Cơ Cấu Fdi Vào Lĩnh Vực Dịch Vụ Của Hà Nội Phân Theo Hình Thức Đầu Tư Giai Đoạn 1988-2007


một địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực. Các tập đoàn TNCs của Nhật Bản đang thực hiện chiến lược dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước khác trong khu vực theo mô hình Trung Quốc + 1, tạo cơ hội cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Trong thời gian tới, cần chú trọng xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào các dự án dịch vụ có công nghệ cao, chuyển giao công nghệ tiên tiến, chú trọng thu hút FDI của Nhật vào khu công nghệ cao Hoà Lạc theo thoả thuận của hai chính phủ. Điều này phù hợp với định hướng ưu tiên thu hút các FDI vào các ngành có công nghệ tiên tiến của Hà Nội. Hàn Quốc là đối tác truyền thống đồng thời là đối tác tiềm năng của Hà

Nội, bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Hà Nội thể hiện qua số lượng khách Hàn Quốc đến Hà Nội tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Các dự án Hàn Quốc cũng quan tâm là các dự án vào các dự án dịch vụ khách sạn, du lịch bên cạnh mối quan tâm hàng đầu là công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

Singapore là một đối tác lớn, giữ vị trí quán quân về vốn đầu tư vào các dự án dịch vụ của Hà Nội. Các dự án đang được thực hiện gồm các dự án xây dựng khu phức hợp khách sạn, căn hộ cho thuê và trung tâm thương mại. Sở dĩ Singapore là nhà đầu tư quan trọng, cần được quan tâm bởi hiện có hơn 1600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, Singapore có hệ thống cơ sỏ hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển) có thể đóng vai trò kết nối nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam đến các thị trường quốc tế.

Đài Loan đang thực hiện chính sách hướng Nam, coi Việt Nam là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ để Hà Nội thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư từ nước này để có thể đẩy quy mô và hiệu quả các dự án đầu tư lên trình độ mới.

Hà Nội còn có các đối tác đầu tư giàu tiềm năng như Trung Quốc, Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Thái Lan. Các dự án từ các quốc gia lớn như Pháp, Mỹ, Anh, Đức hiện chưa nhiều nhưng hy vọng trong tương lai, với sự phát triển về kinh tế, sự thông thoáng về chính sách, Hà Nội sẽ có nhiều dự án đầu tư từ các nước này.

3.3 Theo hình thức đầu tư


Cũng như các ngành nghề khác trong nền kinh tế, hình thức đầu tư được các nhà ĐTNN ưa chượng khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội là hình thức 100% vốn nước ngoài. Tiếp đến là hình thức liên doanh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Biểu đồ 4 : Cơ cấu FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2007

Đơn vị : %

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 10


100% vèn n•íc ngoµi

Liªn doanh


Hîp ®ång hîp t¸c KD

Hîp ®ång

BOT,BT,BTO

C«ng ty cæ phÇn C«ng ty MÑ - Con

0.76%

0.09%

2.60%

18.89%

0.01%

77.65%


(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đâu tư)

Các dự án như KCN-KCX, dịch vụ công nghiệp, các dự án 100% vốn nước ngoài chiếm hơn một nửa số dự án. Các dự án kinh doanh dịch vụ khách sạn, giao thông vận tải thường là các dự án liên doanh. Để có thể đưa ra quyết định đầu tư theo hình thức nào, các chủ đầu tư phải xem xét khả năng thu lợi nhuận cao, mức rủi ro họ phải chịu và phải phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại mà cụ thể ở đây là pháp luật Việt Nam và các quy định riêng của thành phố Hà Nội.

Các dự án FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế hơn so với các dự án theo hình thức liên doanh trong thời kỳ này là điều dễ hiểu. Như đã phân tích, khả năng góp vốn của thành phố, các công ty trên trong nước vào các dự án rất hạn chế do ngân sách không cho phép, các công ty trong nước


chưa đủ lớn mạnh, cán bộ chưa phù hợp với yêu cầu của các nhà ĐTNN. Vì vậy khi góp vốn, vốn nghiêng hẳng về phía các nhà đầu tư nước ngoài. Đây không chỉ là vấn đề yếu kém của riêng Thành phố Hà Nội mà của cả các địa phương khác trong cả nước. Điều này chúng ta phải chấp nhận do những yếu kém của mình và sẽ có xem đến các yếu tố để tự nâng cao vị trí của mình trong doanh nghiệp liên doanh.

Các hình thức khác như BOT,BTO,BO chưa được các nhà đầu tư áp dụng nhiều trong các dự án FDI. Những dự án theo các hình thức này rất phù hợp cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án cait tạo môi trường, các dự án có quy mô lớn mà thành phố không đủ khả năng thực hiện. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, lãnh đạo thành phố Hà Nội nên lưu tâm để kêu gọi đầu tư, tận dụng những dự án như thế này để cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

4. Đánh giá chung

FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội trong thời gian qua đã có những bước chuyển mới. Trong những bước chuyển đó luôn song song tồn tại những thành công và không phải không có những khó khăn xuất hiện

4.1. Kết quả đạt được

FDI bù đắp phần nào sự thiếu hụt về vốn để phát triển ngành dịch vụ đặc biệt là ngành dịch vụ yêu cầu công nghệ cao như dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong quý I/2008, vốn đầu tư đăng ký tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực dịch vụ với hơn 4,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 8,89% tổng vốn đầu tư, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các dự án kinh doanh bất động sản, khách sạn.

Ngành dịch vụ của thành phố Hà Nội ngày càng phát triển: FDI vào lĩnh vực dịch vụ của thành phố tăng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ hoạt động ngày càng sôi nổi, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định. Từ đó tăng doanh thu ngành dịch vụ, dẫn đến đóng góp của ngành dịch vụ vào ngân sách thành phố là khá lớn thông qua đóng thuế.

Tiếp cận công nghệ, kỹ thuật mới : Nhờ hình thức góp vốn bằng máy móc thiết bị và vật tư kỹ thuật của các chủ ĐTNN, thành phố đã tiếp nhận thêm nhiều


kỹ thuật và công nghệ mới (cả trình độ trung bình và trình độ tiên tiến), tạo thuận lợi cho thành phố phát triển ngành dịch vụ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã định ( hiện tại là công nghiệp - thương mại - dịch vụ).

Cải thiện đời sống người dân : FDI vào dịch vụ tạo không ít công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn thành phố, qua đó tăng thu nhập bình quân tính theo đầu người của Hà Nội, góp phần cải thiện đời sống.

Phát triển kinh doanh, cải thiện nguồn nhân lực : FDI vào dịch vụ tăng nhanh thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh ở thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nứơc. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Hà Nội cũng thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển cac quy trình công nghệ hiện đại. Thông qua đó dần dần hình thành đội ngũ quản lý, công nhân có trình độ kỹ thuật cao, có tay nghề, tưng bước tiếp cận khoa học kỳ thuật tiên tiến, tác phong công nghiệp hiện đại, kỷ luật lao đọng tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

FDI đóng góp đang kể vào ngân sách thành phố : thông qua việc đánh thuế, FDI tác động tích cực đến các cân đôi lớn như cân đối ngân sách thành phố, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào trong nước mà mở rộng nguồn thu ngoại tệ qián tiếp qua khách quốc tế đến thành phố, tiền thuê đát, tiền mua máy móc và nguyên vật liệu…

4.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.2.1 Hạn chế

4.2.1.1 Sự mất cân đối về ngành nghề, lãnh thổ

Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó, những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, có những dự án, lĩnh vực mặc dù cần thiết cho nhân dân nhưng không đưa lại lợi


nhuận thoả đáng thì không thu hút được ĐTNN. Các nhà ĐTNN trong khi lựac chọn địa điểm để triển khai dự án thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng-xã hội thuận lợi, do đó tại trung tâm thành phố, các KCN-KCX là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các huyện ngoại thành, những nới cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển dù được chính phủ và chính quyền thành phố có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà ĐTNN quan tâm vì điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, không thuận tiện cho việc đầu tư. Tình trạng đó dẫn đến, những địa bàn có trình độ phát triển cao thì thu hút được nhiều FDI, do đó tốc độ tăng trưởng cao, trong khi đó các vùng kém phát triển, ít có vốn ĐTNN thì tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn cứ thấp

Đối với ngành nghề cũng tương tự như vậy : các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư gây nên tình trạng phát triển mất cân đối trong ngành dịch vụ. Cácdự án đem lại hiệu quả chậm, vốn lớn như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông, môi trường, nông nghiệp, thuỷ lợi có rất ít nhà đầu tư quan tâm.

Việc cơ cấu tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng khách sạn, căn hộ cho thuê không những gây biến động về giá cả trên thị trường mà còn tạo ra sự mất cân đối vè cung cầu trên lĩnh vực này, dẫn đén hiện tượng khách sạn lớn nhỏ đều có hệ số sử dụng thấp, gây lãng phí nguồn lực.

4.2.1.2 Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn ĐTNN chưa được giải quyếtkịp thời.

Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, người chủ thường trả lương cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thoả đáng với nhu cầu của người lao động. Nhiều giám đốc doanh nghiệp FDI không nắm vững luật hoặc cố tình kéo dài thời gian sử dụng lao động thử việc, vi phạm điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng


sức lao động và người lao động dẫn đến tình trạng bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp

Việc cung ứng lao động còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Các cơ quan quản lý thành phố còn lúng túng và thiếu cương quyết trong việc giải quyết, xử lý tranh chấp tiền lương, tiền thưởng dẫn đến hiệu lực của chính sách lao động chưa cao.

Lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI phần lớn là các lao động tre, khả năng thích ứng cao nhưng hạn chế về thể lực, kinh nghiệm, tay nghề, hiểu biết về quy định của pháp luật về luật lao động. Người lao động chưa nắm rò quyền lợi và nghĩa vụ khi kí hợp đồng nên dễ bị thua thiệt, bị áp đặt về tiền lương và điều kiện làm việc.


4.2.1.3 Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ

Nhìn chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ của ngành và cùng loại sản phẩm với sản phẩm tại nước ta.

Tuy vậy, một số nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của luật pháp Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là phế thải của nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hoá đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy, một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. Ngoài ra, việc khai tăng công nghệ góp vốn còn thông qua khai tăng chi phí đào tạo công nhân.

Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào phục vụ cho các doanh nghiệp FD trên địa bàn thành phố được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý Nhà Nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với nước tiếp nhận đầu tư bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy thường phải thông qua


thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ : ở Việt Nam, việc vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn ở mức cao trên thế giới. Vi phạm bản quyền ở lĩnh vực điện ảnh là 100%, ứng dụng phần mềm là 95%.

Nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà ĐTNN chưa muốn chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại vào Hà Nội là do khả năng tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp ở thành phố còn thấp, thiếu cán bộ nghiên cứu và quản lý có năng lực, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng.

4.2.1.4 Đất đai

Những tranh chấp trong việc giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI nói chung và FDI vào dịch vụ nói riêng. Chính sách đền bù tài sản trên đất tuy được ban hành nhưng còn thiếu các biện pháp tối ưu đối với công tác di dân và tái định cư giải phón mặt bằng để thực thi dự án.

Giá thuê đất ở Hà Nội quá cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước, cao hơn cả TPHCM và cao hơn nhiều nước trong khu vực. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của Hà Nội trong quá trình thu hút FDI.

4.2.1.5 Chính sách tài chính

Các chính sách thuế không cụ thể dẫn đến tình trạng tuỳ tiện áp dụng, hiện tượng thu thuế chồng chéo, trùng lặp. Thủ tục hoàn thuế rườm rà, không kịp thời làm giảm tác dụng của công cụ tài chính này. Tuy vậy, việc nộp thuế phải tuân thủ chặt chẽ, chậm ngày nào phạt ngày đó. Sự thếu bình đẳng này khiến các doanh nghiệp phải chịu thiệt, tạo sự cửa quyền, tạo ra các khe hở gây sách nhiễu.

Chính sách tín dụng : Thủ tục vay vốn rườm rà, quy định thế chấp phức tạp khiến nhà ĐTNN ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước.

4.2.1.6 Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính nhiều phiền hà, chưa tạo lập môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn.


Vấn đề cấp giấy phép đầu tư và quản lý đầu tư ở Hà Nội còn nhiều điều đáng nói. Thời gian thẩm định dự án quá dài do nhiều cơ quan được quyền buộc các nhà đầu tư phải giải trình dự án để họ xem xét, nghiên cứu. Để được cấp phép đầu tư nhà ĐTNN phải mất hàng tháng, qua nhiều cửa với 16 chữ ký và 15 con dấu mới xong. Việc thiếu đồng bộ trong khâu cấp giấy phép làm chậm trễ thực hiện dự án đầu tư.

4.2.1.7 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng còn nhiều được đầu tư nhưng thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong khi đó tốc độ đô thị hoá nhanh dẫn đến quá tải về nhiều mặt. Mạng lưới giao thông chưa đồng bộ, tình trạng thiếu nước sạch diễn ra thường xuyên. Những điều kiện thiết yếu này nếu không được sớm khắc phục sẽ gây khó khăn cho Hà Nội trong việc thu hút FDI nói chung và FDI vào dịch vụ nói riêng.


4.2.2 Nguyên nhân

- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa thiết lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức chung về vai trò của FDI chưa được thống nhất từ cấp thành phố đến huyện, phường, xã. Nhiều nơi còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Điều này thể hiện ngay từ việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm. Những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà ĐTNN.

- Hiện nay Hà Nội thiếu các luật sư giỏi, tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ làm luật, thực thi pháp luật và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước đối với việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hệ thống văn bản hướng dẫn luật tập trung chủ yếu vào giai đoạn thẩm định, cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022