Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 2

trầm luân, ngôn ngữ của trong tiểu thuyếtGiàn thiêumang đậm nét nhân sinh quan Phật giáo. [68]

2.1.4. Lại Nguyên Ân trong bài Tiểu thuyết và lịch sửđã nhận xét về nghệ thuật của Giàn thiêu như sau : “Đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo một điều tôi dần dần nhận thấy rõ là tác giả hiểu và dồn sức vào những nhiệm vụ thực sự của tiểu thuyết khi tiếp cận một đề tài trong quá khứ. Trong Giàn thiêu, tác giả đã tận dụng những sử liệu của Đại Việt sử kí toàn thư, đặc biệt là những sự kiện trong thời đoạn 1088 – 1138, dưới hai triều Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, đồng thời tác giả cũng đã tận dụng các truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, lại dày công hư cấu, “thiết kế lại quá khứ”, từ núi sông cây cối đến thác nước sông Gâm…tạo nên da thịt liền mạch cho đời sống quá khứ được dựng lại trong tác phẩm”. Đồng thời nhận định “tác giả khó có thể thành công nếu như không đưa ra một kiến giải mới mẻ và khả chấp về nhân vật lịch sử đồng thời là nhân vật truyền thuyết Từ Đạo Hạnh”.[3]

2.2. Về nội dung

2.2.1. Phạm Xuân Thạch trong Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử viết : “ Lạc lối trong những câu hỏi về “sự thực lịch sử” và “tính chân thực của lịch sử”, băn khoăn về một nền chính trị công chính và chỗ đứng của người tri thức trong cơn bão lịch sử. Vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết Giàn thiêu là: sẽ nhận thức được điều gì đấy về triều đại trị vì của những vị vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và những nhân vật lịch sử như Từ Đạo Hạnh hay Nguyên phi Ỷ Lan ? Có lẽ không nhiều, vấn đề là từ một hư cấu tiểu thuyết buộc người đọc phải suy tư về sự giải thoát, về niềm tin tôn giáo và những tham vọng về hạnh phúc, về thân phận và quyền lực của con người” [75]

2.2.2. Trần Khánh Thành trong Những thông điệp từ lửa và nước nhận xét : “…Mở trang đầu đã gặp hai chữ Giàn thiêu - ấn tượng chói và bỏng rát,

ngột và xót xa xâm chiếm lòng người…Viết với Võ Thị Hảo là truyền lửa từ trái tim đến bạn đọc…”[71]

2.2.3 . Báo Người đại biểu nhân dân nhận xét: “Giàn thiêu – mặc dù rất hấp dẫn nhưng là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng như truyện ngắn của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần vào trái tim người ta và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng như những hình tượng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở đi trở lại và ám ảnh người đọc”[64].

Tóm lại, dù về phương diện nghệ thuật hay nội dung thì Giàn thiêu vẫn luôn là một tác phẩm được bạn đọc yêu thích, quan tâm, là đối tượng của nhiều luận văn nghiên cứu khoa học. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức của chúng tôi khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu tiểu thuyết này.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu

4.1. Đề tài này hướng tới các nhiệm vụ sau :

Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 2

- Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo

- Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu

- Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu

4.2. Mục đích

Từ việc tìm hiểu đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo ( Qua tiểu thuyết Giàn thiêu ) sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của Võ Thị Hảo đồng thời thấy được sự đóng góp của bà với nền văn học nước nhà.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp như : phân tích , tổng hợp, thống kê

– phân loại, nghiên cứu văn hóa, lịch sử liên ngành, so sánh đối chiếu…

6. Đóng góp của luận văn

Chúng tôi chọn đề tài Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu) nhằm nghiên cứu sự sáng tạo về tiểu thuyết lịch sử của Võ Thị Hảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết lịch sử 1986 để thấy được tài năng, sự đóng góp của nhà văn vào nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử đương đại của Võ Thị Hảo và góp phần lý giải sức hấp dẫn mê hoặc của tác phẩm

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong ba chương :

Chương 1 : Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo Chương 2 : Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu

Chương 3 : Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu

CHƯƠNG 1

ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC SAU 1986 VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO


1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986

Nhìn nhận một cách khách quan chúng ta có thể thấy: Văn học Việt Nam trước 1986 luôn có sự nhất quán trong tư duy – đó là tư duy sử thi, với cảm hứng khẳng định, ngợi ca. Tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn này cũng nằm trong mạch cảm hứng đó nên thường được viết đúng như những gì sử liệu ghi lại do đó tâm thức văn hóa của thời đại và tâm thức sáng tạo của nhà văn cùng gặp gỡ ở quan điểm:“phải tôn trọng, kính cẩn trước lịch sử”[76].

Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt là sau 1986 văn học đổi mới, nhà văn tự do sáng tạo để phản ánh phù hợp với xu thế của hiện tại nên các nhà văn cũng có những cảm nhận mới về đề tài lịch sử.

Văn học Việt Nam sau năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá cả về nội dung lẫn hình thức trên xu thế và nền tảng của sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa xã hội. Công cuộc Đổi mới đã từng bước đưa đất nước và con người ra khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Cùng với những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, từ nhu cầu nhận thức lại đã trở thành một trong những nét căn bản của ý thức con người sau một thời gian trong tình trạng tư duy bao cấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc trở lại đề tài lịch sử để suy ngẫm, lý giải hiện tại.

Một nguyên nhân nữa khiến đề tài lịch sử là đề tài được nhiều nhà văn tìm đến có thể được giải thích bằng nguyên nhân từ chính lịch sử. Việt Nam là một đất nước có lịch sử đầy biến động, đất nước luôn trong tình trạng bị chia cắt hoặc ngoại xâm, hoặc sự nổi dậy của các lực lượng lao động đối lập với chính quyền mà các sử gia gọi là quân tạo phản hoặc gọi là khởi nghĩa nông dân. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, có lẽ những nỗi đau vẫn âm thầm chảy suốt trong kí ức cộng đồng và khi có điều kiện sẽ phát tiết ở những người nhạy

cảm và có trách nhiệm, là các nhà văn, trong đó có: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Hoàng Công Khanh…

Còn một nguyên nhân nữa đã được nhắc đến rất nhiều là sự trỗi dậy của cảm hứng đời tư, thế sự với vị trí là nguồn cảm hứng quan trọng bậc nhất, mà sự chi phối của nó biểu hiện gần như ở tất cả các thể loại, các suy tư của văn học. Chính những trăn trở, suy ngẫm về thân phận con người, số phận dân tộc, các giá trị của cuộc sống đã chi phối mạnh mẽ đến những tác phẩm viết về đề tài lịch sử.

Như vậy viết về đề tài lịch sử trong văn học sau năm 1986 là kết quả của những suy nghĩ, trăn trở của con người về chính lịch sử, về hiện tại, về cộng đồng và về số phận cá nhân.Vì thế truyện và tiểu thuyết về đề tài lịch sử trong thời kì này không chỉ là những câu chuyện lịch sử mà còn là câu chuyện của đời sống hiện tại với bao trăn trở trong những mối liên hệ chằng chịt, sự đối thoại nhiều khi đến gay gắt của ý thức và các vấn đề tưởng như rất bình thường của đời sống được soi rọi từ nhiều góc nhìn, nhiều thái độ đánh giá khác nhau. Đề tài lịch sử cũng được các nhà văn nhìn dưới góc nhìn đa chiều hơn. Lịch sử không còn là những tư liệu cố định, chất liệu quá quen thuộc nữa. Mà nó trở thành chất liệu hấp dẫn để các nhà văn tự do thể hiện tài năng sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của mình.

Về lối viết sau năm 1986, văn học Việt Nam đã có một mùa nở rộ và bội thu với các tác phẩm viết về đề tài lịch sử với những cách thể hiện hoàn toàn mới lạ. Ngoài cảm hứng lịch sử, thì cảm hứng đời tư, cảm hứng thế sự và những triết lý nhân sinh đã làm nên bộ mặt mới của những tiểu thuyết lịch sử. Nhân vật, sự kiện lịch sử dường như chỉ là cái cớ để “tạo nên những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại và qua đó làm sáng tỏ hiện tại”[18]. Lịch sử không còn chỉ là “ngôi đền thiêng” bất khả xâm phạm, là đối tượng được sùng bái, ngợi ca một cách tuyệt đối nữa mà trở thành một đề tài nhà văn có

thể đi sâu tìm hiểu, khai thác, sáng tạo, thổi vào đó tinh thần thời đại khiến lịch sử trở nên sống động và gần gũi, hấp dẫn hơn.

Hầu hết những sáng tác thuộc viết về đề tài lịch sử thường tập trung ở hai thể loại là : thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

Ở thể loại truyện ngắn viết về đề tài lịch sử thời kì này có số lượng khiêm tốn hơn tiểu thuyết nhưng chất lượng không kém phần đặc sắc. Đặc biệt nó còn mang tính chất mở đường cho một hướng đi mới của văn xuôi viết về lịch sử mà những tác giả sau này ít nhiều đều chịu ảnh hưởng. Tác giả tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với bộ truyện ngắn “giả lịch sử”: Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam…

Những tác phẩm này khi đăng báo đều gây nên những cơn sốt và tốn không ít giấy mực của giới phê bình. Dư luận trong nước xôn xao trước một hiện tượng văn học lạ. Lạ ở cách cảm, cách nhìn của nhà văn về nhân vật lịch sử khiến trong giới văn học rộn lên bởi những đánh giá trái chiều về tác phẩm và tác giả này. Sau Nguyễn Huy Thiệp nhiều nhà văn cũng đã có những cách nhìn nhận, tư duy mới mẻ về lịch sử được vận dụng vào các sáng tác như: Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của chúa, Lưu Minh Sơn với Nước mắt trúc, Trần Vũ với Mùa mưa gai sắc

Với thể loại tiểu thuyết về đề tài lịch sử thời kì này có số lượng lớn và đạt nhiều thành tựu. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX chúng ta chứng kiến sự xuất hiện hàng loạt tiểu thuyết lịch sử với lối viết khác lạ và khi các tác phẩm trình làng đã chinh phục được những bạn đọc khó tính, thu hút nhiều sự chú ý của giới phê bình. Trong đó có những tác phẩm đạt giải thưởng cao như : Mẫu thượng ngàn, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Vằng Vặc sao khuê của Hoàng Công Khanh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo cũng nằm trong số đó.

Tác giả Nguyễn Xuân Khánh, trong vòng sáu năm đã cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết với dung lượng và chất lượng cao là Mẫu thượng ngàn và Hồ Quý Ly. Trong đó tác phẩm Hồ Quý Ly đã đạt giải cuộc thi tiểu thuyết 1998 – 2000 do Hội nhà văn tổ chức và giải năm 2000 – 2001 của Hội nhà văn Hà Nội. Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn đạt giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2006. Qua các cuộc hội thảo, các tác phẩm đã được nhìn nhận ở nhiều phương diện, nhất là phương diện thể loại. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã nhận xét : “Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc, bám sát chính sử. Văn chương mượt mà, có sức cuốn hút, đọc hết 800 trang mà vẫn muốn đọc lại” [61].

Lại Nguyên Ân trong bài “ Hồ Quý Ly” đăng trên Tạp chí nhà văn số 6 năm 2000, đã nhận định: “Tác giả Đinh Xuân Khánh, vừa khai thác tối đa các nguồn sử liệu, văn liệu vẫn còn, vừa phóng khoáng trong những hư cấu tạo ra một thực tại tiểu thuyết vừa tương đồng với những thông tin còn lại về một thời đại đã lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả” [5].

Trong bài viết “Hồ Quý Ly và những giải pháp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà” nhà văn Trung Trung Đỉnh viết : sức hấp dẫn của tác phẩm “không chỉ ở văn mạch mà cái chính là tác giả đã lựa chọn cho mình một thế đứng với tư thế của một nhà tiểu thuyết trên vấn đề hôm qua và hôm nay” [22].

Nhà văn Hoàng Quốc Hải khi cho ra đời bộ tiểu thuyết lịch sử có quy mô đồ sộ Bão táp triều Trần gồm 4 cuốn : Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa Vương triều sụp đổ. Với bộ tiểu thuyết này, nhà văn đã tái dựng lại cả một bức tranh lịch sử lớn vừa hào hùng vừa đau khổ để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá. Bộ tiểu thuyết này không chỉ “phục diện lại diện mạo đích thực của nhà Trần, mà còn lấp được những lỗ hổng, những kiến giải thiếu khách quan với những nhân vật chính trong lịch sử như : Hồ Quý Ly, Trần Thủ Độ. Đồng thời biểu dương công trạng , trí tuệ

của nhiều nhân tài trong sử kí chỉ lược qua như: Trần Nhân Tông, Chu Văn An, lại còn chỉ ra được nguyên nhân và hậu quả tai hại của những kẻ bán nước và làm sụp đổ cả vương triều như: Trần Dụ Tông, Trần Ích Tắc, Trần Kiện”[62;tr 9]. Thông qua những bộ tiểu thuyết lịch sử này, chúng ta nhận thấy nhà văn không chỉ có sự hiểu biết về lịch sử mà còn thể hiện được tài năng hư cấu nghệ thuật độc đáo, sáng tạo đã bổ sung nhiều chi tiết lịch sử còn để trống, bỏ ngỏ làm tăng thêm sức sống cho lịch sử.

Với tiểu thuyết Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh khi xuất hiện dư luận đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng nhìn chung đa số đều tán đồng, xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn.

Nhà văn Hoàng Minh Tường trong lời mở đầu cuốn tiểu thuyết cho đây là “ cuốn tiểu thuyết hấp dẫn và bổ ích” cùng với lời giới thiệu như sau “phàm là người đam mê lịch sử và văn chương cầm cuốn sách này khó có thể dứt ra được. Rất giống như cảm giác thủa học trò đọc Tam Quốc Diễn nghĩa hay Thủy Hử, bạn sẽ bị cuốn sách lôi cuốn ngay cả khi đang ăn hay trước khi đi ngủ”và “cách kể chuyện như lùa người đọc vào hết mê hồn trận này đến những bí sử kia”[77].

Ngoài ra còn có bộ ba tiểu thuyết : Gió lửa, Đất trời, Bể dâu của Nam Dao,

Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác.

Và đặc biệt, tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo – một nữ nhà văn , khi xuất hiện cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận. Tác phẩm đã dành được giải thưởng cao của Hội nhà văn Hà Nội năm 2003. Thậm chí, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có ý định xây dựng Giàn thiêu thành phim. Ông đã nhận thấy “đây là cuốn tiểu thuyết về triều Lý hấp dẫn về tư tưởng, về không gian văn hóa. Đặc biệt, Giàn thiêu có tính điện ảnh cao và Giàn thiêu có cách nhìn lịch sử gai góc, đa diện”[74].

Như vậy, qua các tác phẩm viết về đề tài lịch sử sau Đổi mới chúng ta nhận thấy: quan niệm của các nhà văn về lịch sử đã có nhiều đổi mới. Lịch sử

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí