Đánh Giá Thực Trạng Du Lịch Cà Mau Giai Đoạn 2010 Đến 2015

Tuyến hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau với An Giang, Kiên Giang và Campuchia cũng là tuyến quan trọng và sẽ được đầu tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường thủy tỉnh Cà Mau có tổng độ dài gần 7.000 km; trong đó trên 700 km có tải trọng từ 50 tấn trở lên. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với Cần Thơ, Kiên Giang và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

Đường không: Cà Mau có sân bay tuyến Cà Mau – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Theo thống kê năm 2006 phục vụ cho 8459 lượt khách đi đến từ các vùng, miền đến với Cà Mau; năm 2015 ước tính phục vụ khoảng trên dưới 200.000 lượt khách, lượng khách tiếp nhận 150 hành khách/giờ cao điểm. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai, Đất Mũi khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.

Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, cảng biển nước sâu tại cụm đảo Hòn Khoai đã được chủ trương đầu tư sẽ tăng năng lực thu hút hàng hóa và hướng đến việc đón tàu du lịch quốc tế thông qua cảng góp phần cho việc phát triển du lịch đường biển trong tương lai.

2.3.3.2. Cấp điện


Hiện nay toàn bộ các xã, phường, thị trấn ở Cà Mau đã có điện; số người dân được sử dụng có điện đạt 94,38%. Tuy nhiên, do Cà Mau là địa phương có địa hình sông nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho một hộ dân rất cao, có thể tới gấp đôi so với nhiều địa phương khác trong vùng, vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ dân có điện ở Cà Mau vẫn thấp hơn nhiều địa phương…

Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220KV và các nhà máy điện diezel trong khu vực như Cà Mau, Cần Thơ, Ô Môn, tổ hợp khí - điện - đạm Cà Mau.

Mục tiêu phát triển là phải đảm bảo cấp điện áp an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, nông nghiệp thủy sản, dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và có nguồn điện dự phòng 10 - 20%.

2.3.3.3. Cấp, thoát nước


Cấp nước: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện nhiều chương trình vệ sinh, nước sạch đô thị và nông thôn, toàn tỉnh hiện có trên 160 công trình cấp nước nối mạng tập trung, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Để chấn chỉnh tình trạng khai thác nước ngầm tự phát, đồng thời bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, tỉnh Cà Mau đang khẩn trương triển khai 6 chương trình cung cấp nước sạch giai đoạn 2014 - 2017, theo đó sẽ hoàn thành việc cung cấp nước sạch thêm cho 40 xã còn lại.

Chương trình dự kiến đầu tư gần 500 tỷ đồng được huy động từ các nguồn: Các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương 120 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 30 tỷ đồng, đảm bảo đến năm 2017, tỉnh Cà Mau có 100% xã nông thôn được cung cấp nước sạch.

Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn, song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư đô thị đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

2.3.3.4. Bưu chính viễn thông


Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông tại Cà Mau đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Bưu điện Cà Mau đã có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet, bưu chính uỷ thác v.v..

Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ gồm: mạng điện thoại cố định, mạng truyền dẫn, mạng di động, mạng Internet, mạng dịch vụ khác. Hiện nay mạng Viettel, mạng MobiFone, Vinaphone đang phát triển nhanh, phục vụ khá tốt khách hàng. Toàn tỉnh hiện có 1.019 trạm thu phát thông tin di động (trạm BTS); có 49.327 thuê bao internet, đạt tỷ lệ 17 thuê bao/100 hộ dân. Trong đó: có 24.506 thuê bao ADSL, 1.523 thuê bao FTTH và 23.298 thuê bao 3G.

Trong tương lai, internet sẽ là phương tiện quản lý, giao thương, liên lạc quan trọng, chính vì vậy việc chú trọng phát triển internet và hệ cơ sở dữ liệu trực tuyến khi được thiết kế, xây dựng và vận hành có hiệu quả sẽ là lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn của tỉnh. Cà Mau cũng cần quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ kết nối internet không dây, đặc biệt tại các trung tâm hội nghị, thương mại, các đầu mối giao thông, các khách sạn lớn...

2.3.4. Đánh giá thực trạng du lịch Cà Mau giai đoạn 2010 đến 2015


Thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm chỉ đạo phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Tỉnh đã có những định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế, coi ngành kinh tế du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, là động lực cùng với thủy sản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cùng với sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp, các ngành, công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả chủ yếu sau:

Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên (năm 2010 tăng 5,8 lần so với năm 2000 và 23,8 lần so với năm 1995; trong đó khách du lịch quốc tế tăng 3 lần). Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2000 - 2010 đạt 14,4%/năm, khách du lịch nội địa tăng 24,5%/năm.

Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế phát triển kinh tế xã hội Cà Mau cho thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch trong tổng GDP toàn tỉnh đạt gần 0,7% năm 2010.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Tuy hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu, nhưng những cơ sở hiện có đang là những hạt nhân để nhân rộng và phát triển thành những quần thể du lịch, những khu phục vụ nghỉ dưỡng, tham quan... và từ thực tế này, Cà

Mau cũng dần xác định được hướng khai thác những tiềm năng du lịch như: du lịch sinh thái - nhân văn, du lịch biển và du lịch “về nguồn”...

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu từ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.

Từ những định hướng đúng đắn và chính sách đầu tư phù hợp từ ngân sách tỉnh, tranh thủ nguồn ngân sách Trung ương song song với chính sách mời gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh, những năm qua du lịch Cà Mau đã có những phát triển nhất định, đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tổng số ước tính số khách đến cuối năm 2015 là 980.000 lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2011 (780.000 lượt). Doanh thu ước đạt 352 tỷ, tăng 15% so với năm 2011.

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu mang lại từ du lịch


STT

Các chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Dự kiến năm 2016

1

Tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch

6%

7%

8%

9%

2

Lượng khách (Người)

850.500

910.000

980.000

1.070.000

2.1

Nội địa

832.350

891.000

957.500

1.044.000

2.2

Quốc tế

18.150

19.000

22.500

26.000

3

Mức chi tiêu bình quân khách/ngày (triệu đồng)

0,270

0,269

0,359

0,449

4

Doanh thu (tỷ đồng)

230

245

352

480

5

Tỷ lệ lợi nhuận ròng bình quân

15,4%

15,4%

15,4%

15,4%

6

Số ngày lưu trú khách (nội địa)


1,5

1,5

2,0

7

Công suất sử dụng buồng khách sạn


0,60

0,60

0,60

8

Số lao động (Người)

11.900

12.700

14.200

15.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 7

(Nguồn : Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Cà Mau).


Qua kết quả nghiên cứu tổng hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau (Bảng 2.4) cho thấy lượng khách du lịch về Cà Mau ngày càng tăng, tỷ lệ tăng bình quân năm sau tăng hơn năm trước 1%, trong đó năm 2014 khách nội địa tăng 7,05%,

năm 2015 khách nội địa tăng 7,46% (so với năm trước), còn khách quốc tế năm 2014 tăng 4,68%, và năm 2015 tăng đến 18,42% (so với năm trước).

Có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng khách nội địa và lượng khách du lịch quốc tế, để từ đó ngành du lịch có những giải pháp thu hút nguồn du khách từ nước ngoài về tỉnh (Biểu đồ 1).


Biểu đồ 1 : Lượng khách nội địa và khách quốc tế qua các năm


1,200,000


1,000,000


800,000


600,000


400,000

2013

2014

2015

200,000


0

Tổng lượng khách

Nội địa

Quốc tế


(Nguồn: từ bảng 2.4)


Tương ứng với số lượng khách du lịch tăng, số doanh thu từ du lịch cũng tăng qua các năm, kể cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2014 số doanh thu tăng hơn năm 2013 là 15 tỷ đồng, tương đương tăng 6,52%, năm 2015 số doanh thu tăng hơn năm 2014 là 107 tỷ đồng, tương đương tăng 43,67%. Như vậy, qua phân tích mối tương quan giữa việc tăng lượng khách và doanh thu ta thấy tỷ lệ tăng chung lượng khách du lịch hàng năm khoảng 1% so với năm trước, nhưng doanh thu của năm 2015 tăng cao hơn năm 2014 lên đến 43,67%, nguyên nhân có thể do lượng khách du lịch quốc tế năm 2015 tăng hơn 18,42% so với năm 2014. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thu hút khách du lịch quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với khách du lịch trong nước (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Doanh thu từ du lịch qua các năm


Doanh thu từ Du lịch qua các năm

400,000

350,000

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0

Doanh thu từ Du lịch qua các năm

2013 2014 2015


(Nguồn: từ bảng 2.4)

Số doanh thu tăng hàng năm, lợi nhuận hàng năm cũng tăng theo, tỷ lệ lợi nhuận ròng bình quân qua các năm khoảng 15,4%.

Một chỉ tiêu quan trọng đối với ngành du lịch là chỉ tiêu số ngày lưu trú của khách du lịch. Trong bảng 2.10 thể hiện số ngày khách du lịch lưu trú chỉ ở mức bình quân 1,5 ngày, đây là một chỉ tiêu rất thấp đối với ngành du lịch. Chỉ tiêu cho thấy các cơ sở du lịch không giữ chân được khách du lịch, khách đến và đi rất nhanh. Nếu kết hợp với chỉ tiêu số chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch là 270.000đ trong năm 2013, 2014 và năm 2015 là 359.000 đ, càng cho chúng ta khẳng định ngành du lịch Cà Mau thật sự chưa thu hút được khách du lịch. Với số chi bình quân khoảng

300.000 đ/ngày cho một du khách thì khoản chi này còn rất thấp. Trong khi, đối với người đi du lịch thông thường, họ luôn “mong muốn” được chi tiêu trong thời gian du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhưng khi họ du lịch đến Cà Mau thì chưa có điều kiện chi tiền do chưa có dịch vụ nào đặc trưng mới, lạ thu hút có thể thỏa mãn nhu cầu của họ mà chủ yếu là chi phí tham quan, mua sắm và chi cho các nhu cầu thiết yếu.

Tỷ lệ sử dụng buồng/phòng khách sạn đạt 60% công suất, cho thấy nhu cầu là khá cao, số lượt khách du lịch tăng và việc tư nhân đầu tư kinh doanh khách sạn du lịch cũng tăng quan thời gian, do đó tỷ lệ sử dụng buồng/phòng không tăng qua các năm.

Theo ý kiến chuyên gia, ông Mai Bá Cường, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, nguồn doanh thu du lịch chủ yếu là khoảng thu về phí tham quan, kinh doanh phòng khách sạn, ăn uống chiếm

tỷ trọng lớn trong doanh thu về du lịch, còn lại là doanh thu dịch vụ vận chuyển (đi lại) của du khách. Phần sản phẩm du lịch mà người du lịch mua sắn do tư nhân quản lý nên Sở không có số liệu thống kê cụ thể.

2.3.5. Định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh Cà Mau‌‌


2.3.5.1. Chủ trương, đường lối


Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập. Thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào đặc điểm tiềm năng, tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan, năm 2011 tỉnh Cà Mau tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 xác định loại hình du lịch đặc trưng của Cà Mau là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp bền vững, du lịch kết hợp thương mại, công vụ... Trong đó quan tâm đặt biệt các loại hình du lịch sinh thái, tham quan với các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh đặc biệt trong cạnh tranh và tạo dựng được hình ảnh du lịch Cà Mau độc đáo, hấp dẫn như: Mũi Cà Mau, các Vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, du lịch nông nghiệp bền vững… Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trong đó chú trọng việc phát triển du lịch Cà Mau, nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã được ban hành, định hướng và tạo điều kiện cho kinh tế du lịch của tỉnh có bước phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về số khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

Gần đây du lịch Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng phải đối diện với những yếu tố bất lợi mới, đó là thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng toàn cầu. Những diễn biến mới này đặt ra những thách thức không nhỏ với sự nghiệp phát triển du lịch. Ở quy mô toàn cầu, sự nóng lên của trái đất cũng như những cảnh báo về mực nước biển dâng cũng là những vấn đề cần được quan tâm để từ đó có thể hoạch định được những chính sách phát triển phù hợp.

Quyết định 492/2009/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là một quyết định

quan trọng, khẳng định vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Thực hiện quyết định này, sự hợp tác phát triển du lịch giữa 4 địa phương Cà Mau, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang đã chính thức được hình thành. Đây là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm cũng như của Cà Mau.

Quyết định 15/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Chương trình phát triển bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ngành du lịch Cà Mau cần nhanh chóng khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy có hiệu quả lợi thế về tài nguyên, nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, an ninh chính trị. Với mục tiêu đó, việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 là hết sức cần thiết và cấp bách.

Ngày 26/11/2009 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2029/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Bên cạnh đó Nghị quyết Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ rõ phương hướng phát triển du lịch Cà Mau là “...phát triển du lịch phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa xã hội; phải gắn với việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để du lịch Cà Mau trở thành một trong những trọng điểm du lịch lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long...”.

Quan điểm chủ đạo trong phát triển du lịch Cà Mau là phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng trước hết phải dựa trên những quan điểm phát triển chủ yếu sau:

(1) Phát triển du lịch Cà Mau nhanh, đồng bộ và vững chắc


Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát triển du lịch là nhiệm vụ trước mắt, lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị, của nhân dân, các tổ chức xã hội, và doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Cà Mau góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống người dân, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí