Cơ Cấu Vốn Fdi Tên Địa Bàn Hà Nội Theo Lĩnh Vực Đầu Tư Giai Đoạn 2001-2007


200

44

100.000

115.000

2001

42

216.000

128.000

2002

60

362.000

175.000

2003

55

400.000

200.000

2004

66

1.057.980

269.000

2005

113

1.563.000

175.000

2006

195

1.982.120

132.000

2007

232

2.900.186

151.376

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 7

( Nguồn : Niên giám thống kê 1997-2005-Cục Thống Kê TP Hà Nội)

Trong giai đoạn 1995-2005, vốn đăng ký FDI tăng nhanh. Đặc biệt chỉ trong 2 năm từ 1995-1997 tổng vốn FDI đã tăng từ 3.354 tỷ USD lên 7.132 tỷ USD, tăng 113% nhưng từ năm 1999-2000, sau khủng hoản năm 1997 và luật đầu tư mới chưa ra đời FDI vào Hà Nội giảm 6% từ 7,976 tỷ USD xuống còn 7,340 tỷ.

Có thể thấy việc hoàn thiện chính sách ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu hút FDI vào một quốc gia, một lãnh thổ nhất định. Nhờ sửa đổi luật đầu tư 6/2000, vốn FDI vào Hà Nội tăng đồng nghĩa với việc số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI tăng. Năm 1995 là 7625 người, 1997 là 11733 người và năm 2004 là 44451 người.

Như vậy doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức sống người dân đồng thời cung cấp vốn, công nghệ phục vụ cho sản xuất, đẩy nhanh năng suất lao động từ đó dẫn đến sự tăng nhanh về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Sự gia tăng nhanh chóng và liên tục vủa vốn FDI trên địa bàn Hà Nội đã chứng tỏ rằng tại Hà Nội , các doanh nghiệp FDI đã kinh doanh đạt hiệu quả. Cùng với thời gian, nhiều dự án FDI đầu tư mới vào Hà Nội được cấp

2.2. Cơ cấu vốn đầu tư

2.2.1. Theo lĩnh vực đầu tư

Các dự án đầu tư vào Hà Nội tập trung vào lĩnh vực kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp lắp ráp và công nghiệp nhẹ) sau đó là lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm. Những lĩnh vực này chiếm 80% tổn số dự án và 88% tổng vốn đầu tư, trong đó dịch vụ khách sạn chiếm 39,7% tổng vốn đầu tư.


8

Biểu đồ 1 : Cơ cấu vốn FDI tên địa bàn Hà Nội theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2001-2007





14.73


0.04




N«ng nghiÖp (0.04)

C«ng nghiªp


1X©y dùng


Kh¸ch s¹n nhµ hµng

Kinh doanh tµi s¶n

DÞch vô kh¸c






39.


5.43









9.9

0.72



(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2001-2006- Cục thống kê TP Hà Nội)

Thời gian qua FDI đã thâm nhập vào hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội ở Hà Nội. Dễ dàng nhận thấy, cơ cấu vốn FDI trong thòi gian qua vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng còn bất hợp lý. Phần lớn những dự án đầu tư trong lĩnh vực này là dành cho xây dựng khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê, ít thấy các dự án đầu tư vào các công trình giao thông vận tải, bảo vệ môi trường và cung cấp điện nước.

Mặc dù lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở ngoại thành có vị trí quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho thủ đô song ít có dự án FDI vào lĩnh vực này. Năm 2001 chiếm 2,47%, năm 2003 2,47%, năm 2003 1,87%, năm 2004 2,31%.

Lý do đưa ra để giải thích cho hiện tượng này là có thể vì thành phố chưa chú trọng hoặc chưa đủ điều kiện cấp vốn cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ngoại vi.

2.2.2. Theo các nước chủ đầu tư

Từ năm 1998 đến nay có khoảng gần 50 nước và hàng trănm tập đoàn, công ty có dự án FDI vào thành phố Hà Nội. Tình hính hợp tác đầu tư vào Hà Nội tính đến thời điểm cuối năm 2007 được phân theo lãnh thổ như sau :


Bảng 7 : Cơ cấu FDI vào Hà Nội theo đối tác đầu tư



STT

Quốc gia

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

1

Singapore

42

2.530.149.737

2

Nhật Bản

103

1.321.706.258

3

Hàn Quốc

57

750.128.719

4

úc

16

392.978.960

5

Thái Lan

11

371.347.071

6

Hồng Kông

43

336.862.255

7

Thuỵ Sỹ

6

326.680.167

8

Pháp

23

278.651.500

9

Hoa Kỳ

24

198.403.460

10

Malaysia

19

165.666.000

(Nguồn : trang web Sở Kế Hoạch và đầu tư Hà Nội http://www.hapi.org.vn)

Quy mô vốn đầu tư của Singapore là lớn nhất, chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn FDI vào Hà Nội. Các lĩnh vực quan tâm là: dịch vụ khách sạn, khu công nghiệp, dầu khí. Nhìn chung, các dự án có quy mô lớn, đặc biệt là du lịch và khách sạn.

Nhật Bản là đối tác thứ 2 về tổng vốn và là nước có nhiều dự án đầu tư nhất. Các lĩnh vực quan tâm là liên doanh tổ hợp khách sạn, khu nghỉ mát...

Hàn Quốc là đối tác thứ 3, là đối tác đầu tư vào những công trình có tính chất lâu bền như công nghệ điện tử, chế tạo máy, công nghiệp nhẹ, khách sạn du lịch.

Hồng Kông đứng thứ 2 về số dự án và đứng thứ 4 về tổng vốn đầu tư. Quy mô dự án khoảng 5 triệu USD. Các lĩnh vực quan tâm là du lịch, khách sạn, vận tải, văn phòng, sản xuất.

Thái Lan là đối tác thứ 5. Các dự án quan tâm là công nghiệp chế tạo, du lịch, chế biến thành phẩm.


Đan Mạch là nước xếp thứ 14 theo lượng vốn, tuy không nằm trong top 10 nhưng quy mô dự án khá lớn. Cả 2 dự án của Đan Mạch đều là lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm với tổng vốn đầu tư là 79,6 triệu USD/ 2 dự án.

Bên cạnh các đối tác chiến lược còn có các đối tác tiềm năng như Mỹ, Anh, Đức hiện có số vốn còn khá khiêm tốn nhưng trong tương lai đó là những đối tác chúng ta cần tìm hiểu và có chính sách thu hút cốn FDI từ những nước này.

2.2.3. Theo hình thức đầu tư

FDI vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trước đây thường chọn hình thức đầu tư liên doanh để giảm rủi ro. Điều này thể hiện ở chỗ, số dự án đầu tư dưới hình thức này chiếm tỷ trọng cao (trước năm 1995 là 2/3 tổng số dự án đầu tư vào thành phố). Điều này hoàn toàn phù hợp với mong muốn thu hút FDI vào thành phố trong thời kỳ đó. Mỗi hình thức đầu tư đều có một ưu thế nhất định nhưng hình thưc liên doanh có vẻ chiếm ưu thế hơn cả (tạo điều kiện cho nước sở tại cùng tham gia điều hành, mang lại lợi ích kinh tế cho nước chủ nhà).

Hiện nay các chủ thể có xu hướng thích đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vì hình thức này mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng nhiều hơn. Hình thức 100% vốn nước ngoài giúp các nhà đầu tư an tâm hơn về mọi mặt trong kinh doanh như công nghệ, các chuyên viên, cán bộ kỹ thuật, phong cách làm việc... Mục đích lợi nhuận cao là điểm nổi bật dễ nhận thấy của hình thức này. Đầu tư vốn nhiều vào thị trường nước ngoài là một hành động mạo hiểm nếu nhà đầu tư không nắm bắt được thị trườnd, không hiểu thị trường nước bản địa nhưng ngược lại nếu nhà đầu tư đi dúng hướng thì lợi nhuạn thu được là lợi nhuận khổng lô. Lợi nhuận khổng lồ bao giờ cũng đi liền với rủi ro cao.


Biểu đồ 2 : FDI vào Hà Nội phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001-2007

Đơn vị :%


12.79

12

75.21

DN 100% vèn

n•íc ngoµi

DN Liªn doanh

H§ Hîp t¸c

kinh doanh


(Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội www.hapi.org.vn) Lợi nhuận bao giờ cũng là mục đích tối thượng của Nhà đầu tư nên xu hướng chọn hình thức 100% vốn nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Trên địa bàn Hà Nội, tỷ trọng các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài tăng qua các năm. Năm 2001 là 10,08%, năm 2004 là 22,8% và năm 2007 là 30%.

Dù không ưu ái hình thức đầu tư này nhưng chúng ta vần phải chấp nhận bới các yếu tố sau : Thứ nhất, khả năng góp vốn của Chúng ta quá khiêm tốn nên dẫn đến tình trạng tỷ lệ giữa vốn của nhà ĐTNN và vốn đầu tư trong nước nghiêng hẳn về phía nước ngoài. Thứ hai, cán bộ lao động chủ yếu tuyển từ doanh nghiệp quốc doanh nên thiếu kinh nghiệm điều hành hoạt động doanh nghiệp liên doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường, yếu kém về trình độ chuyên môn.

3. Nhận xét chung

3.1 Kết quả


Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn ĐTNN, Hà Nội luôn là địa chỉ tiếp nhận ở mức cao nguồn vốn FDI và luôn khẳng định vị thế đứng hàng đầu về thu hút FDI cùng một số tỉnh bạn như TPHCM. Bình Dương...Tính chung đến nay, Hà Nội thu hút được gần 20 tỷ USD vốn ĐTNN, đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau TPHCM. Vốn thực hiện trên địa bàn đạt khoảng 7 tỷ USD.

Với vị trí là trung tâm đồng bằng sông Hồng, đầu tàu kinh tế của cả nước nói chung và vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hà Nội ngày càng trở nên hấp dẫn hơn nhờ chính sách, cơ chế hợp lý và quyết tâm mời gọi nhà ĐTNN trên cơ sở phát huy tiềm năng và kết quả đã đạt được trong những năm qua. Riêng năm 2007, Hà Nội đã thu hút thêm 344 dự án ĐTNN mới cấp phép và bổ sung tăng vốn, với tổng vốn đăng ký hơn 2,5 tỷ USD, tăng tới 2,3 lần về vốn so với mức thực hiện của năm 2006 và là mức cao nhất từ truớc đến nay. Trong đó có những siêu dự án đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...Đáng chú ý là những dự án xây dựng khách sạn giá trị lớn như dự án xây dựng tổ hợp khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại cao cấp trị giá 500 triệu USD của Hàn Quốc, dự án xây dựng toà nhà Landmark với chiều cao 70 tần và nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, điện-điện tử.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn ĐTNN đã khẳng định được vai trò là kênh cấp vốn, bổ sung hữu hiệu cho nhu cầu đầu tư và tăng trưởng của kinh tế Thủ đô trong những năm qua. Tính chung, từ năm 2002 đến nay, số vốn ĐTNN chiếm tỷ trọng 13-15% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã thu hút khoản 90 ngàn lao động trực tiếp. Đặc biệt, 20 năm qua, khu vực ĐTNN đã đóng góp hơn 1,8 tỷ USD cho ngân sách thành phố.

Những kết quả đầu tư nói trên là hiệu quả tất yếu và xuất hiện sau những chuyến đi xúc tiến thương mại của UBND thành phố trong nhiều năm trước tại khu vực trọng điểm như Anh, Hoa Kỳ, EU, Bắc Âu với những danh mục đầu tư cụ thể trên các lĩnh vực. Sau những động thái đó, các nhà ĐTNN đã có những phản ứng tích cực, nhiều đoàn đã xây dựng kế hoạch đến Hà Nội tìm hiểu khả năng đầu tư cụ thể, đối tác đầu tư cũng đa dạng hơn trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh.


Thông qua việc thu hút và triển khai sản xuất của các dự án ĐTNN, Hà Nội đã hình thành và khẳng định thương hiệu một số sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám và giá trị cao, góp phần xứng đáng vào kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Cũng qua các dự án ĐTNN, đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý đã trưởng thành hơn nhờ sự giao lưu học hỏi, tiếp cận trình độ khoa học công nghệ hiện đại của thế giới.‌

3.2 Hạn chế

Môi trường đầu tư của Hà Nội hiện nay tuy đã tốt hơn nhiều và có lợi thế so với các địa phương khác nhưng để đạt hiệu quả cao hơn trong thu hút và thực hiện các dự án FDI thì vẫn phải hoàn thiện nhiều.

III. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội

1. Tổng quan về ngành dịch vụ của Hà Nội

Dịch vụ Hà Nội mang đầy đủ đặc điểm của một ngành dịch vụ nói chung: Sản phẩm dịch vụ thường không tồn tại dưới dạng vật chất, quy trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, sản phẩm dịch vụ mang tính cá biệt cao.

Hiện nay, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển ngành dịch vụ với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng trung bình trong cả nước. Giai đoạn 1996-2006, trong vòng 10 năm, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Hà Nội cao hơn mức trung bình trong cả nước là 1.4 lần, trong đó, giai đoạn 1996-2000 là 1,16 lần và giai đoan 2000-2006 là 1,87 lần. Năm 1996 dịch vụ Hà Nội chỉ chiếm 8,9% dịch vụ cả nước thì nay đã tăng lên gần 11%. Theo dự báo của cá nhà nghiên cứu kinh tế, xu thế này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Ngành dịch vụ đã có đóng góp không nhỏ vào GDP của thành phố : năm 1995 chiếm 63,8%, năm 2004 chiếm 58% và gần nhất năm 2007 chiếm 60%. Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ trong tổng số lao động toàn thành phố là 49,3%. Xét về tỷ trọng, có thể thấy rõ quy luật chung là nền kinh tế càng tăng trưởng thì tỷ trọng dịch vụ trong GDP càng cao


Bảng 8 : Tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp trong GDP thành phố Hà Nội

Đơn vị : %


KV dịch vụ

2003

2004

2005

2006

2007

DVKD có tính thị trường

6.57

6.3

7.31

8.67

9.05

DV sự nghiệp

7.26

7.83

7.65

8.08

8.13

DV quản lý hành

chính công

3.89

5.24

5.91

7.2

7.36

KV dịch vụ khác

6.54

6.45

7.26

8.48

8.54

( Nguồn : Niên giám thống kê 2003-2006-Cục Thống Kê thành phố Hà Nội)

Tuy nhiên, dịch vụ chưa phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng trong GDP của ngành dịch vụ của Hà Nội cả thời kỳ khá cao (8,5%) nhưng rõ ràng là vẫn chậm hơn tốc độ phát triển chung của Thành phố. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy rằng, tốc độ tăng trưởng GDP từ 1,03 đến 1,59 lần. Trong đó, nhóm nước có thu nhập thấp hệ số này sẽ là 1,55 lần. Tương tự các nước có thu nhập trung bình là 1,06 lần và nước có thu nhập cao là 1,16 lần. Đây là một xu thế có tính quy luật. (Nguồn : Thời báo Ngân hàng-số 10/2005).

Cơ cấu phát triển ngành dịch vụ của Hà Nội còn chưa hợp lý. Những ngành dịch vụ truyền thống chiếm tỷ trọng lớn thì trình độ còn lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao như thương mại, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa. Ngược lại, một số dịch vụ nền tảng như bưu chính viễn thông, tài chính, thông tin khá hiện đại, tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Nói chung, nhiều tiềm năng phát triển ngành dịch vụ của Hà Nội chưa được phát huy đặc biệt là hợp tác kinh tế vùng đạt hiệu quả chưa cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành dịch vụ so với các thủ đô khác trên thế giới nhìn chung còn yếu, một số cơ sở sản xuất chưa năng động, chậm thích ứng với cơ chế quản lý mới, làm ăn kém hiệu quả.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí