Kinh Nghiệm Công Tác Bhyt Toàn Dân Góp Phần Thực Hiện An Sinh Xã Hội Tại Một Số Quận, Huyện Tp.hcm


khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 chỉ đạt khoảng 3,38 triệu người thì đến năm 2002 đã đạt 4,39 triệu người và đến năm 2004 là 6,4 triệu người, tương đương với 50% số tham gia BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, chính sách BHYT trong giai đoạn này vẫn có một số hạn chế như: một số đối tượng thực hiện BHYT bắt buộc nhưng chưa được bổ sung vào nhóm thực hiện BHYT bắt buộc. Đối tượng tham gia BHYTTN chưa mở rộng sang nhiều đối tượng (vẫn chỉ là học sinh, sinh viên); quỹ BHYT kết dư tương đối lớn (hơn 2000 tỷ đồng vào giữa năm 2004) trong khi quyền lợi của người tham gia BHYT còn nhiều hạn chế (nhiều dịch vụ kỹ thuật cao chưa được thanh toán, khống chế trần thanh toán trong nội trú và một số hạn chế khác). Vì vậy, để tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHYT và nâng cao chất lượng trong chăm sóc sức khỏe cho người dân, thì cần tiếp tục có sự thay đổi trong thực hiện chính sách BHYT trong thời gian tới.

Giai đoạn từ tháng 7/2005 đến năm 2016: Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP có hiệu từ ngày 01/7/2005 thay thế cho Nghị định số 58/1998/NĐ-CP với những nội dung quan trọng như: mở rộng nhiều đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (khoảng 20 triệu người nghèo trên cả nước đều được nhà nước cấp ngân sách để mua thẻ BHYT), quyền lợi của người tham gia BHYT cũng được tăng lên đáng kể như bỏ chế độ cùng chi trả 20%, bỏ quy định mức trần thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB), trên 200 đầu thuốc được thêm vào danh mục cho phép cấp cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi nghị định số 63/2005/NĐ-CP thi hành được hơn một năm thì số lượt người đi khám, chữa bệnh trong sáu tháng đầu năm tăng nhiều dẫn đến chi phí KCB tăng trên 100%. Do vậy, hầu hết quỹ KCB BHYT tại các địa phương đều bị thâm hụt. Các bệnh viện đã phải dùng quỹ dự phòng để thanh toán cũng không đủ. Theo số liệu của BHYT Việt Nam, tính đến 31/12/2006 bội chi của quỹ BHYT vào khoảng

1.500 tỷ đồng. Như vậy, sơ bộ tính toán, đến hết năm 2006, số dư của quỹ BHYT cơ bản phải dùng hết để bù đắp số bội chi quỹ BHYT của năm 2006. Từ năm 2007, nếu không sửa đổi, bổ sung chính sách BHYT, thì dự kiến mỗi năm quỹ BHYT bị thâm hụt khoảng 2.000 tỷ đồng (Lê Kim Nguyệt, 2010).

Như vậy, có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của BHYT Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn chính và đang từng bước được hoàn thiện. Sự phát triển và hoàn


thiện của BHYT Việt Nam, cũng đồng thời góp phần phát triển BHYT toàn dân nói chung và trên địa bàn quận Phú Nhuận TP.HCM nói riêng.

1.6. Kinh nghiệm công tác BHYT toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội tại một số quận, huyện TP.HCM

Kinh nghiệm công tác BHYT toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội huyện Nhà Bè

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, nhận thức của các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên, người dân, người lao động được nâng lên rõ nét; hệ thống chính sách, pháp luật về BHYT từng bước được hoàn thiện, thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT, BHTN ngày càng được cải tiến và rút gọn; tổ chức bộ máy BHYT được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Số người tham gia BHYT có sự tăng trưởng đều qua từng năm, nhất là số người tham gia BHYT. Việc quản lý danh sách người tham gia BHYT được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả với số thu BHYT hàng năm được đảm bảo, vượt chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ nợ đọng BHYT ở mức thấp đã góp phần giải quyết chế độ kịp thời, đầy đủ cho người lao động.

Công tác giải quyết các chế độ BHYT cho người tham gia kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Quy trình, thủ tục cấp, quản lý sổ BHYT, thẻ BHYT được điều chỉnh theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian chờ đợi liên quan tới cấp sổ BHYT, thẻ BHYT. Việc triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu và cấp sổ BHYT, thẻ BHYT; tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ qua bưu điện đã giảm thời gian cho đơn vị và người dân.

Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 6

Tuy nhiên cũng còn những hạn chế và khó khăn:

Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động còn chậm được ban hành, đôi lúc còn chồng chéo, chưa đầy đủ; một số văn bản hướng dẫn chưa rõ, ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện. Tính ổn định của chính sách BHYT chưa cao, một số chế độ thường xuyên thay đổi.

Công tác tuyên truyền chính sách BHYT tuy đã được quan tâm, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thật sự sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân…


Diện bao phủ BHYT còn thấp so với lực lượng lao động, các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước tham gia BHYT cho người lao động còn hạn chế. Tỷ lệ tham gia BHYT chưa ổn định, vẫn còn một số nhóm chưa tham gia hoặc tham gia với tỷ lệ thấp, tập trung chủ yếu vào nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYTTN chưa đạt yêu cầu. Đối tượng tham gia BHYTTN chủ yếu là người đã có thời gian tham gia BHYT bắt buộc, đóng tiếp BHYTTN để đủ điều kiện hưởng lương hưu; số người tham gia BHYTTN mới còn hạn chế, hàng năm phát triển rất chậm.

Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHYT vẫn còn nhiều và kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT có xu hướng gia tăng.

Theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014, từ ngày 01/01/2016, tổ chức công đoàn được giao quyền khởi kiện doanh nghiệp, cá nhân nợ BHYT. Tuy nhiên, sau hơn 02 năm quy định này có hiệu lực, do vướng mắc về pháp lý, bất cập giữa một số quy định trong các Luật, Bộ luật là: Lao động, BHYT, Công đoàn và Tố tụng dân sự nên tổ chức công đoàn chưa khởi kiện được. Tình trạng nợ, trốn đóng BHYT và khởi kiện gặp khó đã gây thêm tâm lý lo ngại, hoang mang cho người lao động. Việc xử lý các khoản nợ này dường như vẫn chưa có phương án giải quyết thỏa đáng.

Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của người tham gia.

Nguyên nhân:

Ý thức chấp hành Luật BHYT, Luật BHYT của nhiều người sử dụng lao động chưa nghiêm nên việc tham gia BHYT cho người lao động ở một số doanh nghiệp chưa được quan tâm thực hiện.

Nhận thức của người dân về quyền lợi khi tham gia BHYT còn hạn chế , chỉ tham gia khi ốm đau, bệnh tật dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp, việc triển khai BHYT hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác tuyên truyền chưa chú trọng vào hình thức thể hiện, phổ biến kiến thức đôi lúc còn khô cứng, thiếu hấp dẫn đối với người xem, nên chưa thật sự tác động mạnh


mẽ để người dân hiểu biết và có thể tham gia bảo hiểm. Nội dung tuyên truyền còn dàn trải, chưa tương thích với đối tượng cần tác động nên hiệu quả chưa cao.

Công tác phối hợp kiểm tra giữa các ban, ngành huyện có triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chỉ tập trung tại một số thời điểm và các đơn vị có quy mô lao động tương đối lớn.

Công tác cải cách thủ tục hành chính tuy có quyết liệt nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và đòi hỏi của người dân.

Bài học kinh nghiệm:

Để Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị thật sự được quan tâm của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị thì những bài học được rút ra là:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. Chính quyền các cấp cần xác định rõ BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở mỗi địa phương, đơn vị.

Hai là, chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân về công tác BHYT để tự quan tâm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.

Ba là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đối mới tác phong, lề lối làm việc và phong cách phục vụ đối tượng; tăng cường thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống BHYT hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHYT.

Kinh nghiệm công tác BHYT toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội quận 1

Những thành tựu đạt được:

- Đảng bộ và hệ thống chính trị quận trong thời gian qua đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ


Chính trị; công tác Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế đã đạt được những kết quả quan trọng, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên.

- Công tác phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm y tế với với các phòng, ban, đơn vị chức năng, 10 phường ngày càng chặt chẽ và phát huy được hiệu quả.

- Số người tham gia bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế trên địa bàn quận tăng dần qua các năm, qua đó đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Những tồn tại, hạn chế:

- Nhận thức của một bộ phận chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về BHYT còn hạn chế. Một số chủ sử dụng lao động cố tình không tham gia BHYT cho người lao động hoặc chỉ tham gia cầm chừng mang tính đối phó, một số khác cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để nợ đọng BHYT với số tiền lớn, thời gian kéo dài.

- Việc phát triển đối tượng tham gia BHYT tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Số người tham gia BHYT bắt buộc và BHYTTN còn thấp so với tiềm năng của quận. Chất lượng công tác khám chữa bệnh BHYT chưa cao, chưa đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh BHYT còn rườm rà. Tình trạng quá tải, lạm dụng quỹ BHYT vẫn xảy ra ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

- Kinh tế cả nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng họat động hoặc giải thể đã ảnh hưởng lớn đến công tác triển khai thực hiện các chế độ BHYT, BHTN trên địa bàn quận.

Nguyên nhân:

- Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, lao động không có việc làm, không có thu nhập, không có khả năng đóng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế kịp thời.

- Nhận thức về tính cộng đồng, tính chia sẻ giữa người có điều kiện tham gia Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế và người chưa có điều kiện; giữa người khỏe và người có nguy cơ bị bệnh ở một bộ phận người dân còn hạn chế, đa phần người tự nguyện tham gia


bảo hiểm y tế là những người mắc bệnh mãn tính, lớn tuổi hoặc khi có nhu cầu khám, chữa bệnh thì mới tham gia bảo hiểm y tế.

- Tình trạng quá tải của các bệnh viện, nhiều cơ sở khám điều trị bệnh ở tuyến cơ sở chưa đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, chưa hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế dẫn đến những tác động ngược chiều với mong muốn vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Một số doanh nghiệp cố tình kéo dài, không đóng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế kịp thời cho người lao động do các biện pháp, chế tài, xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe, công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế chưa nghiêm…

- Một bộ phận nhân dân còn thiếu thông tin về những quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế.

Bài học kinh nghiệm:

- Tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên của Bảo hiểm y tế Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân Quận, các phòng ban.

- Chủ động tham mưu đề xuất để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Trong đó tập trung vào việc ký kết và phối hợp triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế,… Xây dựng, ban hành kịp thời quy chế làm việc, quy chế dân chủ, phân công, phân nhiệm cho từng viên chức, người lao động cơ quan một cách cụ thể; tổ chức đăng ký thi đua, làm cơ sở cho quản lý, điều hành, phát huy sức mạnh đoàn kết của tập thể và tinh thần trách nhiệm của mỗi viên chức, người lao động cơ quan.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính với trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện công khai, minh bạch theo quy định và quy trình của Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO …, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh hành vi giao tiếp, ứng xử của viên chức, người lao động cơ quan theo chuẩn mực đạo đức cán bộ, viên chức Ngành Bảo hiểm y tế Việt Nam.


- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, gắn việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM” với thực hiện chức trách, nhiệm vụ phù hợp với vị trí, công việc của mỗi viên chức, người lao động, trong đó tập trung vào khắc phục, sửa chữa những tồn tại, yếu kém thời gian qua.

Kinh nghiệm công tác BHYT toàn dân góp phần thực hiện an sinh xã hội quận Thủ Đức

Một số khó khăn hạn chế trong công tác tuyên truyền BHYT:

Địa bàn Quận rộng, phức tạp, phần lớn là dân nhập cư chiếm trên 52 %, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lao động hay biến động; Việc nhận thức về trách nhiệm tham gia, đóng BHYT của người sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài nhà nước; việc ký kết hợp đồng lao động chưa được thực hiện đầy đủ, chủ yếu các doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo mùa vụ để trốn đóng BHYT; tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng thấp hơn mức thực trả; do mức xử phạt còn thấp nên vẫn còn một số doanh nghiệp để nợ đọng kéo dài. Mặc dù BHYT quận đã tăng cường đôn đốc, nhắc nhở, đối chiếu thu, phối hợp cùng với các ban, ngành chức năng quận, phường đi kiểm tra xử phạt...nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao; mặt khác do biên chế thiếu nên lực lượng thanh tra, kiểm tra của các đơn vị phối hợp kiểm tra trong lĩnh vực BHYT còn quá ít so với tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn Quận.

Đầu năm 2016, công tác khởi kiện ra Tòa án đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHYT giao cho Liên đoàn lao động phụ trách, trong quá trình thực hiện do gặp khó khăn về mặt thủ tục nên đến nay Liên đoàn Lao động Quận chưa thực hiện khởi kiện được đơn vị nào, phần lớn đã cùng với Liên đoàn Lao động Quận mời đơn vị lên làm việc và vận động thuyết phục đơn vị khắc phục dần nợ,…Nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Tâm lý của của người lao động không muốn bảo lưu quá trình tham gia BHYT chỉ muốn lấy ngay số tiền do cơ quan, Doanh nghiệp đóng để bù vào mức lương thấp (họ chỉ biết lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài) và nếu có tích lũy thì gửi tiết kiệm, nếu có chết thì con cháu họ được hưởng. Nguyên nhân đa số người lao


động chưa hiểu rõ hết tính nhân văn, tác dụng chính sách của BHYT, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đồng thời vai trò của tổ chức Công đoàn trong các đơn vị này rất mờ nhạt, chưa dành thời gian để tuyên truyền sâu rộng, giải thích được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến trực tiếp người lao động. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, người lao động sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi quyền lợi của mình, điều đó đã tạo điều kiện cho người sử dụng lao động trốn đóng BHYT.

Luật BHYT quy định vẫn còn nhiều “kẽ hở” khiến người lao động chưa thực sự được đảm bảo quyền lợi, cụ thể trường hợp khi người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên mới được tham gia BHYT. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có cách quãng thời gian để trốn đóng BHYT.

Tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình còn thấp nguyên nhân do người dân chưa nhận thức đầy đủ về BHYT, còn mang tư tưởng khi nào có bệnh mới mua BHYT. Mặt khác, một số đại lý thu còn thụ động chờ người dân đến đăng ký mà chưa chủ động đến tiếp cận người dân để tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia. Ngoài ra, những người phụ trách Đại lý thu này chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều việc, chưa tập trung vào thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thu BHYT nên còn nhiều hạn chế trong việc vận động, thuyết phục cũng như hướng dẫn thủ tục cho người dân…

Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Ban Lãnh đạo các cấp và sự phối hợp tốt với các ban, ngành chức năng quận và UBND 15 phường thực hiện tốt công tác tuyên truyền về BHYT đến các đối tượng, nhân dân trên địa bàn, với nhiều kênh thông tin đã giúp cho các đối tượng, nhân dân trên địa bàn ngày càng am hiểu và tin tưởng vào chính sách BHYT nhiều hơn...Qua đó, giúp cho công tác triển khai, vận động phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn quận đã có sự chuyển biến tích cực hơn, đạt kết quả khả quan hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn gặp khó khăn như đã trình bày ở trên, do đó kiến nghị cấp trên cần phải có giải pháp để giải quyết một cách triệt để những khó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023