mình. Triệu Đan học hành ngày càng tiến tới. Đến khi nhà Vua mở khoa thi, qua 2 lần thi (thi Hương, thi Hội) ông đều đỗ. Đến kỳ thi Đình do chính Vua Tống ra đề, ông đã đỗ Trạng Nguyên và ra làm quan. Ông được vua Tống giao cho quản việc khai sông và các công trình thủy lợi khác. Triệu Đan luôn hoàn thành tốt mọi việc vua giao, được nhà Vua phong chức ''Ngự Sử Trung Thừa'' (là chức quan cao trong triều, quản lý các quan ở Ngự Sử Đài, tập hợp các vụ án để tâu trình lên Vua). Tuy làm quan cao trong triều đình nhưng vợ chồng Triệu Đan với lối sống thanh bạch, giản dị, liêm khiết đã phò tá giúp Vua, chống lại quan tham ức hiếp dân, được nhà Vua khen là tôi hiền. Trong thời gian làm quan vợ chồng ông bà Triệu Đan đã sinh hạ được một người con gái đặt tên là Hồng Nương. Hồng Nương càng lớn, nhan sắc tuyệt đẹp, lại là con một gia đình gia giáo, tiếng đồn về nhan sắc và đức hạnh của nàng làm vang động cả kinh thành nhà Tống. Thái tử Đế Bính nhà Tống đã say vì nhan sắc và đức hạnh của nàng, kén nàng vào cung phong nàng làm đệ nhất phu nhân. Đến khi Đế Bính lên làm vua phong cho nàng làm chính cung Hoàng Hậu. Một đêm, Hồng Nương Hoàng Hậu nằm mơ thấy bắt được một con rùa biển. Tỉnh dậy nàng kể lại cho chồng nghe. Vua cười và bảo: ''Rùa là vật dưới nước thuộc về âm lại là một trong bốn loài vật thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng. Đó là điềm lành chẳng có chi''. Hồng Nương cảm thấy vui mừng và hết băn khoăn. Sau đêm đó Hồng Nương thụ thai, đến kỳ mãn nguyệt khai hoa nàng sinh hạ hai người con gái vào ngày 12 tháng 8. Khi sinh ra, các con đã có tư chất khác thường, văn võ bá quan trong triều dâng biểu chúc mừng, nhà Vua mở yến tiệc, xá tô thuế cho dân để làm phúc. Nhà Vua đặt tên cho hai con kế theo tên mẹ là: Mai Nương và Hạnh Nương (tức cô Mai và cô Hạnh). Đến khi hai cô 13 tuổi, nhà vua tìm một người con gái cùng quận Phiên Ngung vào trong cung cấm làm con nuôi để cai quản các phi tần, cung nữ. Người con gái này vừa có nhan sắc đức hạnh, lại giỏi văn chương, thơ
phú, cầm, kỳ, thi, họa. Vua đặt tên cho nàng là Thị Nương. Thị Nương làm nhiệm vụ quản các cung cấm, dạy dỗ công chúa, phi tần. Với hai công chúa tuy tình thầy trò mà nghĩa như tình chị em. Hai công chúa được dạy dỗ trong cung đình rất nghiêm ngặt. Sẵn có nhan sắc lại bẩm sinh có trí thông minh nên việc học hành tấn tới, họ thường cùng Hoàng Hậu làm thơ phú, đàn hát.
Đến năm 1279 tại nước Đại Việt, vua Trần Thánh Tông lên ngôi Thái Thượng Hoàng, nhường ngôi cho hoàng tử Khẩn (Trần Nhân Tông) lên làm vua, trông coi việc nước. Một đêm, Thượng Hoàng cùng nhà Vua mở yến tiệc chiêu đãi văn võ bá quan, chợt thấy trên trời về phương Bắc có một ngôi sao to sa xuống biển và sau đó là hàng ngàn ngôi sao nhỏ sa theo xuống biển Đông. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông liền bảo: "Điều này ứng với đại quốc (chỉ Trung Quốc) có biến động chứ không phải nước ta'' [5, tr.34].
Cũng quãng thời gian đó, quân nhà Nguyên đã chiếm Bắc Kinh (Trung Quốc) đẩy lùi nhà Tống về phía nam. Đến năm 1279, quân Nguyên đánh úp nhà Tống ở Nhai Sơn, quân Nam Tống thua trận. Tả thừa tướng là Lục Tú Phu chỉ huy mặt trận thấy thế đem binh và thuyền đón vua Đế Bính cùng hoàng hậu và các công chúa, phi tần, cung nữ, văn võ bá quan chạy ra biển Đông. Quân Nguyên truy đuổi ráo riết. Để không rơi vào tay giặc Nguyên, thừa tướng Lục Tú Phu đã cõng vua Đế Bính nhảy xuống biển tự tử. Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Lúc đó thuyền của Hồng Nương hoàng hậu và các công chúa Mai Nương, Hạnh Nương cùng thị Nương không theo kịp thuyền vua, vẫn còn lênh đênh trên biển. Nghe tin mẹ con Hoàng Hậu có sắc đẹp tuyệt trần, vua nhà Nguyên lệnh cho quan quân đuổi theo bắt cho bằng được Hoàng Hậu và các công chúa. Cùng đường Hồng Nương ngẩng mặt lên trời than rằng: '' Nhà Tống đã mất, Vua đã tự tử, ta thân đàn bà không thể khôi phục được đất nước, báo thù cho chồng, lại theo điều giáo lý, trung thần không thờ hai chúa, liệt nữ không chung hai chồng, có quỷ thần chứng
giám cho lòng ta'' [5, tr.35]. Nói xong, bà nhảy xuống biển tự tử, các công chúa và thị nữ liền nhảy theo. Mấy ngày sau xác mẹ con Hồng Nương, Mai Nương, Hạnh Nương cùng Thị Nương trôi dạt vào cửa biển Càn Hải (Phủ Diễn Châu, Nghệ An). Nhân dân trong vùng đã vớt xác lên và mai táng cho hoàng hậu và các công chúa cùng Thị nữ. Mấy năm sau do sự áp bức thống trị của nhà Nguyên, người Trung Quốc phải di cư sang Việt Nam ta. Từ đó họ đã cùng nhân dân trong vùng cửa biển Càn Hải xây dựng đền thờ hoàng hậu, hai công chúa và thị nữ.
Thế kỷ XV, khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm chủ tướng đã huy động được sức mạnh của toàn dân tộc vùng dậy kháng chiến giải phóng đất nước. Trải qua 10 năm bền bỉ nếm mật nằm gai, cuối năm 1426 khi phái 3 đạo quân từ vùng Thanh - Nghệ ra Bắc để chặn đánh đoàn quân cứu viện của nhà Minh do tướng giặc Vương Thông cầm đầu. Lê Lợi đã thân đến đền Càn Hải và các ngôi đền khác thờ các vị công thần khai quốc của các triều đại trước để tế lễ, nhằm mục đích động viên tinh thần tướng sĩ. Cuối năm 1427, nước ta đã sạch bóng quân xâm lược nhà Minh. Lê Lợi lên làm Vua lập ra nhà hậu Lê. Sau khi thảo thưởng công lao cho tướng sĩ, nhà Lê cho sưu tầm, biên tập thần tích các vị thần có công âm phù thắng giặc, ngôi đền Càn Hải thờ tứ vị Hồng Nương đã được nhà Lê phong sắc với dòng mỹ tự là: ''Sắc phong Đại Càn Quốc Gia Nam Hải ngự trấn giang đầu hộ quốc tế thế an dân thượng đẳng thần tối linh đại vương thần'' [5, tr.36] lại hứa cho cai quản 12 cửa sông của nước Việt ta thời đó. Các đời vua từ thời Lê cho đến Tây Sơn, thời Nguyễn đều có sắc phong, truy tặng thêu mỹ tự nêu một tấm gương sáng cho đạo lý thời phong kiến ''Trung quân ái quốc''. Từ đó trở đi trong dân gian vùng ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đều xuất hiện tín ngưỡng thờ phụng các nhân vật lịch sử trên. Các cửa sông vùng Bắc Bộ và
Có thể bạn quan tâm!
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 4
- Văn Hóa Ứng Xử Với Môi Trường Biển
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 6
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 8
- Mối Quan Hệ Giữa Cụm Di Tích Và Không Gian Văn Hóa Làng
- Vấn Đề Quản Lý, Tổ Chức Hướng Dẫn/ Phục Vụ Khách Tham Quan
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Bắc Trung Bộ đều có đền thờ. Đền Mẫu làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân là một trong số đó. Trước khi ra khơi và khi trở về, ngư dân đều có lễ cáo yết và lễ tạ tại những ngôi đền thờ này nhằm cầu mong mọi sự tốt đẹp trong việc làm ăn.
Tại đền Mẫu còn phối thờ hai vị bản cảnh Thành Hoàng làng. Trước năm 1945, làng có hai ngôi đình gỗ to đẹp là đình Mụa (thờ vị thần Tung Đăng La Cụ Chính Thần) và đình Chính (thờ vị thần Lẫm Tước Linh Ứng) nhưng bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chống Pháp (năm 1951 bị giặc Pháp ném bom sụt mất một góc đình; những năm sau đình Mụa, đình Chính bị tháo dỡ lấy gỗ làm trường học phổ thông của xã). Hai ngôi đình trở thành phế tích chỉ còn lại nền móng làm bằng đá, hai con Vọ bằng gỗ cao khoảng 2m được bảo tàng tỉnh Thái Bình đem về nghiên cứu [5, tr.42]. Nhân dân rước bài vị và sắc phong thần từ đình về đền Mẫu để phối thờ. Hai vị bản cảnh Thành Hoàng được các triều vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định nhà Nguyễn ban cấp sắc phong. Tất cả đang được bảo quản được nguyên vẹn tại đền Mẫu. Đây cũng chính là một trong những giá trị của di tích cần được bảo tồn.
2.4.3. Đền Quan Lớn Thống
Theo Lưu ký của dòng họ Phí tại thôn Đại Đồng, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và sự lưu truyền của dân làng Phấn Vũ thì đền Quan Lớn Thống là nơi thờ thủ lĩnh nghĩa quân dòng họ Phí có tên là Quảng Bình. Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tại các vùng ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng đến Thái Bình có nhiều giặc giã hoành hành cướp phá. Cụ Quảng Bình vốn là người có tài thao lược, dũng mãnh, văn võ song toàn đã quy tụ dân các làng chống giặc. Tương truyền, nhiều lần nghĩa quân của cụ đánh dẹp các toán cướp biển thuộc vùng hải phận Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận (giáp đảo Cát Bà) làm cho chúng bạt vía, kinh hồn. Trong một lần sau khi thắng giặc, cụ giao cho nghĩa quân ở lại giữ chốt. Lợi
dụng lúc nghĩa quân sơ hở bọn giặc quay lại phản công, chiếm lại chốt và giết hết nghĩa quân. Sau đó cụ quay về tổ chức cúng lễ cho binh lính rồi nhảy xuống biển tuẫn tiết, xác trôi dạt về miền ven biển từ làng Phấn Vũ đến Quang Lang - Diêm Điền. Hôm đó, trời nổi cơn giông biển sóng to gió lớn. Dân làng Phấn Vũ lập đền thờ cụ và gọi là đền “Quan Lớn Thống”.
Ngày giỗ Quan Lớn Thống được dòng họ Phí tổ chức tại đền vào ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch. Dân làng tổ chức cúng lễ vào ngày mùng 3 tháng 7 âm lịch. Niên Đời hiệu Tự Đức năm thứ 30, vua Tự Đức đã sắc phong cho Quan Lớn Thống là “Uy liệt hộ trấn thượng đẳng chuẩn”.
Trong đền Quan Lớn Thống và đền Mẫu người dân còn thờ thuyền và các mái chèo như để tưởng nhớ về nghề truyền thống của ông cha đã gắn bó từ bao đời.
2.5. Lễ hội
2.5.1. Phần lễ
Lễ hội của cụm di tích được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 7 Âm lịch hằng năm, trong đó lễ chính được tổ chức vào ngày 10 tháng 7. Các bô lão trong làng phân công cụ thể công việc cho các giáp, các trai đinh (trai đinh phải là người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tắm gội sạch sẽ), các giáp phải chuẩn bị xôi, lợn, rượu, hoa quả làm lễ tế thần. Trong phần lễ, Rước và Tế là hai nghi thức được chuẩn bị kỹ càng, công phu và tiêu biểu nhất.
2.5.1.1. Rước
Sáng ngày 10 tháng 7 (âm lịch), nhân dân làm lễ rước Mẫu, Quan Lớn Thống và Thành hoàng bản cảnh (vị thần Tung Đăng La Cụ Chính Thần và vị thần Lẫm Tước Linh Ứng). Đường rước bắt đầu từ bờ biển về đền Quan Lớn Thống để các ngài ngự ở đó. Sau đó tiếp tục rước kiệu theo đường làng về đền Mẫu rồi tổ chức tế lễ.
Trước đây, lễ rước được bắt đầu bằng việc bắc cầu bằng dải lụa trắng từ biển vào. Hai bên có cắm cờ thần, cờ thánh và có thiếu nữ đứng hai bên, tượng trưng cho việc đón Đức Nam Hải Thánh Mẫu và Quan Lớn Thống vào đất liền. Đoàn rước mang theo lễ vật, kiệu, long đình, bát bửu cùng cờ quạt. Đi đầu đoàn rước là những thiếu nữ đội mâm ngũ quả, tiếp theo là đoàn chiêng trống, đội cờ thần/ thánh, đội kiệu bay, gồm kiệu Quan Lớn Thống và kiệu Nam Hải Thánh Mẫu. Các thiếu nữ xinh tươi, khỏe mạnh được tuyển chọn vào đội khiêng kiệu Nam Hải Thánh Mẫu. Những trai làng khoẻ mạnh được xung vào đội khiêng kiệu Quan Lớn Thống và khiêng kiệu thành hoàng làng [5, tr.52]. Trên đường rước, đôi lúc hai cỗ kiệu được hai đội khiêng kiệu điều khiển cho chạy thật nhanh tượng trưng cho thần thánh bay. Kiệu đặt bài vị Quan Lớn Thống đi trước; kiệu đặt bài vị Nam Hải Thánh Mẫu đi giữa; cuối cùng là kiệu đặt bài vị thành hoàng làng. Đi cuối cùng trong đoàn rước là dân làng.
Hiện nay, lễ rước đã được tổ chức đơn giản hơn trước, người dân không còn bắc cầu bằng dải lụa trắng từ biển vào, nhưng nghi lễ vẫn giữ được nhưng nét nghiêm trang, tôn kính như xưa, đoàn rước vẫn được giữ nguyên như cũ từ đường rước cho đến các loại lễ vật, thành phần khiêng kiệu, đánh trống chiêng, vác cờ thần,...
Để có được đoàn rước đó, dân làng đã phải chuẩn bị trong một thời gian dài nghiêm túc và tận tâm. Từ người già đến thanh niên, thiếu niên trong làng được lựa chọn tham gia vào đám rước, điều đó minh chứng cho lòng tôn kính và ghi nhớ công lao của dân làng. Đám rước không chỉ hoành tráng bởi những chiếc kiệu to, đẹp mà còn là sự tham gia của đông đảo nhân dân. Đám rước chính là một trong những nội dung quan trọng nhất, là trung tâm của lễ hội, biểu hiện tín ngưỡng thờ thần của cư dân trong vùng. Qua các nghi lễ đó,
dân làng cầu mong thần biển phù hộ độ trì, che chở cho một mùa sông nước bội thu, tôm cá đầy thuyền, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.
2.5.1.2. Tế lễ
Trong lễ hội có tổ chức tế lễ với hai đội tế. Tại đền Mẫu tổ chức tế Nữ quan [5, tr.53]. Đội tế nữ gồm 25 người, trong đó có một chủ tế, 8 bồi tế, 8 người múa hát sau mỗi tuần tế. Chủ tế mặc quần trắng, áo đỏ, mũ đỏ, hài đỏ, đai đỏ. Bốn bồi tế dưới mặc quần trắng, đai xanh, đầu đội xếp xanh, áo xanh lục, hài đỏ. Bốn bồi tế trên mặc quần trắng, đai hồng, đầu đội xếp hồng, áo hồng, hài đỏ. Hai xướng quan mặc áo đỏ, đai đỏ, đầu đội xếp đỏ, hài đỏ. Hầu tế hai bên gồm hai cháu nhỏ cầm quạt màu vàng không đi giầy, chân quấn theo kiểu xà cạp, búi tóc hai bên. Những người còn lại mặc quần trắng, áo vàng, xếp vàng.
Tại đền Quan Lớn Thống tổ chức tế Nam quan. Đội tế gồm 13 người, trong đó có 01 chủ tế, 4 bồi tế và 8 người múa hát sau mỗi tuần tế. Trang phục của chủ tế, bồi tế và những người còn lại giống đội tế nữ. Trang phục của đội tế: Đội tế nam quan có 13 người mặc quần trắng, áo xanh lơ. Chủ tế trang phục gồm mũ đỏ, quần trắng, áo đỏ, giày đỏ. Hai bồi tế mặc quần trắng, áo vàng, mũ đen, cân đai hoa văn màu sặc sỡ. Tất cả các trang phục này đều được làm bằng loại vải satanh (loại satanh lụa, bề mặt ngoài bóng, mềm mại, nhẹ nhàng, không nhăn). Trong lễ tế có múa hát xen vào mỗi tuần tế, có nhạc bát âm. Ngày tế ở lễ hội, đoàn múa thường biểu diễn điệu múa chèo, hát chèo, hát xướng và các làn điệu dân ca Bắc Bộ nhằm ca ngợi Thánh Mẫu và Quan Lớn Thống.
Theo tục lệ có từ xa xưa, đến ngày mùng 8 tháng 7 Âm lịch, làng làm lễ cáo yết. Dân làng khiêng Lợn sống lên đền để chủ tế thắp hương. Ngày 10 tháng 7 âm lịch các dòng họ trong làng Phấn Vũ đều mang lễ vật dâng thánh. Lẽ vật có thể là lễ chay với xôi, oản, hoa quả hoặc lễ mặn với thủ lợn.
Ngoài ngày lễ hội chính, tại chùa Phấn Vũ, vào những ngày mồng Một, Mười Rằm (âm lịch) hàng tháng, ngày Phật Đản (15/04 hằng năm) nhân dân thường thắp nhang, dâng lễ hoa quả cúng phật. Vào ngày thương binh liệt sĩ (27/7) nhà chùa làm lễ cầu siêu cho vong linh các anh hùng liệt sĩ. Còn tại đền Quan Lớn Thống và đền Mẫu, ngày 20/2 hàng năm, ngư dân làm lễ cầu vạn, cầu thời tiết thuận hòa, tôm cá bội thu.
2.5.2. Phần hội
Sau phần tổ chức tế lễ, làng mở hội với các trò chơi như đấu vật, tổ chức chèo bơi truyền thống. Hiện nay, các trò chơi được mở rộng thêm để tạo không khí sôi nổi trong ngày hội với các trò như: Tổ tôm điếm, cờ người, cờ tướng, chọi gà cùng các hình thức biểu diễn nghệ thuật như hát dân ca, hát tuồng, chèo cổ (từ 1 đến 2 tối). Có những trò chơi đã bị mai một, vì thế phần hội đã và đang được khôi phục lại nhằm giữ gìn những nét đẹp văn hóa của cộng đồng làng xã, trong đó có đấu vật, bơi chải.
2.5.2.1. Môn chèo bơi truyền thống
Ngày xưa, khi chưa đắp đê, nước biển vào sát khu vực làng, bãi biển trước cửa làng nước rất sâu nhưng không có sóng (vì bên ngoài có cồn Thủ chắn) là nơi cư dân tổ chức chèo bơi vào chiều ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đường bơi có năm bắt đầu từ đầu làng Bình Lạng (Thôn Bình Xuân bây giờ) đến giáp thôn Tam Đồng xã Thụy Hải (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Có năm đường bơi bắt đầu từ bờ biển làng Vạn Xuân đến bờ biển làng Phấn Vũ. Chiều dài đường bơi khoảng 500m, chèo bơi từ 3-5 vòng. Thời kỳ đầu ngư dân trong làng dùng thuyền nan đánh cá làm phương tiện dự thi. Gần đây, họ sử dụng thuyền đánh cá bằng gỗ. Mỗi thuyền có 16 người mặc áo đỏ, thắt lưng đỏ, chít khăn đỏ, một người ngồi mũi gõ cốc theo nhịp chèo, một người