Tình Hình Xuất Khẩu Một Số Mặt Hàng Chủ Lực Của Lào


chiếm tỷ trọng 46,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, còn hàng điện năng là 24,42% và tỷ trọng hàng dệt may là 12,60%; mặt hàng nông sản chỉ chiếm tỷ trọng là 6,5%. Thì đến năm 2011 tỷ trọng các loại hàng hóa của Lào đã có sự thay đổi tương đối. Điều đó cũng phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Lào.

(2) Chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Lào cũng chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng chế biến sâu tăng, tỷ trọng sản phẩm thô giảm, các doanh nghiệp chế biến hàng hóa đã ý thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đã từng bước cải tiến, đầu tư trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của thị trường thế giới thì tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu chế biến sâu của Lào hiện nay còn rất ít, phần nhiều vẫn qua sơ chế hoặc xuất khẩu thô là chính, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng cao của thị trường trong khu vực và thế giới. Mặc dù các doanh nghiệp Lào đã ý thức được phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nhưng nhìn chung mức độ vẫn còn chậm so với các nước trong khu vực, tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm thô vẫn còn lớn, mặc dù xuất khẩu với khối lượng lớn như: khoáng sản, dệt may, điện năng, cà phê,...

c) Giá cả các mặt hàng xuất khẩu

Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ lẻ, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu hàng hóa của Lào còn gặp nhiều khó khăn về giá cả. Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới luôn luôn biến động bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Lào. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu tuy có tăng lên năm sau cao hơn năm trước, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên không tương xứng, vì giá bán giảm xuống. Nhìn chung, giá hàng hóa của Lào luôn luôn ở dưới một mức so với giá hàng hóa cùng loại của các nước xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới, đây là đều mà Lào cần phải cải thiện trong thời gian tới.


2.2.2.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Lào

Những năm gần đây CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Bảng 2.3 dưới đây là cơ cấu xuất khẩu của Lào thời kỳ 2001 - 2010 phân theo nhóm hàng. Còn bảng 2.6 là tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của CHDCND Lào giai đoạn 2001 - 2010. Qua hai bảng này, chúng ta có thể thấy rằng, tuy kim ngạch xuất khẩu của mỗi nhóm hàng trên các thị trường chưa lớn, nhưng đây là một sự đổi mới, tiến bộ đáng kể so với thời kỳ bao cấp. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sau đây là một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể của CHDCND Lào:

Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực của Lào giai đoạn từ 2001 đến 2010

Đơn vị tính: USD


Năm

Khoáng sản

Dệt may

Điện năng

Hàng nông

lâm sản

Gỗ và

sản phẩm gỗ

2001-02

3.845.180

1.477.412

92.694.000

6.890.268

61.613.636

2002-03

46.502.906

87.115.268

97.360.000

22.039.083

69.950.206

2003-04

67.435.528

99.134.385

86.295.857

30.239.587

71.443.411

2004-05

128.353.401

107.582.471

94.629.997

32.352.561

72.129.382

2005-06

492.598.504

126.169.176

101.190.281

43.424.106

96.962.305

2006-07

545.830.904

132.186.664

72.110.283

70.284.390

72.529.432

2007-08

774.239.181

255.011.287

97.133.745

63.654.246

59.328.271

2008-09

523.610.734

141.705.033

274.592.635

90.989.621

46.016.358

2009-10

549.791270

147.790.284

288.322.266

95.539.102

48.317.176

Tổng

3.132.207.608

1.098.171.980

1.204.329.064

455.412.964

598.290.177

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 16

Nguồn: Bộ Công thương: Thống kê thương mại xuất - nhập khẩu năm 2001 - 2010, Viêng Chăn


Thứ nhất, Xuất khẩu mặt hàng dệt may

Dệt may là một ngành đóng góp rất nhiều giá trị trong tổng giá trị xuất khẩu của Lào. Không những thế đây còn là lĩnh vực thu hút nhiều lao động, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, làm ổn định tình hình xã hội.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may qua các năm


255,011

126,169

132,186

141,705

147,79

107,582

87,115

99,134

1,477

300


250


200


150


100


50


0

2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010



Dt may


Nguồn: Bộ Công thương: Thống kê thương mại xuất - nhập khẩu

năm 2001 - 2010, Viêng Chăn


Qua bảng trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của CHDCND Lào nói chung là tăng đều qua các năm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu dệt may mới đạt 1.477.412 USD. Tới năm 2008, con số này đã lên tới 255.011.287 USD. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 141.705.033 USD và năm 2010 đạt 147.790.284 USD.

Tóm lại, có thể thấy, từ Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (tháng 11/1986) đến nay đã hơn 24 năm, đất nước Lào đã chuyển từ nền


sản xuất kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân, chiến lược ổn định và phát triển KT - XH đã đi vào cuộc sống. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của CHDCND Lào luôn được giữ vững và phát triển vững chắc.

Những thành tựu đạt được về xuất khẩu trong những năm qua thể hiện:

- Xuất khẩu đã đạt được mục tiêu đề ra và đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển KT - XH thời kỳ 1986 đến nay. Hoạt động xuất khẩu chính là yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước.

- Mặt hàng xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa đã được thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định.

Thứ hai, Xuất khẩu mặt hàng điện năng

Điện là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên điện mới chỉ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan. Do hạn chế về việc truyền tải nên rất khó để xuất khẩu sang các nước ở xa. Ngay từ năm 2001 - 2002 giá trị xuất khẩu điện sang Thái Lan đã đạt tới hơn 92.694.000 USD. Xuất khẩu điện hầu như chỉ tăng ít qua các năm, tuy nhiên vẫn duy trì tổng giá trị ở mức cao. Tới năm 2008 xuất khẩu điện sang thị trường Thái Lan đạt hơn 97.133.745 USD và đến năm 2010 thì giá trị điện xuất khẩu của Lào đã lên tới 288.322.266 USD. Trong những năm tiếp theo Lào còn xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện trên khắp cả nước. Lào xúc tiến chào bán điện cho một số nước lân cận như Việt Nam, Campuchia hay Myanma. Hi vọng rằng trong tương lai việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng này sẽ trở thành hiện thực.


Triệu USD



350

288,322


300 274,593


250


200


150

Điện

92,694 97,36 94,63 101,19 97,134

100 91,313 86,296 72,11


50


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm


Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu điện năng qua các năm

Nguồn: Bộ Năng lượng và mỏ (2009), Số dự án và số vốn FDI trong

ngành Năng lượng và Mỏ, Viêng Chăn, Lào


Thứ ba, Xuất khẩu mặt hàng cà phê

Cà phê là mặt hàng mà Lào mới phát triển trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, sản lượng cà phê được sản xuất ra lại chiếm một vị trí quan trọng góp phần đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào. Đa phần lượng cà phê được sản xuất ra phục vụ cho hoạt động xuất khẩu đến 90% sản lượng cà phê hàng năm.

Mặc dù, mặt hàng cà phê mới được phát triển trồng và chế biến tại Lào, nhưng do chất lượng cà phê tốt, nên loại sản phẩm này đang ngày càng chinh phục được các thị trường quốc tế khó tính. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Lào đạt 9,713 triệu USD, năm 2007 đạt 33,237 triệu USD, năm 2008 đạt 15,656 triệu USD, năm 2009 kim ngạch xuất đạt 13,821 triệu USD và đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu cà phê đã tăng mạnh và đạt 15,756 triệu USD [5].


Triệu USD 35

30

25

20


33.237


Cà phê

15.656 13.821 15.756

15 9.713

10

5

0

2006 2007 2008 2009 2010



Năm


Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Cà phê của CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Bộ công thương CHDCND Lào


Có thể nói chỉ trong thời gian ngắn, ngành cà phê Lào đó có những bước phát triển mạnh mẽ và đó dần dần thâm nhập được vào nhiều thị trường lớn. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cà phê Lào chưa thật ổn định về số lượng hàng xuất khẩu, về giá cả, cũng như về phía bạn hàng hay đối tác phân phối sản phẩm. Một trong những vấn đề mà Lào cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê đó chính là nâng cao uy tín của hàng xuất khẩu. Hướng tới xuất khẩu trực tiếp cà phê tới tay người tiêu dùng, thay vì phải qua quá nhiều khâu trung gian như giai đoạn hiện nay. Đây chính là một hạn chế, làm giảm kim ngạch và giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Lào. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ Lào cần có chính sách tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu để tăng thêm giá trị gia tăng. Đồng thời tích cực kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án trồng và chế biến cà phê tại Lào. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 15,756 triệu USD, tăng 14 % so với năm 2009.


Thứ tư, Xuất khẩu mặt hàng lúa gạo

Xuất khẩu lúa gạo của Lào trong giai đoạn 2001-2005 có trị giá không đáng kể. Năm 2007, xuất khẩu lúa gạo của Lào đạt 13.016 tấn về lượng và

3.921.135 USD. Năm 2008, xuất khẩu lúa gạo của Lào đạt 15.141 tấn về lượng và 5.314.199 USD. Năm 2009, xuất khẩu lúa gạo của Lào đạt 21.171 tấn về lượng và 6.795.428 USD về giá trị, tăng 39,83% về lượng và 27,87 % về giá trị so với năm 2008 và năm 2010 đạt 7,74 triệu USD.

Triệu USD


8

7

6

5

4

3

2

1


3,921


5,324


6,795


7,746


Lúa gạo

0

2006 2007 2008 2009 2010 Năm


Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu Lúa gạo của CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Bộ công thương CHDCND Lào


Phạm vi thị trường xuất khẩu gạo của Lào từ năm 2006 đến nay hầu như không thay đổi có khoảng 3-4 thị trường. Trong các thị trường nhập khẩu chính gạo của Lào năm 2009 là Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gạo và thóc của Lào sang các thị trường có tăng so với những năm trước, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, Việt Nam, và Thái Lan. Một nguyên nhân khác liên quan tới hoạt động xuất khẩu của Lào, đó chính là do chất lượng và kênh phân phối của Lào chưa tốt nên các sản phẩm gạo và thóc của Lào chưa thể thâm nhập sâu vào các thị trường có tiềm năng trên thế giới.


Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu lương thực của CHDCND Lào từ năm 2007-2009

Đơn vị: USD



Quốc gia

Năm

2007

2008

2009

Việt Nam

1.633.055

661.192

5.381.680

Trung Quốc

1.414.174

1.757.273

1.288.370

Thái Lan

873.906

2.693.095

97.480

Nguồn: Bộ công thương CHDCND Lào


2.2.3. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào

Tính đến năm 2005, thị trường xuất khẩu của Lào đã được mở rộng đến 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, từ trước năm 2000, thị trường xuất khẩu của Lào còn khá hẹp, chủ yếu là một số nước ở khu vực Châu Á, thì từ năm 2001 đến nay, thị trường này đã được mở rộng và đa dạng hoá cùng với chính sách hướng tới xuất khẩu, mở rộng thiết lập các quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong đó có thể kể tới những thành tựu quan trọng như kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN. Thị trường các nước ASEAN đạt 590,039 triệu USD. Thêm vào đó, thị trường các nước ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Lào chiếm 67,20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của CHDCND Lào trong năm 2005.

Mặc dù, gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu may mặc, nhưng Lào không những vẫn duy trì được tỷ trọng mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu - EU. Năm 2005, tỷ trọng xuất khẩu may mặc của Lào sang thị trường Châu Âu đạt 124,167 triệu USD tăng 3,64% so với năm 2004.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa ở Lào hiện nay tương đối phong phú, đa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022