Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




NGUYỄN THỊ THU HÀ


ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TÁC

CỦA VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21


Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Bá Đĩnh


Thái Nguyên - Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hà

LỜI CẢM ƠN!


Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trường Đại học sư phạm Thái nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2014


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN!

MỤC LỤC


Trang

MỤC LỤC i

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Đối tượng nghiên cứu 5

4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp của luận văn 6

7. Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 1. ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC SAU 1986 VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO 7

1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 7

1.2 . Sáng tác của Võ Thị Hảo 12

CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG GIÀN THIÊU 20

2.1 Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch

sử 20

2.1.1 Nhân vật văn học 20

2.1.2 Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 22

2.2 Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu30

2.2.1 Nhân vật lịch sử có thật 33

2.2.2 Nhân vật hư cấu 46

2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật lịch sử 56

2.3.1. Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình ,đối thoại 56

2.3.2. Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý, hành động của nhân vật 60

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG GIÀN THIÊU 65

3.1 Sự thể hiện thời gian trong Giàn thiêu 65

3.1.1 Khái niệm thời gian lịch sử và thời gian nghệ thuật 65

3.1.2. Thời gian biên niên sử trong Giàn thiêu 66

3.2 Các yếu tố huyễn hoặc, hoang đường trong Giàn thiêu 79

3.3 Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 82

3.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện 82

3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 85

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

1. Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1. Năm 1986 là điểm mốc đánh dấu những biến đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Công cuộc Đổi mới có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn học nghệ thuật. Từ sau 1986 nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng có một diện mạo mới, sắc nét, khu biệt với văn xuôi các giai đoạn trước đó. Đặc biệt sau năm 1986, các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử không chỉ xuất phát từ cảm hứng lịch sử mà còn thể hiện cảm hứng đời tư, thế sự và triết lý nhân sinh. Các nhân vật, sự kiện là cái cớ để nhà văn thể hiện những quan điểm của mình trước cuộc sống hiện đại. Điều này thể hiện rõ qua một loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sử mấy năm trở lại đây như : Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…Việc tìm hiểu các tác phẩm viết về lịch sử rất có ý nghĩa bởi qua đó ta thấy được thái độ, đánh giá của tác giả trước một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử hay một triều đại lịch sử đã qua như thế nào đồng thời tìm hiểu tác phẩm này cũng giúp ta có cái nhìn mới về tiểu thuyết sau 1986 khi xử lý về đề tài lịch sử.

1.2. Giàn thiêu là tác phẩm đã khẳng định được tài năng của Võ Thị Hảo, giúp nhà văn để lại những dấu ấn nhất định trong văn học Việt Nam sau 1986. Tiểu thuyết này đã khiến Võ Thị Hảo vượt qua được định kiến rằng: tiểu thuyết lịch sử là thể loại thường khiến các nhà văn nữ phải ngoảnh mặt làm ngơ và không mấy nhà văn nữ nào ghi điểm với nó. Tìm hiểu Giàn thiêu là góp thêm tiếng nói khẳng định bản lĩnh của nhà văn, tìm hiểu những quan điểm của bà về lịch sử, về cuộc đời, giúp người đọc có cái nhìn chính xác hơn về những sáng tác của Võ Thị Hảo, đồng thời góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Việt Nam sau 1975.

1.3. Trước đại hội Đổi mới năm 1986, các tác phẩm viết về lịch sử thường có kiểu kết cấu là theo lối ghi chép biên niên, chủ yếu là ghi chép, minh họa lại các sự kiện, biến cố lịch sử. Sau 1986,văn học được đổi mới, nhà văn tự do hơn sáng tạo để phản ánh phù hợp với xu thế của hiện tại. Tiểu thuyết mang đề tài lịch sử đã có diện mạo mới bằng việc các nhà văn thay thế cảm hứng minh họa bằng cảm hứng nhận thức trong các sáng tác tạo ra tính chân thực và hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu góp phần làm sáng tỏ ít nhiều những sáng tạo, những đổi mới về thể loại tiểu thuyết lịch sử trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986.

Nghiên cứu về tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đã có rất nhiều công trình nhưng đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu để thấy được nét riêng phong cách tiểu thuyết lịch sử của bà trong bức tranh chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại thì vẫn còn là một điểm mới mẻ.Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về tiểu thuyết Giàn thiêu trong xu hướng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986. Qua đó thấy được đóng góp của bà đối với tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

2. Lịch sử vấn đề

Võ Thị Hảo là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn thứ hai tiên phong trong công cuộc Đổi mới văn học. Bà được đánh giá là “cây bút sắc sảo và giàu nữ tính”. Khi tiểu thuyết Giàn thiêu ra đời “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân” tiến tới những thành công. Tác phẩm là một bước tiến trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn và được trao giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004. Giàn thiêu đã chinh phục bạn đọc cũng như giới phê bình nghiên cứu bằng ngòi bút tinh tế, sắc sảo, mạnh mẽ và tài hoa. Có lẽ vì vậy mà nghiên cứu về Giàn thiêu có nhiều bài viết, bài báo, và một số công trình nghiên cứu sau :

2.1. Về nghệ thuật

Theo Các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến cùng chung một nhận xét “Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trước hết là một tiểu thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trước hết không phải là một “ truyện lịch sử”, không phải là minh họa lịch sử, mà là một tiểu thuyết tư duy lại lịch sử bằng phương pháp tiểu thuyết”. Hai nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng “ tác giả Võ Thị Hảo đã khá thành công trong cấu trúc của cuốn tiểu thuyết” [78]

2.1.1. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên đã viết trong lời giới thiệu về tiểu thuyết Giàn thiêu: “ văn Võ Thị Hảo không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là những truyện ngắn hay tiểu thuyết mà văn Võ Thị Hảo còn có nhiều hình tượng…đó là lối văn được tác giả thổi linh hồn vào, tạo những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái…”

2.1.2 . Trong bài Tôi biết mình không được phép quay đầu tác giả Thu Hà thực hiện đã viết: kiệt sức hơn hai năm trời cho cuốn tiểu thuyết đầu tay và Giàn thiêu đã không phụ công chị. Mới đây, tác phẩm đã dành được giải thưởng cao của hội nhà văn Hà Nội, được đánh giá là sự kết hợp tuyệt vời giữa chính sử và huyền tích, một sự bứt phá của nữ nhà văn tài năng này. Và nhấn mạnh “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân”.[27]

2.1.3. Bàn về ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây, bài Vấn đề ngôn ngữ trong lịch sử Việt Nam đương đại, tác giả Đỗ Hải Ninh nhận xét:“ Sự thành công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử đương đại là kết hợp được các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo trong một hệ ngôn ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng. Có thể tìm thấy trong nhiều tiểu thuyết dấu ấn của ngôn ngữ nhà Phật, ngôn ngữ của tầng lớp Nho học. Và chỉ ra Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết chồng xếp nhiều lớp trầm tích : lịch sử, tôn giáo, huyền thoại…Bởi vậy ngôn ngữ có cái ảo diệu, mê hoặc mang màu sắc tôn giáo, gần gũi với tín ngưỡng dân gian. Viết về lịch sử thời Lý với nhân vật trung tâm là Từ Lộ ( Từ Đạo Hạnh ) trải qua hai kiếp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023