Sang thời kì Đổi mới, cùng với yêu cầu phải cách tân và sáng tạo không ngừng, tiểu thuyết Việt Nam đã đi vào khai thác nhân vật ở góc độ cá nhân, đời tư với những bi kịch về cuộc đời, mổ xẻ, phơi bày nó một cách trung thực và táo bạo. Ngoài ra các nhà tiểu thuyết hiện đại cũng theo một khuynh hướng khám phá khác là từ những nhân vật lịch sử trong quá khứ nhưng được thổi hồn thời đại. Những nhân vật lịch sử này tuy mang dáng dấp của quá khứ nhưng lại mang những thông điệp, trăn trở của cuộc sống thực tại vô cùng gần gũi. Với Nguyễn Thị Tuyết Minh [76] thì theo phương diện hệ thống các nhân vật lịch sử thường xây dựng ở hai loại hình sau :
Loại thứ nhất là nhân vật mang khát vọng lịch sử. Nhân vật là người đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, dân tộc ở mỗi một giai đoạn, tiêu biểu cho tầm vóc của thời kì lịch sử đó. Nhân vật được coi là người anh hùng của dân tộc với những chiến công và lời ngợi ca không ngớt. Tuy nhiên đến tiểu thuyết lịch sử sau 1975, những nhân vật lịch sử quen thuộc từng là những tượng đài ngưỡng vọng và bất biến trong tâm linh, tâm thức người Việt được xây dựng gần gũi hơn.
Loại thứ hai là nhân vật số phận trong dòng lịch sử. Càng về sau, loại hình nhân vật này càng xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết lịch sử. Đến loại hình này, nhân vật không chỉ được khám phá ở góc nhìn của lịch sử nữa mà được tập trung khắc họa ở đời tư với những số phận và tính cách riêng. Hoàn cảnh lịch sử tạo ra, chi phối số phận của con người vì thế khi tiếp cận những nhân vật lịch sử lúc này, chất tiểu thuyết đã phát huy vai trò của nó. Các nhân vật lịch sử như được sống lại vừa gần gũi, sinh động vừa phức tạp, mang hơi thở của thời đại.
Như đã nói, nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là một cách tiếp cận khác về còn người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử cụ thể mang màu sắc huyền bí nhưng không xa lạ mà là một nhân tố để kích thích người đọc đón chờ và để nhà văn thỏa sức sáng tạo cá nhân.
Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết có thể là cơ sở để ta chia tiểu thuyết lịch sử thành hai loại : Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết có dùng nhân vật, sự kiện lịch sử như là một cơ sở để nhà văn tái hiện hoàn cảnh và xây dựng các nhân vật khác. Những tác phẩm này không nhằm phản ánh lịch sử mà dùng lịch sử để thể hiện một chủ đề khác. Do đó tác phẩm cần sử dụng nhiều yếu tố hư cấu, sáng tạo công phu của nhà văn. Việc nhà văn xử lý chất liệu lịch sử cùng với sự sáng tạo của mình tạo ra cách tiếp cận mới về đề tài lịch sử, đồng thời lại đặt ra những những vấn đề không bao giờ cũ của cuộc sống hiện tại đó là : số phận con người, cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, hạnh phúc là gì…Bởi vậy mà những yếu tố lịch sử trong thể loại tiểu thuyết này trở nên hấp dẫn hơn, sinh động, giàu sức sống, mang tính đa nghĩa hơn.
Thề hiện rõ sự phân loại của thể loại tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời hai tác phẩm tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thuộc loại tiểu thuyết lịch sử. Còn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn có sử dụng nhân vật và sự kiện lịch sử. Trong tác phẩm, sự kiện lịch sử chỉ có tác dụng làm nền cho bối cảnh của câu chuyện. Những yếu tố hư cấu xuất hiện dày đặc tạo điểm nhấn cho tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện được chủ đề tư tưởng của tác giả. Ba sự kiện có tính chất bước ngoặt trong lịch sử là: Pháp đánh Hà Nội lần hai, Pháp đánh quân Cờ Đen và Pháp xây dựng nhà thờ lớn. Tác giả đã rất khéo léo để chọn những sự kiện lịch sử hợp lý để dẫn dắt người đọc đi đến ý đồ sáng tạo của mình. Những sự kiện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, sự gắn kết của lịch sử với cuộc sống sinh hoạt đời thường lẫn tâm linh của người Việt. Do đó ta có cảm nhận cuốn tiểu thuyết thiên về văn hóa hơn là lịch sử. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng các nhân vật lịch sử với mức độ cần thiết khác nhau, có những nhân vật lịch sử có thật chỉ được xây dựng như nhân vật đầu mối như một số nhân vật chính trị và đức giám mục người Pháp. Như vậy, chúng ta có thể thấy nhân vật lịch sử chỉ được dùng để làm giá đỡ
cho cốt truyện, nhằm tạo không gian lịch sử đồng thời mở ra không gian để nhà văn thực hiện hư cấu theo ý đồ của mình.
Tiếp cận và khai thác nhân vật lịch sử theo xu hướng mới của văn học không phải là để giải thiêng, chê trách hay nhằm gây sốc về những nhận định lịch sử một cách dễ dãi mà nhằm làm sống lại lịch sử, để con người được đưa ra những suy nghĩ, kiến giải, đóng góp những nhận định ở những góc nhìn đa chiều và công bằng về lịch sử. Trong đề tài lịch sử, sự kiện lịch sử là bất biến đồng thời là ngọn nguồn để nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật lịch sử. Việc khai thác nhân vật và hoàn cảnh lịch sử không phải là để “triệu hồi những bóng ma lịch sử” mà còn nhằm chỉ ra ý nghĩa của cuộc sống hôm nay với những nhận thức mới về số phận con người, về giá trị cuộc sống.
Nhân vật lịch sử quả thực là một trong những dữ liệu khó mà người viết phải xử lý sao cho phù hợp. Bởi nếu không vượt qua trở ngại đầu tiên này, sự non nớt trong cách cảm, cách viết của tác giả sẽ bộc lộ. Và nếu như vậy thì tiểu thuyết lịch sử sẽ không nhận được sự đón đọc của độc giả và tác giả đã thất bại khi khai thác chất liệu lịch sử trong tiểu thuyết.
2.2 Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu
Có thể bạn quan tâm!
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 2
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 3
- Khái Niệm Nhân Vật Văn Học Và Nhân Vật Lịch Sử Trong Tiểu Thuyết Lịch Sử
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 6
- Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 7
- Miêu Tả Nhân Vật Thông Qua Ngoại Hình ,đối Thoại
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Như đã nói ở trên, nhân vật chính là phương tiện để tác giả gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình. Do đó tìm hiểu hệ thống nhân vật chính là một
trong những con đường quen thuộc giúp ta tìm hiểu suy nghĩ, quan niệm về nghệ thuật của nhà văn.
Trước Giàn thiêu, những kiểu nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo đã định hình khá rõ trong các truyện ngắn và ghi được những dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Thường xuất hiện trong các sáng tác của Võ Thị Hảo là hình ảnh những người phụ nữ với nhiều hoàn cảnh đáng thương sau thời hậu chiến. Họ là những người thấm thía hơn ai hết những khó khăn, khổ sở trong cảnh “bom rơi, đạn nổ”. Rồi khi cuộc sống hòa bình, họ cũng là người thấu hiểu nhất những trăn trở, phức tạp của cuộc sống đời thường. Họ - những người
nhạy cảm trước những biến cố của cuộc đời vì vậy họ càng đau khổ trước “cuộc đời đa sự, con người đa đoan”.
Đến tiểu thuyết Giàn thiêu, người đọc vẫn cảm nhận ở Võ Thị Hảo một giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng cách xây dựng nhân vật lịch sử trong tác phẩm đã cho thấy tài năng vượt trội của bà. Tác phẩm sử dụng nhiều nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử nhưng tác phẩm không nhằm tái hiện, minh họa lịch sử mà tập trung thể hiện số phận con người dưới sự áp bức của vương quyền, thần quyền và nam quyền. Võ Thị Hảo đã dày công xây dựng hình tượng những nhân vật nữ trong tác phẩm. Mỗi nhân vật có số phận, tính cách, vẻ đẹp riêng, nhưng chung nhất ở họ là tiếng nói của “nữ quyền”. Không chỉ dừng lại ở việc dùng nhân vật, sự kiện lịch sử để đưa ra tiếng nói về số phận con người trong hoàn cảnh hiện tại, tác phẩm còn đưa người đọc về những khúc mắc, bí ẩn của lịch sử được tác giả lý giải một cách hợp lý.
Chọn thời gian lịch sử là vương triều thời Lý, tác giả đã đặt ra liên tiếp nhiều câu hỏi nhằm kiến giải và đối thoại với lịch sử. Từ một sự kiện có thật là việc hỏa táng cung nữ sau cái chết của nhà vua, nhà văn đã đặt câu hỏi về số phận con người trong xã hội phong kiến. Lúc xã hội loạn lạc thì cảnh đau khổ của con người là điều đương nhiên không tránh khỏi, thế nhưng lúc đất nước được tiếng là hòa bình dưới sự cai trị của vua sáng tôi hiền thì sao?.
Sự kiện Nguyên Phi Ỷ Lan vì ghen ghét mà bức hại Thái Hậu họ Dương và gần một trăm cung nữ trẻ đẹp khiến cho người đọc thấy bàng hoàng về một nhân vật vốn được lịch sử ca ngợi về lòng đại nhân, đại đức, về sự thông minh của cô gái hái dâu này. Hay nhân vật Từ Đạo Hạnh đầu thai để làm vua, được sống đầy đủ vinh hoa phú quý, mọi lạc thú của trần gian nhưng phải chịu nỗi đau dày vò như thế nào…đều nhằm thể hiện thông điệp về số phận con người và cuộc đời của tác giả.
Cách xây dựng và xử lý dữ liệu về nhân vật lịch sử, mỗi tác giả có hướng đi của riêng mình. Chẳng hạn khi xây dựng nhân vật Lý Thần Tông, Võ Thị Hảo
không nhằm thể hiện vai trò lịch sử của con người này. Mà xây dựng nhân vật này với tư cách là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh. Một ông vua chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, ham mê sắc dục, ham hố quyền lực không quan tâm gì đến chính sự và đời sống của người nông dân.
Nhân vật thứ hai được nói đến là Nguyên Phi Ỷ Lan một nhân vật được tác giả nhìn nhận rất công bằng, cả về công và tội. Bà được ca ngợi là người thông minh, mẫn tuệ, biết điều hành chính sự khi vua Thánh Tông đi đánh giặc. Bà cũng là người đã dìu dắt vua Nhân Tông mới bảy tuổi lên ngôi lập được nhiều chiến công hiển hách. Nhưng Nguyên Phi Ỷ Lan cũng không hẳn là vị thánh nhân như lịch sử trước đã cố gắng tô vẽ. Bà cũng có lòng tham vọng, nhỏ nhen và tàn nhẫn. Để đạt được quyền lực bà đã bất chấp thủ đoạn, làm bao nhiêu việc ác “kẻ nào ngáng đường, dù vô tình kẻ đó phải chết”[35;tr235]. Sự suy thoái đạo đức của những người đứng đầu trăm họ này là mầm mống dẫn đến sự sụp đổ của vương triều nhà Lý. Cũng là nguyên nhân khiến cho những số phận nhân dân nhỏ bé như Tử Lộ, Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan, Ngạn La…phải chịu bất hạnh. Rõ ràng, với tiểu thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã bám khá sát và khai thác rất tốt dữ liệu lịch sử. Tuy nhiên như đã nói thể hiện rõ lịch sử không phải là đích đến cuối cùng của tác phẩm, mà đặt câu hỏi về số phận con người, mâu thuẫn đấu tranh thiện ác, hạnh phúc và quyền lực, niềm tin tôn giáo…mới là vấn đề tác phẩm đặt ra.
Dù có tiếp cận lịch sử và nhân vật lịch sử theo cách nào thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu và thành công rực rỡ. Cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, các tiểu thuyết lịch sử đã kiến bạn đọc cảm thấy muốn đọc và yêu thích một thể loại văn học không hề dễ dàng này. Khi khai thác hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu, ta nhận thấy tác giả đã xây dựng thành công hai hệ thống nhân vật: Đó là nhân vật lịch sử có thật và nhân vật lịch sử hư cấu.
2.2.1 Nhân vật lịch sử có thật
2.2.1.1 Nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông
Nhân vật Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông là nhân vật chuyển tải rõ nhất ý đồ nghệ thuật của tác giả. Bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo tuyệt vời, tác giả đã kết hợp được những cứ liệu lịch sử ghi trong Đại Việt Sứ ký toàn thư, những sự kiện trong giai đoạn hai triều vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông với các truyền thuyết về nhà sư Từ Đạo Hạnh trong Thiền Uyển Tập Anh để tạo nên một nhân vật với hai kiếp sống mang nhiều suy ngẫm, triết lý về cuộc đời.
Từ Lộ vốn là một chàng công tử con nhà quyền quý, sống trong sự đầy đủ về vật chất, tràn ngập yêu thương, hạnh phúc gia đình, có tình yêu đầu đời đẹp như mộng, chưa từng biết đến mưu toan, lo lắng cho cuộc sống thì bỗng nhiên tai họa ập xuống. Cha của chàng là quan đô án Từ Vinh vì viết đơn tố cáo mà bị Diên Thành Hầu thuê pháp sư Đại Điên giết chết một cách thảm khốc. Xác Từ Vinh trôi ngược sông Tô đến nhà Diên Thành Hầu thì đứng dựng lên trỏ tay vào nhà hắn như muốn tố cáo kẻ hãm hại mình.
Chứng kiến cái chết oan khốc của cha, cùng với nhiều lần oan hồn của cha báo mộng đòi trả thù, Từ Lộ đã thay đổi hoàn toàn, trong lòng chàng giờ chỉ còn thù hận, chàng như trở thành một con người khác.Bỏ lại tất cả, chàng quyết tâm trả thù cho cha “Lạy cha! Kiếp này không phải của con. Con sống chỉ để trả oán này! Xin trời cao đất dày chứng dám…[35;tr78].
Chỉ sau một đêm, gia đình hạnh phúc, tình yêu sụp đổ, tâm hồn nhân hậu, vô tư, non nớt của chàng phải chịu những nỗi đau đớn dày vò tan nát. Cha chết, mẹ điên dại, hạnh phúc gia đình bị kẻ gian hãm hại, tiêu hủy trong một đêm. Tình cảm riêng tư giờ không còn chỗ trong lòng chàng, tất cả chỉ còn là tâm nguyện muốn báo thù. Từ bi kịch của gia đình chàng, Diên Thành Hầu và pháp sư Đại Điên đã bắt tay nhau trở thành hai thế lực gây nên bao tội ác, giết hại, làm tan nát hạnh phúc của bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Để
đòi lại công bằng cho cha, lần thứ nhất Từ Lộ đã cùng mẹ đội đơn đến Đô hộ phủ ngục tụng để mong công lý sẽ rửa sạch nỗi oan khuất cho cha. Thế nhưng ngay đến ông quan nổi tiếng thanh liêm như Trần Dĩnh cũng bị thế lực của Diên Thành Hầu và sức mạnh của “vô số thỏi vàng chói lọi bất ngờ hiện ra như phù phép”[35;tr100] mua chuộc, đe dọa. Không rửa sạch được nỗi oan cho cha chàng mà còn bị gán thêm tội vu cáo Diên Thành Hầu, người mẹ của chàng đã không chịu nổi đau đớn, uất ức mà chết. Còn Từ Lộ lại càng chồng thêm nỗi đau và lòng hận thù. Lại một lần nữa, những kẻ có tiền, có quyền thế lại có thể đổi trắng thay đen sự thật, dẫm đạp lên cuộc đời của những người dân lương thiện, thấp cổ bé họng. Từ Lộ phải sống bơ vơ, chui lủi, trốn tránh sự truy tìm của Diên Thành Hầu.
Lần thứ hai Từ Lộ hi vọng rằng nhà vua Lý Nhân Tông đi điểm binh ở cánh đồng Giảng Võ sẽ là cơ hội cho chàng kêu oan. Chàng liều mình chờ đợi và viết một lá đơn bằng máu kêu oan dâng vua. Chàng tin rằng nhà vua anh minh và từng lập bao chiến công hiển hách này sẽ giúp chàng đòi sự công bằng. Nhưng thêm một lần nữa, niềm tin bị đổ vỡ. Oan không được rửa mà bản thân chàng suýt mất mạng vì làm kinh động đến nhà vua. Chàng đau đớn nhìn những bước chân voi dẫm nát lá đơn của mình.
Thất bại hai lần, niềm tin hoàn toàn sụp đổ, Từ Lộ không còn tin vào công lý, vào sự anh minh của đấng cửu trùng nữa.Chàng chỉ còn tin vào chính mình, tự mình tìm đến kẻ thù để trả thù. Nhưng thương thay, chàng vốn là một thư sinh làm sao có thể đối đầu với tay pháp sư độc ác, nhiều phép lực như Đại Điên.
Ba lần trả thù, ba lần vạch mặt kẻ gian ác là ba lần thất bại, Chàng nhận ra rằng: mình phải mạnh hơn kẻ thù mới tiêu diệt được kẻ thù. Vì vậy chàng đã quyết định phải đi tìm nơi học phép thuật giỏi hơn kẻ thù thì mới mong trả được thù nhà. Quyết định đó bắt đầu cho một con đường gian nan, cực khổ vô cùng mà chàng công tử ngày nào phải trải qua. Quyết tâm học phép thuật nơi
Tây Trúc là quyết định phải dứt bỏ duyên nợ với trần ai, nghĩa là phải dứt bỏ đi hạnh phúc duy nhất còn sót lại với chàng trên trần thế: Tình yêu với nàng Nhuệ Anh.
Từ Lộ phải sống trong sự giằng xé khi những phút hạnh phúc bên Nhuệ Anh và những phút lại sôi sục mối hận. Bỏ lại hạnh phúc và người yêu nhỏ bé, chàng quyết tâm dứt áo ra đi. Trên con đường đến Phật pháp, những khó khăn, khổ ải không ám ảnh chàng bằng đôi mắt của nàng Nhuệ Anh. Có những lúc Từ Lộ như không thể thắng nổi bản thân mình. Chàng không thể quên được đôi mắt đầy tình ái, lẫn giận hờn, tiếc hận của Duệ Anh, khát vọng tình yêu luôn âm ỷ trong chàng, chàng muốn ngay lập tức về kinh đô để được nhìn thấy nàng.
Để vượt qua nhưng giây phút đó, Từ phải đấu tranh, hành xác để quên đi hình bóng của người yêu, những ham muốn, dục vọng trần thế “Từ nghiến răng dúi sâu ngón út của bàn tay trái vào giữa đống than, cái ngón tay thổn thức nhất cách đây chừng vài phút vừa ấm lên, run rẩy tưởng chừng những ngón tay mềm mại của Nhuệ Anh vừa chạm vào. Nhưng viên than hồng dính chặt vào da thịt. Cái đau xói lên óc. Từ cất một tiếng thét đau đớn trong họng gìm sâu tay trong đống than đỏ, bốc lên khét lẹt mùi thịt cháy. Khi Từ rút ngón tay ra, ngón tay đã rã thịt, phần xương bên trong bầm dập như một nhánh cây bị tước hết vỏ. Nỗi đau đớn do cuộc hành xác mang tới khiến cơn khát trong chàng dịu vơi đi, dường như trong tim đã chứa đầy máu đen”[35;tr 195 - 196]. Trên đường hành hương về hướng Tây, Từ Lộ gặp lại người yêu. Nhuệ Anh bị ép làm vợ Lý Câu, nàng bỏ trốn lễ hợp cẩn, giả trai đi bán dầu ngược xuôi để tìm người yêu. Nàng tự nguyện theo Từ Lộ đến cùng trời cuối đất nhưng Từ Lộ nguyện sống để trả thù nên cố gắng dứt bỏ. Tuy nhiên, không thể dối lòng mình, họ đã dâng hiến cho nhau tình vợ chồng mặn nồng trước khi nàng lao mình xuống dòng thác dữ vì Từ Lộ không cho nàng theo.Trải qua những phút giây thanh bình bên Nhuệ Anh, Từ lại tiếp tục bị