Mối Quan Hệ Giữa Cụm Di Tích Và Không Gian Văn Hóa Làng


Phí Quảng Bình, nơi ngư dân, các chủ tàu thuyền tổ chức cúng lễ cầu an mong Quan Lớn Thống và Đức Nam Hải phù hộ cho tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang, cuộc sống dân làng ngày càng sung túc.

Tuy không có những nét điêu khắc, chạm trổ thể hiện dấu ấn của biển cả nhưng bên trong đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống có thờ các mái chèo và cụm di tích đã có tác động lớn, sâu sắc tới đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, trong đó có các ngư dân. Trước khi ra khơi đánh bắt hải sản, họ đến làm lễ cầu cho chuyến đi an toàn, cho đánh bắt được nhiều tôm cá. Họ đến với tấm lòng thành kính, tôn vinh, với cái tâm thiện, mỹ. Cụm di tích giúp cho họ xích lại gần nhau bởi họ có chung niềm tin, tín ngưỡng, có chung ngày lễ hội. Sự phong phú về cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh vai trò quan trọng của sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cư dân làng Phấn Vũ, góp phần điều hòa các mối quan hệ xã hội, tạo nên một diện mạo văn hóa vật chất phong phú, là nhân tố quan trọng làm cho đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cư dân Phấn Vũ thêm phong phú, đa dạng và giàu tính nhân văn.


CHƯƠNG 3:

ĐỀN CHÙA LÀNG PHẤN VŨ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP


3.1. Mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng

3.1.1. Vai trò của không gian văn hóa làng với cụm di tích

3.1.1.1. Làng Phấn Vũ - pháo đài chống giặc ngoại xâm, nơi hun đúc lòng yêu nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Nằm ở vị trí quan trọng bên bờ biển Đông, nơi có nhiều cửa sông, cửa biển trọng yếu, chạy dài theo dải đất ven biển huyện Thái Thụy, Phấn Vũ cũng như cả địa bàn tổng Vạn Xuân và huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ rất sớm phải đương đầu và trải qua biết bao hiểm họa thử thách trước nạn ngoại xâm cũng như các thế lực phản động [33, tr.12]. Nhiều nguồn sử liệu khác nhau như gia phả dòng họ, sắc phong qua các triều đại phong kiến, các cổ vật, các truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương đã ghi nhận hình ảnh một làng Phấn Vũ liên tục, bền bỉ, quật cường trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước và được khắc họa phong phú, sinh động trong tiến trình lịch sử, từ thuở các vua Hùng dựng nước đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhân dân làng Phấn Vũ – Thụy Xuân đã cùng quân dân Thái Thụy bền bỉ, kiên cường cùng dân tộc ghi những mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại áp bức cường quyền.

Làng Phấn Vũ còn là một trong những nơi ra đời sớm nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Thái Bình, nơi ra mắt của tổ chức bí mật trong phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939). Lịch sử Đảng Bộ huyện Thái Thụy đã khẳng định: làng Phấn Vũ là “Cái nôi cách mạng của Thụy Anh”[32, tr. 127]. Xã Thụy Xuân có 38 lão thành cách mạng thì có 37 người thuộc làng Phấn Vũ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 9


cứu nước, nhân dân làng Phấn Vũ đã anh dũng chiến đấu, và trong giờ phút lịch sử của dân tộc Việt Nam, người con thân yêu làng Phấn Vũ – đồng chí Bùi Quang Thận là người đầu tiên mang lá cờ giải phóng Miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh độc lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Ngụy quyền, đất nước thu về một mối, nước Việt Nam đã thực sự trở thành một nước “Tự do và Độc lập”.

3.1.1.2. Làng Phấn Vũ - nơi cố kết cộng đồng

Cũng như bao ngôi làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, làng Phấn Vũ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Mỗi làng thường có đình, miếu, đền, chùa; có làng về sau còn có chợ. Đây không đơn giản chỉ là nơi duy trì hoạt động bình thường của làng, mà còn là sự hiện diện, sự vật chất hóa đời sống tinh thần, đạo đức và tính cộng đồng,... của các thành viên trong làng. Chính ở đây các hoạt động văn hóa tinh thần của làng cũng được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Văn hóa làng là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời trong toàn bộ các hoạt động đó. Nó đi vào ký ức người Việt Nam bằng hàng loạt những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi và thân thương. Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái chùa làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn.

Cụm di tích đền chùa Phấn Vũ không chỉ của riêng người dân làng Phấn Vũ mà còn là nơi để tất cả người dân Thụy Xuân tụ về nơi đây trong dịp lễ hội, là nơi thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; là nơi mà mọi người dân cùng tham gia các sinh hoạt văn hóa, giao lưu cộng cảm trong không khí thiêng liêng nhưng cũng


không kém phần nhộn nhịp. Đó còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc về nhiều mặt của đời sống (chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng,...) của cư dân vùng biển. Lễ hội đền, chùa Phần Vũ là một hình thức tái hiện lại cuộc sống quá khứ và hiện tại bằng các hình thức tế lễ và trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo được thể hiện dưới dạng những hoạt động văn hoá tinh thần vô cùng sinh động như các hình thức tế lễ, trang phục truyền thống, những bài văn tế, những món ăn cổ truyền, những điệu múa, hát, nhạc cụ, trò chơi dân gian,... Cũng thông qua lễ hội, các kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha được tái hiện để con cháu học tập, noi theo. Như vậy, lễ hội càng phát triển, dân làng càng có điều kiện tái hiện cuộc sống của mình bằng các hình thức nghệ thuật diễn xướng và càng có điều kiện bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống như trang phục, ẩm thực, ca múa nhạc, các trò chơi dân gian. Nhờ những hoạt động tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng và văn nghệ dân gian đó mà các kiến trúc đình, chùa, đền, miếu của dòng họ, của làng cũng trở nên có hồn hơn. Đền chùa làng ngày thường uy nghi, trầm mặc bên những tán cây cổ thụ, giờ đây chan hòa âm thanh, sắc màu cùng với lòng người trong ngày hội. Vì thế các thành viên của làng càng có ý thức cùng nhau giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các công trình kiến trúc đặc sắc của làng.

3.1.2. Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng

3.1.2.1. Cụm di tích - nơi lưu giữ một phần lịch sử làng

Nếu làng Phấn Vũ là“cái nôi cách mạng của Thụy Anh” [32, tr.127] thì khu di tích là căn cứ vững chắc của cái nôi ấy, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của huyện Thụy Anh nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung. Từ những tư liệu của huyện, của những vị lão thành cách mạng trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử đã nêu lên giá trị lịch sử cách mạng nổi bật của cụm di tích.


Là nơi tuyên truyền giác ngộ cách mạng, thành lập nên chi bộ thanh niên Phấn Vũ

Đầu năm 1928, Chi bộ Thanh Niên Phấn Vũ được thành lập [3, tr.9]. Đồng chí Vũ Khế và Bùi Hồng Nghĩa [32, tr.72] đã tận dụng vị trí thuận lợi ở trung tâm làng của chùa và đền Quan Lớn Thống làm nơi liên lạc tổ chức họp kín của Chi bộ, làm địa điểm liên lạc với Ban Chấp hành Tỉnh bộ Thanh niên và các Chi bộ lân cận14. Đầu năm 1930, Chi bộ Đảng Phấn Vũ ra đời, các tổ chức đoàn thể được xây dựng15, trở thành nòng cốt trong việc vận động nhân dân đứng lên đấu tranh cách mạng.

Là một trong những nơi phục hồi lại cơ sở cách mạng huyện Thụy Anh; là nơi luyện tập quân sự của đội du kích làng Phấn Vũ.

Sau cuộc khủng bố của địch ở Tiền Hải vào tháng 5/1942, đồng chí Nguyễn Đình Bảng16 cùng với các đồng chí Phạm Ngọc Thắng, Lê Bá Cầu, Vũ Thị Dần17 đã lấy chùa làng Phấn Vũ, đền Quan Lớn Thống làm nơi liên lạc, tuyên truyền cách mạng và là một trong những nơi phục hồi lại cơ sở cách mạng huyện Thụy Anh [32, tr.127].

Thời gian từ 1946 - 1949, cụm di tích là địa điểm sinh hoạt của các đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ Lão, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh niên cứu quốc,… trong các phong trào vận động diệt giặc đói, giặc dốt, chống giặc ngoại xâm, triển khai và thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh tham



14 Xác nhận của lão thành cách mạng Phạm Ngọc Thắng người làng Phấn Vũ – nguyên tổ trưởng phòng mật miền duyên hải Thái Bình, nguyên phó bí thư huyện Tiền Hải, nguyên phó giám đốc sở Nông nghiệp Thái Bình

15 Các tổ chức đoàn thể như: Hội tự vệ đỏ, nông hội đỏ, nông dân tương tế, phụ nữ tương tế

16 Lão thành cách mạng làng Phấn Vũ, nguyên Bí thư chi bộ xã Xuân Trường

17 Ba đồng chí: Phạm Ngọc Thắng, Lê Bá Cầu, Vũ Thị Dần đều là người làng Phấn Vũ, đã được Đảng và nhà nước công nhận lão thành cách mạng


gia vào các phong trào: “Hũ gạo kháng chiến”,“Bình dân học vụ”,“Tuần lễ vàng” [3, tr.11]. Bước sang năm 1947, cụm di tích Phấn Vũ trở thành nơi luyện tập quân sự của đội du kích, xây dựng làng kháng chiến [32, tr.135].

Là nơi tổ chức hội họp, quan sát mặt biển; là nơi tập kết của bộ đội và là

trạm sơ cứu cho thương binh

Từ năm 1950 – 1953, đền, chùa làng Phấn Vũ là nơi tập kết của bộ đội chủ lực huyện Thụy Anh, huyện Hải Kiến; là nơi cất giấu tài liệu, quan sát mặt biển, tập trung lực lượng phối hợp với du kích làng Vạn Xuân, Tri Chỉ, Chỉ Bồ, An Cố chống trả các cuộc hành binh của Pháp [3, tr.12]. Cũng thời gian này, cụm di tích còn là trạm trung chuyển để sơ cứu cho thương binh rồi chuyển đi nơi khác.

Đền chùa Phấn Vũ tiếp tục làm căn cứ điểm trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với quân và dân Thụy Xuân “vững tay lưới, tay súng” sẵn sàng chiến đấu đập tan chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, lập nên chiến công bắn rơi 01 máy bay AD6 bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển quê hương18.

3.1.2.2. Cụm di tích - Nơi lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của làng

Đền chùa Phấn Vũ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, nơi các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức và cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng cho người dân sáng tạo nên các giá trị văn hóa làng. Cụm di tích gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân làng Phấn Vũ. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội. Đó là không gian tôn giáo, là nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng tâm linh, thể hiện lòng hiếu mộ của con người; Là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những hương ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời. Đây là cơ sở quan


18 Ngày 03/11/2004 nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đảng bộ và nhân dân xã Thụy Xuân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược


trọng, là nền tảng để xây dựng nên một truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú nhưng cũng rất thống nhất. Đó chính là sự quy tụ của nền văn hóa dân tộc, trong đó văn hóa làng xã - đền - chùa - đình làng là một điển hình.

Với ý nghĩa đó, cụm di tích là trung tâm văn hóa, là bảo tàng sống về văn hóa làng của người dân Phấn Vũ. Đồng thời còn là nơi nhận diện một cách sống động mô hình chính trị đặc thù với tính chất tự trị dân chủ làng xã, một thiết chế văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, một không gian văn hóa tiêu biểu trong đó có những giá trị đặc sắc về nghệ thuật tạo hình, biểu diễn. Trong khía cạnh kiến trúc, đền chùa được tạo dựng bởi những bàn tay tài hoa của nghệ nhân người Việt mang nặng tấm lòng với văn hoá Việt Nam, chúng ta có thể cảm nhận được sự hài hoà tinh tế giữa kiến trúc ngôi chùa, ngôi đền với cảnh quan thiên nhiên của không gian làng, và thể hiện được văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của người dân qua việc xây dựng đền chùa.

3.1.2.3. Cụm di tích - Nơi hội tụ và lan tỏa, nơi gắn kết khối cộng đồng xã hội Cư dân làng Phấn Vũ chủ yếu sống bằng nghề biển, phụ thuộc nhiều

vào thiên nhiên và trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, nơi đây đã phải gánh chịu sự tàn phá ác liệt của quân thù cũng như thiên tai đem lại. Nhưng chính lịch sử và tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây một quần thể di tích văn hóa chứa đựng những giá trị sâu sắc, làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách thập phương, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu nghiên cứu về giá trị văn hóa lịch sử tại những điểm di tích đó. Những sự tích về Đại Càn Nam Hải Thánh Mẫu phù hộ cho ngư dân, những câu chuyện về Quan Lớn Thống đánh đuổi lũ cướp biển lưu truyền mãi đến đời sau, có sức lan tỏa mạnh mẽ tới dân cư trong và ngoài vùng. Nhân dân đến cúng cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Họ cũng không tiếc công, tiếc của đóng góp, xây dựng, tu sửa đền chùa. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao,


trò chơi dân gian tạo nên sức hấp dẫn đối với đông đảo cư dân trong vùng và du khách. Bởi họ đến nơi đây, chứng tỏ họ là những người có tâm hồn cởi mở, hòa đồng, cộng cảm, khi được chung vui trong lễ hội họ càng có cơ hội để xích lại gần nhau hơn. Trong đó cũng không ít người đến với lễ hội đem theo lễ vật cúng tiến lên đền chùa với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, hạnh phúc ấm no, đất nước phồn thịnh, đồng thời tỏ lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của mình.

Bên cạnh các ngôi đền thì chùa cũng có vai trò tương tự, chỉ khác là chùa để thờ Phật. Chùa là của làng, của vùng, nên ở chùa ngoài một số lễ hội Phật giáo thống nhất trong các chùa, còn có lễ hội theo tín ngưỡng địa phương. Đông đảo cư dân theo lệ cứ ngày Rằm, mồng một lại lên chùa lễ Phật. Theo quan niệm của nhà Phật thì "Phật tại tâm", họ đem lễ chay lên chùa cúng phật, nhiều "con nhang phật tử" cúng tiến tiền vàng, vật liệu để làm chùa, điều này thể hiện lòng "từ bi, hỷ xả" trong tâm hồn mỗi người dân. Trong cuộc sống đầy những bộn bề lo toan trĩu nặng, người ta bước vào chùa với tấm lòng thanh tịnh, thành kính, những vất vả lo toan của cuộc sống thường nhật dường như tan biến. Bởi họ vào chùa là để tĩnh tâm, cầu lành, cầu phúc cho mình, cho gia đình và đất nước. Điều này không nằm ngoài tinh thần "Phục quốc an dân" của nhà chùa, đồng thời hướng tới sự hòa đồng với các tôn giáo khác trong một khuôn phép sao cho tốt đời, đẹp đạo.

3.2. Một số vấn đề đặt ra

3.2.1. Hiện trạng di tích

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những biến cố của thời gian, những bất thường của thời tiết, nhiều chi tiết, bộ phận kiến trúc của cụm di tích bị xuống cấp đã được tu sửa, phục dựng, trùng tu. Năm 1729, gặp cơn bão lớn làm đền Mẫu bị đổ. Năm 1896 đền được phục dựng lại [3, tr.16]. Năm 1990, đền được tu sửa lại. Công việc tu sửa, tôn tạo luôn được chú trọng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023