thuật ngữ thổ long mộc được cả người Việt lẫn người Hoa hay bất cứ người nước nào khi dùng Hoa ngữ để giao dịch, làm ăn đều ghi thổ long mộc để chỉ về tên gọi Thủ Dầu Một.

Ngoài ra, L. De Grammont, sĩ quan quân đội Pháp, từng chỉ huy đồn binh Thủ Dầu Một những năm 1861, 1862 đã có những ghi chép về chợ Phú Cường (hay chợ Thủ Dầu Một), đoạn bến sông Sài Gòn: “... Những thân cây dầu trần và rất cao tạo thành vòng đai của cảng. Dưới chân chúng, một cây đa đã có hơn trăm tuổi đứng hùng vĩ như hình ảnh kẻ vươn tay che chở bảo vệ vùng đất này” [27;20]. Cũng trong hồi ký viết về vùng đất này đại úy L. De Grammont, cũng hiểu “thủ” là “giữ”; “dầu một” là một loại cây nên đã dùng cụm từ Pháp để chuyển nghĩa tên Thủ Dầu Một “garde - un arbre” (garde: giữ; un arbre: một cây). Ngoài ra, khi nói về địa danh Thủ Dầu Một, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng viết: “Trong địa phận làng này có trụ sở gần cây dầu lớn” [71;49].

2.2.3. Tên gọi Thủ Dầu Một qua các định danh hành chính

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí