Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 6


Tiểu kết

Từ những nét khái quát về tự nhiên, con người, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có thể thấy đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Cùng với những nét văn hóa mang đặc điểm của vùng châu thổ sông Hồng thì nơi đây còn mang đặc điểm của vùng văn hóa biển.

Tính biển đã góp phần tạo cho người dân bản lĩnh lao động cần cù và thông minh. Môi trường biển và quá trình ứng xử với môi trường đó không chỉ tạo nên tính cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh mà còn làm cho cư dân Phấn Vũ nói riêng, cư dân Thụy Xuân nói chung sớm hình thành và định hình truyền thống bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm với những biến động lịch sử. Sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân làng Phấn Vũ mang đặc điểm của tín ngưỡng làng xã người Việt nói chung, cùng với tín ngưỡng của cư dân miền biển có sức lan tỏa mạnh mẽ đến người dân làng Phấn Vũ. Đó là sự tồn tại và phổ biến loại hình tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật, thờ Mẫu, thờ thành hoàng làng,... Bên cạnh đó, họ thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu, thờ Quan Lớn Thống, cầu mong các ngài phù hộ cho trời yên, biển lặng, cho tàu thuyền ra khơi thuận buồm, xuôi gió.

Như vậy, với những nét đặc thù trên, cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ không chỉ là nơi để người dân thể hiện văn hóa tín ngưỡng linh thiêng, hướng con người đến ước vọng sức khỏe, tài lộc, mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa nhân dân trong vùng. Từ đó, mái chùa, ngôi đền sống mãi với lịch sử dân tộc, với con người Phấn Vũ, làm nên bản sắc văn hóa Phấn Vũ nói riêng, góp phần vào bức tranh làng xã Việt Nam nói chung.


CHƯƠNG 2:

CỤM DI TÍCH ĐỀN, CHÙA LÀNG PHẤN VŨ


Cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ bao gồm: Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu và đền Quan Lớn Thống. Cụm di tích nằm trên địa bàn làng Phấn Vũ - xã Thụy Xuân, cách trung tâm văn hóa xã (ngã tư trung tâm chợ Bàng) khoảng 100m lối đi về hướng Đông. Ngày 10/10/2012, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã xếp hạng cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

2.1. Lịch sử khu di tích

2.1.1. Chùa Phấn Vũ (Minh Đồng tự)

Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 6

Tại chùa Đồng Bát thuộc làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 7 tấm bia đá, trong đó có 1 tấm được xác định có niên đại từ thời Lý. Qua tấm bia này cùng với ghi nhớ của những người cao tuổi trong làng thì chùa Phấn Vũ và chùa Đồng Bát7 được xây dựng cùng

nhau, cùng vào cuối nhà Lý đầu nhà Trần [3, tr.17]. Ngôi chùa ban đầu nằm ở ven biển. Do hiện tượng bãi biển bị xói lở, bào mòn nên đến triều Nguyễn chùa được di chuyển vào vị trí hiện nay (cách vị trí cũ khoảng 3km).

Ngôi chùa hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc của ngôi chùa được trùng tu, tôn tạo vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 4 (1929).

2.1.2. Đền Mẫu

Theo các bô lão trong làng Phấn Vũ kể lại thì Đền Mẫu được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ XV. Lúc đó chỉ dựng đơn giản bằng những tranh tre, nằm ở vị trí cửa biển về phía Đông Nam làng Phấn Vũ. Đến năm 1729, gặp cơn bão lớn, nước biển dâng cao, đền bị cuốn trôi đi mất. Đến năm 1896 ngư dân làng Phấn Vũ xây dựng lại ngôi đền [3, tr.19]. Trải qua thời gian, cùng với sự hủy hoại của thiên nhiên, ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1990, với tấm lòng thành kính



7 Chùa Đồng Bát thuộc làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình


biểu hiện tâm linh sâu sắc một lần nữa nhân dân trong làng đã chung tay, tích cực góp tiền của công sức khôi phục, tu tạo, nâng cấp đền trên nền móng cũ đất xưa.

2.1.3. Đền Quan Lớn Thống

Tương truyền, đền được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ

XVIII. Nhưng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng ven biển luôn phải chịu bão lụt, sóng to ngôi đền ban đầu đã bị hư hỏng nặng. Ngôi đền hiện nay là ngôi đền được xây dựng lại vào năm 1990 trên nền móng cũ đất xưa của ngôi đền ban đầu và vẫn được dựng theo đúng ngôi đền cũ.

2.2. Kiến trúc

2.2.1. Kiến trúc chùa Phấn Vũ

Chùa Phấn Vũ nằm liền kề với đền Mẫu, cùng được xây theo hướng Tây Bắc. Từ ngoài vào bao gồm các công trình: Cổng chùa, bức chấn phong, sân chùa, chùa, nhà thờ tổ, nhà khách.

Chùa được xây tường gạch bao quanh, để mở hai cổng: Cổng chính và cổng phụ. Cổng chính nằm trước chùa được xây theo kiểu "tam quan" gồm hai tầng, tầng 2 đặt một gác chuông. Sau cổng chính là bức chấn phong, gồm 4 trụ biểu, 2 trụ biểu lồng đèn, 2 trụ biểu hoa sen. Giữa bức chấn phong trổ hình chữ Thọ hình tròn. Sân chùa được lát gạch đỏ, dài 14,5 m, rộng 9,8 m.

Kiến trúc chùa Phấn Vũ gồm hai tòa: Tòa Tiền đường (5 gian) và tòa Phật điện (3 gian) hợp với nhau theo kiến trúc chữ Đinh [3, tr.18].

Tòa Tiền đường xây theo kiểu hồi văn 5 đấu, mái chảy lợp ngói mũi, trên đại bờ đắp bức cuốn thư ghi dòng chữ Hán: Minh Đồng tự - 明 童 寺 . Bậc

hiên và hiên chùa được lát bằng những phiến đá to. Tiền đường để ba cửa ra vào, ba cửa đều được làm theo kiểu cửa bức bàn chân quay, cao 2,8m, rộng 2,0m. Hai gian bên xây bưng kín trổ cửa sổ hình chữ Thọ. Tòa nhà được đỡ bởi kết cấu bằng 6 bộ vì kèo gỗ. Mỗi bộ vì gồm 2 cột cái (cao 3,86m), 2 cột quân (cao 2,83m). Các cột cái liên kết với nhau bằng 2 xà dọc thượng ở trước


và sau. Các cột quân liên kết với nhau bằng 2 xà dọc hạ. Các vì hạ có sự khác nhau, những vì hạ phía trong đều theo kiểu ván mê, 2 vì hạ gian giữa phía trước theo kiểu chồng rường, 2 vì hạ gian giáp hồi kiểu ván mê. Gian giáp hồi bên phải đặt bài vị, ngai thờ, tượng thờ Đức ông. Gian giáp hồi bên trái đặt bài vị, ngai thờ, tượng mẫu Liễu Hạnh, hai gian bên thờ tượng hộ pháp khuyến thiện và trừ ác. Gian giữa là nơi đặt hương án dùng cho việc cầu kinh niệm phật.

Tòa Phật điện được nâng đỡ bởi hai vì kèo gỗ và hệ thống tường gạch bao quanh. Hai bộ vì cùng được làm theo kiểu “thượng giá chiêng, hạ chồng rường”. Chính giữa là nơi đặt hệ thống tượng, hai bên để hai hành lang đặt các tượng thập điện (mỗi bên 5 tượng, nằm trong một khung gỗ), cũng là nơi để nhân dân vào thắp hương phật.

2.2.2. Kiến trúc đền Mẫu

Theo bản đồ địa chính xã Thụy Xuân, đền Mẫu và chùa Phấn Vũ nằm liền kề nhau trên cùng thửa đất số 889, thuộc tờ bản đồ số 02, với tổng diện tích: 832m2 (trong đó diện tích xây dựng của đền là 76,6m2; chùa là 216m2, còn lại là sân và các công trình phụ trợ khác). Hai di tích này nằm ở giữa làng Phấn Vũ, được xây theo hướng Tây Bắc. Phía Đông giáp nhà văn hóa Minh Vũ, phía Tây giáp khu dân cư, phía Nam và phía Bắc giáp đường liên thôn.

Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, do vị trí chiến lược của đền Mẫu nằm tại trung tâm làng, cách bốt Bình Lạng 300m, rất thuận lợi cho lực lượng du kích, bộ đội tổ chức trinh sát quấy rối địch. Vì vậy, giặc Pháp đã điên cuồng tàn phá, làm cho ngôi đền không còn được nguyên vẹn, nhất là các kiến trúc cổ. Nhưng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về việc giữ gìn, khôi phục, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá cùng với sự giúp đỡ của Bảo tàng tỉnh Thái Bình, sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là của nhân dân địa phương với lòng sùng bái, thành tâm đã tích cực đóng


góp tiền của, công sức để khôi phục, tu tạo, nâng cấp đền Mẫu trên nền móng cũ mỗi ngày một khang trang hơn.

Hiện tại đền Mẫu gồm 2 tòa: Tiền đường (5 gian), hợp với tòa Hậu cung (3 gian) theo kiểu chữ Đinh. Phía trước đền là sân đền được lát gạch đỏ. Sân rộng 9,6m, dài 12,35m với diện tích 118,56 m2.

Tòa Tiền đường xây theo kiểu hồi văn 3 đấu, mái chảy lợp ngói mũi. Phần mái hiên làm theo kiểu chồng diêm, hai bên đắp rồng chầu tạo dáng mỹ thuật, kết cấu hoành tráng, đường nét khá sắc sảo, tỉ mỉ. Hiên trước của đền mở 3 cửa chính, hai bên xây bưng kín để cửa trổ hình chữ Thọ tròn. Hai đầu hồi phần trên có đắp đèn lồng, trên hai trụ biểu gian giữa đặt hai con nghê bằng bê tông cùng chầu vào bức cuốn thư ở phần trên của hiên giữa. Trên bức

cuốn thư có dòng chữ Hán: “Tống Hậu Linh Từ - 宋后靈祠”. Bốn hàng cột

hiên có trang trí đôi câu đối chữ Hán với nội dung ca ngợi cảnh đẹp và công đức của Thánh Mẫu.

Nội thất tòa Tiền đường với 4 bộ vì kèo được làm bằng xi măng cốt thép giả gỗ. Hai gian bên đặt ngai thờ, bài vị, sắc phong và tượng Thành hoàng (được chuyển từ đình Chính và đình Mụa về phối thờ, do hai đình bị phá trong chiến tranh chống thực dân Pháp). Gian giữa là nơi nhân dân đặt lễ và làm lễ cúng Mẫu.

Tòa Hậu cung được ngăn với tòa Tiền đường bằng hai cột bê tông để một cửa chính và hai hành làng vào thắp hương. Hậu cung có hai bộ vì kèo bằng bê tông giả gỗ. Hậu cung là nơi đặt ban thờ, bài vị, sắc phong, và tượng Tống Thái Hậu, cùng hai công chúa và thị nữ [3, tr.17].

2.2.3. Kiến trúc đền Quan Lớn Thống

Đền Quan Lớn Thống nằm cách Đền Mẫu và chùa Phấn Vũ khoảng 100m về phía Đông. Phía Đông và phía Nam giáp đường liên thôn, phía Tây và phía Bắc giáp khu dân cư. Đền Quan Lớn Thống có tổng diện tích là 336,3m2, trong đó diện tích xây dựng là 57,2m2 còn lại là sân và các công


trình phụ trợ khác. Các công trình của đền Quan Lớn Thống gồm: Cổng đền, sân đền, đền và nhà khách [3, tr.19].

Đền được xây tường gạch bao quanh để một cổng ra vào. Cổng đền được làm theo kiểu chồng diêm “hai tầng tám mái”. Hai trụ dưới của cổng có câu đối chữ Hán:

“Oanh Liệt tâm trung vì tổ quốc Anh hùng chí khí động sơn hà”

Sân đền được lát gạch đỏ, dài 12,8m, rộng 8,6m.

Đền Quan Lớn Thống gồm 3 tòa: Tòa Tiền đường (3 gian), tòa Trung đường (3 gian) và tòa Hậu cung (2 gian), hợp với nhau theo kiểu “Tiền chữ nhất, hậu chữ Đinh”.

Tòa Tiền đường, xây theo kiểu hồi văn 5 đấu, mái chảy lợp ngói mũi. Tiền đường để ba cửa ra vào, ba cửa đều được làm theo kiểu bức bàn chân quay. Hai gian bên xây bưng lại trổ cửa sổ hình chữ Thọ. Toà nhà được nâng đỡ bởi hai bộ vì kèo gỗ, theo kiểu “thượng giá chiêng, hạ chồng rường”. Bên trong nhà đặt bát hương thờ công đồng và trang trí các đại tự, câu đối chữ Hán có nội dung ca ngợi Quan Lớn Thống.

Tòa Trung đường xây theo kiểu“hồi văn cánh bản”, mái chảy lợp ngói mũi. Bên trong nhà đặt bát hương bằng đồng, bức đại tự, hai câu đối và hai lọ lục bình to đặt hai bên.

Tòa hậu cung gồm 2 gian nối với Tòa Trung đường thành hình chuôi vồ. Hệ thống 2 vì kèo theo kiểu "thượng giá chiêng, hạ chồng rường" [3, tr.19]. Khung kiến trúc gỗ lim, dàn mái gỗ lợp ngói vây cá. Một gian bên ngoài tiếp giáp với Tòa Trung là một vì kèo chạm tứ linh, vì kèo thứ hai giáp gian hậu cung kiến trúc chồng rường có ván mê. Bên trong nhà là ban thờ xây tường gạch cao 0,8m x 1,2m lát gạch hoa, đặt ngai thờ, tượng và bài vị thờ Quan Lớn Thống.


Ngoài các công trình chính ở đền, chùa làng Phấn Vũ còn có vườn cây, vườn hoa được các tăng ni, phật tử hoặc những người có trách nhiệm chăm chút nên quanh năm tươi tốt.

2.3. Điêu khắc

Dù kiến trúc mỗi di tích có đặc điểm riêng nhưng về điêu khắc lại khá giống nhau. Nhìn chung, các công trình di tích ở đây đều có nghệ thuật điêu khắc đơn giản, mộc mạc vì người dân địa phương ưa sự mộc mạc giản dị nên việc chạm khắc cầu kỳ được coi là không cần thiết, quan trọng là phải đảm bảo sự bền vững, cũng như sự đảm bảo về yếu tố tâm linh, chẳng hạn như là địa thế, hướng nhìn của các di tích. Nói như vậy, không có nghĩa là các di tích ở Phấn Vũ thiếu tính đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc mà trái lại nó vẫn thể hiện một phong cách riêng đó là không có sự xuất hiện con người mà chủ yếu theo đề tài truyền thống, các bộ Tứ linh: "Long, Ly, Quy, Phượng" hoặc lá cành: "Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen". Tất cả đều thể hiện sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên xung quanh. Đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống được xây dựng với những nét điêu khắc, trạm trổ tinh tế cùng hoa văn, đục theo tứ linh, đấu vì hoa sen rỗng, bảy tầu trạm Long, Ly, Quy, Phượng. Mái đền cong, cuộn tròn lượn vòng rất cổ kính. Chùa Phấn Vũ có nghệ thuật điêu khắc tương đối tinh xảo. Bên trong khán thờ bằng gỗ chân cao được thể hiện dưới dạng chạm nổi, mặt của hương án được chia thành nhiều dạng trang trí khác nhau, được chạm trổ các linh vật hoặc hoa thường.

2.4. Đối tượng thờ tự

2.4.1. Chùa Phấn Vũ

Cũng như nhiều ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng sông Hồng, chùa Phấn Vũ thờ Phật theo thiền phái Bắc Tông gồm các tượng như: Tượng Tam Thế, tượng Thiên thủ thiên nhãn, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu… Bộ tượng Tam Thế Chư Phật bao gồm 3 pho tượng phật giống hệt nhau chỉ khác


ở bảo vật cầm trên tay. Ba tượng phật là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo Từ điển Phật học Hán Việt (Hà Nội, 1994) thì Phật Quá Khứ như đức Phật Ca Diếp, Phật Hiện Tại là đức Phật Thích Ca Mầu Ni và Phật Vị Lai như đức Phật Di Lặc còn gọi là Từ Thị. Tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn với hình ảnh mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng. Những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang,… cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này. Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có danh hiệu là Đức Quan Âm. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh.

Tại chùa còn có tượng thập điện được thờ ở hai bên hành lang tòa Phật điện. Các tượng này đều được tạc bằng gỗ. Theo quan niệm của Phật giáo Á Đông, trong đó có Việt Nam, đây là các vị thần linh cai quản cõi chết và phán xét con người ở Địa ngục căn cứ vào công hay tội họ đã tạo ra khi còn sống.

2.4.2. Đền Mẫu

Đền Mẫu làng Phấn Vũ thờ phụng Đức Đại Càn Nam Hải Thánh Mẫu - vị thần cai quản 12 cửa biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đối chiếu với thần tích, sắc phong qua các thời kỳ của Đền Mẫu thì sự tích của đức Nam Hải Thánh Mẫu [5, tr.32] được lưu truyền như sau: Vào thế kỷ XIII thời Trần tại nước Đại Việt (Việt Nam ngày nay) tương đương với nhà Nam Tống và sau đó là nhà Nguyên bên Trung Quốc. Tại quận Phiên Ngung, tỉnh Quảng Đông, có một thanh niên họ Triệu tên Đan xuất thân từ tầng lớp bình dân gia đình nghèo song rất có trí học hành. Trước nhà ông là biển Đông, sau nhà là rừng. Vợ ông ban ngày làm nghề kiếm củi, ban đêm làm nghề đăng đó kiếm cá đổi lấy gạo để nuôi chồng học hành. Nhà tuy nghèo song vợ chồng tình nghĩa rất đằm thắm lại đều có lòng nhân hậu thường hay giúp người nghèo khó hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023