Cơ Cấu Vốn Fdi Vào Việt Nam Theo Ngành Nghề Đầu Tư Giai Đoạn 1988-2007


khá phong phú, tiêu biểu là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mà tiền thân là bảo tàng trường Viễn Đông Bác cố. Nhà hát lớn nhất Hà Nội là Nhà hát lớn Hà Nội, nơi tổ chức các buổi hoà nhạc hoặc các buổi biểu diễn lớn. Trung tâm hội nghị quốc gia là nơi tổ chức hội họp, triển lãm và các sự kiện quốc gia lẫn quốc tế, cũng là một công trình kiến trúc hiện đại nổi tiếng.

Hà Nội là thành phố có rất nhiều hồ nước và công viên, là địa điểm giải trí và thư giãn lý tưởng của người dân thành phố vào các dịp nghỉ. Vào các dịp lễ, tết, các hồ nước và công viên còn là nơi thành phố tổ chức bắn pháo hoa, thu hút không chỉ người Hà Nội mà còn cả người dân các vùng lân cận.

Hà Nội là trung tâm thể thao lớn của Việt Nam với nhiều môn thể thao như bóng bàn, bắn súng, Hà Nội cũng là nơi tổ chức các hoạt động lớn như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Việc tổ chức các sự kiện lớn này tạo sức hút phát triển ngành du lịch. Các cơ sở vật chất của ngành thể thao tại Hà Nội là Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, sân vận động Hàng Đẫy, nhà thi đấu quần ngựa và nhiều điểm luyện tập, thi đấu khác.

Hà Nội là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hoá đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam

Trong các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô, đầu tiên phải kể đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến Sĩ. Hà Nội là trung tâm Phật Giáo, đạo giáo của Việt Nam trong nhiều thế kỷ, Hà Nội có rất nhiều đền, chùa hàng trăm năm tuổi, mặc dù trải qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Trong đó cổ nhất là chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, hồ Tây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch.

Hà Nội có nhiều làng nghề cổ như: Phố Hàng Bạc với nghề kim hoàn, Làng Bát Tràng với nghề gốm sứ, Làng Cót với nghề vàng mã, Lãng Ngũ Xã với nghề đúc đồng, Làng Phú Đô với nghề bún.

6. Đánh giá chung


Với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội và văn hoá như vậy, trong quá trinh thu hút FDI, Hà Nội cần phát huy những tiềm năng, thuận lợi có sẵn đồng thời phải tìm cách khắc phục những khó khăn, bất lợi và tồn tại.

6.1 Thuận lợi

Khí hậu tốt, tài nguyên đa dạng, sự màu mỡ của đất đai là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm để có thể tổ chức sản xuất kinh doanh trên tất cả mọi lĩnh vực công nghiệp lẫn chế biến. Danh lam thắng cảnh, sự đặc biệt về văn hoá là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Là thủ đô, là đầu não kinh tế chính trị xã hội của một nước nên Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh của mình đến bạn bè thế giới, từ đó thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Hà Nội là thủ đô nên cơ hội quảng cáo hình ảnh của các doanh nghiệp ra khu vực thế giới rất lớn và có tính khả thi cao.

Cơ sở hạ tầng được cải thiện, hấp dẫn nhà đầu tư: tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian sản xuất cho nhà đầu tư. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chuyên môn cao, đủ tiềm năng cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài cả về số lượng và chất lượng lao động mà họ yêu cầu.

Từ 1/8/2008, địa bàn Hà Nội chính thức được mở rộng, về diện tích, Hà Nội là một trong những thủ đô lớn nhất thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nội thu hút nhiều vốn FDI đầu tư phát triển thủ đô thành thủ đô lớn mạnh cả về kinh tế và chính trị. Khắc phục được những hạn chế về diện tích eo hẹp của Hà Nội trước đây

6.2 Hạn chế

Tốc độ phát triển dân số của Hà Nội nhanh, từ năm 2006-2007 tăng 3,5%, dân ngoại tỉnh đổ về Hà Nội đông gây nên hiện tượng quá tải về nhiều mặt như mức sống người dân không đầy đủ, thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc giao thông, ngập lụt...Điều này làm các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào Hà Nội

Dân số tăng nhanh khiến cho giá cả tăng, đặc biệt là giá đất, giá thuê nhà tăng chóng mặt. Đối với các nhà đầu tư vấn đề này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của họ.


So với thủ đô khác trên thế giới, sức cạnh tranh của Hà Nội không cao do bị hạn chế bởi hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, còn thiếu thốn, không thuận lợi cho quá trình kinh doanh của nhà đầu tư.‌


II. THỰC TRẠNG FDI VÀO HÀ NỘI

1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI của cả nước

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với vốn đăg ký khoảng 98 tỷ USD ( kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án hết hạn hoạt động và giải thể trứoc thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83.1 tỷ USD.

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuât kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư cấp mới. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995, 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, 77,3% giai đoạn 2000-2005. trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,81%. Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO tại Việt Nam trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

1.1. Quy mô vốn dầu tư

Qua các thời kỳ, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn, tuy có giảm trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu


USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong giai đoạn 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn như Inte, Panasonic,Honhai, compal, Piaggio.

1.2. Theo cơ cấu FDI

1.2.1 Cơ cấu vốn dầu tư theo ngành nghề

Bảng 1 : Cơ cấu vốn FDI vào Việt Nam theo ngành nghề đầu tư giai đoạn 1988-2007

Đơn vị : USD


Chuyên ngành

Số dự án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn thực hiện

I. Công nghiệp và xây dựng

5,819

51,405,264,671

21,118,126,226

20,045,968,689

CN dầu khí

40

3,902,961,815

2,345,961,815

5,148,473,303

CN nhẹ

2572

13,553,033,810

5,943,809,944

3,639,419,314

CN nặng

2434

24,437,228,586

9,293,803,365

7,049,865,865

CN thực phẩm

312

3,643,885,550

1,617,923,717

2,058,406,260

Xây dựng

461

5,868,154,910

1,916,627,385

2,149,803,947

II. Nông, lâm nghiệp

929

4,458,158,278

2,115,319,681

2,021,028,587

Nông-Lâm nghiệp

800

4,008,270,499

1,867,539,550

1,852,506,455

Thủy sản

129

449,887,779

247,780,131

168,522,132

III. Dịch vụ

1,936

29,193,410,221

12,653,163,964

7,167,440,030

Dịch vụ

966

2,155,006,145

947,877,283

383,082,159

GTVT-Bu điện

211

4,323,882,565

2,781,446,590

721,767,814

Khách sạn-Du lịch

227

6,135,310,332

2,569,935,362

2,401,036,832

Tài chính-Ngân hàng

67

915,827,080

850,404,447

714,870,077

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 6


Văn hóa-Ytế-Giáo dục

272

1,249,195,062

573,586,594

367,037,058

XD Khu đô thị mới

9

3,477,764,672

944,920,500

111,294,598

XD Văn phòng-Căn hộ

154

9,418,878,164

3,468,469,591

1,892,234,162

XD hạ tầng KCX-KCN

30

1,517,546,201

516,523,597

576,117,330

(Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tính đến hết năm 2007, trong ngành công nghiệp, lĩnh vực công nghiệp xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án cón hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án và 61% tổng vốn đăng ký, 68,5% vốn thực hiện. Ngành dịch vụ được tạo điều kiện phát triển với nhiều chủ trương chính sách mới được ban hành, nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày một tốt hơnnhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải biển...tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư có nhiều ưu đãi tuy nhiên do nhiều nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này nên kết quả thu hút đầu tư chưa được như mong muốn. Các dự án tập trung ở phía Nam

1.2.2 Theo lãnh thổ

Bảng 2: Vốn FDI vào Việt Nam theo lãnh thổ đầu tư

Đơn vị : VNĐ


STT

Địa phương

Dự án

Vốn đầu tư

Vốn thực hiện

1

TPHCM

2399

17.013.524.750

6.347.487.062

2

Hà Nội

1011

12.664.570.044

3.589.621.920

3

Đồng Nai

917

11.665.711.568

4.152.591.894

4

Bình Dương

1581

8.516.393.283

2.078.979.706

5

Bà Rịa – Vũng Tàu

159

6.111.349.896

1.267.669.334

6

Hải Phòng

270

2.729.564.057

1.273.611.670

7

Vĩnh Phúc

151

2.034.201.656

438.759.582


8

Phú Yên

38

1.945.576.438

122.827.280

9

Long An

188

1.865.839.159

423.043.982

10

Đà Nẵng

111

1.852.320.789

184.751.090

(Nguån : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua 20 năm thu hút, FDI đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương nào không có dự án ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hôi chung và các vùng phụ cận. Chính vì vậy, ngoài một số địa phương có ưu thế thu hút FDI như Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng tàu, Hải Phòng, một số địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Yên do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút FDI đã chuyển biến mạnh, tác đọng tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn.Các tỉnh vung Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên tình trạng thu hút FDI còn khiêm tốn. Tuy nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý - kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút FDI phục

vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn thấp.

1.2.3 Theo đối tác đầu tư

Bảng 3 : FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư

Đơn vị : VNĐ


STT

Lãnh thổ

Dự án

Vốn đầu tư

Vốn thực hiện

1

Hàn Quốc

1857

14.398.138.655

2.738.114.393

2

Singapore

549

11.058.802.313

3.858.078.376

3

Đài Loan

1801

10.763.147.783

3.079.209.610

4

Nhật Bản

934

9.179.715.704

4.987.063.346

5

BritishVirginIsland

342

7.794.876.348

1.375.722.679

6

Hồng Kông

457

5.933.188.334

2.161.176.270

7

Malaysia

245

2.823.171.518

1.083.158.348

8

Hoa Kỳ

376

2.788.623.488

746.009.069


9

Hà Lan

86

2.598.537.747

2.031.314.551

10

Pháp

196

2.376.366.335

1.085.203.846

( Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Qua 20 năm đầu tư, đã có 81 quốc gia và cùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ USD trong đó các nước châu Á chiếm 69%, các nước châu Âu chiếm 24%, các nước châu Mỹ chiến 5%. Hiện có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản.

1.3 Theo hình thức đầu tư

Bảng 4 : FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư


STT

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tỷ lệ %

1

100% vốn nước ngoài

6743

77.65

2

Liên doanh

1640

18.89

3

Hợp đồng hợp tác KD

226

2.6

4

Hợp đồng BOT, BT, BTO

8

0.09

5

Công ty cổ phần

66

0.76

6

Công ty Mẹ - Con

1

0.01

(Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tính đến hết 2007, chủ yếu các doanh nghiệp FDI thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án FDI với tổng vốn đăngg ký 5,12 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% về tổng vốn đăng ký. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% về tổng vốn đầu tư. Số còn lại thuộc các hình thức như BOT, BTO,BT

Tình hình KCN-KCX: Cả nước hiện có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 55 địa phương, 10 khu kinh tế , 2 KCX ( Hoà Lạc và TPHCM). Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và hơn 3 năm thành lập khu kinh tế cho thấy khu vực này đã đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút FDI. Đến cuối 2007 đã thu hút gần 2.700 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoản 31 tỷ USD, chiếm


34% số dự án và 37% tổng vốn đăng ký của cả nước. Các dự án đầu tư công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-KCX.

2. Thực trạng FDI vào Hà Nội giai đoạn 1991-2007

Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 1995, trên địa bàn Hà Nội mới chỉ thu hút được 210 dự án FDI nhưng đến năm 2007 con số này đã lên đến . Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI đang tiến triển thuận lợi.

Nhờ cơ chế chính sách thu hút FDI ngày càng được cải thiện nên kết quả đầu tư thu hút FDI của Hà Nội không ngừng tăng cao cả về quy mô dự án, hình thức đầu tư...

2.1. Quy mô vốn đầu tư

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Sau khi nhà nước ban hành luật đầu tư sửa đổi năm 2000, tình hình thu hút FDI vào Hà Nội lập tức có chuyển biên tích cực. Có thể thấy rõ sự chuyển biên tích cực này khi so sánh số liêu FDI của 2 giai đoạn : giai đoạn 1989-1996 và giai đoạn 1997- 2005

Bảng 5 : Tổng dự án FDI và phân vốn đầu tư của Hà Nội giai đoạn 1989-1996

Năm

Số dự án được cấp phép

Vốn đầu tư (1000USD)

Vốn đăng ký

Vốn thự hiện

1989

4

48.170

-

1990

8

295.088

12.582

1991

13

126.352

28.444

1992

26

301.000

54.962

1993

43

856.912

108.933

1994

62

989.781

386.340

1995

59

1.058.000

519.458

1996

45

2.641.000

605.000

(Nguồn : Niên giám thống kê 1989-1996-Cục Thống Kê TP Hà Nội)

Bảng 6: Tổng dự án FDI và phân vốn đầu tư của Hà Nôi giai đoạn 1997-2005


Năm

Số dự án được cấp phép

Vốn đầu tư (1000USD)

Vốn đăng ký

Vốn thự hiện

1997

50

913.000

712.000

1998

46

673.000

525.000

1999

44

345.000

182.000

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí