đối chứng là 76,56%. Hành vi không ngại xung đột với nhau của sinh viên trong quá trình học tập ở lớp thực nghiệm là 90,63% trong khi ở lớp đối chứng là 81,25%. Tính tích cực thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để hướng tới nhiệm vụ học tập chung của sinh viên ở lớp thực nghiệm là 95,31% còn ở lớp đối chứng tỉ lệ này là 87,50%...
Từ những phân tích trên đây ta có thể kết luận rằng, dạy học thực nghiệm bước đầu đạt được thành công không chỉ trên phương diện kết quả nhận thức của người học mà cả ý thức và năng lực của sinh viên tham gia vào các mối quan hệ tương tác với môi trường, người dạy và bạn học trong quá trình học tập.
2) Phân tích kết quả đánh giá người dạy
1- Phân tích kết quả đánh giá năng lực thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục của người dạy
Để đánh giá về năng lực thiết kế dạy học của giảng viên chúng tôi đưa ra 5 câu hỏi để điều tra sinh viên, kết quả cụ thể như sau (bảng 3.14) [XT, PL3, tr36-37]: Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế mục tiêu và nội dung học tập ở lớp thực nghiệm là 95,31%, còn ở lớp đối chứng là 87,50%. Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế hoạt động của người học ở lớp thực nghiệm là 93,75%, còn ở lớp đối chứng là 71,88%. Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế phương pháp và kĩ thuật dạy học ở lớp thực nghiệm là 87,50%, còn ở lớp đối chứng là 78,13%. Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế học liệu, phương tiện dạy học ở lớp thực nghiệm là 85,94% trong khi đó, ở lớp đối chứng chỉ là 68,75%. Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế môi trường học tập đa tương tác, kích hoạt được người học và hoạt động học tập của họ ở lớp thực nghiệm là 93,75%, còn ở lớp đối chứng là 70,31%. Như vậy giảng viên dạy học ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn nhiều trong vấn đề thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục.
2- Phân tích kết quả đánh giá tính hiệu quả trong lãnh đạo, tổ chức các tương tác sư phạm của người dạy
Để đánh giá năng lực của giảng viên trong lãnh đạo, tổ chức các tương tác sư phạm chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến sinh viên qua 8 câu hỏi và thu được kết quả như sau (Bảng 3.14 phần phụ lục): sinh viên đánh giá người dạy có năng lực trong thuyết phục và hợp tác với người học ở lớp thực nghiệm là 85,94%,
còn ớ lớp đối chứng là 76,56%. Sinh viên đánh giá người dạy có năng lực trong giao tiếp và ứng xử với người học trên lớp ở lớp thực nghiệm là 93,75%, còn ở lớp đối chứng là 79,69%. Đánh giá người dạy có năng lực sử dụng các phương tiện công nghệ ở lớp thực nghiệm là 98,44%, trong khi đó ở lớp đối chứng tỉ lệ này là 87,50%. Đánh giá người dạy có năng lực tổ chức lớp và nhóm học tập ở lớp thực nghiệm là 89,06%, còn ở lớp đối chứng 75%. Như vậy, năng lực lãnh đạo và tổ chức tương tác giữa các chủ thể của hoạt động dạy học của giảng viên ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn lớp đối chứng.
Ngoài việc đánh giá những năng lực trên của giảng viên thông qua phiếu khảo sát ý kiến từ sinh viên, chúng tôi còn tiến hành quan sát, trao đổi với giảng viên trực tiếp giảng dạy thực nghiệm về một số năng lực khác như việc nghiên cứu người học và việc học để xây dựng kế hoạch học tập của sinh viên cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kết quả thu được cũng phản ánh năng lực dạy học của giảng viên dạy lớp thực nghiệm trội hơn so với giảng viên dạy lớp đối chứng.
3) Phân tích kết quả đánh giá môi trường
Để đánh giá những ảnh hưởng tích cực từ môi trường đến người học và việc học, chúng tôi đưa ra khảo sát sinh viên 7 câu hỏi trong phiếu đánh giá [XT, PL3, tr27-28]. Trong đó có các câu hỏi nhằm đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, âm thanh, cơ sở vật chất,… và các câu hỏi để đánh giá chất lượng môi trường tâm lí bên trong và giữa các chủ thể học tập. Kết quả thu được (Bảng 3.15) cho thấy [XT, PL3, tr37], chất lượng môi trường bên ngoài người học khá tốt ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chẳng hạn, sinh viên đánh giá phương tiện, thiết bị, học liệu phục vụ dạy học tốt ở lớp thực nghiệm là 85,94%, còn ở lớp đối chứng là 84,38%. Sinh viên đánh giá học liệu đa dạng, phong phú và thuận lợi để người học tìm kiếm, khai thác ở lớp thực nghiệm là 76,56%, còn ở lớp đối chứng tỉ lệ này là 75%. Tuy nhiên, chất lượng môi trường tâm lí trong dạy học có kết quả đánh giá khá chênh lệch giữa hai lớp và nghiêng về phía lớp thực nghiệm, cụ thể: sinh viên đánh giá mối quan hệ giữa thầy và trò cởi mở, thân thiện, nâng đỡ ở lớp thực nghiệm là 93,75%, còn ở lớp đối chứng là 81,25%. Đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp gần gũi, gắn bó ở lớp thực nghiệm là 87,50% trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 79,69%.
3.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2
1) Phân tích kết quả đánh giá người học
1- Phân tích kết quả nhận thức của người học
* Môn PPDH Tự nhiên và Xã hội (lớp K36 GDTH)
Bảng 3.4: Phân phối tần suất điểm kiểm tra kết quả nhận thức trong quá trình thực nghiệm môn PPDH Tự nhiên và Xã hội
Số bài | Điểm | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | TB | ||
TNđv | 75 | 0 | 0 | 4 | 6 | 18 | 29 | 10 | 6 | 2 | 0 | 5,81 |
ĐCđv | 68 | 0 | 0 | 3 | 5 | 16 | 28 | 9 | 5 | 2 | 0 | 5,85 |
TNđr | 75 | 0 | 0 | 0 | 0 | 9 | 11 | 28 | 16 | 8 | 3 | 7,16 |
ĐCđr | 68 | 0 | 0 | 0 | 2 | 17 | 18 | 16 | 9 | 5 | 1 | 6,47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học - 17
- Tiêu Chuẩn Và Thang Đo Trong Thực Nghiệm
- Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học - 19
- Hoàng Anh Và Ngô Công Hoàn (2002). Giao Ti Ếp Sư Ph Ạm . Nxbgd
- Nguyễn Kỳ (1995), Phương Pháp Giáo Dục Tích Cực Lấy Người Học L Àm Trung Tâm (Chủ Biên), Nxbgd Hà Nội
- Khi Sử Dụng Các Ppdh Theo Kiểu Kiến Tạo - Tìm Tòi Thầy/cô Th Ường Sử Dụng Các Biện Pháp Hay Kĩ Thuật Nào Để Gia Tăng Mối Quan Hệ Tương Tác Và Nâng Cao
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Bảng 3.5: Kết quả xếp loại tổng hợp nhận thức môn PPDH Tự nhiên và Xã hội
Số bài | Mức độ nhận thức | ||||||||
Yếu - Kém | Trung bình | Khá | Giỏi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
TNđv | 75 | 10 | 13,33 | 47 | 62,67 | 16 | 21,33 | 2 | 2,67 |
ĐCđv | 68 | 8 | 11,76 | 44 | 64,71 | 14 | 20,59 | 2 | 2,94 |
TNđr | 75 | 0 | 0,00 | 20 | 26,67 | 44 | 58,67 | 11 | 14,67 |
ĐCđr | 68 | 2 | 2,94 | 35 | 51,47 | 25 | 36,76 | 6 | 8,82 |
- Từ kết quả thống kê trên bảng 3.4 ta thấy, điểm trung bình nhận thức đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau (5,81 và 5,85).
- Tỉ lệ phần trăm của cả bốn mức độ nhận thức Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém (bảng 3.5) ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch không đáng kể. Những kết quả này cho thấy trình độ nhận thức đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
- Cũng từ hai Bảng 3.4 và 3.5 trên ta thấy điểm trung bình nhận thức đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng (7,16-6,47=0,69 (điểm)). Tỉ lệ gia tăng điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể, điểm giỏi ở lớp thực nghiệm tăng 12%, điểm khá tăng 37,33%; trong khi đó ở lớp đối chứng điểm giỏi chỉ tăng 5,88%, điểm khá tăng 16,18%. Như vậy, tỉ lệ điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm tăng cao hơn so với lớp đối chứng là 5,84% và 12,90%.
- Trong Hình 3.2 dưới đây, khái quát về sự chênh lệch kết quả nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng (những số liệu cụ thể để vẽ sơ đồ này được trình bày chi tiết tại Bảng 3.7, Bảng 3.8 ở phần phụ lục [XT, PL3, tr31]): Đường hội tụ tiến của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải đường hội tụ tiến của lớp đối chứng. Điều này cũng có nghĩa kết quả nhận thức của lớp thực nghiệm nhìn chung cao hơn lớp đối chứng.
Hình 3.2. Đường biểu diễn kết quả nhận thức cuối kì thực nghiệm tác động
môn PPDH Tự nhiên và Xã hội
Để kiểm định tính chính xác kết quả thực nghiệm ta cần dựa vào các tham số thống kê liên quan đến những số liệu thu được trong thực nghiệm. Những số liệu này được tính toán và mô tả chi tiết tại Bảng 3.5, Bảng 3.6 ở phụ lục [XT, PL3, tr30-31], dưới đây là bảng tổng hợp về các tham số này.
Bảng 3.6. Tham số thống kê kết quả thực nghiệm môn PPDH Tự nhiên và Xã hội
TN đầu ra | ĐC đầu ra | ||
n (số lượng bài KT) | N | 75 | 68 |
Điểm trung bình | Mean | 7,16 | 6,47 |
Sai số trung bình cộng | Std. Error of mean | 0,15 | 0,16 |
Độ lệch chuẩn | Std. Deviation | 1,27 | 1,34 |
Phương sai | Variance | 1,60 | 1,81 |
Hệ số biến thiên | Cv % | 17,67 | 20,78 |
Đại lượng kiểm định | td | 3,15 |
Chọn mức ý nghĩa
0,01; Độ lệch tự do:
k n1 n2 2 75 68 2 141
Tra bảng phân phối Student với và k như trên ta có t
2,358 2,36.
Như vậy
td t
(3,15>2,36). Chỉ báo này cho thấy kết quả của nhóm thực nghiệm
cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Nói khá c đi, kết
quả tác động sư phạm lần hai trên môn PPDH Tự nhiên và Xã hội là có hiệu quả.
* Môn Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH (Lớp K37 GDTH)
Bảng 3.7: Phân phối tần suất điểm kiểm tra kết quả nhận thức trong quá trình thực nghiệm môn Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH
Số bài | Điểm | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | TB | ||
TNđv | 62 | 0 | 0 | 2 | 2 | 18 | 26 | 8 | 4 | 2 | 0 | 5,90 |
ĐCđv | 65 | 0 | 0 | 3 | 2 | 17 | 27 | 7 | 8 | 1 | 0 | 5,94 |
TNđr | 62 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 8 | 24 | 16 | 7 | 2 | 7,29 |
ĐCđr | 65 | 0 | 0 | 0 | 2 | 13 | 16 | 22 | 7 | 4 | 1 | 6,54 |
Bảng 3.8: Kết quả xếp loại tổng hợp nhận thức môn Giáo dục kĩ năng sống
cho HSTH
Số bài | Mức độ nhận thức | ||||||||
Yếu - Kém | Trung bình | Khá | Giỏi | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
TNđv | 62 | 4 | 6,45 | 44 | 70,97 | 12 | 19,35 | 2 | 3,23 |
ĐCđv | 65 | 5 | 7,69 | 44 | 67,69 | 15 | 23,08 | 1 | 1,54 |
TNđr | 62 | 0 | 0,00 | 13 | 20,97 | 40 | 64,52 | 9 | 14,52 |
ĐCđr | 65 | 2 | 3,08 | 29 | 44,62 | 29 | 44,62 | 5 | 7,69 |
- Từ kết quả thống kê trên bảng 3.7 ta thấy, điểm trung bình nhận thức đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đương nhau (5,90 và 5,94).
- Tỉ lệ phần trăm của cả bốn mức độ nhận thức Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém (bảng 3.8) ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch không đáng kể. Những kết quả này cho thấy trình độ nhận thức đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
- Cũng từ hai bảng 3.7 và 3.8 trên ta thấy điểm trung bình nhận thức đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng (7,29-6,54=0,75 (điểm)). Tỉ lệ gia tăng điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể, điểm giỏi
ở lớp thực nghiệm tăng 11,29%, điểm khá tăng 45,16%; trong khi đó ở lớp đối chứng điểm giỏi chỉ tăng 6,15%, điểm khá tăng 21,54%. Như vậy, tỉ lệ điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm tăng cao hơn so với lớp đối chứng là 6,82% và 19,90%.
- Trong hình 3.3 dưới đây, khái quát về sự chênh lệch kết quả nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng: Đường hội tụ tiến của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải đường hội tụ tiến của lớp đối chứng. Điều này cũng có nghĩa kết quả nhận thức của lớp thực nghiệm nhìn chung cao hơn lớp đối chứng trong môn Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH .
Hình 3.3. Đường biểu diễn kết quả nhận thức cuối kì thực nghiệm tác động
môn Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH
Để kiểm định tính chính xác của kết quả thực nghiệm ta có bảng thống kê các tham số liên quan đến các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm như sau:
Bảng 3.9. Tham số thống kê kết quả thực nghiệm môn Giáo dục kĩ năng sống
TN đầu ra | ĐC đầu ra | ||
n (số lượng bài KT) | N | 62 | 65 |
Điểm trung bình | Mean | 7,29 | 6,54 |
Sai số trung bình cộng | Std. Error of mean | 0,15 | 0,16 |
Độ lệch chuẩn | Std. Deviation | 1,17 | 1,27 |
Phương sai | Variance | 1,37 | 1,60 |
Hệ số biến thiên | Cv % | 16,04 | 19,36 |
Đại lượng kiểm định | td | 3,48 |
Chọn mức ý nghĩa
0,01; Độ lệch tự do:
k n1 n2 2 62 65 2 123
Tra bảng phân phối Student với và k như trên ta có t
2,358 2,36.
Như vậy
td t
(3,48>2,36). Từ đây ta thấy kết quả của nhóm thực nghiệm
cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Nói khác đi, kết quả tác động sư phạm lần hai trên môn Giáo dục kĩ năng sống cho HSTH là có hiệu quả.
2- Phân tích kết quả đánh giá tính tích cực và hiệu quả của người học khi tham gia các tương tác sư phạm
Cũng tương tự như thực nghiệm vòng 1, sau quá trình dạy học thực nghiệm chúng tôi tiến hành tiến khảo sát ý kiếm của sinh viên về hiệu quả dạy học thực nghiệm thông qua phiếu điều tra. Kết quả đánh giá về năng lực, tính tích cực và hiệu quả của người học khi tham gia các tương tác sư phạm được thể hiện tại bảng tổng hợp 3.16 ở phần phụ lục [XT, PL3, tr37-39]. Dưới đây là một số phân tích về kết quả đánh giá người học này.
- Năng lực của sinh viên trong thực hiện các tương tác giữa người học với môi trường ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn so với lớp đối chứng, chẳng hạn: sinh viên được đánh giá có năng lực làm việc với sách và các tài liệu dạng in ở lớp thực nghiệm là 89,05%, còn ở lớp đối chứng là 80,45%; đánh giá có năng lực tra cứu, khai thác và sử dụng dữ liệu điện tử hay dữ liệu số ở lớp thực nghiệm là 75,18%, còn ở lớp đối chứng là 66,17%; đánh giá có năng lực truy cập và khai thác thông tin, tư liệu trên mạng ở lớp thực nghiệm là 82,48%, trong khi đó tỉ lệ này ở lớp đối chứng chỉ là 53,38%.
- Năng lực của sinh viên trong thực hiện các tương tác giữa người học với người dạy ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể: sinh viên đánh giá có năng lực áp dụng những định hướng, giải pháp mà người dạy đưa ra để giải quyết vấn đề ở lớp thực nghiệm là 79,56%, còn ở lớp đối chứng là 69,17%; đánh giá có năng lực nêu câu hỏi, đặt vấn đề, thắc mắc về những vấn đề học tập với giảng viên ở lớp thực nghiệm là 76,64%, trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ là 59,40%;...
- Tính tích cực của sinh viên trong quá trình tham gia các tương tác giữa người học với người học ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn so với lớp đối chứng. Cụ thể, sinh viên đánh giá có thái độ tin tưởng lẫn nhau trong học tập ở lớp thực nghiệm là 90,51%, còn ở lớp đối chứng là 75,94%; sinh viên có hành vi không ngại
xung đột trong quá trình học tập ở lớp thực nghiệm là 91,97%, còn ở lớp đối chứng là 83,46%; sinh viên tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân để hướng tới nhiệm vụ chung của nhóm ở lớp thực nghiệm là 95,62% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 88,72%.
2) Phân tích kết quả đánh giá người dạy
Qua khảo sát ý kiến của sinh viên, chúng tôi nhận thấy người dạy ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn về năng lực thiết kế dạy học, hoạt động giáo dục và năng lực lãnh đạo, tổ chức các tương tác sư phạm trong quá trình dạy học (kết quả thống kê tại Bảng 3.17 phần phụ lục [XT, PL3, tr39-40]). Cụ thể, sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế hoạt động của người học thể hiện được các tương tác sư phạm ở lớp thực nghiệm là 95,62%, còn ở lớp đối chứng là 75,94%, sinh viên đánh giá người dạy có năng lực thiết kế môi trường học tập đa tương tác, kích hoạt được người học và hoạt động học tập của họ ở lớp thực nghiệm là 97,08%, trong khi đó, tỉ lệ này ở lớp đối chứng chỉ là 70,68%. Hay khi đánh giá về năng lực lãnh đạo người học, tổ chức các tương tác sư phạm của người dạy, sinh viên ở lớp thực nghiệm cho rằng người dạy có năng lực thuyết phụ và hợp tác với người học là 91,97%, trong khi đó ở lớp đối chứng là 73,68%; đánh giá người dạy có năng lực khuyến khích, động viên người học ở lớp thực nghiệm là 97,08%, trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 94,74%.
3) Phân tích kết quả đánh giá môi trường dạy học
Môi trường dạy học nói chung qua đánh giá của sinh viên (Bảng 3.18) cũng nghiêng về lớp thực nghiệm theo hướng tích cực [XT, PL3, tr40-41]. Trong đó, những chỉ báo cụ thể cho thấy, sự ảnh hưởng tích cực từ môi trường tâm lí ở lớp thực nghiệm được đánh giá cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, cụ thể: sinh viên đánh giá mối quan hệ thân thiện, cởi mở gần gũi giữa thầy với trò ở lớp thực nghiệm là 97,08%, trong khi đó, tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 81,20%; đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp học gần gũi và gắn bó ở lớp thực nghiệm là 93,43%, trong khi đó ở lớp đối chứng chỉ là 87,22%.
Nhưng vậy, những kết quả đánh giá về người học (kết quả nhận thức, tính tích cực, năng lực và hiệu quả khi tham gia các tương tác sư phạm với người dạy, bạn học, môi trường), đánh giá về người dạy (năng lực tìm hiểu, nghiên cứu người học và việc học, năng lực thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục) đánh giá về môi trường dạy học (môi trường vật chất và môi trường tâm lí) ở cả hai vòng thực