Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Xuất Khẩu Ở Lào


chưa cao, sức cạnh tranh yếu); sản xuất còn mang tính tự cấp-tự túc. Thành phần kinh tế tư nhân nhỏ bé, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch và chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Xuất khẩu tăng trưởng chậm, nhập siêu hàng hóa nhiều. Ổn định kinh tế vĩ mô dễ bị tổn thương, chú yếu do nền kinh tế quá nhỏ bé, môi trường quốc tế thường xuyên biến động và năng lực quản lý vĩ mô của Chính phủ còn hạn chế.

3.1.2. Bối cảnh quốc tế

3.1.2.1. Về tình hình kinh tế thế giới

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở các nước và khu vực. Khi Trung Quốc là nước tiếp tục phát triển ở tốc độ cao, thì nền kinh tế Mỹ lại đang chậm thoát ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế. Điều này tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như EU, Nhật bản cũng có mức tăng trưởng thấp hơn những năm trước. Theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản dường như đều rất quan ngại về những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu nói chung và hầu như tất cả các kinh tế của các nước phát triển đều rơi vào tình trạng suy thoái. Doanh số bán hàng, sức cầu và chỉ số tiêu dùng giảm mạnh. Kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đều giảm mạnh.

Nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới, tiến trình toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và Lào không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nước CHDCND Lào ngoài những tác động khách quan, còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan trong tiến trình hội nhập. Và có thể cho rằng, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào.

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế của các nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu; sự phát triển nhanh khoa học-công nghệ, nhân tố hàng đầu


của lực lượng sản xuất thế giới hiện đại, tác động ngày càng sâu sắc nền kinh tế thế giới, tạo cơ sở xuất hiện các xu thế và cục diện mới của kinh tế thế giới; chuyển nhanh từ kinh tế tài nguyên, kinh tế vật thể sang phát triển nền kinh tế tri thức; chuyển mạnh các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, có vai trò ngày càng quan trọng hay là chủ thể chính quyết định sự phát triển kinh tế thế giới và ở mỗi quốc gia. Đây là những yếu tố có tác động tích cực đến thúc đẩy phát triển xuất khẩu của Lào. Xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó nổi bật là tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển mạnh sang phát triển các công nghiệp tri thức, các ngành dịch vụ…đều tác động mở ra cơ hội phát triển và các thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển thị trường xuất khẩu của Lào.

3.1.2.2. Về tình hình thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Trong xu thế chung của tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu và sự tham gia của các nước vào tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu, thương mại thế giới đang vận động theo một số xu hướng cơ bản như: Cải cách thương mại sẽ ít mang tính đơn phương và thay vào đó là các thoả thuận đa phương dưới sự hỗ trợ của WTO là xu hướng hàng đầu của thương mại thế giới; gia tăng các thoả thuận tự do hóa thương mại song phương, ở mức độ cao hơn thoả thuận về ưu đãi thuế quan (MFN) hay thoả thuận đa phương, kéo theo những thay đổi lớn trong cục diện mậu dịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, sẽ dẫn đến cho Lào đang hội nhập ở mức độ thấp; tranh chấp thương mại sẽ chủ yếu được giải quyết bằng thương lượng, giảm tối đa các biện pháp đe doạ trừng phạt kinh tế và thương mại. Trong đó, các cuộc thương lượng giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo những nguyên tắc của WTO; chính sách thương mại của các thành viên WTO sẽ trở nên rõ ràng hơn và các biện pháp tự do hóa có độ tin cậy cao do có sự ràng buộc bởi các thoả thuận đa phương và các nguyên tắc của WTO; ủng hộ tự do hóa thương mại sẽ phải đấu tranh gay gắt hơn với xu thế bảo hộ, đồng thời nảy sinh nhiều hình thức bảo hộ mới tinh vi hơn, đa dạng hơn; sự phát triển của thương hiệu


Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 20

toàn cầu; sản phẩm ngày càng đa dạng với chu kỳ sống ngắn hơn; giá nguyên nhiên vật liệu và nông sản trên thị trường thế giới có chiều hướng tăng hoặc đứng ở mức cao; thương mại điện tử từ các nước phát triển như một dòng thác tràn nhập nhanh vào các nước đang phát triển và nhanh chóng trở nên phổ biến trong hoạt động thương mại thế giới; thương mại dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại thế giới; thương mại nông sản ngày càng được áp dụng thêm nhiều hình thức hàng rào bảo hộ và mọi quốc gia đều miễn cưỡng tháo rỡ chúng và thương mại hàng hóa bán thành phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Toàn cầu hóa khiến cho quy trình sản xuất được thực hiện xuyên biên giới, nghĩa là các khâu độc lập của quá trình sản xuất được đặt ở nhiều quốc gia khác nhau.

3.1.2.3. Về sự biến động thị trường thế giới

Sự chuyển dịch trung tâm thị trường từ Tây sang Đông, trong đó, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là một điểm sáng mới; thị trường hàng hóa thế giới ngày càng trở nên đa dạng và bị phân đoạn; sự phát triển đa dạng của thị trường hàng hóa gắn liền với thị trường dịch vụ thúc đây phát triển thị trường hàng hóa thế giới; đường biên giới về thị trường giữa các quốc gia gần như không còn hay “mờ dần” đi trong xu thế hội nhập quốc tế của các quốc gia; “khoảng cách” giữa cung và cầu hàng hóa ngày càng được thu hẹp; cạnh tranh trên thị trường hàng hóa thế giới sẽ diễn ra ngày càng gay gắt trên cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa. Đặc biệt thị trường thế giới đã xuất hiện những biến động khó lường về giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất xã hội. Giá cả nhiều loại nguyên liệu, vật tư như sắt thép, phân bón, cao su, giấy, sợi dệt và đặc biệt là xăng dầu liên tục thay đổi tăng ở mức cao, và diễn biến khó dự đoán. Các yếu tố tài chính, tiền tệ, trong đó đặc biệt phải kể tới sự mất giá của đồng Đô la Mỹ, cộng với thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng khu vực tiếp tục gây sức ép đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu.



3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU Ở LÀO

3.2.1. Quan điểm và định hướng xuất khẩu hàng hoá ở Lào đến năm 2020

Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh thế giới Chính phủ Lào đã nêu lên những quan điểm và định hướng phát triển cụ thể để tận dụng được các thế mạnh hay lợi thế so sánh của mình.

3.2.1.1. Qua điểm

- Chủ trương dành ưu tiên cao, tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất, thu hút lao động để tăng sản lượng xuất khẩu; trong đó phải khai thác được các thế mạnh, tiềm năng xuất khẩu của đất nước (là tài nguyên khoáng sản, con người, đất đai) và chủ động tận dụng được những cơ hội xuất khẩu sang thị trường thế giới (đặc biệt là GSP) cùng với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường nhằm đảm bảo xuất khẩu ổn định và hiệu quả.

- Chú trọng đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong nước và bối cảnh thương mại thế giới, hoàn chỉnh khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý và điều hành xuất khẩu, bao gồm cả năng lực định hướng, xây dựng chiến lược cũng như thực hiện các biện pháp ngắn hạn có trọng tâm, hiệu quả; tạo môi trường tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu với kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế làm khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng kinh doanh xuất - nhập khẩu, hội nhập quốc tế.

3.2.1.2. Định hướng

- Gắn kết thị trường xuất khẩu và sản xuất trong nước (kể cả đầu tư


nước ngoài); sản xuất phát triển là cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo vị trí cho các mặt hàng của Lào trên thị trường thế giới; nhưng hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu một mặt phải giúp định hướng tốt hơn cho sản xuất trong nước, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, là động lực đẩy mạnh sản xuất; chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp xuất khẩu.

- Chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình với các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà Lào tham gia.

- Tập trung phát triển một số thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Australia,…

Cụ thể đối với hoạt động xuất khẩu thời kỳ trước mắt cần gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và duy trì tăng trưởng vững chắc, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, củng cố và tăng cường các mặt hàng chủ lực của Lào có vị trí trên thị trường thế giới; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong khi tiếp tục tăng cường vị trí ở các thị trường xuất khẩu hiện có; tranh thủ mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế, xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.2.2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, với xung lực chính là tự do hóa thương mại, sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới. Xuất khẩu sẽ có cơ hội tăng trưởng trên một số thị trường. Toàn cầu hóa và khu vực hóa làm nội dung của phân công lao động quốc tế có sự thay đổi. Các lợi thế truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và nhân lực sẽ giảm dần giá trị. Nếu chỉ đưa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ thì xuất khẩu sẽ không thể


duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian đài. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ đưa vào các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ mạng, công nghệ quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay.

Chú trọng các công tác tiếp thị và mở rộng thị trường, tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước, củng cố thương mại Nhà nước và tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước.

3.2.2.1. Mở rộng thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực như hiện này, phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Quan điểm chủ đạo là tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường lớn có tiềm năng cũng như tranh thủ mở thêm các thị trường nhỏ khác.

Trong 5-10 năm tới, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Lào với tỷ trọng cần được tăng trở lại và duy trì ở mức khoảng 55-60% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường Châu Âu cần được tiếp tục củng cố, giữ tỷ trọng khoảng 28-30%; thị trường Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng 10-12%; cố gắng tiếp cận một số thị trường khác ở Châu Mỹ và Châu Phi, chiếm tỷ trọng 3-4%. Trong 5-15 năm tới, ở Châu Á, các thị trường cần chú trọng là ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; ở Châu Âu, tăng cường quan hệ với các thị trường EU, Thụy Sĩ, Nga; ở Châu Đại Dương, Australia là thị trường chủ yếu; mối quan tâm ở Châu Mỹ sẽ là thị trường Mỹ và ở Châu Phi là thị trường Nam Phi. Cụ thể từng khu vực thị trường như sau:

+ Khu vực Châu Á

Trọng tâm ở khu vực này là các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. ASEAN là thị trường chủ yếu. Trong khối ASEAN, Thái Lan và Việt Nam là các thị trường truyền thống, quan trọng, có


các mối liên kết chặt chẽ và những ưu đãi nhất định (đa phương và song phương ) cho hàng hóa của Lào. Tuy nhiên, trong bản than ASEAN cũng cần được đa dạng hóa hơn, tận dụng các khả năng để tăng xuất khẩu sang các thị trường đã có hàng hóa của Lào như Singapore, Malaysia, Inđonesia, Campuchia và Myanmar. Đối với các thị trường Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc, thương mại biên giới vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Lào.

Về mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang khu vực ASEAN, ngoài các mặt hàng lớn hiện nay như điện, gỗ và sản phẩm gỗ, khoáng sản, cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tỷ trọng các mặt hàng nông-lâm sản, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp có thế mạnh.

Trung Quốc là một thị trường lớn và đầy triển vọng, cần phải được đặc biệt chú trọng. Đối với thị trường này, việc tranh thủ các ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác Trung Quốc-ASEAN, khai thác thị trường các tỉnh phía Nam Trung Quốc, và tập trung vào các mặt hàng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là các hướng trọng tâm để Lào đẩy mạnh xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông-lâm, khoáng sản, và một số sản phẩm nguyên nhiên liệu.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng là các thị trường cần khai thác. Tuy nhiên, ở các thị trường này, cần nhận biết và tranh thủ được những cơ hội dành cho hàng hóa của Lào để tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh riêng, do các thị trường này nhìn chung yêu cầu cao và mức độ cạnh tranh cũng lớn. Các mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này là gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, hàng nông-lâm sản, cùng với một số khoáng sản và sản phẩm công nghiệp khác.

+ Khu vực Châu Âu

Châu Âu hiện là thị trường lớn của Lào, và sẽ tiếp tục đóng vai trò khu vực thị trường xuất khẩu quan trọng của Lào do có những mặt hàng và lợi thế nhất định giúp Lào có thể thâm nhập được. Tuy vậy, việc giữ vững được vị trí


ở thị trường này là không dễ dàng, do những ưu thế của hàng hóa Lào phần lớn mang tính tạm thời, không bền vững.

Thị trường Châu Âu có thể chia thành hai nhóm , là thị trường EU và một số thị trường khác ngoài EU như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Nga. Đối với EU, các ưu đãi dành cho Lào (GSP) đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Lào sang thị trường này trong thời gian qua. Các ưu đãi này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, và khi tận dụng được, xuất khẩu của Lào sang EU sẽ đạt kết quả khả quan. Hàng may mặc tiếp tục chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu của Lào sang EU. Tuy nhiên, thị trường hàng may mặc thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt và không dành cho các đối thủ nhỏ, yếu. Do vậy, ưu đãi của EU sẽ là không đủ để giúp hàng may mặc của Lào đứng vững. Lào cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm khác được hưởng ưu đãi GSP như cà phê, chè và chè Paraguay, giày dép, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm nhựa và cao su, và đặc biệt chú ý các sản phẩm khác mà Lào có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới như hàng nông-lâm sản, thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm công nghiệp. Trong EU: Pháp, Anh, Đức vẫn là các thị trường lớn với sản phẩm chính là may mặc; Bỉ, Ba Lan, Tây Ban Nha là các thị trường lớn về nông sản (kể cả cà phê); Đạn Mạch và Tây Ban Nha là hàng thủ công mỹ nghệ; Bỉ và Italy là các sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, sau khi EU kết nạp thêm 10 nước, việc thâm nhập vào thị trường các nước thành viên EU mới này cũng sẽ thuận lợi hơn khi thông qua khuôn khổ EU, đây cũng là các thị trường tiềm năng.

Ngoài EU, các thị trường đáng kể khác ở Châu Âu là Na Uy, Thuỵ Sĩ và Nga. Trong đó, Thuỵ Sĩ là thị trường tiếp nhận nhiều loại mặt hàng của Lào như hàng may mặc, cà phê và nông-lâm sản khác, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhìn chung, cần tiếp tục tận dụng các cơ hội ở các thị trường này, duy trì và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm đã thâm nhập được, ngoài các sản phẩm trên còn có gỗ và sản phẩm gỗ và một số sản phẩm công nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022