Thiết Kế Bài Học Thể Loại Tựa Và Thể Loại Văn Bia


Thực chất thiết kế ghi: “Hoạt động 3- Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát” là đọc hiểu phần Tiểu dẫn- nghĩa là tìm kiếm ở đó những thông tin về tác giả và giải thích văn bản. Đọc hiểu khái quát tức là phải nhìn khái quát văn bản: Văn bản có mấy phần? Ý lớn ở từng phần là gì? Với Văn bia của Thân Nhân Trung thì HS cần có một cái nhìn khái quát như sau: Văn bản gồm hai phần:

Phần đầu nói về vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước và sự “quý chuộng” kẻ sĩ của các “thánh đế minh vương” triều nhà Lê.

Phần sau là nói rõ lí do “Thánh minh cho dựng bia đề danh đặt ở cử Hiền Quan”, bởi vì “việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều” (khuyến khích kẻ sĩ gắng sức giúp vua và ngăn chặn sự hư hỏng của họ)

* Hoạt động 4- Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết

Câu hỏi: Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản. Phần Định hướng trả lời lại chỉ nêu được một luận điểm ( Hiền tài là nguyên khia quốc gia) còn lại, các dòng sau không phải là luận điểm, đó chỉ là tiêu đề.

- Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài

- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

Nếu là luận điểm thì phải trích các câu sau:

- “Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- “Việc dựng bia đá này ích lợi rất nhiều”

* Hệ thống câu hỏi trong Hoạt động 4 như sau:

Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 11

- Em hiểu câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” như thế nào?

- Tác giả đã phát triển luận điểm này như thế nào?

- Các “thánh đế minh vương” đã làm gì để khuyến khích hiền tài?

- Vậy ý nghĩa của việc bia đá đề danh là gì?


Định hướng trả lời các câu hỏi trên đều tái hiện đầy đủ ý như trong văn bản. Đây là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ, cần tiến thêm một bước nữa: Khơi gợi HS suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc trước sự quý chuộng kẻ sĩ của cha ông ta xưa (nhận thức đúng đắn, việc làm cụ thể); khơi gợi HS phát hiện và bình luận nghệ thuật lập luận của tác giả: Mở đầu bằng một luận điểm, chứa đựng cả một nhận thức, một tư tưởng về vai trò trọng đại của kẻ sĩ trong quan hệ với quốc gia – Tiếp đến là nói tới những đối đãi của triều đình đối với kẻ sĩ và tiếp theo là nói rõ vì sao lại khắc bia đề danh tiến sĩ. Cuối cùng nhắc lại luận điểm ban đầu: “Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai... để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”, tức là nhấn mạnh lại: Kẻ sĩ có liên qua đến vận mệnh của đất nước. Lập luận như vậy là rất chặt chẽ.

Tóm lại: Đây là một thiết kế bài giảng tuy rất bài bản nhưng lại chưa hướng sự chú ý của HS vào trọng tâm bài học một cách đầy đủ:

- Triều đại nhà Lê nhận thức về vai trò của kẻ sĩ như thế nào?

- Triều đình nhà Lê đã : “chiêu hiền, đãi sĩ” ra sao?

- Ý nghĩa của việc dựng bia đề danh của vua Lê Thánh Tông?

Hệ thống câu hỏi chỉ thiên về tái hiện chứ không chú ý khơi gợi HS suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc, khám phá nghệ thuật lập luận của tác giả.


CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia


1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập”

I- Định hướng dạy học

1.TựaLà bài viết đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người khác được tác giả mời viết. BàiTựathường nêu rõ quan điểm của người viết về một số vấn đề liên quan đến cuốn sách: Lí do làm sách, phương pháp làm sách, đặc diểm cuốn sách... Bài Tựa của người xưa giống với “Lời nói đầu” của người ngày nay.Tựacũng như “lời nói đầu” đều thuộc thể văn nghị luận, nghĩa là người viết trình bày trực tiếp những ý kiến, quan niệm của mình về một vấn đề gì đó bằng những luận điểm, luận cứ, lí lẽ theo một cách lập luận nào đó. Bởi vậy, tìm hiểu một bàiTựalà tìm hiểu ý kiến, quan niệm của người viết và nhiệt huyết của tác giả bộc lộ qua nghệ thuật lập luận và lời lẽ trong bàiTựa.

2. Bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương ở thế kỷ XV tuy là một bài văn nghị luận nhưng chứa ở trong đó ba tầng nghĩa:

2.1. Tầng nghĩa thứ nhất là những gì tác giả trình bày trong bài Tựa, nói cách khác là nội dung bài Tựa.

+ Thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là vì nhiều lí do ( Bốn lí do chủ quan, hai lí do khách quan.

+ Cũng vì thế mà “Đức Lương này học làm thơ... thì không khảo cứu vào đâu được”.

Hai điều bức xúc trên đã thôi thúc tác giả sưu tầm, biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” ( “Diễm thi” là thơ hay. “Trích diễm thi tập” là tuyển tập những bài thơ hay).


Những việc đã làm khi biên soạn cuốn sách ( tìm tòi, thu lượm, chọn lựa sắp xếp theo từng loại), kết cấu cuốn sách (6 quyển, đặt tên là “Trích diễm”) và niềm tin rằng mình đã góp công lấp được khoảng trống về tư liệu.

+ Cuối cùng là phần “Lạc khoản” – Ngày tháng viết bài Tựa và tên tuổi, chức tước, quê quán người viết bài Tựa.

Từ hai nội dung chính trong bài Tựa (Tính cấp thiết của việc biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” và quá trình biên soạn) và nghệ thuật trình bày của tác giả (lập luận chặt chẽ và tính biểu cảm trong lời lẽ) có thể giúp HS nắm được đặc điểm của thể Tựa.

2.2. Tầng nghĩa thứ hai là: Hình tượng tác giả

Ở bài Tựa này ta thấy chân dung tác giả hiện lên rất sinh động và chân thực: Một trí thức của nước Đại Việt rất giàu lòng yêu nước, mà biểu hiện cụ thể là:

+ Đau xót trước thực trạng di sản văn hóa của cha ông ta không được bảo tồn: “Than ôi! một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!”

+ Biến nỗi bức xúc đó thành hành động cụ thể: “Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lối cũ... trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh, hỏi khắp...thu lượm thêm thơ các vị hiện đang làm quan...chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại...”. Rõ ràng Hoàng Đức Lương đã thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản thơ văn của dân tộc và cả ý thức độc lập tự chủ văn hóa dân tộc (Muốn sánh ngang với Trung Quốc). Chính Hoàng Đức Lương là người mở đường cho truyền thống sưu tầm, biên soạn các công trình hợp tuyển thơ văn mà các thế hệ sau kế tục mãi cho đến bây giờ.

+ Rõ ràng ông là người có tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc. Dù không trực tiếp nói ra nhưng ông vẫn bày tỏ niềm tự hào về nền văn hiến,văn


hóa dân tộc và kín đáo chê trách những viên quan có quyền chức, giữ trọng trách nhưng không làm tròn bổn phận giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc. Ông cũng ngầm chê trách các “viên quan nhàn tản” tuy có nhiều thời giờ nhưng lại đều “không để ý đến” việc sưu tầm thơ văn của tiền nhân. Ông cũng ngầm phê phán luật lệ quản lí hà khắc của nhà vua trong việc khắc in các tác phẩm thơ văn....

+ Hoàng Đức Lương còn là một tri thức Nho học rất khiêm nhường. Qua những lời lẽ của ông ở bài Tựa này, người đọc ngày nay còn biết được lời ăn, tiếng nói vừa nhún nhường khiêm tốn, vừa sâu sắc của các nhà Nho thời xưa: “Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lối cũ... trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn... ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm mấy bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách dạy trong gia đình...” .Người phương Đông thời trung đại thường hay khiêm nhường khi nói về mình như vậy.

2.3. Tầng nghĩa thứ ba: Không khí thời đại

+ Bài Tựa này được tác giả viết vào năm 1497, vào thời vua Lê Thánh Tông. Đây là thời kì phục hưng của nước Đại Việt sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, trong đó có sự phục hưng về văn hóa. Thời đó có thực trạng về “thơ văn không được lưu truyền hết ở đời”, có cả nhu cầu thưởng thức văn thơ, nhu cầu sưu tầm biên soạn thơ văn của tiền nhân.

+ Qua bài Tựa này người đọc ngày nay còn biết thêm được quan niệm của người ở thời trung đại về bản chất thẩm mĩ của thơ văn: “Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon , không thể đem mắt tầm thường xem, miệng tầm thườg mà nếm được.”. Nói theo cách nói của ngày nay thì: Thơ văn là món ăn tinh thần cao cấp, có tính đặc thù, chỉ có những người am tường thơ văn mới có thể cảm nhận được cái hay của nó. Vì vậy, công việc truyền bá văn chương cũng đòi hỏi phải có những người có


học vấn, có tài năng, lòng yêu thơ văn, đức tính kiên trì, ý thức trách nhiệm... và cần có cả điều kiện vật chất và sự ủng hộ của nhà cầm quyền...

Nhưng không thể đưa tất cả những gì nói ở trên vào bài dạy được, chúng ta chỉ có thể tập trung vào hai nội dung chính của bài Tựa và mấy nét về chân dung tác giả.

- Tính cấp thiết của việc biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập”

+ Lí do khiến thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời.

+ Nhu cầu bức thiết của người muốn được học làm thơ.

- Quá trình biên soạn “Trích diễm thi tập” của tác giả.

- Vài nét về chân dung tác giả Hoàng Đức Lương.

Đó chính là định hướng dạy học văn bản Tựa của Hoàng Đức Lương. II- Tiến trình dạy học

1. Tiếp xúc bước đầu với bài Tựa

1.1.Đọc văn bản và giả thích tên cuốn sách

- GV và HS đọc văn bản một lượt để tạo hứng thú bước vào giờ học.

- Trích diễm thi tập (Trích: Tuyển chọn, diễm: đẹp (diễm lệ), thi: thơ, diễm thi: thơ hay): Công trình sưu tầm, biên soạn của Hoàng Đúc Lương về những bài thơ hay từ thời Trần đến đầu thời Hậu Lê.

Tựa ( tự): Trình bày, thuyết minh. Tựa còn được gọi là “Lời nói đầu” hay “Lời giới thiệu”.

Thể vănTựacó hai đặc điểm:

- Luôn đặt ở đầu cuốn sách, nói rõ lí do và quá trình làm sách

- Thường thiên về văn nghị luận, đôi khi được kết hợp với tự sự mang thêm sắc thái trữ tình.

Bài tựa’ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương thiên về nghị luận, có lập luận chặt chẽ và chất trữ tình hòa quyện vào chất nghị luận. Thực chất đây là bài nghị luận thời cổ.


1.2. Giới thiệu tác giả

Hoàng Đức Lương sống ở thế kỉ XV, nguyên quán ở tỉnh Hưng Yên, trú quán ở Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1478, viết lời Tựa cuốn Trích diễm thi tập vào năm 1497.

1.3. Kết cấu văn bản: Bài Tựa có kết cấu như sau: Phần 1: Sự cấp thiết của việc sưu tầm thơ ca dân tộc

- “Thơ văn không đựoc lưu truyền hết ở trên đời là vì nhiều lí do”

- “Đức Lương học làm thơ...không khảo cứu vào đâu được”

Phần 2: Quá trình tác giả biên soạn” Trích diễm thi tập” và cấu tạo bộ sách Phần 3: Thời điểm và tên tuổi, chức tước, quê quán người biên soạn (lạc

khoản).

2. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài Tựa

2.1. Tính cấp thiết của việc biên soạn Trích diễm thi tập

Gợi dẫn 1: Mạch lập luận của tác giả được bắt đầu từ việc trình bày thực trạng di sản văn thơ bị thất truyền. Theo tác giả, có mấy nguyên nhân khiến cho “thơ văn không được lưu truyền hết ở đời”?

Yêu cầu: Mở đầu bài Tựa Tiến sĩ Hoàng Đức Lương nói ngay đến một thực trạng đáng buồn:” “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời”. Tác giả trình bày rõ ràng từng lí do một theo lối quy nạp (Đi từ những hiện tượng sự kiện đến kết luận).

- Lí do thứ nhất: Thơ văn là món ăn tinh thần cao cấp, đặc thù, chỉ có thi nhân mới cảm nhận được vẻ đẹp, vị ngon của nó.

- lí do thứ hai: Những bậc danh Nho làm quan to thì bận việc, các viên quan nhàn tản chức thấp thì không để ý đến.

- Lí do thứ ba: Người thích thơ văn thì ngại công việc nặng nhọc, tài lực kém cỏi, làm được nửa chừng rồi bỏ dở.


- Lí do thứ tư: Thơ văn thời Lí - Trần, nếu không được lệnh vua, không giám khắc ván lưu hành.

Ngoài hai lí do trên còn hai lí do khác nữa

- “Trải qua mấy triều dại lâu dài” bản thảo “Tan nát, trôi chìm”

- Qua mấy lần binh lửa, bản thảo “Rách nát, tan tành”

Nói cách khác thời gian và chiến tranh đã hủy hoại sách vở

Gợi dẫn 2: Thực trạng đó đã khiến cho tác giả lâm vào tình huống như thế nào?

Yêu cầu: Thực trạng trên đã khiến cho tác giả lâm vào tình hống rất bức xúc:

- “Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường còn như thơ văn Lí, Trần thì không khảo cứu vào đâu được”.

- Do vậy mà tác giả rất đau xót vì lòng tự hào dân tộc bị tổn thương: “Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!” . Ở đây ta nhận thấy rõ ràng đặc điểm văn nghị luận của Hoàng Đức Lương vừa lập luận chặt chẽ, vừa đậm tính biểu cảm bằng những lời cảm thán chân thành, thiết tha.

Gợi dẫn 3: Hai điều trên được trình bày nối tiếp nhau trong bài Tựa đã làm toát lên vấn đề gì?

Yêu cầu: Hai diều trên được trình bày nối tiếp nhau làm toát lên một vấn đề: Tính cấp thiết của việc sưu tầm, biên soạn cuốn Trích diễm thi tập – nghĩa là việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của người xưa và người ngày nay đã trở thành cấp thiết không thể trì hoãn được. Việc biên soạn cuốn sách vừa là do nhu cầu của thời đại vừa là do nỗi bức xúc riêng của tác giả. Bởi thế tác giả đã không thể không bắt tay ngay vào công việc.

2.2. Quá trình làm sách của tác giả.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí