cần huy động và sử dụng một cách hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước đặc biệt là nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn FDI. Các dự án kêu gọi đầu tư cần ưu tiên tập trung vào các công trình trọng điểm như các khu cảng nước sâu, sân bay quốc tế, các tuyến đường giao thông huyết mạch, mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại...
Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, vấn đề xây dựng khu cảng cần kết hợp cả đầu tư mở rộng và xây dựng mới hệ thống cảng biển nước sâu với định hướng đáp ứng nhu cầu của tàu container dung tích lớn, bên cạnh đó cần phát triển các yếu tố phụ trợ đi kèm để gia tăng năng lực cảng biển như năng lực quản trị, thiết bị hiện đại và nhân lực chuyên môn. Bộ Giao thông vận tải xem xét cử ra một ban chuyên trách trong việc lập quy hoạch tổng thể và xây dựng, phát triển cảng biển với mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả khi mốc 2009 mở cửa cho lĩnh vực vận tải biển đang đến gần.
Trong lĩnh vực tài chính, cần phát triển mạng lưới viễn thông một cách đồng bộ, áp dụng công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu đa dịch vụ (như Internet băng thông rộng, đường truyền tốc độ cao, fax, điện thoại công nghệ cao...), đảm bảo chất lượng, dung lượng và thời gian kết nối. Thêm vào đó, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi cho đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông để tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về công nghệ, nhân lực đầu tư vào ngành này; đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới liên lạc của các thể chế tài chính trong nước đảm bảo các giao dịch được thực hiện thông suốt, nhanh gọn. Ngoài ra, bản thân các thể chế tài chính trong nước cũng cần tăng cường năng lực hoạt động để trở thành các đối tác tiềm năng tạo một môi trường cạnh tranh và hợp tác hiệu quả, thu hút các ngân hàng lớn của Trung Quốc bỏ vốn đầu tư.
Trong lĩnh vực bất động sản (xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, xây dựng văn phòng...), vấn đề giải quyết mặt bằng đất đai cho nhà đầu tư cần được chú trọng hàng đầu. Nhà nước cần nâng cao chất lượng các quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch đầu tư phát triển bất động sản một cách công khai, minh bạch; đồng thời tiếp tục cải cách hơn nữa các thủ tục liên quan đến đất đai, đặc biệt là thủ tục giao đất cho thuê đất đối với các nhà đầu tư tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều chỉnh một số nội dung trong quy định về giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đặc biệt là thời hạn công bố công khai phương án. UBND các địa phương cần kiên quyết tổ chức cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt bằng các trường hợp đã đền bù theo đúng chính sách và quy định của Nhà nước nhưng vẫn không chấp hành.
Trong lĩnh vực khai mỏ, do khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Nhà nước cần kết hợp nhiều biện pháp để phát triển hệ thống giao thông tại các vùng này như tạo nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, ký các hợp đồng BOT, BTO, BT với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tại các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Về nguồn nhân lực, có thể thấy khi đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu chủ yếu của nhà đầu tư Trung Quốc về nguồn nhân lực có trình độ là trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, bảo hiểm), giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu. Do đó, cần tăng cường công tác đào tạo sinh viên tại các trường đại học có liên quan như Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính... Ngoài ra, một số trường chưa chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên cần nhanh chóng có chương trình giảng dạy ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung) hiệu quả để có thể cung nguồn nhân lực vừa giỏi trình độ chuyên môn vừa biết ngoại ngữ để giao tiếp thuận lợi với nhà đầu tư nước ngoài mà ở đây là nhà đầu tư Trung Quốc. Ngành giáo dục cần tăng cường hợp tác đào tạo với các trường quốc tế, khuyến khích sinh viên đi du học để tiếp cận các kiến thức hữu ích, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản. Nhà
nước cần có chính sách đãi ngộ người tài để tận dụng tối đa nguồn nghiên cứu sinh, sinh viên du học ở nước ngoài có trình độ cao về phục vụ đất nước.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Fdi Của Trung Quốc Vào Việt Nam Theo Ngành Giai Đoạn 1991-2006
- Bài Học Trong Công Tác Xây Dựng Hệ Thống Pháp Luật, Chính Sách Về Fdi
- Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Có thể nhận thấy đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ, dệt may – da giầy và dịch vụ cơ bản đã, đang và sẽ là xu hướng chủ đạo mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các nước ASEAN cũng như vào Việt Nam.
Mặc dù hiện tại Trung Quốc chưa phải là đối tác trọng điểm của Việt Nam trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiên có thể thấy Trung Quốc có thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản mà Việt Nam đang rất cần phát triển. Bên cạnh đó lĩnh vực dệt may, da giầy là ngành Việt Nam có lợi thế và có tiềm lực xuất khẩu lớn, giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động có trình độ phổ thông, đồng thời lĩnh vực khai mỏ giúp phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa. Do đó, khai thác được thế mạnh vốn có của Trung Quốc sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình.
Kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc thu hút FDI của Trung Quốc, đặc biệt là của Singapore trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản, của Indonesia trong lĩnh vực khai mỏ, của Campuchia trong lĩnh vực dệt may – da giầy cho thấy để tăng cường thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam cần giải quyết tốt một số vấn đề sau. Đó là giữ vững ổn định kinh tế, chính trị; hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thông thoáng và đồng bộ; Nhà nước phải đóng vai trò là người hỗ trợ cho các hoạt động của nhà đầu tư đồng thời phải tăng cường cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Trong khuôn khổ một bài khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về tầm nhìn cũng như hiểu biết, những nhận định và phân tích của
em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và độc giả để luận văn được hoàn thiện và có tính hữu dụng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thương mại (2000), Những điều cần biết về thị trường Singapore, NXB Lao động, Hà Nội.
2. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Báo cáo đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
3. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Hai mươi năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988-2007).
4. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quý I năm 2008.
5. Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư mới, Hà Nội.
7. Trịnh Thị Hậu (2007), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp.
8. Kiêm Hương (2008), Chính sách khai thác tài nguyên châu Phi của Trung Quốc, Kinh tế quốc tế số 006-TTX, Thông tấn xã Việt Nam.
9. PGS.TS. Tăng Văn Khiên (2004), Phân tích biến động chỉ tiêu GDP thời kỳ 1991-2003 và dự đoán đến năm 2010, Tổng cục thống kê
10.Thông tấn xã Việt Nam (2008), Tài liệu tham khảo đặc biệt số 075-TTX. 11.Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (2008), Báo cáo rà soát đánh giá các nội dung không tương thích giữa Luật
Đầu tư và các luật khác có liên quan và kiến nghị bổ sung sửa đổi.
12.Viện kinh tế và chính trị thế giới (2004), Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước ASEAN-5, Trung Quốc và Việt Nam những năm gần đây.
13.ASEAN Secretariat (2006), Statistics of foreign direct investment in ASEAN, eighth edition, 2006.
14.ASEAN Secretariat (2007), Statistics of foreign direct investment in ASEAN, ninth edition, 2007.
15.Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ Ltd. (2006), Economic review – outward investment by China Gathering Stream under the Go Global Stretagy.
16.Central Intelligence Agency (2007), The World Factbook.
17.China Ministry of Commerce (2006), 2006 statistical bulletin of China’s outward foreign direct investment.
18.Deutsche Bank (2006), Global champion in waiting perspectives on China’s overseas direct investment.
19.Eurasia Group (2006), China’s overseas investments in oil and gas production
20.Imad A.Moosa (2002), Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and Practice, Palgrave.
21.Leonard K. Cheng, Zihui Ma (2007), China’s Outward FDI: Past and Future.
22.Randall Morck, Bernard Yeung, Minyuan Zhao (2007), Perspectives on China’s Outward Foreign Direct Investment.
23. Ren Yi (2006), Motivation of Chinese investment in Vietnam, Science press, 2006.
24. Poncet, Sandra (2007), Inward and Outward Foreign Direct Investment in China.
25.WWF (2007), Re-think Chinese Outward Investment Flows.
26.Wu, Friedrich (2005), Coporate China Goes Global
27. Wu, Friedrich (2002), China’s rising investment in Southeast Asia: How ASEAN and Singapore can benefit?
28. Các website:
- Vietnamnet (2005), http://vietnamnet.vn/kinhte/2005/01/365669/
- Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam (2005),
http://www.nciec.gov.vn/book/acfta%5F1/
- Doanh nghiệp 24h (2007),
http://www.kenhdoanhnghiep.vn/cms/detail.php?id=3371
- Thông tấn xã Việt Nam (2004),
http://www.vnanet.vn/pPrint.aspx?itemid=210229
- Vneconomy (2006), http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=11&id=c 75024585c9443
- Tạp chí Cộng Sản (2007), http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=11034 136
- Website hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (2008), http://www.vietnamchina.gov.vn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no=130673 &col_no=553
- Tuầnvietnam.net (2008),
http://www.tuanvietnam.net/news/InTin.aspx?alias=tulieusuyngam&msgid
=3429
- Chinaeconomicreview (2006),
http://www.chinaeconomicreview.com/subscriber/newsdetail.php?id=7566
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN