Hoạt Động Marketing Quốc Gia Trong Một Số Ngành Xuất Khẩu Chủ Yếu Của Nước Ta

quốc BP (Việt Nam) cho biết, tính đến nay BP đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm. Mặc dù mới sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm, nhưng ông có thể cảm nhận được sự đổi thay từng ngày của Việt Nam - một sự đổi thay tích cực. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thêm nhiều năm nữa. Một ví dụ nữa đó là công ty Sinopharm của Trung Quốc đã thành lập công ty liên doanh ở Việt Nam nhiều năm nay. Ông Lý Chí Tân, Phó Tổng giám đốc Sinopharm, cũng đã nói tốt về thị trường Việt Nam “Chúng tôi muốn đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam bởi Việt Nam là một thị trường rộng lớn, người dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Chúng tôi mong muốn được xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất tại Việt Nam.” Những ý kiến nhận xét tích cực của những nhà đầu tư sống và làm việc lâu năm ở Việt Nam như hai ví dụ ở trên sẽ có sức thuyết phục lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang và chưa có ý định đầu tư vào nước ta.‌

Marketing dựa vào người nổi tiếng cũng chưa được khai thác sử dụng ở nước ta.

2.3. Hoạt động marketing quốc gia trong một số ngành xuất khẩu chủ yếu của nước ta

2.3.1. Hàng nguyên liệu xuất khẩu


Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta thì mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn qua nhiều năm. Năm 2007, trên 60% giá trị kim ngạch là mặt hàng xuất khẩu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Nước ta đang cố gắng chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng của nhóm hàng này nên các hoạt động marketing quốc gia đối với hàng nguyên liệu xuất khẩu không nhiều lắm. Trong nhóm ngành này, tác giả chỉ phân tích hoạt động marketing với một mặt hàng tiêu biểu đó là dầu thô.

Kể từ năm 1986 - thời điểm tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ đến nay, hàng năm ngành dầu khí đã đóng góp khoảng 20% vào GDP và 30% vào tổng thu ngân sách của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu toàn tập đoàn chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.23 Như

vậy có thể nói ngành dầu khí có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều thông tin về sản phẩm & dịch vụ, các hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, các hoạt động về an toàn – sức khỏe – môi trường của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam qua website cổng thông tin của tập đoàn. Hình ảnh của tập đoàn vì thế cũng được biết đến rõ nét, gần gũi hơn. Vào ngày 12/9/2009, Hội Dầu khí Việt Nam chính thức ra đời. Hội Dầu khí là tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp đoàn kết những người đã và đang công tác khoa học, kỹ thuật trong ngành dầu khí để duy trì, phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, góp phần xây dựng phát triển ngành dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam. Trang web này cung cấp rất nhiều thông tin về giao thương, chào bán, chào mua, đầu tư, tình hình xuất nhập khẩu, ... đã giúp cho những khách hàng, các nhà xuất nhập khẩu ở các nước trên thế giới có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về các sản phẩm dầu khí của nước ta, giúp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Cách thức marketing thời công nghệ số này giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, phá bỏ rào cản về khoảng cách giữa các nước, giữa các doanh nghiệp trên thế giới.

Thông qua các hội thảo trong nước và quốc tế về năng lượng, Việt Nam đã mang hình ảnh về đất nước có giàu tiềm năng phát triển ngành dầu khí đến với thế giới. Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị APEC lần thứ 14 vào năm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

23 Mỹ Hạnh, 20/01/2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam vinh dự đón nhận danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới, http://www.molisa.gov.vn/others/faq/faqdetail/tabid/211/newsid/41117/seo/TAP-DOAN-DAU-KHI-VIET-NAM-VINH-DU-DON-NHAN-DANH-HIEU-ANH-HUNG-THOI-KY-DOI-MOI/language/vi-

VN/Default.aspx.

2006 và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Suốt quá trình Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC 14 diễn ra và kết thúc thành công, rất nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã có bài ca ngợi về Việt Nam. Đặc biệt, thông điệp "Việt Nam, một đất nước giàu tiềm năng, một môi trường giàu cơ hội đầu tư và kinh tế Việt Nam đang có những bước nhảy vọt" là nội dung chính của những bài viết này. Với tựa đề “Việt Nam, APEC và hơn thế nữa”, bài xã luận của báo Dân tộc (Thái Lan) phát hành ngày 20/11, khẳng định: Hội nghị cấp cao Hà Nội của Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là giá trị thật sự của những cuộc gặp gỡ quan trọng, đã tạo ra những cơ hội tiếp xúc và thảo luận song phương giữa những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của 21 nền kinh tế thành viên. Ở đây, những cuộc gặp song phương và đa phương đã cho thấy hình ảnh một đất nước Việt Nam năng động, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội làm ăn mới cho Việt Nam nói riêng và nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Bài báo còn nêu rõ, nước chủ nhà Việt Nam đã sử dụng hiệu quả diễn đàn APEC này để thể hiện sự phát triển kinh tế nhanh

chóng của mình. 24Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cũng vừa đăng bài

viết nhan đề “Việt Nam ngày càng đĩnh đạc tự tin”. Ngoài ra còn có hãng thông tấn BBC của Anh, báo Toàn cảnh Frankfurt của Đức, hãng truyền thông AFP của Pháp cũng không ngớt lời ca ngợi về sự thành công của hội nghị APEC. Việt Nam vì thế mà đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư về một Việt Nam còn giàu tiềm năng phát triển trong ngành dầu khí và nhiều lĩnh vực khác nữa. Một ví dụ nữa đó là ngày 20/8/2009, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã tổ chức hội thảo quốc tế “Quy hoạch và Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho biết: Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi


24 Giang Oanh, 21/11/2006, Báo chí nước ngoài ca ngợi về thành công của APEC 14: Việt Nam, điểm đến đầy hấp dẫn, http://www.chinhphu.vn/pls/portal/PLSQL_PROVIDER.UTILS.print_preview?p_itemid= 1747 74&p_siteid=33&p_pageid=128127&p_dad=portal&p_schema=PORTAL&p_persid=.

tốt nhất cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào công trình năng lượng. Trong thời gian tới, chiến lược phát triển năng lượng được thực hiện bằng các chính sách hợp tác quốc tế về xuất nhập khẩu năng lượng; phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo; cải cách cơ

cấu tổ chức ngành năng lượng, hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.25 Với những hội thảo như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tin tưởng đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu về lĩnh vực năng lượng vào nước ta hơn, trong đó có dầu khí. Các Hội thảo và Hội chợ, Triển lãm Quốc tế về Năng lượng (VE Expo 2007, 2008, 2009) đã

tạo ra cơ hội cho các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường phát triển, tiêu thụ sản phẩm năng lượng. Điều này góp phần không nhỏ vào chiến lược marketing quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng dầu khí này, từ đó đã giúp xuất khẩu dầu khí gia tăng cả về số lượng và giá trị qua các năm.

2.3.2. Hàng sơ chế xuất khẩu


Cũng giống như nhóm hàng nguyên liệu, nhóm hàng này đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng sơ chế xuất khẩu chủ yếu thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp như: gạo, cao su, thủy hải sản sơ chế… Các mặt hàng này là thế mạnh của nước ta nhưng do chỉ xuất khẩu dưới dạng sơ chế nên nguồn thu cũng bị giảm đáng kể và nhìn chung là chưa xứng đáng với tiềm năng dồi dào của nước ta. Điều này là do chúng ta chưa có thương hiệu riêng cho mình. Các sản phẩm sơ chế này được bán cho các nhà nhập khẩu, sau đó các nhà nhập khẩu mới đóng gói, gắn mác của họ vào và bán cho người tiêu dùng với giá cao hơn hẳn. Thiệt thòi không chỉ là về doanh thu xuất khẩu mà còn cả về thương hiệu, dẫn đến tình trạng là


25 Nguyễn Mạnh, 21/08/2009, Hội thảo về quy hoạch và chiến lược phát triển năng lượng, http://vneconomy.vn/20090821014441520P0C5/hoi-thao-ve-quy-hoach-va-chien-luoc-phat-trien-nang-luong.htm.

hàng Việt Nam có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới nhưng không có mấy ai biết chính mình đang dùng hàng Việt Nam. Vì vậy, chiến lược marketing quốc gia trong ngành hàng này cũng được quan tâm hơn cả.

Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả chỉ xin phân tích hoạt động marketing cho mặt hàng gạo sơ chế xuất khẩu.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những mặt hàng có giá cả không ổn định nhất trong giỏ hàng xuất khẩu của nước ta. Sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của nước ta có xu hướng tăng qua các năm. Nhìn vào biểu đồ bên dưới, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000, nhưng có biến động trong giai đoạn này. Năm 2008, sản lượng gạo đạt 4,65 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 2009 đạt lớn nhất từ trước tới nay, lên tới 6,025 triệu tấn. Tuy nhiên, giá trị gạo xuất khẩu gạo năm 2009 chỉ đạt 2,7 tỉ USD, thấp hơn con số 2,9 tỉ USD của năm 2008. Từ đó có thể thấy giá gạo xuất khẩu của nước ta không ổn định, nhìn chung còn thấp. ( Biểu đồ 2)

Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2000 – 2009



Nguồn Tác giả tự tổng hợp từ các website www vietfood org vn www vneconomy vn 1


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các website www.vietfood.org.vn, www.vneconomy.vn, www.thitruongvietnam.com.vn, …)

Thông tin về nông sản Việt Nam, thông tin về thị trường và biến động giá gạo thế giới được Bộ Công Thương cập nhật trên website của Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (Viettrade.gov.vn) và Cổng Thông tin Xuất khẩu Việt Nam (ngoaithuong.vn). Từ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước có phản ứng nhanh chóng và phù hợp trước những biến động trên, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo tránh được những tổn thất và thu được lợi nhuận cao hơn. Trang web Cổng Thông tin Xuất khẩu Việt Nam vnex.com.vn giới thiệu đầy đủ và cập nhật về các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tiềm năng xuất khẩu, thương mại và đầu tư của Việt Nam và 63 tỉnh/thành phố trên cả nước (do 63 Sở Công Thương duy trì, cập nhật). Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu gạo Việt Nam có thể tìm hiểu dễ dàng thông tin về loại gạo, các nhà xuất khẩu gạo của nước ta từ đó mà vấn đề giao thương buôn bán cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, đây là cổng thông tin trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam nên các doanh nghiệp có thể hoàn toàn tin tưởng được vào nội dung thông tin được cung cấp. Trang web cũng được viết bằng tiếng Anh giúp các doanh nghiệp nhập khẩu gạo nước ngoài có thể hiểu được dễ dàng hơn. Ngoài ra, các website của Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng góp phần không nhỏ trong việc định vị thương hiệu cho lúa gạo nước ta và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.


Năm 2009, nước ta tổ chức Festival lúa gạo Việt Nam lần đầu tiên tại Hậu Giang đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế. Festival là một hình thức tổ chức phối hợp, là điểm đến, là chiếc cầu nối cho những suy nghĩ, những sáng kiến, những ước mơ về lúa gạo Việt Nam góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu lúa gạo Việt Nam, làm cho hạt gạo Việt Nam có tính cạnh tranh ngày càng cao. Với chủ đề vì sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Festival được tổ chức, thu hút nhiều tỉnh, thành phố và các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngành lúa gạo và phục vụ nhu cầu sản xuất lúa gạo cả nước tham gia. Festival sẽ có

sự tham dự của đại diện Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhiều nước có quan hệ mua bán lúa gạo với Việt Nam, đến giới thiệu về kỹ thuật sản xuất lúa gạo, tham dự hội thảo, tham quan, tìm hiểu cây lúa nước, tìm hiểu thị trường và ký kết mua bán. Có nhiều hoạt động đan xen diễn ra liên tục trước trong và sau thời gian chính thức diễn ra Festival, nhiều cơ quan văn hóa truyền thông uy tín làm bảo trợ thông tin và tuyên truyền cho Festival như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam... Festival có gần 20 hoạt động và bốn cuộc hội thảo gồm: hội thảo quốc tế “Lúa gạo Việt Nam - Xuất khẩu và Hội nhập”, hội thảo về “Xúc tiến Đầu tư”, hội thảo về “Kinh xáng Xà No - Con đường lúa gạo miền Hậu Giang”, hội thảo về “Cây lúa nước Việt Nam”. Những hoạt động phong phú trên đã làm nên một Festival lúa gạo Việt Nam thành công tốt đẹp dù mới tổ chức lần đầu tiên. Từ đó, mở ra nhiều hướng đi mới cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.


Ngoài ra, chiến lược marketing điểm hấp dẫn cũng được áp dụng trong xuất khẩu gạo. Các vùng trồng lúa với sản lượng và chất lượng cao như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Hậu Giang, Long An, thành phố Hồ Chí Minh…), các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội…) cũng đang ra sức tạo dựng hình tượng tốt đẹp cho mình về tiềm năng phát triển trồng lúa nước. Các điểm này sẽ trở thành những nơi dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và thu hút đầu tư cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu về thu mua, đặt hợp đồng sớm với giá cả ổn định hơn những nơi khác. Điều này giúp cho bà con nông dân có nguồn thu nhập cao và ổn định để tái sản xuất.

Như vậy, mặc dù hoạt động marketing quốc gia cho nhóm hàng sơ chế này không phải là ít nhưng mới chỉ dừng lại ở mục đích là đẩy mạnh xuất khẩu về số lượng trong thời gian trước mắt. Về lâu dài, để tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam, các chiến lược marketing quốc gia cần

phải tập trung nhiều hơn vào việc tạo dựng thương hiệu cho chính sản phẩm của mình, để hàng Việt được mang đúng tên vốn có của nó khi đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.

2.3.3. Hàng gia công xuất khẩu


Đây là nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta tiêu biểu có dệt may, da giầy… Hoạt động marketing quốc gia cho nhóm hàng này cũng được chú trọng hơn trong những năm gần đây. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả đạt được cũng chỉ là sự gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu của ngành hàng gia công. Vấn đề thương hiệu hàng gia công Việt Nam vẫn còn hết sức nan giải. Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả xin phân tích hoạt động marketing cho một mặt hàng tiêu biểu đó là dệt may.

Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.26 Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng

trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Biểu đồ dưới cho ta thấy trong khoảng 10 năm từ năm 2000 tới năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng gần 5 lần và tăng đều qua các năm. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 1,87 tỷ USD nhưng tới năm 2009 thì con số này là 9,1 tỷ USD (Biểu đồ 3).

Dệt may là ngành được thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải kí quyết định “Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010” vào năm 2001.


26 Phước Hà, 04/10/2007, Việt Nam đứng thứ 10 về xuất khẩu dệt may, http://www.vnchannel.net/news/kinh-te/200710/viet-nam-dung-thu-10-the-gioi-ve-xuat-khau-det-may.21564.html.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí