Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam


- Thái Lan là nước điển hình trong các nước ASEAN về việc công khai đưa ra các kế hoạch cụ thể cho toàn bộ nền kinh tế và luôn tiến hành sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI cho phù hợp với từng gia đoạn phát triển.

- Chính phủ Thái Lan đảm bảo không quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của các nhà ĐTNN trong bất kỳ hoàn cảnh nao, đảm bảo quyền cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước mới thành lập.

- Chính phủ Thái Lan không hạn chế đối với việc chuyển đổi ngoại tệ và chuyển lợi nhuận cũng như vốn đầu tư ra bên ngoài.

- Thái Lan ký hiệp định bảo hộ đầu tư với 21 quốc gia, trong đó có Việt Nam (2001), ký hiệp định tránh đấnh thuế trùng với hơn 40 nước.

Dịch vụ - du lịch là một trong những ngành hút tiền tệ nhiều nhất về cho đất nước Thái Lan. Do vậy, Thái Lan không ngừng có những chính sách nâng cao chất lương ngành, thu hút FDI. Ở đây có 2 điểm đãng chú ý là

Thứ nhất, chính sách chung vào lĩnh vực dịch vụ :

Cải thiện các lĩnh vực có liên quan nhằm tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của dịch vụ Thái Lan. Bao gồm : phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ, đa dạng hoá hình thức cung cấp dịch vụ, phát triển công nghệ , cơ sở hạ tầng.

Sắp xếp các tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực có liên quan, phù hợp với mục tiêu phát triển nhằm tận dụng một cách triệt để các tiềm năng sẵn có. Nhờ đó dịch vụ có thể thu hút càng nhiều FDI, thu ngoại tệ, thu nhậo các địa phương thông qua du lịch, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, thể thao, giải trí…

Tăng cường phát triển các nhà thầu dịch vụ lớn để tận dụng trịnh độ, khả năng quản lý, tiêu chuẩn dịch vụ và trình độ ngoại ngữ. Điều này giúp dịch vụ Thái Lan ngày càng mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ hai là chính sách xúc tiến phát triển ngành du lịch :

Tăng cường phục hồi và đẩy mạnh các mối quan hệ và hợp tác với các quốc gia láng giềng trong khu vực để phát triển Thái Lan thành cửa ngõ chính


cho du lịch trong vùng về mặt thị trường, giao thông, đầu tư, quản lý cũng như giải quyết các trở ngại về đầu tư vào du lịch cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng cường phục hồi các di sản văn hoá từ nông thông đến thành thị nhằm tạo ra nhiều khu du lịch mới, thu hút sự chú ý đầu tư xây dựng của các nhà ĐTNN. Nâng cao vai trò lĩnh vực tư nhân trong việc phối hợp với công đồng, gìn giữ những nét riêng của khu du lịch và phong cách sống của người Thái.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách, tạo cơ sở cho các nhà ĐTNN đầu tư.

4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước là tài sản quý đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dù điều kiện tự nhiên cũng như hoàn cảnh kinh tế-xã hội khác nhau nên việc áp dụng các kinh nghiệm cũng cần phải sáng tạo sao cho thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước mình. Thông qua nghiên cứư các chính sách của các quốc gia khá, có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau :

Thứ nhất, ngày nay hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng chung của tất cả các quốc gia, do đó, Việt Nam cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI theo hướng tự do hoá thương mại, mở rộng địa bàn cũng như các lĩnh vực cho phép ĐTNN hoạt động như Trung Quốc đã làm.

Thứ hai, Việt Nam là thành viên mới của WTO. Để thể hiện được mình trong môi trường WTO, chúng ta phải hoàn thiện cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế. Trước mắt cần nghiên cứu yêu cầu của WTO để đưa ra chính sách thu hút phù hợp với những yêu cầu của tổ chức này.

Thứ ba, để tạo MTĐT tương đồng với các nước trong khu vực, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách theo hướng giảm dần và xoá bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, cải cách bộ máy quản lý cũng như phương thức làm việc ở các lĩnh vực ngân hàng - tài chính - tiền tệ, thuế và đặc biệt là khu vực hành chính.

Thứ tư, Việt Nam cần học hỏi Trung Quốc và Thái Lan trong việc sử dụng những chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích các nhà ĐTNN.


Thứ năm, chú trọng phát triển đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, xây dựng thành công các đặc khu kinh tế. Cơ sở hạ tầng là điều kiện thúc đẩy FDI tăng lên, tạo ra những kích thích ban đầu với nhà đầu tư, Ví dụ: để thu hút FDI, Malaysia đã chú ý nâng cấp chất lượng các trang thiết bị mạng lưới truyền thông, nâng cấp hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và cước điện thoại điện tín.

Thứ sáu, coi trọng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao. Một thực tế trên thế giới cho thấy, dòng vốn FDI đổ vào một nước càng nhiều càng được khai thác có hiệu quả khi nước đó có năng lực hấp thụ vốn ĐTNN cao. Các nước châu Á ưa chuộng hình thức đào tạo một công đôi việc theo các dự án FDI. Khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức đào tạo lấy các lao động bản xứ cho phù hợp với các dự án của mình. Tuy nhiên, điều đó chỉ phù hợp với các nhà đàu tư lớn, đầu tư dài hạn còn đa số các nhà đầu tư khác chỉ thích tuyển các lao động có trình độ của nước nhận đầu tư và để có thể đáp ứng được điều này các nước thường lập các trường dạy nghề bên cạnh các KCN, KCX.

Đối với Hà Nội, có nhiều khả năng phát triển kinh tế trở thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ công nghệ của quốc gia cần học tập Singapore với những kinh nghiệm của họ. Cụ thể là cải thiện chính sách thu hút FDI theo hướng khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào lĩnh vực tài chính, dịch vụ thương mại và công nghệ cao


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA HÀ NỘI‌‌

I. TỔNG QUAN VỀ HÀ NỘI

1. Yếu tố tự nhiên

Địa lý : Hà Nội nằm ở cùng trung tâm đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp 5 tỉnh : Phía Bắc giáp Thái Nguyên, phía Đông giáp Bắc Ninh và Hưng Yên, Phía Tây giáp Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Tây.

Bản đồ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Nguồn www hanoi gov vn Hiện nay Hà Nội 1

Bản đồ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc . Nguồn : www.hanoi.gov.vn


Hiện nay Hà Nội có 9 quận với 142 phường và 5 huyện với 107 xã, 6 thị trấn. Tổng diện tích là 92.097 ha tương đương với 0,28% tổng diện tích cả nước. Diện tích sông Hồng chiếm 5,96% và diện tích núi chiếm 0,13%.

Địa hình : Thành phố Hà Nội nằm tại trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng 20 độ 25' đến 21 độ 23' vĩ Bắc, 105 độ 15' đến 106 độ 03' kinh Đông. Địa hình cơ bản của Hà Nội là đồng bằng. Riêng huyện Sóc Sơn và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăn năm dẫn đến việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi đắp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận bây giờ. Hiện nay, ở Huyện Sóc Sơn có nhiều điểm trũng xen lẫn với gò đồi.

Hà Nội còn có nhiều ao hồ, đầm là vết tích của Sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồn Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ nên huyện có tên là Thanh Trì. Trước khi đắp đê, Sông Hồng hay đổi dòng chảy khiến một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời Pháp thuộc đã bị lấp tới hơn một nửa. Còn hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau nhưng nay bị lấp nhiều chỗ tạo thành các hồ khác biệt.

Ngoài Sông Hồng (Đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), còn các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các biện pháp như ke bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn như sông Ngọc Hà chảy qua Hoàng Thành.

Khí hậu : Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa : mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm trong vùng nhiệt đới nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung


bình hàng năm là 23,6 độC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%. Lương mưa trung bình hàng năm là 1245mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Từ thang 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa (lượng mưa 1682 mm/năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời tiết chuyển tiếp ( thang 4 và tháng 10) vì thế có thể nói Hà Nội có đủ bốn mùa : Xuân, Hạ,Thu Đông. Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Thành phố đã có năm rét đậm với nhiệt độ thấp nhất xuống còn 2,7 độ C ( tháng 1 năm 1955) và năm nóng gay gắt nhất với nhiệt độ ngoài trời lên tới 42,8 độ C (tháng 5 năm 1926) (Nguồn : www.thudo.hanoi.gov.vn)

Tài nguyên khoáng sản: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tập trung các loại phù sa mới rất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây nhiệt đới. Nếu không tính sông, hồ và đất thổ cư thì còn lại chỉ 68.796 ha, chiếm 74,9% diện tích tự nhiên, trong đó còn 8.370 ha đất chưa sử dụng, nhìn chung tổng quỹ đất Hà Nội không lớn, cần được tính toán sử dụng triệt để tiết kiệm.

Nhờ có vị trí cấu trúc đặc biệt (nơi quy tụ nhiều đới kiến tạo) nên khoáng sản của Hà Nội và các vùng phụ cận rất phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn. Tuy nhiên có một số loại có thể đáp ứng được một phần yêu cầu.

2. Yếu tố chính trị - xã hội

Chính trị : Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị-văn hoá-kinh tế-xã hội của cả nước. Hệ thống giao thông ngày càng được cải thiện giúp Hà Nội giao lưu dễ dàng với các địa phương khác trong cả nước và các nước trên thế giới. Hà Nội có điều kiện thuận lợi để kịp thời tiếp cận các thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, để tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và dễ dàng hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế quốc tế.

Sự ổn định chính trị có tác động mạnh mẽ tới kinh tế. Trong khi thế giới đang bùng nổ xung đột, khủng bố, chiến tranh thì Hà Nội được xem là điểm đến an toàn, là thành phố vì hoà bình.


Dân số : Đến năm 2005 Hà Nội có 3,2 triệu người, chiếm khoản 3,5% dân số cả nước. Mật độ dân số 3500 người/km2. Theo thống kê định kỳ về nhân khẩu năm 2007 cho thấy toàn thành phố hiện có 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ. So với một năm trước, số dân thủ đô tăng lên 3,5% tương đương với trên 138.100 người.

3. Yếu tố nguồn nhân lực

Lực lượng lao động thường xuyên đông, số người tốt nghiệp đại học gần 5000 người. Hà Nội có nguồn nhân lực khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ, có trình độ khá cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% (cao so với các địa phương khác). Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục lớn nhất của Việt Nam (cùng với thành phố Hồ Chí Minh). Trên địa bàn Hà Nội hiện có 30 trường đại học và cao đẳng đang hoạt động. Hà Nội có hệ thống trường cấp PTTH rất đa dạng bao gồm các trường công, trường trực thuộc đại học, trường bán công, trường dân lập. Trong số đó một số trường được coi là chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước, thu hút nhiều học sinh phổ thông học giỏi không chỉ của Hà Nội mà còn của miền Bắc.

Tuy nhiên cơ cấu đào tạo chưa cân đối, chủ yếu là khu vực sản xuất công nghiệp, thành phần kinh tế quốc doanh, nước ngoài và nông thôn. Ngoại thành chất lượng lao động còn thấp, tình trạng số người gặp khó khăn cơ nhỡ từ tỉnh khác đổ về kiếm việc làm có xu hướng ngày càng tăng, làm cho thành phố quá tải về nhiều mặt.

4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất

Giao thông : Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao nhất cả nước nên giao thông có tầm quan trọng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hoá ngày một tăng.

Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng như xe buýt, tãi, giao thông cá nhân như xe máy, ô tô. Đặc biệt ở Hà Nội có xích lô để chở khách du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc.


Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn , đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố , thuận lợi cho việc vận tải đường sông. Trong vài năm trở lại đây xuất hiện thêm lọai hình du lịch bằng tàu trên sông Hồng.

Hà Nội hiện có bốn cây cầu bắc qua sông Hồng, theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam là : cầu Thăng Long, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Thanh Trì. Cầu Vĩnh Tuy đang được xây dựng và sẽ là cây cầu thứ năm bắc qua sông Hồng. Ngoài ra còn có các cầu Tứ Liên, Nhật Tân, và Bắc Cầu (qua sông Đuống) được quy hoạch.

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất ở TPHCM.

Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống cơ sở vật chất tuy đã có bước chuyển biến khá hơn nhưng so với yêu cầu của quá trình chuyển dổi cơ cấu kinh tế để bắt kịp tốc độ đô thị hoá vẫn chưa đáp ưng được. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn được đánh giá có tiềm lực khoa học kỹ thuật mạnh nhất trong cả nước.

5. Yếu tố văn hoá

Thăng Long Hà Nội đến nay đã có lịch sử gần 1000 năm với nhiều nét truyền thống khá đặc sắc. Hà Nội có nhiều danh lam thắng cảnh khá nổi tiếng, những di tích lịch sử đặc sắc, nhiều làng nghề truyền thống và con người Hà Nội nổi tiếng thanh lịch và hiếu khách.

Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn đã ra đời trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều danh nhân văn hoá của Việt Nam đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội,nhiều môn nghệ thuật từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại đến nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội như ca trù, múa rối nước. Chính những điều này đã tạo nên nét độc đáo riêng cho văn hoá Hà Nội, có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật được sáng tác với chủ đề chính về Hà Nội và con người Hà Nội.

Thư viện lớn nhất Hà Nội và cũng là lớn nhất cả nước là Thư viện Quốc gia Việt Nam nằm trên đường Tràng Thi. Hệ thống bảo tàng trên địa bàn Hà Nội

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí