3.3.2.2. Kết hợp marketing địa phương thu hút xuất khẩu với thu hút đầu tư, du lịch và dân cư.
Như trên đã phân tích, hoạt động đầu tư, du lịch, dân cư có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xuất khẩu. Đầu tư tăng, nguồn vốn tăng, nước ta sẽ có thêm nguồn lực phát triển những ngành có thể mạnh xuất khẩu. Từ đó mà đẩy thị trường xuất khẩu đi lên. Có vốn, các doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm công nghệ, phát triển sang những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao từ đó làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng mặt hàng thô, hàng nguyên liệu, gia công và tăng tỉ trọng hàng chất lượng cao. Du lịch phát triển mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh trên thế giới đến tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên nước mình. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng được biết đến nhiều hơn qua con đường du lịch. Từ đó mà cơ hội xuất khẩu cũng tăng cao hơn. Tiếp đến, thu hút nhiều dân cư đến, đặc biệt là những người có trình độ cao, nhân tài sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, công nghệ cũng như kinh doanh phát triển. Muốn phát triển xuất khẩu, chúng ta không chỉ dồn sức toàn bộ cho marketing lĩnh vực xuất khẩu, mà hơn thế, chúng ta cần đẩy mạnh marketing nhằm thu hút đầu tư, du lịch, dân cư. Đây là hiệu quả tác động gián tiếp mà chúng ta có thể đạt được nhờ phát triển các ngành này.
3.3.2.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm.
Nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm là một khâu trong hoạt động marketing cho lĩnh vực xuất khẩu. Nếu bước này làm tốt sẽ tạo nên nhiều cơ hội cho sự thành công của sản phẩm ở thị trường đó. Thương hiệu sản phẩm quốc gia từ đó mà cũng dễ dàng được chấp nhận ở thị trường này. Khi sản phẩm phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng nước đó, thương hiệu sản phẩm trở nên bền vững và đáng tin hơn. Hoạt động xuất khẩu vì thế cũng phát triển và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị.
3.3.2.4. Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng
Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Nếu để các doanh nghiệp tự mình vươn ra thị trường thế giới thì khả năng thành công là rất khó khăn do ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội sẽ là mái nhà che chở, định hướng cho các doanh nghiệp này đi đúng hướng và tự tin hơn khi bước ra một thế giới rộng lớn, cam go hơn rất nhiều. Các hiệp hội này cần phải mở nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm và tìm cơ hội giao thương dễ dàng hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp anh cả trong ngành hàng đó có thể chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết khó khăn giúp các doanh nghiệp nhỏ nhằm phát triển ngành hàng của mình. Như vậy, các hiệp hội ngành hàng này có thể là chủ thể thực hiện chiến lược marketing quốc gia, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm thuộc ngành hàng mình quản lý.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết để thu hút các khách hàng mục tiêu của mình, trong đó có thị trường xuất khẩu. Mỗi quốc gia có các chiến lược marketing riêng cho mình và ứng dụng nó vào phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng. Nhiều nước đã thành công trong việc thực hiện chiến lược marketing quốc gia, đã xây dựng được hình tượng đẹp về đất nước, con người của mình cũng như đã dựng được thương hiệu sản phẩm quốc gia trên thị trường xuất khẩu thế giới như Nhật Bản, Singapore,… Nhận biết được tầm quan trọng đó, Việt Nam cũng đã đề ra và thực hiện chiến lược marketing quốc gia riêng của mình. Nhìn về góc độ nào đó, chiến lược marketing quốc gia này cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước. Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải làm để chiến lược này thực sự mang lại hiệu quả cao hơn.
Qua phân tích hoạt động marketing quốc gia của một số ngành xuất khẩu tiêu biểu, tìm hiểu việc thực hiện các chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010, có một điều có thể dễ nhận thấy rằng, nước ta cũng như các doanh nghiệp trong nước ngày càng quan tâm tới việc thực hiện hoạt động marketing quốc gia một cách tích cực hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hình tượng đậm nét riêng cho mình, vẫn còn mang tính chất bắc chước, nhỏ lẻ và không đồng bộ giữa các chủ thể thực hiện. Các ngành sản xuất mặt hàng mũi nhọn cũng đã chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm cũng như cải tiến về công nghệ, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Kết quả đạt được đó là kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng qua các năm. Thế nhưng, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp thực sự gây dựng
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Cụm Ngành May Mặc Ở Quảng Đông – Trung Quốc
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Quốc Gia Trong Giai Đoạn 2010 – 2015.
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
được thương hiệu Việt trên thị trường sản phẩm thế giới như may Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên… còn hầu như sản phẩm của nước ta vẫn phải mang tên của một thương hiệu nước ngoài nào đó. Vấn đề tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Để làm được việc này, Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa của các chủ thể trong chiến lược marketing quốc gia ở giai đoạn tới. Tuy nhiên, vai trò dẫn đường quan trọng nhất là tổ chức chính quyền Nhà nước vẫn cần phải giữ vững và phát huy.
Chương ba đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing này trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của đất nước. Hi vọng rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và được áp dụng đồng bộ rộng rãi trên khắp cả nước, phục vụ tốt hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và tìm chỗ đứng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lan Anh, 19/11/2006, BP và Sinopharm muốn đầu tư thêm nhiều năm nữa, http://vietbao.vn/Kinh-te/BP-va-Sinopharm-muon-dau-tu-them-nhieu-nam- nua/70068890/87/, ngày lấy tin 15/03/2010.
2. Ban quản trị website, 18/12/2009, Hội nghị các nhà nhập khẩu dệt may vào Việt Nam, http://www.vietnamtextile.org/ChiTietTinTuc.aspx?MaTinTuc=1438&Mathel oai=15, ngày lấy tin 16/03/2010.
3. Ban quản trị trang web, 05/02/2010, Kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện năm 2009 sang các thị trường hầu hết đều giảm so với năm 2008, http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam.gplist.294.gpopen.176818.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau-
day-dien-va-cap-dien-nam-2009-sang-cac-thi-truong.asmx, ngày lấy tin 16/03/2010.
4. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright về marketing địa phương, Tiếp thị địa phương niên khóa 2003 – 2004, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 11/2007, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007, http://www.vnr500.com.vn/bang-xep- hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2007, ngày lấy tin 13/03/2010.
6. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 25/11/2008, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008, http://www.vnr500.com.vn/bang-xep- hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2008, ngày lấy tin 13/03/2010.
7. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 12/01/2010, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009, http://www.vnr500.com.vn/bang-xep-
hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2009, ngày lấy tin 02/03/2010.
8. Diễn đàn doanh nghiệp, Phương thức tránh mất nhãn hiệu, http://secoin.vn/PortletBlank.aspx/EE37526FE8A843E0A0E2C73E0695DCF E/View/Quan-tri- marketing/Phuong_thuc_tranh_mat_nhan_hieu/?print=1903200342, ngày lấy thông tin 06/03/2010.
9. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng, 17/10/ 2006, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ke-hoach-phat-trien- kinh-te-xa-hoi-5-nam-2006-2010/40167540/157/ , ngày lấy tin 01/03/2010.
10. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 1, http://www.tuanvietnam.net/2009-12-19-tam-xu-huong-tieu-dung-thoi-hau- khung-hoang-phan-1-, ngày lấy tin 28/02/2010.
11. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 2, http://www.vietnambranding.com/kien-thuc/tong-quan-thuong-hieu/8198/Tam-xu-huong-tieu-dung-thoi-hau-khung-hoang-%28Phan-2%29, ngày lấy tin 28/02/2010.
12. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 3, http://giavang.com.vn/home/article/tam-xu-huong-tieu-dung-thoi-hau-khung- hoang-phan-3-20091223-13775.html , ngày lấy tin 28/02/2010.
13. Sara Forssell, (3/2009), Rice price policy in Thailand – policy making and recent developments, Department of Economics - University of Lund, Sweden.
14. Mỹ Hạnh, 20/01/2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam vinh dự đón danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới, http://www.molisa.gov.vn/news/printpreview/tabid/79/newsid/41117/language/vi-VN/Default.aspx, ngày lấy tin 10/03/2010.
15. GS.TS. Hồ Đức Hùng, 24/09/2008, Chiến lược xây dựng thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế, http://vietnambranding.com/kien-thuc/tong- quan-thuong-hieu/5340/Chien-luoc-xay-dung-thuong-hieu-trong-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te, ngày lấy tin 09/03/2010.
16. Hồ Đức Hùng (2005), Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải, 23/04/2001, Quyết định số 55- 2001/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010, ngày lấy tin 28/02/2010.
18. Phillip Kotler (2002), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê.
19. Philip Kotler và các soạn giả khác (1993), Marketing quốc gia, The Free Press, NewYork.
20. Phillip Kotler (2002), Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to cities, states and nations, The Free Press, NewYork.
21. Phillip Kotler, và các soạn giả khác (1993), Marketing places, attracting envestment industry and tourism to cities, states and nations, The Free Press, Newyork.
22. Philip Kotler, Hermawan kartajaya - Hooi Den Huan (2007), Think Asean! Rethinking marketing toward Asean community 2015, ASEAN Economic Bulletin.
23. Chí Nhân, 23/01/2010, Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 2,7 tỉ USD, http://home.vnn.vn/kim_ngach_xuat_khau_gao_dat_gan_2_7_ti_usd- 50397184-625272867-0, ngày lấy tin 28/02/2010.
24. Quỳnh Như, 16/12/2007, Giá gạo xuất khẩu năm 2008 sẽ vẫn cao, http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/1669/, ngày lấy tin 15/03/2010.
25. Hải Ninh, 25/7/2008, 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/07/3BA04CC7/, ngày lấy tin 01/03/2010.
26. Giang Oanh, 21/11/2006, Báo chí nước ngoài ca ngợi về thành công của APEC 14: Việt Nam - Điểm đến đầy hấp dẫn, http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,127371&_dad=portal&_sch ema=PORTAL&pers_id=91536&item_id=1174774&p_details=1, ngày lấy tin 15/03/2010.
27. Phóng viên, 25/12/2009, Triển vọng phát triển dây và cáp điện ở Việt Nam, http://www.capthanglong.vn/aspx/TinTucVN.aspx?Nhom=5&ID=428, ngày lấy tin 16/03/2010.
28. Que huong.org.vn, Điều kiện tự nhiên Việt Nam, http://travelmart.com.vn/detailnewsvn.aspx?ma=54&madm=1&matt=0&lang
=2 , ngày lấy tin 08/03/2010.
29. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 30/06/2006, Quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010”, http://luat.xalo.vn/phap-luat/Quyet-dinh/176957894/Phe- duyet-De-an-Phat-trien-xuat-khau-giai-doan-2006-2010.html, ngày lấy tin 13/03/2010.
30. Seppo K Rainisto (2003), Success factor of place marketing: A study of place marketing practices in Northern Europe and the United States, Helsiki University of Technology.