ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HỒNG HẠNH
DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành - 2
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Về Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng; Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Qua Các Thời Kỳ
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Chế Định Di Chúc Chung Của Vợ, Chồng Tại Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HỒNG HẠNH
DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng Dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Trung Tập
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyễn Hồng Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS. TS Phùng Trung Tập là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hồng Hạnh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ 6
DI CHÚC VÀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức di chúc chung của vợ, chồng 6
1.1.1. Khái niệm di chúc và di chúc chung của vợ chồng6
1.1.2. Đặc điểm di chúc chung của vợ, chồng 7
1.1.3. Cơ sở thiết lập di chúc chung của vợ, chồng 14
1.2. Quá trình hình thành và phát triển về di chúc chung của vợ, chồng; sơ lược lịch sử vấn đề qua các thời kỳ 18
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về di chúc chung
của vợ chồng trên thế giới 18
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chế định di chúc chung của
vợ, chồng tại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 19
Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2 26
CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC CHUNG CỦA 26
VỢ, CHỒNG 26
2.1. Điều kiện về chủ thể 26
2.2. Điều kiện về nội dung và mục đích 27
2.3. Điều kiện về ý chí 34
2.4. Điều kiện về hình thức 37
2.5. Sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng 43
2.6. Hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng 47
2.7. Những hạn chế về quyền tự định đoạt trong di chúc chung của vợ,
chồng 50
Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3 56
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH DI CHÚC CHUNG 56
CỦA VỢ, CHỒNG. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 56
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 56
3.1. Ưu điểm 56
3.2. Bất cập 56
3.2.1. Bất cập về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc. 56
3.2.2. Bất cập về nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ, chồng 57
3.2.3. Bất cập về hình thức của di chúc chung của vợ, chồng 59
3.2.4. Bất cập về quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung 61
3.2.5. Bất cập về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung 63
3.2.6. Bất cập về vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung 68
3.2.7. Bất cập về hoa lợi, lợi tức phát sinh khi di sản chung chưa chia 68
3.3. Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như thế nào về di chúc chung của vợ, chồng? 69
3.4. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chúc chung
của vợ, chồng 71
3.4.1. Có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng? 71
3.4.2. Giữ quy định về di chúc chung của vợ chồng 72
Kết luận chương 3 81
KẾT LUẬN CHUNG 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
I. Tiếng Việt 83
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam. Ở chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân, nó gắn liền với đời sống của mỗi cá nhân trong việc tự định đoạt di sản của mình trước khi chết; quyền và nghĩa vụ của người sống đối với khối di sản thừa kế đó như thế nào.
Ở Việt Nam, ngay những ngày đầu mới dựng nước, các Triều đại Lý, Trần, Lê đã có sự quan tâm đến ban hành pháp luật về thừa kế. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các quy định về thừa kế đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế thể hiện qua các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật dân sự 1995, sau đó Bộ luật dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Bộ luật dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, phát luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa trù liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế; các quy định còn mang tính chất chung chung, không rõ ràng, không có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể, dẫn đến tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Hàng năm Tòa án nhân dân các cấp thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế, trong đó có những vụ án qua nhiều cấp xét xử hoặc cùng một cấp nhưng
xét xử lại qua nhiều lần, mỗi lần có quyết định khác nhau, thậm chí trái ngược nhau dẫn đến tính thuyết phục không cao, chưa thấu tình đạt lý. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thừa kế cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cấp thiết.
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Hình thức chia thừa kế theo di chúc là hình thức chia thừa kế trong đó ý chí của người để lại di sản được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ thông qua các quy phạm pháp luật. Bên cạnh di chúc cá nhân, pháp luật Việt Nam còn quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Quy định này làm phức tạp thêm việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Vì tính đa dạng, phong phú của khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng nên vợ chồng định đoạt tài sản theo di chúc chung chỉ là ý chí chủ quan của họ, nguyện vọng của họ và sau khi họ qua đời, việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến di chúc chung không phải lúc nào cũng thấu tình đạt lý.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài Luận văn thạc sĩ Luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng và cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các công trình khoa học, các công trình nghiên cứu về vấn đề di chúc chung của vợ chồng cũng như tính hiệu lực pháp luật của nó không phổ biến. Có một số công trình nghiên cứu như:
- Thừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay, NXB Tư Pháp 2004, sách chuyên khảo của PGS, TS Phùng Trung Tập.
- Thừa kế theo di chúc theo pháp luật Việt Nam của Tiến sỹ Vũ Văn
Mẫu;
- Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật Dân sự Việt Nam của Tiến sỹ
Nguyễn Ngọc Điện;