Ý Nghĩa, Tác Dụng Của Việc Khắc Bia Ghi Tên Tiến Sĩ.


và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn tới sự thịnh suy của đất nước.

- Nhà nước đã từng trọng đãi người tài, làm đến mức độ cao nhất để khích lệ nhân tài: Đề cao danh tiếng, phong chức tước , cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc...

- Những việc làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.

2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

- Khuyến khích nhân tài “ Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.

- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “ kẻ ác lấy đó là răn, người thiện theo đó mà gắng”.

- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước

3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ.

- Thời nào thì hiền tài cũng “ là nguyên khí quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Hiền tài có quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước ( Cần lưu ý là triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng nhân tài, biết dùng nhân tài nên cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam).

- Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 10


Đây là một trong 82 bài Văn bia ở Văn Miếu Hà Nội, được khắc vào năm 1484 cách ngày nay 524 năm (2008- 1484). Bài Văn bia đó nói về thời nhà Lê, vua nào cũng “quý chuộng” người tài cao đức trọng( hiền tài).

Sự coi trọng người tài ở thời đại nhà Hậu Lê (1428- 17880) được biểu hiện cụ thể:

(1) Nhận thức rõ vai trò “trọng đại” của kẻ sĩ với quốc gia (hiền tài là nguyên khí quốc gia).

(2) Có những chính sách cụ thể để “chiêu hiền đãi sĩ” (đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao).

(3) Mặc dù vậy vẫn cho là chưa đủ nên “thánh minh” cho dựng bia đá để đề danh, “chuyện hay việc tốt... lưu vẻ sáng lâu dài”

Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa và tác dụng lớn :

- “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.

- Ngăn chặn được sự hư hỏng của kẻ sĩ

Sau những lời thuyết minh ở trên là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) - Nghĩa là những người đỗ đạt cao đã 42 năm trước (1484- 1442). Điều này càng chứng tỏ sự nhìn xa, trông rộng của triều đại Lê Thánh Tông (đời vua thứ năm của triều đại nhà Lê: 1460- 1497).

Đưa HS đến với bài Văn bia này là để thế hệ trẻ ngày nay biết những suy nghĩ và việc làm của cha ông ta đối với hiền tài.

Ngày nay Đảng và nhà nước ta cũng đang phát huy truyền thống đó của cha ông ta với chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”.

SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) hướng dẫn HS đọc thêm bài Văn bia với ba nội dung là đúng đắn, đầy đủ:


- Văn bia khẳng định tầm qua trọng của hiền tài đối với quốc gia.

- Văn bia nêu ý nghĩa ,tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ.

- Bài học lịch sử rút ra từ bài Văn bia.

Tuy vậy, diễn đạt Tầm quan trọng của hiền tài là không chuẩn xác. Cụm từ Tầm quan trọng là để nói tới một vấn đề, còn đối với con người thì phải nói là Vai trò quan trọng ( vai trò quan trọng của kẻ sĩ đối với vận mệnh quốc gia).


2.2. Bài thiết kế hướng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên . NXB Hà Nội, 2006

A. Kết quả cần đạt

Giúp HS: Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm văn bia trong văn miếu – Quốc Tử Giám: Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đói với quốc gia, khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế; chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó, có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu về văn hóa giáo dục cho ngày nay. Bài nghị luận kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết, giàu sức thuyết phục.

B. Chuẩn bị của thầy và trò

HS đọc nhiều lần Tiểu dẫn và Văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Tranh, ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám, hàng bia tiến sĩ.

- Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho HS tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cho HS tận mắt xem tấm bia này.

C. Thiết kế bài dạy học:


Hoạt động 1

TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ


Hoạt động 2

DẪN VÀO BÀI


Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, từ thế kỉ X ( triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá( đặt trên lưng rùa đá) ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt . Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương trièu phong kiến Việt Nam. Bài đọc thêm này trích từ một trong những văn bia đó.


Hoạt động3

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT


1. HS đọc Tiểu dẫn để hiểu tác giả và vị trí của bài văn bia.

- GV tóm tắt.

+ Thân Nhân Trung – phó nguyên soái Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.

+ Bài kí được khắc bia năm 1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484 các vua Lê tuy đều có ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ, cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442.

+ Bài văn bia này giữ một vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội.

2. Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang. Lưu ý các từ và cụm từ: Nhan đề chữ Hán ( bi kí- văn kí khắc trên bia đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đước lớn để lưu truyền cho đời sau. Có ba loại bia chính: Bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc, bia lăng mộ)

3. Thể loại: Nghị luận.

4. Đọc: GV và HS đọc một lượt toàn đoạn trích với giọng đọc bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng.


Hoạt động 4

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT


- GV nêu câu hỏi: Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản. Luận điểm nào quan trọng nhất? Vì sao?

- HS trả lời.

Định hướng: Hệ thống luận điểm:


+ Hiền tài là nguyên khí quốc gia (tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước)

+ Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài

+ Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

Trong đó luận điểm một là gốc, là cơ sở, luận điểm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất.

- GV nêu vấn đề: Em hiểu câu: Hiền tài là nguyên khí quốc gia như thế nào?

- HS giải thích từng bộ phận và cả câu Định hướng:

Hiền tài: Người có tài có đức, tài cao, đức lớn

Nguyên khí: Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Như vậy, với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.

- GV hỏi: Tác giả đã phát triển luận điểm này như thế nào?

- HS trả lời.

Định hướng: Mối quan hệ giữ hiền tài với sự thịnh suy của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao: Nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Cách lập luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để thấy chân lí rõ ràng, hiển nhiên.

- GV hỏi: các thánh đế, minh vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài? Tại sao nói làm thế vẫn chưa đủ?

- HS trả lời.

Định hướng: Các nhà nước phong kiến Việt Nam - Các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết thế nào là cùng, ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ: Đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc (trạng nguyên, thái học sinh, tiến


sĩ), bảng vàng, ban yến tiệc, mũ áo, vinh quy bái tổ về làng (võng anh đi trước, võng nàng theo sau)...

Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi, một thời lừng lẫy mà không lưu truyền được lâu dài.

Bởi vậy mới có bia đá đề danh.

- GV nêu câu hỏi: Vậy ý nghĩa của bia đá đề danh là gì? Có phải chỉ chuộng văn suông, ham tiếng hão không?

- HS thảo luận: Định hướng:

+ Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua.

+ Ngăn ngừa điều ác: ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng.

+ Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển: rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch (huyết mạch quan trọng) cho nhà nước.


Hoạt động 5

HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP


1. Xác định tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài, từ đó xác định tình cảm, thái độ của hiền tài đối với đất nước, của các cấp lãnh đạo và toàn dân? (Hiền tài là nguyên khí quốc gia, có quan hệ sống còn,có tầm quan

trọng bậc nhất đối với vận mệnh hiện tại và tương lai của đất nước.

Bởi vậy, các cấp chính quyền, các nhà nước đều phải có chính sách đặc biệt dể khuyến khích, phát triển nhân tài).

2. Liên hệ đến tình hình nước ta từ sau cách mạng tháng tám.

(Chính sách phát triển nhân tài ,đề cao trí thức, quốc sách giáo dục của Đảng và Hồ Chủ tịch. Chiến lược phát triển giáo dục, phát triển con


người ở thế kỉ XXI,... vinh danh các thủ khoa đỗ đầu Đại học ở Văn Miếu hàng năm...

Tuy nhiên, còn những hạn chế, bất cập, hiện tượng chảy máu chất xám, hiện tượng lớp chọn, trường chuyên, luyện gà nòi cho các kì thi học sinh giỏi các cấp...)

3. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc của bài văn bia nổi rõ qua sơ đồ sau: Tầm quan trọng của hiền tài

^

Khuyến khích phát triển hiền tài

^

Những việc đã làm

^

Những việc đang làm và sẽ làm ( khắc bia tiến sĩ)

^

Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ.

Thiết kế của tác giả Nguyễn Văn Đường ( trong cuốn “ thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” NXB Hà Nội năm 2006) Gồm 5 hoạt động:

1- Tổ chức kiểm tra bài cũ

2- Hướng dẫn đọc hiểu khái quát 3- Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết

5 – Hướng dẫn tổng kết, luyện tập

Thiết kế bài học như vậy là rất bài bản nhưng nó giống như một cuốn sách dạy nấu nướng, vì các khâu lên lớp đó không phải giờ dạy học nào cũng tiến hành máy móc như vậy. Mặt khác những khâu lên lớp ở đầu giờ học cần để một khoảng trống cho người đứng lớp sáng tạo cho phù hợp với HS ở từng địa phương cụ thể.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí