Vai Trò Của Ngành Dịch Vụ Đối Với Nền Kinh Tế


Người cung cấp : đối với lĩnh vực dịch vụ, một nhà cung cấp uy tín là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng bởi cái mà người tiêu dùng quan tâm là chất lượng của dịch vụ. Người cung cấp thành công là người biết nắm bắt sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng. Dịch vụ là ngành mang tính cá biệt cao nên người cung cấp đồng thời cũng là người biết cách kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, biết cách tạo ra nhu cầu mới. dịch vụ mới phục vụ tối đa cho đời sống vật chất tinh thần của người dân. Phương châm hoạt động của ngành dịch vụ là vì khách hàng, giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu một cách nhanh nhất và tốt nhất.

Yếu tố con người : Người dân là đối tượng phục vụ của dịch vụ. Trong đất nước có nền dân trí cao thì lưu lượng dịch vụ có trình độ công nghệ cao đòi hỏi chất lượng và loại hình, do đó cần sử dụng nhiều chất xám. Như vậy, con người vừa là chủ thể tạo nên sự phát triển của dịch vụ vừa là động lực cho lĩnh vực này phát triển.

Chất lượng nguồn nhân lực là năng lực, trình độ, trí tuệ, thể lực, tinh thần, thái độ, tác phong và đạo đức của các thành viên hợp thành. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, nhân tố quyết định sự thành công của ngành dịch vụ.

Trong bối cảnh khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng KH-CN vẫn không thể thay thế được vị trí chủ thể của nguồn lực con người. Hơn thế nữa, con người còn là nhân tố tiếp nhận sự chuyển giao, ứng dụng và sáng tạo KH-CN để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực: đất đai, vốn, khoa học công nghệ, nhưng nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng tái tạo và phát triển các nguồn lực khác. Không tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, tâm huyết với công việc thì khó có thể thành công trong việc phát triển ngành dịch vụ bởi ngành dichj vụ là ngành khá đặc biệt, yêu cầu cao về chất lượng phục vụ mà ở đây là con người


Yếu tố văn hoá : Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của dịch vụ. Kinh tế phát triển chậm, đời sống thấp, chỉ tập trung thoả mãn các nhu cầu vật chất, ít chú ý đến phương thức thoả mãn nhu cầu và văn hoá của việc thoả mãn nhu cầu gần như không được dề cập đến. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế phát triển cao, thị trường chuyển từ trọng cung sang trọng cầu, đối với xã hội, việc có được dịch vụ cần thiết không còn là vấn đề quan tâm nữa thì vấn đề văn hoá trong các sản phẩm dịch vụ nổi lên như yếu tố hàng đầu.

Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp, nó quyết định đến việc lực chọn sản phẩm, phương thức đưa sản phẩm dịch vụ ra với cộng đồng. Trong hệ thống các giá trị văn hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến đến sự phát triển của ngành thông qua rất nhiều các biến số khác nhau, song có thể được chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất, bao gốm tập hợp các biến số như: trình độ sử dụng những cải tiến kỹ thuật, những phát hiện khoa học trong các lĩnh vực của đời sống sản xuất xã hội, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của những người lao động; trình độ phổ cập giáo dục, văn học nghệ thuật... trong nhân dân.

Nhóm thứ hai, bao gốm rất nhiều biến số như: ngôn ngữ; những biểu tượng; tôn giáo; cách sử dụng thời gian, không gian; cách quan niệm về tình bạn, tình hữu nghị; tâm lý; lối sống, nếp sống; truyền thống, tập quán, tập tục, những điều cấm kỵ v.v...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Một nguyên nhân phổ biến đối với việc kinh doanh thất bại tại thị trường nước ngoài không phải là do thiếu cơ hội mà là do không chú ý tới các yếu tố văn hoá. Người ta lựa chọn hợp tác kinh doanh với những người mà họ cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc. Theo quan điểm kinh doanh, văn hoá có thể được nhìn nhận như một hệ thống các nguyên tắc chi phối phương thức giao dịch kinh doanh do những người dân thuộc từng quốc gia cụ thể thực hiện. Những nguyên


Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 4

tắc này tạo ra nghi thức, phong cách giao tiếp và đàm phán trong nền văn hoá mà họ tuân thủ.

Khi đã quyết định hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài, bước tiếp theo cần xem xét là cách đưa dịch vụ ra thị trường như thề nào. Các kênh phân phối đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đó là cầu nối huyết mạch giữa người mua và người bán. Có thế phân phối dịch vụ theo một trong bốn phương thức sau: Người cung cấp tới chỗ khách hàng, Khách hàng tới chỗ người cung cấp, Người cung cấp thiết lập cơ sở kinh doanh tại thị trường, Phân phối từ xa.

Do khách hàng cũng sẽ tham gia một số khâu trong quy trình chuyển giao dịch vụ nên họ sẽ phải cố gắng làm quen với dịch vụ mới hoặc hệ thống phân phối dịch vụ. Khía cạnh văn hóa có ảnh hưởng tới hầu hết các công đoạn trong quy trình chuyển giao dịch vụ liên quan tới nhiều người. Do đó, cần xem xét một số yếu tố sau: Cách chào đón khách hàng, Sự cân bằng giữa việc hỗ trợ và tự phục vụ.

Ví dụ, những khách hàng từ các nền văn hóa với mức độ không mong muốn rủi ro ở mức thấp, coi trọng tiến độ chuyển giao, sự thuận tiện trong sử dụng dịch vụ và khả năng lựa chọn cao, rất có thể sẽ chấp nhận dịch vụ tự phục vụ. Khách hàng mong muốn được phục vụ như thế nào, Mức độ mà dịch vụ cần phải đáp ứng theo mong đợi của khách hàng, Dịch vụ sẵn có ở đâu và khi nào, Dự kiến những công việc sẽ tiếp tục theo dõi thực hiện sau khi cung cấp dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng : để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ, kinh doanh dịch vụ thì hệ thống cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng. Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển thuận lợi hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành dịch vụ cần thiết như : Cơ sở ăn uống, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống khách sạn nhà hàng, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, vui chơi giải trí. Hạ tầng là yêu cầu cấp thiết cần quan tâm để phát triển ngành dịch vụ du lịch.

Trình độ khoa học kỹ thuật : trong thời đại ngày nay, các ngành dịch vụ yêu cầu công nghệ cao đang ngày càng được ưa chuộng. Do vậy, các doanh


nghiệp phái theo sát, nắm bắt kịp thời các ứng dụng công nghệ mới để phục vụ kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

5. Vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế

Dịch vụ là một phần của nền kinh tế quốc dân bên cạnh ngành nông nghiẹp và công nghiệp : Dịch vụ là khu vực kinh tế có khả năng lớn trong việc huy động, liên kết và phát huy nguồn lực của nền kinh tế để tạo ra giá trị gia tăng mới. Sự phát triển của dịch vụ được xem là thước đo của sự phát triển kinh tế. Vì vậy dịch vụ là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động: Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng, ngày càng nhiều lọai hình dịch vụ ra đời nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người dân và của xã hội. Chính vì sự ra đời của hàng loạt các loại hình dịch vụ mới dẫn đến một lượng lớn công ăn việc làm được tạo ra, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Phát triển đời sống xã hội: Sự phát triển đa dạng của kinh tế dịch vụ tạo điều kiện tiết kiệm lao động cho các ngành khác, tăng năng suất lao động xã hội, góp phần tái sản xuất, mở rộng theo chiều sâu sức lao động, sử dụng hợp lý các bộ phận lao động xã hội. Phát triển đúng mức kinh tế dịch vụ sẽ giải quyết được các vấn đề xã hội, tạo nên những quan hệ văn minh mới, nâng cao dân trí, tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ.

Góp phần tái tạo sức khoẻ, bảo vệ con người khỏi môi trường sống : Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, cường độ làm việc của con người ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu được quan tâm hàng đầu.

Phát triển hoạt động kinh doanh của các ngành khác : Dịch vụ góp phần trực tiếp vào phát triển sản xuất, dịch vụ tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào, tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm làm cho doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Dịch vụ được thực hiện trước, trong và sau khi bán hàng. Dịch vụ lập nên rào chắn ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh.

III. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á


1. Trung Quốc

Trung Quốc là một hiện tượng đặc biệt trong các nước đang phát triển về kỳ tích thu hút vốn ĐTNN nói chung và FDI nói riêng phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Đây là quốc gia duy nhất đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoản 10% và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong suốt những năm 90. Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có những điểm đáng chú ý sau :

Chính sách thuế

Trung Quốc đã đưa ra các chính sách thuế để thu hút, hấp dẫn nhà ĐTNN. Với xí nghiệp hoạt động trên 10 năm tại khu công nghệ cao được hưởng chính sác ưu đãi như sau : 2 năm miễn thuế sau năm đầu tiên có lãi, 3 năm giảm thuế 50% từ năm thứ 3 đến năm thứ 5. Các xí nghiệp công nghệ cao được hưởng 3 năm giảm thuế tiếp theo từ nưm thứ 6 đến năm thứ 8 là 10%. Thuế doanh thu trong những năm còn lại là 15%. Doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu 70% sẽ được giảm thuế doanh thu còn 10%.

Tại 14 thành phố ven biển, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được giảm thuế lợi tức 10% so với các khu vực khác. Các liên doanh đầu tư 10 năm trở lên được miễn giảm thuế lợi tức 2 năm kể thừ khi có lãi và giảm thuế 50% cho 3 năm tiếp theo. Nếu liên doanh đầu tư vào cùng khó khăn sữ được giảm từ 15-30% trong vòng 10 năm. Nếu liên doanh có sản phẩm xuất khẩu trên 70% được giảm 50% thuế hàng năm. Doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến được giảm tiếp 50% trong 3 năm so với doanh nghiệp cùng loại không áp dụng công nghệ cao.

Chính sách khuyến khích đầu tư

- Xác định rõ phạm vi được phép của ĐTNN : Chính phủ Trung Quốc đã làm rõ phạm vi bằng cách phân chia ngành nghề đầu tư thành 4 loại : khuyến khích, được phép, hạn chế và cấm đầu tư.

- Kiên trì quan điểm khuyến khích đầu tư nước ngoài : Danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư được mở rộng , trong khi các ngành hạn chế đầu tư giảm dần.


- Khuyến khích xuất khẩu : các doanh nghiệp ĐTNN xuất khẩu trực tiếp tất cả các sản phẩm sản xuất ra được xếp vào các doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư. Trong khi đó, các dự án thuộc loại hạn chế mà doanh thu 70% từ xuất khẩu là các dự án được phép đầu tư.

- Khuyến khích nhà ĐTNN đầu tư vào các vùng khó khăn như vùng miền Trung và miền Tây. Doanh nghiệp ngoài được hưởng chính sách ưu đãi thuế, các dự án thuộc danh mục đựoc phép hoặc hạn chế đầu tư sẽ được hưởng ưuy định nới lỏng đáng kể.

Phát triển cơ sở hạ tầng

- Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những ưu tiên của Trung Quốc nhằm tạo MTĐT thuận lợi để thu hút FDI, những tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt và mạng lưới vận chuyển hàng hoá tới thị trường nước ngoài thuận tiện thường thu hút nhiều FDI ( các tỉnh duyên hải Đông Nam Trung Quốc). Giai đoạn 2001- 2005 Trung Quốc đã xây dựng 350.000 km đường bộ, 1.143 chuyến bay trong và ngoài nước, có 271,6 triệu thuê bao điện thoại cố định, 271 triệu người sử dụng điện thoại di động.

Đào tạo nguồn nhân lực

Để đào tạo nhân tài cho đất nước và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu sử dụng công nghệ cao, từ 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp cái cách giáo dục thuộc tất cả các cấp, cử người ra nước ngoài học nên năm 2001 số người được đào tạo tại các nước OECD là 124.000 người. Hiện tại, số lượng sinh viên học ở Mỹ là 60.000 người, trong vòng 10 năm kêt ừ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Mỹ đã đào tạo cho Trung Quốc hơn 100.000 sinh viên. Trung Quốc đã mở nhiều trường đào tạo cán bộ có chức năng chuyên biệt trong lĩnh vực ngoại ngữ, kế toán và kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI

2. Singapore

- Chính phủ nước này áp dụng hệ thống thuế quan ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Miễn hoặc giảm thuế thu nhập, thuế công ty, thuế tài sản cho những nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tham gia những dự án có khả năng cải


thiện can cân thanh toán, những dự án đòi hỏi kỹ thuật chính xác cao hoặc đòi hỏi khối lượng vốn lớn, những dự án được xem là cơ bản đối với nền kinh tế quốc dân hoặc tư bản địa phương khó có thể đảm nhận được.

- Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựac chọn lĩnh vực kinh doanh và miễn 100% thuế trong vòng 5 năm kể từ khi triển khai dự án, định giá thấp đối cới tư liệu sản xuất và tài sản cố định của doanh nghiệp mới. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu hoặc tư liệu sản xuất trong những ngành nằm trong diện ưu tiên của Nhà nước. Thuế kinh doanh có thể được giảm nếu các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đầu tư lượng vốn lớn và sử dụng kỹ thuật cao. Miễn thuế 100% đối với các khoản dự trữ mà nhà ĐTNN đăng ký giữ lại để đổi mới trang thiết bị, sửa chữa máy móc và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải.

- Chính phủ nước này cho phép thành lập khu công nghiệp Giurôngvới những quy chế của một đặc khu. Ban đầu thành lập khu công này nhằm thu hút vốn vào các ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, sau này chuyển hướng đầu tư vào một số ngành đòi hỏi sử dụng kỹ thuật cao ( như sinh ệoc hoặc sản xuất các phần mềm máy tính điện tử). Có thể nói, việc thành lập các khu công nghiệp kiểu như thế này với những ưu đãi dành cho công ty hoạt động trong đó, nhằm khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu là việc làm cần thiết đối với bất kỳ nước chậm phát triển nào muốn thu hút FDI để tiến hành CNH.

Như vậy, kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển dịch vụ chính là chính sách đào tạo cảu quốc gia này cũng như chất lượng dịch vụ giáo dục của họ.

Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.


Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)...

Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.


Mục tiêu của Singapore là trở thành trung tâm dịch vụ pháp lý của châu

Á :


Theo quyết định mới, các công ty luật trong nước, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến luật nước ngoài và các giao dịch xuyên biên giới như ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp... sẽ được tạo điều kiện để thuê mướn luật sư nước ngoài. Singapore cũng vừa thông qua một dự án xây dựng trường luật thứ hai ở nước này và mở rộng đầu vào khoa luật của Trường đại học Quốc gia Singapore (NUS) nhằm khắc phục hiện tượng cung thấp hơn cầu hiện nay và chuẩn bị sức bật trong tương lai. Trong chương trình bốn năm đại học, sinh viên sẽ có ít nhất mười tuần thực tập bắt buộc ở các công ty luật.

Về phần luật sư nước ngoài, họ phải có uy tín cao ở nước họ, bằng cấp cao do trường luật danh tiếng cấp hoặc kinh nghiệm làm việc tốt với giấy chứng nhận. Theo Bộ Tư pháp Singapore, “kế hoạch đặc biệt này sẽ cho phép chuyên môn của tài năng nước ngoài hòa hợp với kỹ năng của luật sư trong nước, bảo đảm cho các công ty luật của chúng ta có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường toàn cầu”.

3. Thái Lan

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí