Thực Trạng Fdi Vào Lĩnh Vực Dịch Vụ Của Việt Nam


Cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển ngành dịch vụ còn yếu kém như hệ thống đường giao thông chưa phát triển, chất lượng và chi phí sử dụng thông tin liên lạc chưa phù hợp, hệ thống cung cấp nước gặp nhiều khó khăn, hệ thống vui chơi giải trí, hệ thống trường học chưa đáp ứng nhu cầu người dân.

2. Thực trạng FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam

Trong thời gian 20 năm sau đổi mới, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong việc thu hút FDI để phát triển ngành dịch vụ. Có được những thành tựu này là sự nỗ lực không ngừng trong một thời gian dài.

Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

2.1. Quy mô vốn đầu tư

Trong giai đoạn 1988-2007 vốn đầu tư vào các lĩnh vực trong ngành dịch vụ tăng mạnh. Trong vóng 20 năm, đã có 1.936 dự án dịch vụ vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư là hơn 29 tỷ đô và vốn thực hiện là gần 8 tỷ đô.

Năm 2007, FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam là 1544 dự án với tổng vốn đầu tư là 8 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện là 2,5 tỷ ( bằng 25% số vốn đầu tư và số vốn thực hiện của cả 20 năm gộp lại). Dẫn đầu về qui mô đầu tư vào du lịch Việt Nam là dự án khu nghỉ mát đa năng Đan Kia-Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư với số vốn lên đến 1.2 tỷ USD. Một tổ hợp khách sạn-căn hộ-trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư 200 triệu USD tại thành phố Hồ Chí Minh do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn


Quốc làm chủ đầu tư cũng đã khởi công sau một thời gian dài tạm ngừng vì khủng hoảng tài chính. Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu, tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD. Ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Cách đây hai tháng, Quỹ VinaCapital đã mua 52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại khách sạn này lên tới 70%. Trước đó, Quĩ VinaLand cũng đã mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole, khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay.

Một số tập đoàn lớn đang có nhiều kế hoạch chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam. Trước hết phải kể đến Tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất thế giới InterContinential Hotels Groups đã công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên của hệ thống khách sạn này tại Việt nam vào đầu năm 2009.Một công ty quản lý sòng bạc của Macau đã tính chuyện liên kết với Saigontourist để mở một "tiểu Las Vegas" tại thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Rockingham (Anh) cũng đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự án xây dựng khu du lịch biển có qui mô lên đến 1 tỷ USD tại Phú Quốc

2.2 Cơ cấu đầu tư

2.2.1 Theo lĩnh vực đầu tư

Bảng 9 : Cơ cấu vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam phân theo ngành giai đoạn 1988-2007

Đơn vị tính : USD


STT

Dịch vụ

Số dự án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn thực hiện

1

GTVT-Bu điện

211

4,323,882,565

2,781,446,590

721,767,814

2

Khách sạn-Du lịch

227

6,135,310,332

2,569,935,362

2,401,036,832

3

Tài chính-Ngân hàng

67

915,827,080

850,404,447

714,870,077

4

Văn hóa-Ytế-Giáo dục

272

1,249,195,062

573,586,594

367,037,058

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 8


5

XD Khu đô thị mới

9

3,477,764,672

944,920,500

111,294,598

6

XD Văn phòng-Căn hộ

154

9,418,878,164

3,468,469,591

1,892,234,162

7

XD hạ tầng KCX-KCN

30

1,517,546,201

516,523,597

576,117,330

8

Dịch vụ khác

966

2,155,006,145

947,877,283

383,082,159

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đâu tư)

Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện(18%).

2.2.2 Theo nước chủ đầu tư


Bảng 10 : Cơ cấu FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam phân theo nước chủ đầu tư giai đoạn 1988-2007

Đơn vị tính : VNĐ


STT

Nước, vùng lãnh thổ

Số dự án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn thực hiện

1

Hàn Quốc

1857

14,398,138,655

5,168,461,054

2,738,114,393

2

Singapore

549

11,058,802,313

3,894,467,177

3,858,078,376

3

Đài Loan

1801

10,763,147,783

4,598,733,632

3,079,209,610

4

Nhật Bản

934

9,179,715,704

3,963,292,649

4,987,063,346

5

BritishVirginIslands

342

7,794,876,348

2,612,088,725

1,375,722,679

6

Hồng Kông

457

5,933,188,334

2,166,936,512

2,161,176,270

7

Malaysia

245

2,823,171,518

1,797,165,234

1,083,158,348

8

Hoa Kỳ

376

2,788,623,488

1,449,742,606

746,009,069

9

Hà Lan

86

2,598,537,747

1,482,216,843

2,031,314,551

10

Pháp

196

2,376,366,335

1,441,010,694

1,085,203,846


qua :

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đâu tư)

Thực trạng FDI vào một số lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam trong thời gian


2.2.2.1. Bưu chính viễn thông

Tính đến hết tháng nay, có 5 hợp đồng hợp tác kinh doanh xây dựng khai thác mạng viễn thông quốc tế, viễn thông nội hạt và cá lĩnh vực khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông khác trong lĩnh vực bưu chính viễn thông đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ đạt 916,6 triệu USD. Các dự án đầu tư được triển khai đã xây dựng được mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Từ một mạng lưới với chất lượng công nghệ cao, quy mô còn nhỏ, độ phức tạo của công việc điều hành và quản trị ở mức trung bình thì nay đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Mạng viễn thông quốc tế đã được xây dựng hiện đại, đạt trình độ công nghệ tương đương với các nước trong khu vực, với các đài thông tin vệ tinh mặt đát và các tổng đài cửa ngõ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với mạng cáp quang liên tục trực tiếp và đi sang tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuyến cáp quân biến quốc tế đã và đang hoạt động tốt.

Nhiều công trình quan trọng như hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh, hệ thống cáp quang biển xuyên quốc gia, số lượng cán bộ được qua đào tạo có hệ thống về công nghệ và quản lý kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hội nhập quốc tế đa được chú ý quan tâm thực hiện. Việc bố sung nguồn vốn FDI từ bên ngoài là kết quả của sự hợp tác lâu dài có hiệu quả giữa hai bên tham gia dự án và đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngoại tệ. Khả năng giao tiếp tức thời với thế giới thông qua các dịch vụ quay số điện thoại trực tiếp, dịch vụ thuê kênh riêng, truyền hình, truyền số liệu và dịch vụ khác đã đóng góp vào việc tăng các dịch vụ thương mại quốc tế, cung cấp và cập nhật thông tin về kinh tế- chính trị-xã hội và văn hoá giáo dục.

2.2.2.2 Văn hóa - Y tế - Giáo dục

Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực Y tế – văn hoá - giáo dục đã có gần 200 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là trên 800 triệu USD, vốn đã thực hiện là 330,2 triệu USD, chiếm 41,25% tổng vốn đăng ký. Tỷ lệ này tương đối thấp so vớicác lĩnh vực khác như tài chính ngân hàng, xây dựng hạ tầng khu


công nghiệp. Dự án lớn được quan tâm là các dự án đầu tư vào bệnh viện, giáo dục. Trong lĩnh vực này, hình thức đầu tư chủ yếu là hình thức liên doanh.

2.2.2.3. Văn phòng - Căn hộ - Trung tâm thương mại

Trong lĩnh vực này, số dự án cấp phép còn hiệu lực là 101 dự án với tổng vốn đăng ký là 3465,5 triệu USD, vốn pháp định là 1203,7 triệu USD. So với các dự án kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn thì các dự án kinh doanh trong lĩnh vực văn phòng và căn hộ hiện nay gặp ít khó khăn hơn.

Do gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp đã xin bổ sung thêm mục tiêu kinh doanh với mong muốn làm phong phú thêm nguồn thu và giảm bớt tới mức tối đa các khó khăn. Thông thường, xin bổ dung chức năng kinh doanh siêu thị, các dịch vụ giải trí, xin được cấp phép bán nhà cho người nước ngoài hoặc xin cho xây nhà (đối với doanh nghiệp hiện đang cho bán nhà). Một số ít doanh nghiệp xin chuyển sang hình thức kinh doanh 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xin kéo dài thời gian để bù lại lỗ trong năm đầu đẫn đến tình trạng nhiều dự án vốn nhỏ nhưng xin kéo đài đến 40, 50 năm.

2.2.2.4. Kinh doanh khách sạn - du lịch

Sau một số năm tìm hiêu và thăm dò, các công ty lớn từ nhiều nước khác nhau đã mạnh dạn đầu tư vào những dự án có quy mô lớn. Đồng thời, từ những dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn, chủ yếu nhằm cải tạo, nâng cấp khách sạn, nhà hàng sẵn có trong những năm đầu thì những năm gần đây, các dự án lại tập trung xây dựng mới với quy mô hàng trăm phòng, đạt tiêu chuẩn quốc tế 4-5 sao, với hàng chục triệu USD vốn đầu tư.

Trong năm 2007, đã có 47 dự án FDI được cấp phép vào lĩnh vực du lịch với số vốn đăng ký lên đến 1,86 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so vơi năm 2006 và bằng số vốn của 7-8 năm trước công lại. Trong số này, đáng chú ý là dự án của tập đoàn Banyan Tree (Singapore) đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư để xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu Kinh tế Mây-Lăng Cô ( Thừa Thiên Huế) với vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Ngoài ra cần kể đến 3 khu nghỉ mát mang thương hiệu Ana Mandara tại Nha Trang và Đà Lạt do tập đoàn Six Senes (Thái Lan) làm


chủ đầu tư, giải thích cho dự án này nên Thái Lan cho rằng hiện nay điểm phát triển du lịch của Việt Nam chưa nhiều, hiện chỉ sử dụng 10% diện tích biển, nhiều tỉnh có biển đẹp nhưng chưa được khai thác.

Như vậy, tiềm năng phát triển khách sạn – du lịch của Việt Nam rất lớn, cơ hội thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nay đang ở trước mắt.


2.2.2.5. Tài chính ngân hàng

FDI vào lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, bảo hiểm và tư vấn tài chính. Lĩnh vực này đã thực sự phát huy hiệu quả góp phần đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm toán và thị trường bảo hiểm cạnh tranh tại Việt Nam. Hiện nay đã có các công ty danh tiếng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, bảo hiểm đầu tư vào Việt Nam như Earns & Young, KPMG, kiểm toán Deloitte, bảo hiểm AIA, bảo hiểm Daihichi, ngân hàng HSBC. Hình thức đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực này là hình thức liên doanh. Từ 1/4/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã chính thức được hoạt động tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phát triển, nhu cầu kiểm toán ngày càng gia tăng, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu khởi sắc do vậy có thể nói trong thời gian tới, cơ hội đầu tư cho lĩnh vực này rất lớn

Tuy nhiên, vốn đầu tư vào tài chính ngân hàng chưa phải cao và cần thu hút nhiều FDI vào việc phát triển thị trường vốn, ngân hàng tại Việt Nam.

2.2.2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX.

Một số dự án FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX đã được cấp phép đã xây dựng xong hoặc cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng như KCX Tân Thuận, Linh Trung, Nomura, Amata, Biên Hoà II, Việt Nam-Singapore, Thăng Long với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng, còn một số KCN đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành.

Lợi ích chung của việc xây dựng KCN-KCX là cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí đầu tư trong đó có việc giảm giá tiền thuê đất để thu hút và nhanh chóng lấp đầy KCN_KCX, bổ sung vốn đầu tư cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời việc xây dựng KCN-KCX đã góp phần


thu hút nhiều dự án FDI vào đấy. Các dự án đầu tư vào KCN-KCX chủ yếu là sản xuất công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm cao, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Một điểm nổi bật là KCN-KCX góp phần trình độ lao động ngày được nâng cao và là hạt nhân của quá trình đô thị hoá, phát triển dịch vụ.

2.2.3. Theo địa phương

Bảng 11 : Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư giai đoạn 1988-2007

( Đơn vị tính : USD)


STT

Địa phương

Số dự án

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Vốn thực hiện

1

TP Hồ Chí Minh

2399

17,013,524,750

7,100,900,289

6,347,487,062

2

Hà Nội

1011

12,664,570,044

5,661,169,078

3,589,621,920

3

Đồng Nai

917

11,665,711,568

4,655,087,285

4,152,591,894

4

Bình Dương

1581

8,516,393,283

3,452,028,952

2,078,979,706

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

159

6,111,349,896

2,397,533,861

1,267,669,334

6

Hải Phòng

270

2,729,564,057

1,148,295,920

1,273,511,670

7

Vĩnh Phúc

151

2,034,201,656

647,926,192

438,759,582

8

Phú Yên

38

1,945,576,438

619,858,655

122,827,280

9

Long An

188

1,865,839,159

681,249,868

423,043,982

(Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đâu tư)

Địa phương thu hút vốn đầu tư nhiều nhất vào ngành dịch vụ vẫn là TPHCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương. Có thể thấy, dịch vụ cũng như các ngành khác, điạ phương thu hút vốn FDI nhiều là những địa phương có lợi thế so sánh, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hầu hết là các thành phố lớn. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong thu hút FDI. Đặc biệt đối với dịch vụ, điều này lại càng rõ rệt bởi chỉ những nơi có đời sống người dân ở mức cao thì dịch vụ mới có thể phát triển mạnh mẽ.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí