Thiết Kế Bài Dạy Học “Hiền Tài Là Nguyên Khí Quốc Gia”


Gợi dẫn 4: Tiến sĩ Hoàng Đức Lương đã làm cuốn Trích diễm thi tập

như thế nào? Kết quả ra sao?

Yêu cầu: Do thực trạng văn thơ bị thất tán như đã nói ở trên, khi bắt tay vào làm sách, Hoàng Đức Lương đã gặp rất nhiều khó khăn: “Sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh, hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài”

+ Bởi thế ông đã phải “thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại... mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết”

+ Kết quả là làm được 6 quyển, đặt tên là Trích diễm ( Tuyển tập những bài thơ hay). Đây là bộ sách sưu tầm, biên soạn những bài thơ hay của các tác giả từ đời Trần đến đời Hậu Lê và thơ của chính Hoàng Đức Lương.

3. Tìm hiểu hình tượng tác giả

Gợi dẫn 5: Qua nội dung và lời lẽ ở bài Tựa này, anh ( chị) hình dung được gì về chân dung tác giả Hoàng Đức Lương?

Yêu cầu: Qua bài Tựa, người đọc nhận thấy chân dung tác giả hiện lên rất sinh động, chân thực và gần gũi. Đây là một trí thức Nho học thời Lê có lòng yêu nước sâu sắc. Điều đó thể hiện ở tấm lòng và việc làm của ông đối với di sản văn hóa của dân tộc.

- Trước hết ông có ý thức sâu sắc về nền văn hiến của dân tộc “Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay vẫn có tiếng là nước văn hiến....lẽ nào không có người hay”, “Than ôi! một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản (văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nỗi đau xót trước thực trạng đó của ông thể hiện rõ ý thức độc lập dân tộc của một trí thức Đại Việt.


Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 12

- Bởi vậy mà ông có ý thức, trách nhiệm, thực sự tâm huyết với di sản thơ văn của dân tộc. Ông không chỉ nêu ra vấn đề, bàn luận vấn đề đó, mà còn là người trực tiếp thực hiện bộ sưu tầm, biên soạn thơ văn của người thời xưa và người đương thời thành sách để lưu lại cho đời sau. Ông là người mở đường để xây dựng nên truyền thống sưu tầm, biên soạn các hợp tuyển thơ văn của dân tộc ta.

1.2. Thiết kế bài dạy học “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

I - Định hướng dạy học

Văn bialà thể loại rất quen thuộc trong văn học trung đại. Đây là lần đầu tiên HS được tiếp xúc với thể loại này.

Bằng hệ thống lời gợi dẫn, GV sẽ hướng dẫn HS làm việc trên văn bản, giúp các em hiểu được nội dung của bài Văn bia:

- “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

- Chính sách trọng đãi người tài của triều đại Lê Thánh Tông

- Lợi ích của việc dựng tấm bia đá

Đồng thời cũng khơi gợi cho HS phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật kết cấu, lập luận, ngôn ngữ của tác giả.

II – Tiến trình dạy học

1. Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm

a) Đọc văn bản và giải thích từ ngữ

- Đọc toàn bộ văn bản, giọng đọc nghiêm cẩn, thể hiện được ý kiến của tác giả về vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, về chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông, về ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

- Mặc dù SGK đã chú giải đầy đủ các từ khó, GV vẫn phải giải thích cặn kẽ câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”: “Hiền tài” là người có tài cao, học rộng và có đạo đức. Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. Ở đây câu văn ấy có ý nghĩa là: Người có tài cao, học


rộng và có đạo đức có quan hệ sống còn với sự thịnh suy của đất nước. Câu nói này thể hiện một nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của người tài đối với quốc gia, thể hiện thái độ quý trọng người tài.

b) Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Thân Nhân Trung (1418- 1499), người Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng.

- Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Hồng Đức, đặt ở Văn Miếu (Hà Nội).

Văn bialà những bài văn khắc trên bia đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ... để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng, thường được viết bằng văn xuôi ( chữ Hán).

2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản

Gợi dẫn 1: văn bản đoạn trích có mấy ý và các ý đó liên kết với nhau như thế nào?

Yêu cầu:

- Mở đầu tác giả khẳng định vai trò quan trọng của người có tài cao, đức trọng đối với quốc gia.

- Vì nhận thức rõ nên triều đình (Thời Lê Thánh Tông) đã thực thi chính sách trọng hiền tài (đặt lễ xướng danh, ban mũ áo, đãi yến, làm lễ vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao).

- Song, “ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”, cho nên nhà vua cho khắc bia tiến sĩ, đặt ở Văn Miếu để khích lệ “kẻ sĩ” “rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”, “ra sức báo đáp”, sự “đề cao rất mực” của triều đình.

Như vậy, “việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó là răn, người thiện theo đó mà gắng”.

3. Tìm hiểu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”


Gợi dẫn 2: Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.Anh ( chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Các vua chúa anh minh ngày xưa có nhận thức rõ mối quan hệ giữa hiền tài với quốc gia không?

Yêu cầu:

- Câu nói của Thân Nhân Trung thể hiện rõ nhận thức của ông về vai trò quan trọng của hiền tài đối với sựu tồn vong và thịnh suy của đất nước: “Nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tác giả giải thích rõ ràng, khúc triết, lời lẽ mang tính khẳng định cao.

- Để chứng minh cho luận điểm đó của mình, tác giả nêu ra một vài dẫn chứng: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” cho nên “ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”. Lập luận như vậy là rất chặt chẽ.

4. Tìm hiểu chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông

Gợi dẫn 3: Theo Thân Nhân Trung thì triều đình nhà Lê thời đại Lê Thánh Tông đà làm những gì và đang làm những gì để thể hiện sự trọng đãi nhân tài?

Yêu cầu:

- “Triều đình mừng được người tài không có việc gì là không làm đến mức cao nhất": “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”. Sử sách đã cho ta biết: Từ năm 1439, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao để khuyến khích nhân tài, phát triển nền giáo dục nước nhà.

- “Tuy vậy, thánh minh lại cho rằng chuyện hay, việc tốt( (...) chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở Hiền quan”, mục đích


là “khiến cho kẻ sĩ trong vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.


5. Tìm hiểu lợi ích của việc dựng tấm bia đá

Gợi dẫn 4: Thân Nhân Trung đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứg nào để nói rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá ghi tên tiến sĩ? Lời van và cách lập luận ở đây khác với đoạn trên ở điểm nào?

Yêu cầu:

- Để làm rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá khắc tên hiền tài, tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng sau:

+ Dựng bia đá để làm cho “kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọnmà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp”. Lí lẽ này được thể hiện bằng câu văn cảm thán nên có tác dụng gợi cảm xúc rất lớn.

+ Dẫn chứng thực tế: Có người đỗ “đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình ( ...), được quốc gia tin dùng”. Nhưng cũng có “Những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc còn sống họ chưa được nhìn tấm bia này”.

+ Từ lí lẽ và dẫn chứng đó, tác giả kết luận : “Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.

- Nếu như ở đoạn trên, tác giả lập luận theo lối diễn dịch, thì ở đoạn này, ông lại lập luận theo lối quy nạp. Đoạn văn dùng nhiều câu cảm thán (“Ôi, kẻ sĩ...”) và câu nghi vấn (“ví thử hồi đó...nảy sinh như vậy được?”).. Cách diễn đạt của tác giả (qua bản dịch). rất đậm tính dân tộc: “ví thử hồi đó...thế thì...Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng”.


6. Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm

Gợi dẫn 5: Từ thời Lê ( Hậu Lê), ông cha ta đã có chính sách trọng đãi người tài như vậy. Ngày nay Đảng và nhà nước ta đang phát huy truyền thống đó của ông cha. Anh( chị) có suy nghĩ, đề xuất gì với Nhà nước về chính sách trọng đãi người tài?

Yêu cầu:

HS trao đổi, thảo luận tự do


2. Thực nghiệm sư phạm

2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm

Muốn đánh giá được hiệu quả của một phương án dạy học nào đó thì phải dựa vào kết quả trong quá trình hoạt động thực tiễn của nó. Nghĩa là phương án dạy học đó phải đựơc đem ra thực dạy trong nhà trường. Vì thế thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng giúp chúng tôi kiểm tra, đánh giá được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, qua quá trình thực nghiệm chúng tôi có thể sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện phương án dạy học

Tựa Văn biatheo đặc trưng thể loại.


2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm


- Đối tượng thực nghiệm: Hai văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10, bởi vậy đối tượng thực nghiệm đề tài nghiên cứu của chúng tôi chính là học sinh lớp 10.

- Địa bàn thực nghiệm: khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi luôn tâm nguyện đề tài của chúng tôi sẽ được đem đến thực nghiệm ở nhiều địa bàn khác nhau với các đối tượng học sinh lớp 10 ở những môi truờng văn hóa khác nhau. Thế nhưng, vì điều kiện thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể thực ngiệm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn:

Trường THPT thị trấn Nà Phặc – Huyện Ngân Sơn- Tỉnh Bắc Kạn. Trường THPT thị trấn Chợ Mới- Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn.

Mỗi trường chúng tôi chọn ra hai lớp , một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng.

Danh sách cụ thể các lớp như sau: Trường THPT thị trấn Nà Phặc:

Lớp thực nghiệm: 10A ( Sĩ số: 45, Giáo viên dạy: Chu Thị Hội)


Lớp đối chứng : 10B ( sĩ số: 45, giáo viên dạy: Chu Thị Hội) Trường THPT thị trấn Chợ Mới:

Lớp thực nghiệm: 10A1 ( Sĩ số 44, giáo viên dạy: Hoàng Thị Hồng) Lớp đối chứng: 10 A2 ( sĩ số 45, giáo viên dạy: Hoàng Thị Hồng)

Nhận xét chung

- Về phía GV: Hai giáo viên tham gia thực nghiệm đều là hai giáo viên tâm huyết với nghề, có tay nghề vững vàng.

- Về phía HS: Hai trường mà chúng tôi lựa chọn để thực nghiệm đều có điều kiện văn hóa xã hội tương đương nhau. Vì thế, về năng lực nhận thức và nề nếp học tập của học sinh giữa hai trường không có sự chênh lệch đáng kể. Kết quả học tập của số học sinh thuộc hai lớp 10 của hai trường trên được đánh giá là tương đương nhau.

2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành như sau

- Thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy học về hai loại văn bản: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung theo đặc trưng thể loại.

- Trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm, tìm hiểu đặc điểm của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Mỗi tiết thực nghiệm, chúng tôi bắt đầu lần lượt bằng các thao tác sau:

+ Trao đổi để các GV nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và cách thức tiến hành thực nghiệm trong từng bài. Phân tích chỗ khác nhau của phương án dạy học hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại với các phương án dạy học khác, chỉ rõ phương pháp cần thực hiện. Dự kiến cách giải quyết những tình huống gặp phải trong giờ dạy học.

+ Đưa bản thiết kế bài dạy cho các GV nghiên cứu trước, tiếp thu những ý kiến tích cực từ phía các GV để bổ sung hoàn chỉnh bản thiết kế.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí