Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 12

không thể thích làm gì thì làm để rồi xây rồi lại phá, gây lãng phí mà cần phải có tầm nhìn và chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng trong dài hạn.

Các dịch vụ công cơ bản

Các quốc gia muốn thành công trên con đường phát triển và tìm chỗ đứng trên thế giới không chỉ đòi hỏi thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt mà còn cần đòi hỏi các dịch vụ công cộng có hiệu quả. Dịch vụ công nghèo nàn, đặc biệt là về giáo dục và an ninh trật tự có thể đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết. Trái lại, quốc gia có các dịch vụ công chất lượng cao với các hoạt động khuyến trương hiệu quả sẽ là một trong những nét hấp dẫn hàng đầu của quốc gia.

Khả năng thu hút và duy trì hoạt động kinh doanh của một quốc gia sẽ bị suy giảm khi nó nổi tiếng là nơi có tỷ lệ tội phạm cao hay trường học có chất lượng kém. Đây là những vấn đề người ta nghĩ đến trước nhất khi họ nghĩ đến việc có nên tới du lịch hay đầu tư vào quốc gia bạn hay không. Trong quá khứ, kinh doanh thường đổ về những nơi có thuế thấp và chỉ có một vài dịch vụ. Hiện tại, kinh doanh tập trung vào những nơi có vị trí gần các tuyến giao thông và những nơi cung cấp nhiều dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Các nhà đầu tư không thể nào yên tâm sản xuất và dám đầu tư quá lớn vào một quốc gia có tình trạng an ninh kém, luôn xảy ra bạo động được. Vì thế, Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa các dịch vụ công. Nước ta nhìn chung có tình hình an ninh chính trị ổn định bậc nhất trên thế giới nhưng về giáo dục cũng như giao thông công cộng thì vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải làm. Trong vấn đề này, vai trò của chính quyền Nhà nước là rất quan trọng. Các nhà marketing quốc gia có toàn quyền hạn chế hay phát huy các dịch vụ công chủ chốt cho ngày càng hấp dẫn hơn. Thế nhưng, tất cả các nước đều phải đổi mặt với những hạn chế về nguồn lực liên quan đến khả năng ngân sách của Nhà nước, giới hạn thuế và nguyện vọng

của công chúng. Chất lượng của các dịch vụ công cộng này phụ thuộc vào mức độ các nguồn lực và mức độ hiệu quả của việc sử dụng chúng.

Các nhà marketing quốc gia ngày nay đang cạnh tranh mạnh mẽ trong vấn đề tiếp cận và thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao về đất nước mình làm việc. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng những đòi hỏi này phụ thuộc vào việc quốc gia đó sẽ đầu tư bao nhiêu cho hệ thống giáo dục. Nguồn nhân lực cũng có tác động lớn tới quyết định đầu tư hay không của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Địa phương mà các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào phải có sẵn nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của họ. Giáo dục các cấp của nước ta còn quá tập trung vào lý thuyết suông dẫn đến người lao động thiếu kinh nghiệm thực hành khi bắt tay vào công việc. Trong giai đoạn tới, chương trình giáo dục các cấp cần phải có những thay đổi tích cực theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai.

Tạo nên nét khác biệt với các quốc gia khác

Để có thể lôi kéo và giữ chân du khác và các nhà đầu tư, chúng ta cần phải tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy cho quốc gia mình. Có nhiều địa phương hay thành phố cứ na ná giống nhau, sẽ không thể tạo được ấn tượng mới lạ trong lòng du khách hay những nhà kinh doanh lần đầu tới đây. Vì thế, cơ hội để họ quay trở lại lần thứ hai là rất ít.

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thuận lợi để tạo nên sự khác biệt với các nước khác. Chúng ta có những cao nguyên với màu đất, mùi đất khác biệt từ đó cũng tạo nên hương vị cà phê khác cà phê của những nước khác. Chúng ta có những bãi tắm đẹp, có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử đặc trưng. Những điều này chỉ Việt Nam có. Thế nhưng làm thế nào để cho khách hàng nhận biết được sự khác biệt này? Đó lại còn phụ thuộc vào chiến lược quảng bá hình tượng của nước ta nữa.

3.2.2.2. Chiến lược quảng bá quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Trong giai đoạn 2011–2015, cả bốn chiến lược marketing quốc gia cần phải tiếp tục được duy trì và đầu tư thực hiện nhiều hơn.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 12

Quảng bá hình tượng quốc gia


Việt Nam cần phải tạo dựng cho mình một hình tượng tích cực và nổi bật. Các thành phố và địa phương khác cũng cần xây dựng cho mình một hình tượng riêng, góp phần làm tăng giá trị hình tượng đất nước hơn. Việt Nam được nhiều quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Nam Phi, Italia… coi là cửa ngõ để vào thị trường Đông Nam Á.37 Vì thế, nước ta có thể sử dụng hình tượng "Việt Nam – cửa ngõ vào Đông Nam Á" để thu hút các nhà đầu tư. Câu khẩu hiệu này nêu bật được hình tượng về một quốc gia sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tiếp cận thị trường đang phát triển năng động và đầy tiềm năng ở châu Á – đó là Đông Nam Á.

Việc phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia phải gắn liền với xây dựng hình tượng của quốc gia đó. Khi đã tìm cho mình được một hướng đi, một hình tượng cụ thể thì việc đề xuất các phương án phát triển kiến trúc, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công hay các điểm hấp dẫn sẽ dễ dàng và thống nhất hơn. Ngược lại, phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia đúng hướng cũng sẽ củng cố hình tượng của quốc gia trong tâm trí khách hàng.

Khi đã xác định được hình tượng cho mình, nước ta cùng với các địa phương cần phải tích cực quảng bá hình tượng đó thông qua các phương tiện



37 Hương Lan, 24/03/2010, Pháp coi Việt Nam là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á, http://vietnamnet.vn/chinhtri/201003/Phap-coi-Viet-Nam-la-cua-ngo-tien-vao-Dong-Nam-A-900518/.


Thông tấn xã Việt Nam, 26/01/2007, Việt Nam là cửa ngõ để Italia vào Đông Nam Á, http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Viet-Nam-la-cua-ngo-de-Italia-vao-Dong-Nam-A/65081381/96/

thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet… Mỗi ngành của nước ta, mỗi tỉnh thành của nước ta đều đã xây dựng được website riêng cho mình nhưng nhìn chung vấn đề cập nhật thông tin còn kém. Hơn thế nữa, không nhiều địa phương đã sử dụng công cụ marketing này hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh của mình.

Vai trò của Cục xúc tiến thương mại và các trung tâm xúc tiến thương mại cần được áp dụng triệt để hơn nữa. Những tổ chức này là đầu tàu trong việc đề ra các phương thức quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với các nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch cũng như thi trường xuất khẩu và dân cư.

Quảng bá điểm hấp dẫn


Quảng bá hình ảnh chung của quốc gia là chưa đủ để làm tăng tính hấp dẫn quan trọng của quốc gia đó. Nước ta còn cần phải đầu tư quảng bá cho các điểm hấp dẫn cụ thể. Mỗi địa phương cần phải tự tìm hiểu và quyết định xem nên chọn cái gì là điểm hấp dẫn đặc trưng của mình và lấy nó làm trọng tâm để đầu tư quảng bá, tiếp thị. Có thể lấy ví dụ như ở miền Nam tập trung quảng bá cho đổng bằng sông Cửu Long phát triển ngành sản xuất lúa gạo và thực phẩm, Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, Khánh Hòa với Nha Trang vừa có thể phát triển du lịch, vừa phát triển ngành nuôi trồng, săn bắt và chế biến thủy hải sản. Để làm tăng tính hấp dẫn của một địa phương, một chiến lược thường được áp dụng phổ biến là xây dựng các trung tâm hội nghị triển lãm. Trung tâm triển lãm ở Đồ Sơn – Hải Phòng đã góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương này.

Có nhiều cách để quảng bá các điểm hấp dẫn. Chúng ta có thể quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, và đặc biệt là internet. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, quảng cáo qua website đã rút ngắn khoảng cách giữa địa phương và những người quan tâm tìm hiểu. Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải có sự phối hợp quảng bá chặt

chẽ giữa địa phương với quốc gia để tạo sự thống nhất trong hành động. Chúng ta đã chưa làm tốt vấn đề phối hợp này ở giai đoạn trước dẫn đến hiệu quả chưa được cao. Bên cạnh đó, một lần nữa vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư cần được phát huy hơn nữa. Các tổ chức này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp, giữa địa phương và khách hàng, tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ, giới thiệu những ưu đãi về đầu tư với các nhà đầu tư tiềm năng…Tất cả đều nhằm mục đích là đưa hình ảnh của địa phương, của Việt Nam đến với các nhà đầu tư nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Quảng bá cơ sở hạ tầng


Cơ sở hạ tầng tốt sẽ là yếu tố làm cho hình ảnh và sức hấp dẫn của quốc gia tăng lên. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không chỉ cần thiết cho phát triển kinh tế, giao thương buôn bán mà còn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp và các vấn nạn xã hội khác.

Trong cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc được quan tâm nhất. Hệ thống giao thông thông suốt, thông tin liên lạc dễ dàng, công nghệ thông tin phát triển là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư. Nước ta đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể phục vụ cho phát triển tuy nhiên còn nhiều điều phải làm trong giai đoạn tới này. Tình trạng quá tải ở các thành phố lớn đòi hỏi Nhà nước ta phải có chính sách xây dựng thêm các khu đô thị mới, các chung cư, hệ thống điện nước, mạng lưới phân phối hàng hóa, trường học, bệnh viện… nhằm cải thiện tình hình này. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của nước ta còn thấp kém và cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới.

Quảng bá con người


Sử dụng hình ảnh con người là một tiếp cận chiến lược của marketing quốc gia. Nền văn hóa đa dân tôc của Việt Nam cũng có thể là một yếu tố thu hút du khách và nhân công đến làm việc. Nước ta cần áp dụng chiến lược

quảng bá con người này nhiều hơn nữa bởi nếu chiến lược này được thực hiện khéo léo và thành công sẽ tạo nên tác động rất lớn đến những khách hàng của địa phương. Ngày nay, nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, không thiếu gì những gương trong lao động sản xuất, những vị lãnh đạo tận tâm hay các nhân tài cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, sử dụng họ như thế nào để hiệu quả, thì nước ta cũng cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa. Hay như thông qua các bài báo, bài phát biểu của những người đã từng đến Việt Nam sống, làm việc và đầu tư sẽ có tác động tích cực tới những ai đang có ý định hoặc chưa có ý định đến với Việt Nam. Vì vậy, chiến lược quảng bá này cần phải được khai thác nhiều hơn nữa.

Như vậy, cả bốn chiến lược marketing đều đã được triển khai ở nước ta nhưng nhìn chung các chiến lược chưa được thực thi đồng bộ, chưa có sự phối hợp hài hòa nên hiệu quả nó mang lại chưa thực sự cao. Tùy từng địa phương, tùy từng ngành mà chúng ta cần phải chọn một chiến lược marketing riêng làm đầu tàu để chú trọng đầu tư thực hiện nhiều hơn. Ví dụ như với ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao thì chiến lược quảng bá cơ sở hạ tầng phải được coi trọng hơn cả. Với vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chiến lược quảng bá điểm hấp dẫn và con người lại phải được đặt cao hơn. Xây dựng nước ta thành một nơi có khả năng phát triển tốt chưa đủ, thêm vào đó cần phải có chiến lược quảng bá Việt Nam ra thế giới để thế giới có thể biết đến Việt Nam nhiều hơn. Có như vậy, Việt Nam mới có thể thu hút được đầu tư nhiều hơn, và phát triển lĩnh vực xuất khẩu nhanh hơn, đa dạng hơn. Thương hiệu Việt Nam và sản phẩm Việt Nam sẽ dần được người tiêu dùng biết đến, nhớ đến và dùng đến.

3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing quốc gia cho lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam‌

3.3.1. Mục tiêu


Hoạt động marketing quốc gia phải theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả nhằm thúc đẩy việc phát triển xuất khẩu. Chiến lược marketing quốc gia tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ba thị trường: đầu tư, du lịch và cư dân, chiến lược marketing quốc gia còn hướng tới nhằm phát triển lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Vì thế, các hoạt động marketing quốc gia cần phải tạo hiệu quả lớn hơn nữa nhằm phát triển lĩnh vực này xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam.

Chiến lược marketing quốc gia phải góp phần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các mặt hàng chủ lực của nước ta hiện nay bao gồm: dệt may, thủy sản, cao su, cà phê, gạo… Vì thế, Việt Nam cần tập trung marketing hướng vào những ngành này nhiều hơn, tạo chỗ đứng cho các sản phẩm thế mạnh này bằng thương hiệu và chất lượng. Xuất khẩu phát triển sẽ tạo nguồn thu lớn giúp nước ta có đà phát triển sang các lĩnh vực khác.

3.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chiến lược marketing quốc gia cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta

Trong phần này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp mà tác giả cho là cơ bản và cần thiết hơn cả để góp phần làm tăng hiệu quả của chiến lược marketing quốc gia đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

3.3.2.1. Nhà nước, cộng đồng kinh doanh và người dân cùng hợp tác với nhau trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm tăng cường cơ hội xuất khẩu.

Chủ thể thực hiện chiến lược marketing quốc gia chính là Nhà nước, cộng đồng kinh doanh và người dân. Chính vì vậy, ba chủ thể này cần phối hợp với nhau trong việc xây dựng chiến lược marketing quốc gia để tăng cường cơ hội xuất khẩu. Đứng ở mỗi góc độ, mỗi vai trò sẽ nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cũng sẽ có những quan điểm khác nhau. Nếu Nhà nước đưa ra chính sách không tham khảo ý kiến của doanh nghiệp rồi thực hiện thì chiến lược marketing quốc gia có thể sẽ đi sai hướng mà không hiệu quả. Như vậy, chiến lược marketing quốc gia dù có làm cũng không mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, từ đó còn ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước. Chiến lược marketing quốc gia Nhà nước xây dựng nên cần phải thông qua ý kiến của các doanh nghiệp, cũng như thông báo tới đông đảo công chúng biết thì mới khả thi và được mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hưởng ứng tham gia. Điều này chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả tổng cao hơn hẳn bởi có yếu tố đoàn kết, nhất quán của cả dân tộc và sự phù hợp của chiến lược marketing với cả nước. Hơn thế nữa, khi chiến lược marketing quốc gia được xây dựng dựa trên ý chí của nhiều tầng lớp, nhiều thành phần trong xã hội thì việc thực thi chiến lược marketing này sẽ thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình cũng như tham gia tích cực hơn của mọi người. Vì vậy, chiến lược marketing quốc gia sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022