vị pháp lý của trung tâm có đủ thẩm quyền trong viêc như áp dụng những chế tài nếu có vi phạm.
thu thâp
thông tin cũng
3.3.1. Đối với ngành Toà án
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, xét xử những vụ việc có hành vi TLBH, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực KDBH. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết TLBH:
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán là những người giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết TLBH , đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.
- Toà án nhân dân tối cao cần thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán, thư ký tòa án trong việc giải quyết TLBH, kịp thời tổng kết, hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc nảy sinh. Trong tương lai, cần hướng tới đào tạo các thẩm phán về lĩnh vực tài chính nói chung và KDBH nói riêng.
- Toà án nhân dân tối cao cũng phải thường xuyên theo dõi quá trình áp dụng pháp luật kinh doanh BHNT, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh về TLBH, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và kịp thời hướng dẫn giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp có dấu hiệu trục lợi.
Có thể bạn quan tâm!
- Không Có Quy Định Về Trách Nhiệm Trao Đổi Cơ Sở Dữ Liệu Khách Hàng Giữa Các Dnbh
- Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Các Biện Pháp Pháp Lý Hạn Chế Trục Lợi Bảo Hiểm Nhân Thọ Ở Việt Nam Hiện Nay
- Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Kết luận chương 3
Để nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, đề tài có một số kiến nghị sau đây:
1. Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT bao gồm: quy định về hậu quả pháp lý của việc cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm khi giao kết và thực hiện HĐBH và quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ ba; mở rộng quy định về thời hạn giải quyết bồi thường của DNBH, hoàn thiện các quy định về chế tài đối với các hành vi TLBH về dân sự, hành chính và hình sự.
2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của pháp luật kinh doanh BHNT nhằm hạn chế hành vi trục lợi BHNT đến người dân, đến những người làm công tác áp dụng pháp luật (cán bộ tòa án, cán bộ xử lý vi phạm của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm), các luật sư và đặc biệt là các DNBH để cho những chủ thể này nắm vững những quy định của pháp luật, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT để từ đó nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Tiếp tục phát huy vai trò của HHBH Việt Nam trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật điều chỉnh về TLBH nói chung và TLBH trong lĩnh vực BHNT nói riêng.
3. Tăng cường năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải quyết các hành vi trục lợi BHNT: Với DNBH, cần nâng cao ý thức , hiểu biết pháp luâṭ KDBH đặc biệt là pháp luật điều chỉnh về TLBH của nhân viên bằng
cách kiên toàn nguồn nhân lực về chuyên môn, kiến thức chống trục lợi và đạo
đức nghề nghiêp̣ . Với việc xử lý hành vi vi phạm cần thành lập Phòng chuyên trách điều tra bảo hiểm, trực thuộc Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện một trong những nhiệm vụ là phát hiện, xử lý hành vi TLBH. Với ngành Tòa án, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết TLBH.
KẾT LUẬN CHUNG
Thông qua đề tài “Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu được một số vấn đề có nội dung liên quan đến các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Cụ thể, các vấn đề đó bao gồm: khái niệm, đặc trưng của BHNT; khái niệm, dấu hiệu của trục lợi BHNT; khái niệm, đặc điểm của biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT; sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về trục lợi BHNT, nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT; Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi BHNT ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; tìm hiểu về thực trạng BHNT, và thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra được nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT từ nguyên nhân về khả năng áp dụng pháp luật của một số chủ thể thực hiện biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, về ý thức xã hội và nhận thức của người dân đến các nguyên nhân về mặt pháp lý do những hạn chế, khiếm khuyết trong bản thân pháp luật điều chỉnh TLBH trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, trong đó việc hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh về TLBH được đặt lên hàng đầu.
Với những nội dung được trình bày trong luận văn, có thể kết luận rằng, hành vi trục lợi BHNT là một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó không những gây ra những thiệt hại vật chất to lớn đối với các DNBH mà còn đe dọa đến sự phát triển ổn định của thị trường BHNT ở Việt Nam. Từ lẽ đó, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT phải được đặt ra để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của DNBH cũng như đảm bảo sự trật tự trên thị trường
BHNT Việt Nam. Rõ ràng, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT đã phát huy được tác dụng của chúng trong việc ngăn chặn các hành vi trục lợi BHNT. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT thực sự còn tồn tại nhiều thiếu sót và bất cập. Cho nên, một vấn đề quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay là cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục những thiếu sót, bất cập này.
Trên đây là toàn bộ nội dung được tác giả trình bày trong luận văn. Tác giả luôn hy vọng rằng, với việc phát huy những ưu điểm và khắc phục các thiết sót, bất cập còn tồn tại của các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, hoạt động trục lợi BHNT sẽ sớm bị ngăn chặn và đẩy lùi. Từ đó, quyền lợi hợp pháp của các DNBH sẽ được bảo vệ và hơn hết, là duy trì được sự ổn định và phát triển của thị trường BHNT nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung ở Việt Nam.
I. Tiếng việt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Việt Nhân thọ (2011), Tham luận Hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm”, Cục Quản l. Giám sát Bảo hiểm phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, Nha Trang, 17/8/2011
2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư 31/2004/TT-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KDBH
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 135/2012/TT- BTC ngà y 15/8/2012 của Bộ
Tài chính Hướ ng dân triên̉ khai sản phẩm bảo hiêm̉ liên kết đơn vi
4. Hồng Chi (2015), Bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu khai thác mới tăng trưởng gần 50%, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/
5. Chính phủ (2003), Nghị định 118/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH.
6. Chính phủ (2007), Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
7. Chính phủ (2013), Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số.
8. Lê Chung (2004), “Công ty Prudential VN tiếp tục kháng cáo”
http://hanoimoi.com.vn/
9. Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011), Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá thực trạng và giải pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người”. Nha Trang, ngày 17/08/2012
10. Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (2015), “Đề xuất xử lý hình sự đối với
một số hành vi trục lợi bảo hiểm”, http://www.mof.gov.vn/
11. Ngô Trung Dũng (2013), Từ điển bảo hiểm, Nxb. Dân Trí, Hà Nội
12. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
13. Quốc Đô (2013), “Lộ "ảnh hưởng" của Prudential trong vụ lừa đảo bảo hiểm lớn nhất miền Bắc”, http://dantri.com.vn/
14. Quốc Đô (2013), “Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc” http://dantri.com.vn/
15. Nguyễn Thị Hải Đường (2006), “Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội
16. Hà Nội Mới (2013), “Thị trường bảo hiểm: gia tăng hành vi trục lợi”, http://www.baomoi.com/
17. Trần Vũ Hải (2014), “Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường ĐH Luật, Hà Nội.
18. ThS.Nguyễn Tiến Hùng (2007), Nguyên lý và thực hành bảo hiểm, Nxb. Tài chính, Hà Nội
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), Đề Tài “So sánh pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm ở một số nước trên thế giới ”, Khoa Luật, Đai học quốc gia Hà Nội
20. Kim Lan (2014), “5 năm, mới phát hiện gần... 53.000 vụ trục lợi bảo hiểm”, http://tinnhanhchungkhoan.vn/
21. Phùng Đắc Lộc (2013), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam - Cầu nối phát triển,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/
22. Minh Luận (2007), “Vụ mua bảo hiểm nhân thọ hàng tỉ đồng ở Long An: Tự nguyện hay bị lừa?”, http://tuoitre.vn/
23. Lê Nga (2008), “Cẩn trọng khi mua bảo hiểm nhân thọ”, http://www.mof.gov.vn/
24. Nhóm PV, CTV ĐBSCL (2007), “Lợi dụng danh nghĩa của công ty bảo hiểm để đi lừa”, http://cand.com.vn/
25. Doãn Hồng Nhung (2014), “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn TLBH trong kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học Tập 30, Số 3 (33-40), Hà Nội
26. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trang thông tin điện tử phần Bản án, http://www.vibonline.com.vn/Banan/185/Khach- hang-kien-Cong- ty-TNHH-bao-hiem-Prudential-Viet-Nam-Chi-nhanh-An- Giang.aspx
27. Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm, số 24/2000/QH10, ngày 09/12/2000
28. Quốc hội (2010), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, số 61/2010/QH12, ngày 24/11/2010
29. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, số 33/2005/QH11, ngày 14/06/2005
30. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự, số 15/1999/QH10, ngày 21/12/1999
31. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự sửa đổi, số 100/2015/QH13, ngày 27/11/2015
32. Anh Thư (2004), “Chống gian lận trục lợi bảo hiểm là trách nhiệm của toàn xã hội”, http://hanoimoi.com.vn/
33. Đoàn Trọng Truyền (1992), Từ điển Pháp – Việt, pháp luật – hành chính, Nxb. thế giới, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội.
35. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
36. National assembly (1995), Model insurance fraud act, Adopted March 2, 1995; amended September 20, 1995
37. National assembly (2006), Fraud Act, 8th November 2006
38. Principles of Insurance: Life, Health, and Annuities của LOMA (Life office Management Association, Inc).
39. http://www.ibc.ca/on/insurance-101/critters/insurance-fraud-reporting- insurance-fraud
40. https://en.wikipedia.org/wiki/Insurance_fraud
41. https://en.wikipedia.org/wiki/Coalition_Against_Insurance_Fraud
42. https://www.insurancefraudbureau.org/insurance-fraud/
43. http://www.ibc.ca/on/
44. http://www.sfo.gov.uk/
45. http://www.china.org.cn/english/DAT/214788.htm
46. https://en.wikipedia.org/wiki/Insurance_score