Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Ổn Định Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp Gắn Với Chế Biến Sản Phẩm

và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Luận án sẽ tính toán hiệu quả của từng chương trình cho từng khu KTQP để từ đó có được bức tranh về hiệu quả đầu tư chung cho hoạt động đầu tư theo chương trình vào các khu KTQP.

Trên cơ sở đó chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả chung của các dự án đầu tư vào các khu KTQP.

4.3.1.1. Đánh giá hiệu quả chương trình ổn định sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến sản phẩm

Mục đích chính của chương trình ổn định sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến sản phẩm là tạo ra sự phát triển bền vững của một vùng dân cư, ví dụ, đầu tư vào những lĩnh vực có tính chất kích thích phát triển kinh tế của địa phương, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân địa phương,… như hỗ trợ chế biến sau thu hoạch bằng việc xây dựng các xưởng chế biến nông sản, tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng nông sản, tạo dựng các mô hình trình diễn về sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản phù hợp với điều kiện địa phương,…

Lợi ích của chương trình là làm tăng giá trị của nông sản từ đó nâng cao đời sống của người dân. Chi phí của chương trình là toàn bộ các chi phí phát sinh để thực hiện các hoạt động thoả mãn yêu cầu của chương trình.

Việc nghiên cứu 15 khu KTQP đã cho thấy chương trình đã có những kết quả nhất định. Hiệu quả đầu tư tuy chưa cao so với các khu vực kinh tế khác nhưng với các vùng sâu, vùng xa thì kết quả của chương trình là đáng khích lệ.

Khi phân tích hiệu quả chương trình này, chúng ta có thể sử dụng hai tiêu thức xác định hiệu quả các dự án sản xuất - kinh doanh như NPV và IRR vì chương trình này chủ yếu đem lại lợi ích tài chính. Việc phân tích được tiến hành với tỷ lệ chiết khấu chung là 6% phù hợp với điều kiện các dự án ở vùng sâu, vùng xa.

Kết quả phân tích đánh giá cho từng khu KTQP được thể hiện qua bảng 4.4 “Vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư chương trình ổn định sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến sản phẩm tại các khu KTQP giai đoạn 2000-2005”.

Như vậy, căn cứ vào kết quả phân tích có thể thấy một số khu KTQP như Mẫu Sơn, Bắc Hải Sơn, Quảng Hà - Móng Cái, Binh đoàn 15 do điều kiện thuận lợi hơn nên chương trình đem lại hiệu quả cao hơn. Các khu KTQP khác do điều kiện khó khăn hơn nên hiệu quả vẫn chưa cao. Tính chung toàn bộ chương trình thì

chương trình đã đạt hiệu quả với mức IRR = 10%, tương đương với lãi suất ngân hàng thương mại (cao hơn mức tăng GDP chung của cả nước).

4.3.1.2. Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình trồng rừng tại các khu kinh tế quốc phòng

Trong thời gian từ năm 2000 đến 2005 đã tiến hành trồng rừng ở 8 khu KTQP. Vì việc trồng mới được tiến hành rải rác các năm và với từng khu khác nhau nên việc đánh giá cho từng khu riêng lẻ sẽ bất hợp lý (vì có khu đã kết thúc trồng rừng, có khu mới bắt đầu). Trong phân tích hiệu quả của chương trình trồng rừng, chúng ta chỉ đánh giá hiệu quả của việc đầu tư cho chương trình từ năm 2000 - 2005 và do đó chỉ phân tích các doanh thu hoặc chi phí phát sinh do chính hoạt động đầu tư trong giai đoạn này tạo ra. Kết quả phân tích hiệu quả của chương trình trong giai đoạn 2000-2005 được thể hiện ở bảng 4.5 “Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình trồng rừng tại các Khu KTQP”.

Bảng 4.4. Vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư chương trình ổn định sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến sản phẩm tại các khu KTQP

giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị: Triệu VND


Năm

Khu KTQP

2003

2004

2005

IRR

NPV

(r=6%)

Vốn đầu tư thực hiện

Mẫu Sơn

0

400

300

8%

90.38

Bảo Lạc- Bảo Lâm






Mường Chà

2 000

996

0

8%

492.13

Vị Xuyên






Sông Mã

0

400

300

13%

374.60

Bắc Hải Sơn

0

0

390

9%

79.69

Bình Liêu-Quảng Hà-Móng Cái

0

400

0

8%

45.69

Khe Sanh

0

400

0

8%

45.69

A So-A Lưới

0

0

399

9%

70.69

Kỳ Sơn

0

400

0

9%

76.45

Bù Gia Phúc-Bù Gia Mập






Quảng Sơn






Binh đoàn 15

0

0

950

15%

522.42

Binh đoàn 16






Tân Hồng






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 16


Cộng (chương trình chung)

2 000

2 996

2 339

9%

1797.75

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc Phòng và xử lý của tác giả

Ghi chú: Chương trình đã tính hiệu quả đến năm 2015

Từ bảng 4.5 chúng ta xác định được các tiêu thức hiệu quả của chương trình trồng rừng như sau: NPV (với r = 6%) = 149 429 triệu VND; IRR = 18,2%. Những kết quả này cho thấy chương trình trồng rừng hoàn toàn đem lại hiệu quả. Từ bảng phân tích cũng cho thấy việc đầu tư sẽ đem lại hiệu quả thực sự nếu sau khi hoạt động đầu tư trồng mới đem lại kết quả thì cần tiếp tục đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Nếu coi việc chăm sóc và bảo vệ rừng là một nghề và một lao động trong 1 năm có thể quản lý 10 ha rừng thì khoản thu nhập của họ đã khoảng 15 đến 20 triệu/năm (so với thu nhập 3,5 triệu VND/hộ hiện nay). Đây được coi là một khoản thu nhập cao đối với các vùng sâu, vùng xa khi điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Mặt khác, khi tính doanh thu cho 1 ha rừng khai thác là 100 triệu VND tức là chỉ tương đương với khoảng 20 m3 gỗ loại trung bình khai thác (thực tế khối lượng gỗ khai thác sẽ cao hơn) mà chương trình vẫn rất hiệu quả thì có thể kết luận về tính hiệu quả của chương trình trồng rừng của các dự án đầu tư vào khu KTQP.

Bảng 4.5. Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình trồng rừng tại các khu KTQP



Năm

Đầu tư


(`triệu VND)

Diện tích trồng mới

(ha)`

Doanh thu


(triệu VND)

Chi phí vận hành

(triệu VND)

Dòng tiền


(triệu VND)

2000

1 556

601



-1 556

2001

2 150

902


2103,5

-4 254

2002

2 389

809


5260,5

-7 650

2003

4 651

1 106


8092

-12 743

2004

7 055

1 130


11963

-19 018

2005

8 470

1 795


15918

-24 388

2006



0

22200,5

-22 201

2007



0

22200,5

-22 201

2008



0

22200,5

-22 201

2009



0

22200,5

-22 201


2010



60100

20097

40 003

2011



90200

16940

73 260

2012



80900

14108,5

66 792

2013



110600

10237,5

100 363

2014



113000

6282,5

106 718

2015



179500

0

179 500

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng và tổng hợp từ tác giả

Ghi chú: Chi phí chăm sóc rừng và bảo vệ rừng/1ha/năm: 3,5 triệu VND

Doanh thu cho 1 ha rừng khai thác: 100 triệu VND

4.3.1.3. Đánh giá hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn tại các khu kinh tế quốc phòng

Thực tế chương trình mới thực hiện ở 3 khu KTQP có điều kiện thuận lợi là Mẫu Sơn, Bắc Hải Sơn, Quảng Hà-Móng Cái. Chương trình nước sạch thực chất là hỗ trợ của nhà nước cho người dân tại các khu KTQP từ đó ổn định cuộc sống, nâng cao sức khoẻ người dân và gắn bó hơn với địa phương. Với chương trình này, việc tính toán hiệu quả trên cơ sở giảm chi phí (suất vốn đầu tư) cho một đơn vị kết quả đầu tư.

Tình hình đầu tư theo chương trình vào 3 khu KTQP này như sau:

Bảng 4.6. Đầu tư theo chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn tại các khu KTQP



Khu KTQP

Tổng dự toán

Vốn đầu tư thực hiện

Số hộ được sử dụng nước

sạch


2002


2003


2004


2005

triệu

VND

triệu

VND

triệu

VND

triệu

VND

triệu

VND

hộ

Mẫu Sơn

1 531

500

852



320

Bắc Hải Sơn

2 500


280

600

1 588

542

Bình Liêu-Quảng Hà-Móng Cái

2 637

800

1 000

560


510

Toàn chương trình

6 668

1 300

2 132

1 160

1 588

1 372

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng và tổng hợp từ tác giả

Căn cứ vào bảng trên chúng ta tính toán một số tiêu thức đánh giá hiệu quả của chương trình nước sạch như sau (xem bảng 4.7):

Như vậy, thực tế cho thấy đầu tư vào chương trình tiết kiệm hơn so với dự toán (toàn chương trình tiết kiệm 488 triệu VND). Bên cạnh đó, do số hộ được hưởng nước sạch cao hơn dự kiến nên suất vốn đầu tư cho một hộ có nước sạch là tương đối thấp, toàn chương trình là 4,5 triệu VND. Nếu quy về mặt bằng năm 2000 với lãi suất 6% thì toàn chương trình tiết kiệm được 399 triệu VND và suất vốn đầu tư cho một hộ có nước sạch là 3,68 triệu VND.

Nhìn chung kết quả đầu tư theo chương trình là tốt, tuy nhiên cần thấy rằng chương trình mới chỉ đầu tư vào những khu có thuận lợi hơn. Thực tế cho thấy các khu KTQP khác cũng rất cần đến đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường. Nếu chương trình tiếp cận đến các khu này thì hiệu quả sẽ thấp hơn vì chi phí tăng lên nhiều.

Bảng 4.7. Hiệu quả đầu tư theo chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn tại các khu KTQP



Khu KTQP


Tổng dự toán


Vốn đầu tư thực hiện

Tiết kiệm so với dự toán

Tỷ lệ thực tế so với dự toán

Số hộ được sử dụng nước

sạch


Suất VĐT cho một hộ

triệu VND

triệu VND

triệu VND

%

Hộ

triệu VND

Mẫu Sơn

1531

1 352

179

88,31

320

4,23

Bắc Hải Sơn

2500

2 468

32

98,72

542

4,55

Bình Liêu-Quảng Hà-Móng Cái

2637

2 360

277

89,50

510

4,63

Toàn chương trình

6668

6 180

488

92.68

1372

4,5

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng và tổng hợp từ tác giả.

4.3.1.4. Đánh giá hiệu quả chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu kinh tế quốc phòng

Các khu KTQP thường nằm ở những vị trí không thuận lợi, dân cư thưa thớt. Muốn phát triển kinh tế từ đó đảm bảo được ANQP cần di dân từ nhiều nơi đến. Chương trình di dân đến các khu KTQP nhằm vào cả đối tượng nội tỉnh và ngoại tỉnh. Chi phí cho những hoạt động trong chương trình di dân thường là rất tốn kém. Nó bao gồm những chi phí cho đi lại, ổn định nhà cửa, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ lương

thực, cải tạo đồng ruộng để canh tác.

Chương trình di dân tại các khu KTQP thực hiện từ năm 2003, sau 3 năm thực hiện đã tiến hành di dân 5.234 hộ. Số liệu cụ thể cho từng vùng được thể hiện trong bảng 4.8 “Kết quả chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu KTQP”.

Vốn đầu tư cho từng khu KTQP phục vụ chương trình di dân được thể hiện cụ thể trong bảng 4.9 “Vốn đầu tư hiện chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu KTQP”.

Vì công tác di dân là hoạt động đầu tư mang tính phi lợi nhuận nên để đánh giá hiệu quả đầu tư thực hiện chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu KTQP, chúng ta sẽ tính toán tương tự như chương trình nước sạch đó là suất vốn đầu tư để tạo ra một giá trị đầu ra (hộ di dân) và hiệu quả đối với chính người dân theo chương trình, đó là cuộc sống của họ sẽ được cải thiện hơn trước khi di dân (xem bảng 4.10).

Bảng 4.8. Kết quả chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu kinh tế quốc phòng



Khu KTQP

Số hộ

2003

2004

2005

Cộng

Nội tỉnh

Ngoại tỉnh

Nội tỉnh

Ngoại tỉnh

Nội tỉnh

Ngoại tỉnh

Nội tỉnh

Ngoại tỉnh


Tổng

Mẫu Sơn



11

70

100

15

111

85

196

Bảo Lạc-Bảo Lâm



349

33

173

20

522

53

575

Mường Chà



69

75

200

25

269

100

369

Vị Xuyên



52

50



52

50

102

Sông Mã



125

25

135

98

260

123

383

Bình Liêu-Quảng Hà- Móng Cái


69


64


212


173


150


70


431


307


738

ASo-ALưới

150

30

120

15

60

15

330

60

390

Khe Sanh

70

34

20

130

250

65

340

229

569

Kỳ Sơn

50



100

60

40

110

140

250

Bắc Hải Sơn

23






23


23

Tân Hồng



287

52

350

84

637

136

773


Quảng Sơn




150

100


100

150

250

Binh đoàn 15




100


180


280

280

Binh đoàn 16




100


236


336

336

Cộng

362

128

1245

1073

1578

848

3185

2049

5234

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng và tổng hợp từ tác giả.

Kết quả đánh giá tại bảng 4.10 cho ta thấy suất vốn đầu tư cho một hộ di dân không cao, tính chung cho cả chương trình là 7,8 triệu VND, còn đối với một hộ định cư là 8,5 triệu VND (số liệu tương ứng quy đổi về năm 2000 là 6,38 triệu VND và 6,96 triệu VND). Đây là khoản chi tương đối thấp nếu so với các chi phí cần phải thực hiện khi tiến hành di dân như chi phí cho đi lại, ổn định nhà cửa, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ lương thực, cải tạo đồng ruộng để canh tác,… như trên đã đề cập.

Bảng 4.9. Vốn đầu tư thực hiện chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu KTQP


Khu KTQP

Vốn thực hiện (Triệu đồng)

2003

2004

2005

Cộng

Chi hộ dân

Chi quản lý

Chi hộ dân

Chi quản lý

Chi hộ dân

Chi quản lý


Chi hộ dân

Chi quản lý


Tổng


Mẫu Sơn



1 445

14

800

10

2 245

24

2 269


Bảo Lạc-Bảo Lâm



1 695

6

1 265

10

2 960

16

2 976


Mường Chà



1 332

15

1 500

10

2 832

25

2 857


Vị Xuyên



1 260

10



1 260

10

1 270


Sông Mã



750

5

1 875

20

2 625

25

2 650

Bình Liêu- Quảng.Hà-M.Cái


404


10


4 296


34


2 150


15


6 850


59


6 909


ASo-ALưới

507

13

585

6

405

10

1 497

29

1 526


Khe Sanh

189

5

2 010

20

1 725

13

3 924

38

3 962


Kỳ Sơn

135

4

1 500

18

780

10

2 415

32

2 447


Bắc Hải Sơn

178

4





178

4

182


Tân Hồng



806

10

2 310

16

3 116

26

3 142


Quảng Sơn



770

10

300

15

1 070

25

1 095


Binh Đoàn 15



1 500

10

2 700

20

4 200

30

4 230



Binh Đoàn 16



1 500

10

3 540

20

5 040

30

5 070


Quản lý của BQP


109


392


284


785

785

Cộng

1 413

145

19 449

560

19 350

453

40 212

1158

41 370

Nguồn: Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng và tổng hợp từ tác giả.


Để đánh giá mức độ cải thiện đời sống của các hộ khi di dân, về mặt lý thuyết cần xác định mức sống của từng hộ trước khi di dân và so sánh với thu nhập hiện nay của các hộ. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện được vì số hộ rất lớn và nằm ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Có thể đánh giá mức độ cải thiện đời sống của các hộ khi di dân thông qua tiêu thức tỷ lệ hộ còn tiếp tục định cư ở các khu KTQP. Theo số liệu tính toán thì tỷ lệ này tương đối cao (trên 90%), cá biệt có vùng tới 98%.

Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả đầu tư thực hiện chương trình di dân (sự nghiệp di dân) tại các khu KTQP


Khu KTQP

Vốn đầu tư thực hiện (Triệu

VND)

Số hộ di dân


(Hộ)

Số hộ còn định cư

(Hộ)

Suất vốn đầu tư cho một hộ (Triệu

VND)

Suất vốn đầu tư cho một hộ định cư

(Triệu VND)

Mẫu Sơn

2 269

196

192

11,577

11,813

Bảo Lạc-Bảo Lâm

2 976

575

518

5,176

5,751

Mường Chà

2 857

369

332

7,743

8,603

Vị Xuyên

1 270

102

92

12,451

13,835

Sông Mã

2 650

383

345

6,919

7,688

Bình Liêu-Quảng Hà-Móng Cái

6 909

738

735

9,362

9,401

ASo-ALưới

1 526

390

351

3,913

4,348

Khe Sanh

3 962

569

512

6,963

7,737

Kỳ Sơn

2 447

250

225

9,788

10,876

Bắc Hải Sơn

182

23

22

7,913

8,273

Tân Hồng

3 142

773

696

4,065

4,516

Quảng Sơn

1 095

250

225

4,381

4,867

Binh Đoàn 15

4 230

280

252

15,107

16,786

Binh Đoàn 16

5 070

336

302

15,089

16,766

Quản lý của BQP

785





Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí