Kết Cấu Cụm Ngành May Mặc Ở Quảng Đông – Trung Quốc

khoa học, hiện vẫn dẫn đầu với hơn 100 công viên khoa học.29 Những công viên khoa học này là một thành tố chủ chốt trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những công viên này có những đặc tính như: kết nối vận hành với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và những viện giáo dục sau đại học; được thiết kế nhằm khuyến khích sự hình thành và tăng trưởng của các ngành dựa vào trí tuệ hay những công ty bậc ba có giá trị gia tăng cao; có đội ngũ quản lý vững chắc luôn chủ động khuyến khích chuyển giao công nghệ và kinh doanh đến các tổ chức đang thuê công nhân. Những công viên này thực sự là nơi lý tưởng để phát triển các ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn và đã giúp Nhật Bản gia tăng xuất khẩu các mặt hàng này.

Kinh nghiệm thứ hai là Nhật Bản đã thực hiện chiến lược marketing hình tượng rất thành công trong sản phẩm điện tử. Năm 1957, công ty điện tử Nhật Bản Sony cho ra đời radio bán dẫn nhỏ nhất thế giới TR-63 và đã trở thành sản phẩm thành công nhất trên thị trường lúc đó bởi chất lượng cao, độc đáo và có nhiều sản phẩm điện tử dành cho giới chuyên nghiệp. Các sản phẩm của Sony đạt đến vị trí tôn vinh và tạo dựng được uy tín nhờ vào sự hỗ trợ của marketing và quảng cáo ồ ạt chú trọng vào sự xác nhận của người tiêu dùng, khen ngợi tính bền bỉ và chất lượng của các sản phẩm Sony. Nhãn hiệu Sony có uy tín đến mức khi người tiêu dùng đã biết Sony là một công ty Nhật Bản, thì sự tín nhiệm vào hãng Sony lan truyền sang các sản phẩm khác của Nhật. Điều này đã đề cao đáng kể hình ảnh của nước Nhật và các sản phẩm điện tử của Nhật. Về mặt này, Sony đã giúp bán được nhiều nhãn hiệu khác, ngay cả nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, miễn là “Made in Japan”. Có thể nói, từ thành công của Sony, các công ty điện tử của Nhật cũng đã tìm được vị trí cho mình trên thị trường quốc tế. Danh tiếng Nhật Bản gắn liền với hàng điện tử


29 Phillip Kotler (2002), Chương 6: Chiến lược cải thiện địa phương, Chương trình giảng dạy Fulbright tháng 11/2004, trang 18.

không chỉ bắt nguồn từ sản phẩm mà còn từ khả năng tiếp cận, lịch sử và uy tín phục vụ. Những điều này Nhật Bản đã phối hợp làm rất tốt vì thế đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm thứ ba là Nhật Bản thực hiện chiến lược marketing điểm hấp dẫn rất thành công. Nước này xây dựng cho mình các địa phương thành điểm nóng xuất khẩu. Nhiều địa phương đã phản ứng bằng cách tích cực xúc tiến những trung tâm hàng không như là cửa ngõ thương mại và xuất khẩu ví dụ như Tokyo với sân bay Tokyo Narita. Chính phủ Nhật cũng cho thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu Nihon Yushutsunyu như là các định chế tài chính nhằm khuyến khích thương mại và đầu tư nước ngoài, cho các nhà xuất nhập khẩu Nhật cũng như các nước kém phát triển đang nhập khẩu sản phẩm của Nhật vay với lãi suất thấp. Có thể thấy những cách thức marketing này của Nhật giúp lĩnh vực xuất khẩu của nước này phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

3.1.2. Thái Lan


Khi nhắc đến kinh tế Thái Lan, không ai là không nghĩ đến sản phẩm gạo xuất khẩu. Trong phần này, tác giả chỉ xin phân tích một số thành công và nét khác biệt của Thái Lan trong việc tạo dựng thương hiệu cho hạt gạo nước này cũng như đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đó.

Chính sách đẩy mạnh về xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giúp nước này khẳng định được vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu của mình. Với khối lượng gạo xuất khẩu lớn, chiếm tới 30% tổng số lượng gạo xuất khẩu của toàn thế giới đã khiến Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong suốt khoảng thời gian từ giữa những năm 1990 và đến hiện tại vẫn chưa có quốc gia nào chiếm đoạt được vị trí này của Thái Lan. So với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam, Ấn Độ và Hoa Kỳ thì xuất khẩu gạo của

Thái Lan luôn tỏ ra vượt trội cả về chất lượng và giá trị gạo. Trong tổng số gạo xuất khẩu thì gạo chất lượng cao của Thái Lan luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (47.6 %) và luôn được trả giá cao trên thị trường. Trong khi đó nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai là Việt Nam lại chủ yếu xuất gạo loại trung bình. Hơn thế nữa, so với gạo cùng chủng loại thì giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn nhiều so với giá gạo của Việt Nam. Tuy chỉ xếp thứ 6 về sản lượng gạo sản xuất (Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới) nhưng Thái Lan lại là nước xuất khẩu gạo lớn nhất. Sự khác biệt lớn này có được chủ yếu là nhờ vào chính sách xuất khẩu gạo đúng hướng và có hiệu quả của Thái Lan. Trong đó, một phần không nhỏ là có sự đóng góp của chiến lược marketing quốc gia đã tạo dựng nên một thương hiệu gạo Thái chất lượng cao trên thị trường quốc tế.

Trước hết, Thái Lan phối hợp tốt vai trò của các chủ thể trong chiến lược marketing quốc gia đối với sản phẩm gạo xuất khẩu. Nước này đã xây dựng một mạng lưới marketing thông qua các hợp tác xã nông nghiệp, nhóm nông dân và đặc biệt là Tổ chức Thị trường dành cho Nông dân MOF (Marketing Oganization for Farmers) để phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hệ thống phân phối thóc được chia ra làm hai cấp: cấp địa phương và cấp chợ tập trung. So với các nước khác, hệ thống phân phối của Thái Lan đem lại hiệu quả hơn nhiều. Có được sự hiệu quả đó là do có khoảng thời gian một tháng giữa các vụ diễn ra việc lưu kho và bán sỉ. Khoảng thời gian này là một phần của chính sách gạo Thái, là một quy tắc cần thiết khi tham gia và thương mại quốc tế mặt hàng gạo. Nhờ có khoảng thời gian này, yếu tố mùa vụ không làm giá cả lên xuống thất thường. Vì thế, giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn so với các nước khác do chủ động được thời gian bán ra thị trường. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người dân đã giúp cho xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng đầu thế giới cả về sản lượng, giá trị và chất lượng gạo.

Kinh nghiệm thứ hai của Thái Lan là nước này đã áp dụng thành công chiến lược marketing hình tượng đối với sản phẩm gạo. Chính phủ Thái Lan phát động chiến dịch để gạo và các sản phẩm làm từ gạo trở thành thực phẩm quốc gia. Nước này chủ trương tăng cường sử dụng gạo và các sản phẩm làm từ gạo cho bữa ăn sáng ở bệnh viện, tàu hỏa, xe buýt du lịch và máy bay, tổ chức triển lãm gạo quốc tế ở Thái Lan hàng năm, thiết kế thực đơn thức ăn làm từ gạo cho các nhà hàng ăn Thái ở nước ngoài. Từ đó, hạt gạo Thái có thể chen chân được vào nhiều nơi, hình ảnh gạo Thái trở nên rõ ràng hơn, chân thật hơn và được nhiều người biết đến hơn. Hình tượng đất nước Thái Lan gắn liền với hình ảnh của hạt gạo. Điều này tạo nên sự phát triển bền vững cho gạo xuất khẩu nước này.

Kinh nghiệm thứ ba đó là Thái Lan đề ra mục tiêu rõ ràng và thực hiện đúng theo mục tiêu đó. Thái Lan luôn đặt mục tiêu chất lượng gạo lên hàng đầu nhằm tạo dựng niềm tin vững bền trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nước này quan tâm tới việc nghiên cứu các giống lúa mới chất lượng cao, cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào trồng lúa, phân vùng trồng từng loại lúa theo các giống lúa khác nhau nhằm tăng cường chất lượng và đặc tính của từng giống lúa để phù hợp với nhu cầu của thị trường gạo trong nước và quốc tế. Chính những chính sách này đã khiến cho gạo Thái Lan luôn có chất lượng tốt và được nhiều thị trường ưa chuộng lựa chọn.

Kinh nghiệm thứ tư là Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hóa và đã bảo vệ thành công cho sản phẩm gạo xuất xứ Thái Lan. Nước này rất chú trọng đến việc thiết kế và làm bao bì đa dạng, bắt mắt và có thể sử dụng được lâu dài. Bao bì chứa gạo của Thái Lan có nhiều kích thước và hình dạng, có thể nhận biết được dễ dàng địa phương sản xuất ra sản phẩm. Bao bì được làm từ các vật liệu ở địa phương và thiết kế như là những món quà hay đồ lưu niệm. Loại bao này được thiết kế cẩn thận có thể bảo quản được chất lượng của gạo và các sản phẩm gạo khác trong thời gian dài.

Với chiến lược marketing rất riêng trên, Thái Lan đã thu được nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gạo. Thành công không chỉ thể hiện là kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của nước này, mà hơn thế nữa, đó còn là thành công trong việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo cho mình. Thế giới nhắc đến Thái Lan là nhắc đến sản phẩm gạo. Thương hiệu gạo Thái luôn được đánh giá cao, là sản phẩm có chất lượng tốt trên thị trường gạo thế giới.

3.1.3. Trung Quốc


Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy, trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới từ năm 2007.30 Tìm hiểu về Trung Quốc, tác giả xin được phân tích một số nét riêng trong chiến lược marketing quốc gia cho lĩnh vực dệt may nước này.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tốc độ xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tăng rất nhanh, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đạt 147 tỷ USD, chiếm 30% tổng thị phần xuất khẩu dệt may của thế giới.31 Các sản phẩm dệt may Trung Quốc được biết đến nhờ giá rẻ vì thế hàng dệt may của nước này đã tràn lan khắp các thị trường của nhiều nước như: Mỹ, châu Âu… Việt Nam mặc dù là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhưng cũng bị thống trị bởi các sản phẩm dệt may “Made in China” này. Sức mạnh của hàng dệt may Trung Quốc không chỉ nằm ở chi phí tiền lương thấp vì trên thực tế đây không phải là nước trả tiền công thấp nhất khu vực. Sức mạnh của Trung Quốc chính là chi phí tính trên đơn vị sản phẩm thấp nhờ vào năng suất cao và nền kinh tế điều hòa tốt.



30 Xuân Hòa, 15/01/2009, Kinh tế Trung Quốc đứng thứ ba thế giới từ năm 2007, http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2009/01/3BA0A75A/.

31 M.Hà, 14/06/2007, Hàng dệt may Trung Quốc sẽ chuyển sang thị trường ASEAN và châu Phi,

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2007/6/105433/.

Kinh nghiệm đầu tiên đó là Trung Quốc xây dựng rất nhiều điểm hấp dẫn nhằm thu hút phải triển ngành dệt may. Ở nước này, các cụm ngành may mặc được hình thành nên rất thuận tiện cho quá trình sản xuất cũng như phân phối sản phẩm dệt may. Có thể lấy ví dụ như cụm ngành may mặc Quảng Đông. Cụm ngành này tập trung rất nhiều trung tâm dệt may của Trung Quốc, hàng năm xuất khẩu hàng may mặc 11,8 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 20% giá trị hàng xuất khẩu dệt may của cả nước này. Cụm ngành có thể hiểu là một nhóm

các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng tập trung gần nhau tại một vùng địa lý, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ.32 Cụm ngành may mặc ở Quảng Đông được cấu thành như hình dưới.(Biểu đồ 5)

Mạng lưới nguyên liệu (bông, len, lụa)

Mạng lưới phụ kiện (Dệt, nhuộm)

Doanh nghiệp may mặc

Mạng lưới xuất khẩu (Công ty có thương hiệu, DN XNK, phân phối)

Mạng lưới bán lẻ


Cụm ngành máy móc thiết bị năng


Cụm ngành hóa chất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 10

Tài chính: Vốn trong nước +

FDI




Trường đào tạo công nhân kỹ




Trường quản trị kinh doanh


Trường thiết kế


Thiết bị may




Cụm ngành da giày


Sơ đồ 5: Kết cấu cụm ngành may mặc ở Quảng Đông – Trung Quốc



thời trang

Cơ quan QLNN

Hiệp hội dệt may


Cụm ngành vận




Cụm ngành thương mại XNK


(Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright).


32 Nguyễn Xuân Thành (2006), Phát triển các cụm ngành kinh tế, Chương trinh giảng dạy kinh tế Fulbright.

Hình thành các cụm ngành dệt may như thế này đã thúc đẩy năng suất gia tăng; tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch vụ và nguyên liệu chuyên biệt; tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành; tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất lượng trên cơ sở so sánh với các đối thủ trong cụm ngành; thúc đẩy đổi mới do giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới trước sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước –khâu sau; và cuối cùng là thúc đẩy thương mại hóa. Tóm lại, lợi ích then chốt của cụm ngành công nghiệp là đồng thời tăng cạnh tranh, tăng hợp tác, và tạo tác động lan tỏa. Từ đó mà giá cả sản phẩm dệt may của Trung Quốc luôn giữ ở mức thấp, khó có quốc gia nào vượt mặt nổi Trung Quốc nếu so về giá. Như vậy, chiến lược marketing điểm hấp dẫn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may nói chung và lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng này nói riêng.

Kinh nghiệm thứ hai đó là Trung Quốc cũng rất chú trọng việc mở rộng thị trường xuất khẩu ra khắp thế giới, quan tâm tới xây dựng thương hiệu mang xuất xứ “Made in China” và biết tận dụng tối đa những thuận lợi của đất nước để phát triển ngành dệt may nhanh chóng. Công ty Esquel Group trụ sở Hồng Kông là một ví dụ. Công ty này đã mở rộng thị trường xuất khẩu ở khắp châu Á bằng cách sản xuất ra hàng may mặc xuất khẩu có chất lượng tầm cỡ thế giới. Công ty này đã rất tích cực trong việc tạo ra một hình tượng mạnh mẽ trong số các nhà bán sỉ với những nhãn hiệu của Trung Quốc, Malaysia, Philippines. Đặc biệt, Esquel đã khai thác cẩn thận thương hiệu Trung Quốc trên toàn thế giới. Công ty này cũng thành công khi mang hoạt động sản xuất hiện đại đến những vùng hẻo lánh như tỉnh Tân Cương phía Bắc Trung Quốc. Đất rẻ, nhân công rẻ, việc làm có chất lượng, lực lượng lao động có tay nghề cao và có khả năng thích ứng và những yếu tố khác đã đặt Trung Quốc vào một vị trí đáng ganh tị. “Vào một ngày bất kỳ Trung Quốc có

thể trở thành nơi sản xuất tốt nhất trên thế giới,” Surinder Chhibber nhà quản lý cao cấp của Esprit, công ty may mặc khổng lồ trên thế giới, cho biết. “Họ có nhân lực, kỹ năng và bí quyết để làm điều đó.” Ngay cả những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Esprit, Benetton và Calvin Klein, cũng chọn Trung Quốc làm nơi sản xuất không chỉ vì giá nhân công rẻ mà còn do chất lượng lao động tốt hơn. Ngày nay, mác của rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đều ghi “Sản xuất tại Trung Quốc” với những lý do xác đáng.33 Chính vì vậy, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc luôn giữ vị trí top đầu thế giới và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước này.

3.1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Qua tìm hiểu một số ví dụ điển hình về chiến lược marketing quốc gia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ở trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc tìm ra lối đi cho lĩnh vực xuất khẩu của nước mình cũng như cho việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia trong lòng người tiêu dùng thế giới.

Áp dụng chiến lược marketing cơ sở hạ tầng


Cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ cao. Nhật Bản trở thành đất nước nổi tiếng với sản phẩm điện tử cũng bởi đã xây dựng cho mình cơ sở hạ tầng tốt và marketing thu hút các doanh nghiệp đến đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này từ rất lâu. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thiếu thốn, chất lượng kém đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của nước ta. Chính vì thế, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Các ngành đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhiều. Do đó, nếu Việt

33 Phillip Kotler (2002), Chương 3: Các địa phương tiếp thị mình như thế nào, Chương trình giảng dạy Fulbright 11/2004, trang 17.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí