Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 13

nước và quốc tế đã giúp giảm chi phí cũng như thời gian giao dịch của nhà đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ngay bản thân các thể chế tài chính của Singapore có năng lực lớn mạnh đã tạo một môi trường cạnh tranh cũng như hợp tác có hiệu quả cho các doanh nghiệp FDI...

Trong lĩnh vực bất động sản (xây dựng văn phòng, KCN...), vấn đề giải phóng mặt bằng được Singapore xử lý rất nhanh chóng, kịp thời bàn giao đúng tiến độ cho nhà đầu tư. Việc làm này giúp các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, tăng hiệu quả hoạt động.

Sau những nỗ lực trên, cơ sở hạ tầng của Singapore được đánh giá là tốt nhất khu vực Đông Nam Á với các sân bay quốc tế, cảng container, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống giao thông luôn thông suốt... tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở cửa cũng như cung cấp dịch vụ của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này. Cơ sở hạ tầng phát triển đã góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của Singapore giai đoạn vừa qua.

Nhân tố thứ hai mà Singapore đã làm rất tốt là việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ cơ bản. Singapore đã thành lập các trường đào tạo suốt đời (school of lifelong learning), xây dựng một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh và đồng bộ cho sinh viên, chú trọng giảng dạy các môn kinh tế (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao nhận và vận tải, xuất nhập khẩu...). Bằng đại học kinh tế của nhiều trường tại Singapore được công nhận trên phạm vi quốc tế. Mỗi năm Chính phủ Singapore đều dành một phần đáng kể trong ngân sách cho phát triển giáo dục đào tạo. Chính phủ còn cử các cán bộ ra nước ngoài đào tạo cùng nhiều chính sách khuyến khích người dân ra nước ngoài học tập, trở về nước phục vụ phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực có trình độ của Singapore

đáp ứng được nhu cầu về lao động trong các lĩnh vực dịch vụ cơ bản của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết quả của các nỗ lực trên là hàng loạt các TNCs lớn của Trung Quốc đã đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cơ bản của Singapore, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cho đất nước Singapore. Các tập đoàn lớn của Trung Quốc thuộc danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới (Top Fortune Global 500) như công ty vận tải biển Trung Quốc COSCO, các ngân hàng lớn thuộc sở hữu Nhà nước như ngân hàng Trung Uơng Trung Quốc Bank of China, ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc Agricultural Bank of China, ngân hàng công thương Trung Quốc Industrial and Commercial Bank of China, ngân hàng xây dựng Trung Quốc China Construction Bank... đều đã mở chi nhánh tại Singapore và hoạt động rất có hiệu quả, không chỉ thu lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của Singapore (Wu, 2002).

Một bài học kinh nghiệm khác là nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng của Indonesia để thu hút FDI của Trung Quốc vào ngành khai mỏ. Có thể thấy, do chưa có đủ năng lực để khai thác dầu khí, Indonesia rất chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư trong lĩnh vực dầu khí như xây dựng các đường ống dẫn dầu mỏ, khí gas từ các mỏ của nhà đầu tư đang khai thác đến các thành phố, tạo thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm cho các nhà đầu tư. Với các điều kiện thuận lợi mà Indonesia cung cấp, nhiều TNCs của Trung Quốc như Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC, Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã đầu tư và khai thác các mỏ dầu tại Indonesia, gia tăng sản lượng dầu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu xuất khẩu của Indonesia.

Như vậy, một điều kiện quan trọng để có thể thu hút được các nhà đầu tư Trung Quốc nói chung và các nhà đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cơ bản và khai mỏ nói riêng là tạo lập một cơ sở hạ tầng thuận lợi với một nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), Việt Nam đã cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài, đây là một hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Mức độ phát triển của sản xuất, xuất nhập khẩu đã vượt xa khả năng đáp ứng của các ngành dịch vụ trong nước. Để cải tiến và phát triển thương mại hàng hóa thì phát triển dịch vụ cơ bản mang tính hỗ trợ như ngân hàng, bảo hiểm, giao nhận vận tải... là việc làm cấp thiết hiện nay. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội thu hút FDI của Trung Quốc đặc biệt là các TNCs vào các lĩnh vực dịch vụ này. Hiện nay chúng ta đã đáp ứng được “điều kiện cần” để thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ cơ bản, đó là dung lượng thị trường ngày càng mở rộng với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh. Hơn nữa, Việt Nam sở hữu một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để có thể phát triển thành một trạm trung chuyển hàng hóa như Singapore. Nhu cầu liên kết và giao thương giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển là một cơ hội to lớn để Việt Nam phát triển các lĩnh vực dịch vụ cơ bản đặc biệt là dịch vụ vận tải biển. Để có thể tận dụng triệt để lợi thế này, Việt Nam cần tạo một môi trường đầu tư với các điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện dự án của nhà đầu tư Trung Quốc.

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như than, quặng sắt, thiếc... Mặc dù khai thác khoáng sản không phải là lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên đầu tư nhưng do năng lực trong nước chưa đủ để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này nên việc thu hút các dự án có quy mô hợp lý là cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

thiết. Tuy nhiên, các vùng tập trung nhiều khoáng sản thường là các vùng sâu, vùng xa nên hạ tầng còn yếu kém. Để tăng cường thu hút FDI của Trung Quốc vào khai khoáng, Việt Nam cần nâng cao chất lượng hệ thống giao thông tại các vùng này.‌

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 13

1. Giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hóa môi trường kinh tế vĩ mô

Trong những năm vừa qua, nước ta dưới sự lãnh đạo thống nhất và xuyên suốt của một Đảng - Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng được sự đồng lòng ủng hộ nhất trí của toàn dân nên nền chính trị của nước ta rất ổn định, được dư luận thế giới đánh giá cao. Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động thì sự ổn định chính trị của nước ta là một lợi thế so sánh cần được tăng cường. Để chính trị luôn được giữ vững, Đảng cầm quyền phải phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, hạn chế bớt chênh lệch giữa người giàu người nghèo, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế.

Bên cạnh chính trị ổn định, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực cũng là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của FDI. Môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho đầu tư bao hàm sự lành mạnh về giá cả hàng hoá nguyên vật liệu, về giá trị đồng tiền và tỉ giá hối đoái, về hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, cơ chế tổ chức quản lý nền kinh tế. Hai công cụ quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Hiện nay, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Á. Lạm phát cao tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh gia tăng gây khó khăn cho hoạt động của

các doanh nghiệp FDI. Nhanh chóng hạn chế lạm phát, ổn định kinh tế phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để đảm bảo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nói chung cũng như nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng. Để làm được điều này, Nhà nước cần kết hợp một cách hợp lý, có hiệu quả hai công cụ vĩ mô quan trọng là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách đối với FDI

Về vấn đề thông thoáng của luật: Chính phủ cần tiếp tục cải tiến quá trình kiểm tra, thẩm định dự án, rút ngắn thời hạn kiểm tra, từng bước chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, mở rộng diện đăng ký trong cấp phép đầu tư và tăng cường hậu kiểm làm cho hoạt động đầu tư ngày càng có chất lượng.

Về các chính sách ưu đãi: Với đặc thù chế độ sở hữu đất đai thuộc Nhà nước, việc cho phép nhà đầu tư tự quyết định thời hạn đầu tư là không thể, tuy nhiên Nhà nước cần giảm bớt hạn chế liên quan đến thời hạn đầu tư bằng cách kéo dài thời gian sao cho hợp lý vừa tính đến lợi ích của Nhà nước vừa tính đến lợi ích lâu dài của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét một cách toàn diện được và mất khi cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (đang ở mức 28%) và kéo dài thời gian ưu đãi miễn giảm thuế. Đồng thời, Chính phủ cũng cần chú trọng thu hút đầu tư bằng các biện pháp khác như tạo các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh (xúc tiến đầu tư có hiệu quả, thủ tục hành chính đơn giản), tạo các yếu tố môi trường kinh tế thuận lợi (cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao).

Về tỷ lệ mua cổ phần: Chính phủ nên xem xét soạn riêng một nghị định hướng dẫn về mua bán, sáp nhập có liên quan đến yếu tố nước ngoài, trong đó hướng dẫn cụ thể doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp trong nước.

Về vấn đề đồng bộ của luật: trước mắt, để tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn, các Bộ, ngành, UBND các cấp cần nhanh chóng bãi bỏ những quy định không cần thiết, bổ sung, sửa đổi các quy định khác có liên quan theo hướng rõ ràng, đầy đủ; Chính phủ cần ban hành ngay danh mục các điều kiện đầu tư đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29, Luật đầu tư 2005, đồng thời rà soát việc triển khai thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết của WTO, công khai các văn bản pháp quy của các Bộ, ngành có liên quan về điều kiện đầu tư hoặc hành nghề của doanh nghiệp nói chung để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cam kết của Nhà nước.

Tuy nhiên để giải quyết triệt để vấn đề không đồng bộ giữa các luật thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu, soạn thảo, ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP trong đó tập hợp và giải quyết tập trung tất cả các vấn đề liên quan đến đầu tư.

3. Nhóm giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư Trung Quốc

Về công tác xúc tiến đầu tư: Để tăng hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau:

- Thành lập một cơ quan cấp quốc gia chuyên môn hóa vào hoạt động xúc tiến đầu tư (hiện nay hoạt động này thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Thiết lập các trung tâm chuyên xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở Trung Quốc để chủ động tiếp cận, vận động, xúc tiến trực tiếp đối với các nhà đầu tư có tiềm năng nhất là các TNCs của Trung Quốc (hiện nay chỉ có Đại sứ quán của Việt Nam tại Trung Quốc thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước này).

- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo các dự án và đối tác trọng điểm.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư đồng thời vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến đầu tư.

- Thiết lập hệ thống quản lý thông tin để các cơ quan có liên quan có thể trao đổi, sử dụng và hỗ trợ nhau trong công tác xúc tiến đầu tư.

- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại, sử dụng tổng hợp các phương tiện kêu gọi đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Internet, hội thảo, hội chợ... Kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc, tận dụng hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN được tổ chức hàng năm để vận động giới thiệu tới các nhà đầu tư Trung Quốc hình ảnh một đất nước Việt Nam với một môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn.

- Tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư phải được cập nhật, phản ánh kịp thời các thay đổi của môi trường đầu tư trong nước, được thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Trung.

Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư mà cần mở rộng ra các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư như :

- Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội chợ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FDI nói chung và doanh nghiệp FDI của Trung Quốc nói riêng tìm kiếm đối tác.

- Thiết lập quỹ hỗ trợ cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực nội bộ các doanh nghiệp FDI.

- Thành lập các tổ chức tư vấn đầu tư chuyên ngành ở một số địa phương để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ triển khai dự án khi được cấp giấy phép đầu tư như dịch vụ về đất đai, dịch vụ quản lý xây dựng...

- Khuyến khích các công ty tư nhân có năng lực đứng ra kinh doanh cung cấp dịch vụ tư vấn để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của nhà đầu tư.

Để đảm bảo kinh phí thực hiện các giải pháp trên cần tiếp tục tăng nguồn kinh phí hàng năm của Quỹ xúc tiến đầu tư.

Về thủ tục hành chính: Để thực hiện hiệu quả công tác phân cấp quản lý Nhà nước, từ đó đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cần :

- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm cho từng cơ quan có liên quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa thông tin...).

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư tại địa phương phối hợp đồng bộ, tập trung giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư theo đúng tinh thần của cơ chế một cửa liên thông.

- Cần phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các cơ sở quản lý đầu tư tại địa phương do năng lực tại địa phương vẫn còn yếu, chưa thực hiện có hiệu quả việc phân cấp quản lý đầu tư.

- Qui định rõ ràng, công khai các thủ tục, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết liên quan đến đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, vô trách nhiệm gây phiền hà cho nhà đầu tư.

4. Nhóm giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để tăng cường thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam cần giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại liên quan đến cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Về cơ sở hạ tầng: Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng cách rà soát lại toàn bộ các công trình đã và đang thực hiện, sẵn sàng phá đi, làm lại các công trình không đảm bảo chất lượng. Các công trình mới chuẩn bị được xây dựng phải được tính toán thật kỹ lưỡng, quy hoạch xây dựng phải đồng bộ và hợp lý. Do Ngân sách Nhà nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng, Nhà nước

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí